Một trong những biện pháp để đảm bảo quyền con người hiệu quả và đang dần trở thành xu thế đó chính là thành lập một cơ quan chuyên trách trong thể chế bộ máy nhà nước về bảo vệ quyền co
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
CHỦ ĐỀ TRANH BIỆN:
cần thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam Với kiến thức về Luật hiến pháp, hãy lập luận để phản đối ý kiến
trên? ”
Trang 2
PHIẾU CHẤM ĐIỂM TRANH BIỆN – KHÓA 46 VB1CQ Nhóm: 2
Lớp: 4627B (N14.TL2)
Chủ đề tranh biện: Để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, có ý kiến cho rằng cần thành
lập cơ quan nhân quyền quốc gia ở Việt Nam Với kiến thức về Luật hiến pháp, hãy lập luận để phản đối ý kiến trên
Giảng viên chấm:
(Ghi rõ họ tên và ký)
Tiêu chí đánh giá tối đa Điểm Điểm đánh giá của
giảng viên Ghi chú
Nội dung
bài tranh
biện
Nắm rõ chủ đề tranh biện, thể hiện rõ ràng quan điểm ủng hộ/phản đối
3
Các lập luận có liên quan đến luận điểm chính; logic và chặt chẽ
Thông tin đưa ra rõ ràng và chính xác
Có sử dụng số liệu, ví dụ minh hoạ cho luận điểm, có độ tin cậy cao
Hình thức
trình bày
Bố cục hợp lý, rõ ràng, dễ theo dõi…
1
Lỗi chính tả và văn phạm Hình ảnh, clip, biểu đồ hấp dẫn và thu hút
Có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo
Buổi tranh
biện
Phong cách thuyết trình tự tin, linh hoạt, năng động, cuốn hút
4
Nhóm tranh biện có sự phối hợp trong thời gian thuyết trình và trả lời tranh biện
Nhóm tranh biện nắm vững nội dung trình bày nội dung một cách thuyết phục
Tranh luận đúng chừng mực và kiểm soát được cảm xúc trong tranh biện
Đúng thời gian Các lập luận phản bác chính xác, phù hợp và mạnh mẽ
Trả lời được các câu hỏi của các nhóm quan sát
Theo dõi
và nhận
xét các cặp
tranh biện
khác
Đặt câu hỏi có liên quan đến chủ đề tranh biện
2
Nhận xét về tính thuyết phục và kỹ thuật tranh biện cuốn hút
Tổng điểm toàn bài 10
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 2
Lớp: 4627B (N14.TL2)
1 Kế hoạch làm việc của nhóm
• Phân tích đề, lập dàn ý tiểu luận chi tiết
• Tập hợp tài liệu phục vụ tiểu luận
• Viết luận, căn chỉnh tiểu luận
• Tập luyện & tiến hành thuyết trình, tranh biện (bao gồm cả dự trù lập luận đối nghịch
& trả lời Q&A)
2 Phân chia công việc và họp nhóm
thực hiện
Tiến độ thực hiện (đúng hạn) Mức độ hoàn thành Họp nhóm Kết
luận Xếp loại
Có Không Không tốt Trung Bình Tốt
Tham gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều
ý tưởng
1
Lê
Quang
Nhật
Nhóm trưởng, tranh biện viên, phân tích đề &
lập dàn ý chi tiết
2
Nguyễn
Thị Thu
Minh
Tranh biện viên, tập hợp tài liệu
& hỗ trợ viết luận
3
Phan
Thu
Ngân
Tập hợp tài liệu, viết luận &
CNTT
4
Trần
Hoàng
Hạnh
Nhi
Tranh biện viên, viết luận &
CNTT
5
Nguyễn
Thị Trà
My
Tập hợp tài liệu &
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021
Nhóm trưởng
(đã ký)
Lê Quang Nhật
Trang 4M ỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
I KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ CƠ QUAN NHÂN QUYỀN
QUỐC GIA 6
II QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ THÀNH LẬP CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM 8
KẾT LUẬN 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền
ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”
Lời bất hủ mở đầu áng thiên cổ hùng văn ấy đã ghi nhận và khẳng định mạnh mẽ rằng quyền con người là lẽ tất yếu của tự nhiên Và chính tư tưởng này dường như đã trở thành chiếc kim chỉ nam cho quá trình đấu tranh, kiến thiết đất nước của dân tộc ta từ xưa đến nay; sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, nhận thức của con người ngày càng nâng cao, vì lẽ đó, nhu cầu tìm hiểu và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân cũng trở nên thiết yếu Bởi vậy, công tác thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền ở các quốc gia càng được chú trọng hơn bao giờ hết Một trong những biện pháp để đảm bảo quyền con người hiệu quả
và đang dần trở thành xu thế đó chính là thành lập một cơ quan chuyên trách trong thể chế
bộ máy nhà nước về bảo vệ quyền con người, ngắn gọn là Cơ quan Nhân quyền Quốc gia
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và còn nhiều tranh cãi Theo quan điểm của nhóm học tập, việc thành lập Cơ quan Nhân quyền Quốc gia trong bối cảnh hiện tại là chưa hợp lí và chưa cần thiết Trong bài viết này, nhóm sẽ
trình bày, đi sâu phân tích và làm rõ quan điểm của mình
Trang 6NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA
1 Khái quát về quyền con người
Về khái niệm quyền con người, trên quan điểm các quyền tự nhiên (natural rights),
“là toàn bộ các quyền, tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó, sinh ra từ bản chất con người chứ không phải tạo ra bởi pháp luật hiện hành”1 Bên cạnh đó, nhìn nhận trên khía cạnh các quyền pháp lý (legal rights), quyền con người được hiểu là “những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do của con người”.2
Quyền con người – những quyền thiêng liêng, quý giá nhất được thế giới thừa nhận
và bảo vệ, thể hiện qua nhiều văn bản pháp lý quốc tế: các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, các văn quyền phổ quát về quyền con người trong các lĩnh vực và đặc
biệt quan trọng là Bộ luật quốc tế về quyền con người (gồm: Tuyên ngôn Toàn thế giới về
Quyền con người năm 1948 (UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) năm 1966) Thông qua xem xét ba văn kiện quan trọng trên, chúng ta có quyền con người
có thể chia thành hai nhóm:3
Thứ nhất là các quyền dân sự, chính trị, bao gồm: quyền sống, tự do và an toàn các
cá nhân; quyền tự do đi lại, tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân; quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo,… Thứ hai là các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, bao gồm: quyền làm việc và quyền tự
do lựa chọn nghề nghiệp; quyền nghỉ ngơi và thư giãn; quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng,…
Về đặc trưng, theo GS.TS Thái Vĩnh Thắng, giáo trình “Luật Hiến pháp Việt Nam 2021” trường Đại học Luật Hà Nội, quyền con người mang bốn đặc trưng cơ bản:
1 Chales Debbash, Jacques Bourdon, Jean Marie Pontier, Jean Claude Rissi, Từ điển thuật ngữ chính trị (Lexique de politique), NXB Dalloz (Bản dịch tiếng Việt của NXB Thế giới, Hà Nội, 2005, tr.193).
2 United Nations, UNHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights – based Aproach to Development Cooperation, New York and Geneva, 2006, p.8.
3 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam 2021, trường Đại học Luật Hà Nội, tr.199.
Trang 7Tính phổ biến: Quyền con người là những quyền thiên bẩm, vốn có của con người và
thừa nhận cho tất cả mọi người trên trái đất, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị xã hội, giới tính
Tính không thể chuyển nhượng: Quyền con người được quan niệm là các quyền tự
nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc Các quyền này gắn liền với cá nhân mỗi một con người và không thể chuyển nhượng cho bất kì người nào khác
Tính không thể phân chia: Các quyền con người gắn kết chặt chẽ với nhau, tương hỗ
lẫn nhau; việc tách biệt, tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến giá trị nhân nhẩm và sự phát triển của con người
Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau: Các quyền con người dù là các quyền dân sự,
chính trị hay các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cũng đều có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
2 Khái quát về cơ quan nhân quyền quốc gia (CQNQQG)
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, cơ quan nhân quyền quốc gia là một cơ quan được giao những chức năng cụ thể trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người Nhiều người thường nhầm lẫn và đồng nhất cơ quan này với các tổ chức phi chính phủ Thực chất, đây là một thiết chế có tính chất của cơ quan nhà nước với chức năng thực hiện quy trình tư vấn, hỗ trợ nhà nước trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, được thành lập theo sự ghi nhận trong Hiến pháp hoặc luật định
Mặc dù tồn tại dưới hình thức khác nhau, phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia nhưng về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan này đều được ghi nhận theo nguyên tắc Paris được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết 48/134 năm 1993
Thực tế hiện nay, chưa có một mô hình chung về cơ quan nhân quyền cho các quốc gia Mỗi nước lại có những mô hình khác nhau phù hợp điều kiện, nhu cầu và định hướng phát triển Tuy nhiên, thông thường cơ quan nhân quyền được thiết lập theo ba hình thức chủ yếu: Cơ quan thanh tra Quốc hội, Ủy ban nhân quyền quốc gia và Cơ quan chuyên trách về một vấn đề nhân quyền cụ thể Trong đó, hình thức Ủy ban nhân quyền quốc gia
Trang 8chiếm tỉ lệ cao nhất – 58% theo khảo sát của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền với 61 cơ quan nhân quyền trên thế giới (7/2009).4
Tính đến năm 2021, ở khu vực Đông Nam Á mới có 6/11 quốc gia thành lập cơ quan nhân quyền Trong đó, cơ quan nhân quyền của Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan
và Myanmar theo hình thức Ủy ban nhân quyền, duy chỉ có Đông Timor thành lập dưới dạng Thanh tra Quốc hội
II QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ THÀNH LẬP CƠ QUAN NHÂN QUYỀN QUỐC GIA
Ở VIỆT NAM
thiết thành lập CQNQQG
Khát vọng về quyền con người luôn luôn là một khát khao chính đáng của mọi dân tộc tiến bộ trên thế giới, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó Tuy nhiên, mỗi nhà nước khác nhau với những đặc điểm riêng về chế độ chính trị, tiềm lực kinh tế, tư tưởng văn hoá,… sẽ có những cơ chế, cách thức riêng để thực thi trọng trách thúc đẩy, bảo
vệ và bảo đảm quyền con người sao cho tối ưu và hiệu quả nhất Dưới góc nhìn thực tiễn khách quan, nhiều quốc gia trong khu vực và cả quốc tế đã hình thành CQNQQG nhằm hiện thực hóa những mục tiêu ấy Đó có thể là một ý tưởng hay, song đặt vào bối cảnh đất nước ta hiện nay, việc thành lập CQNQQG là điều chưa cần thiết, mà các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội mới là vấn đề bức thiết, trọng tâm và cần dành nhiều sự ưu tiên hơn Việt Nam tiến bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với những trở ngại, thách thức nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đang dần bộc lộ những hạn chế, yếu kém Đến nay, Chính phủ đã phát động chương trình hành động thực hiện “Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội 5 năm” giai đoạn 2021 – 2025 5với một số kết quả, thành tựu quý báu trong các giai đoạn trước nhưng nhìn chung vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những khó khăn đối với một quốc gia đang phát triển Kinh tế nước ta chưa có nền móng vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế; khả năng chống chịu thích ứng với tác động bên ngoài chưa cao và nguy cơ tụt hậu vẫn còn lớn Nhu cầu đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu rất lớn, nhưng nguồn lực đất nước còn hạn hẹp Thêm vào đó trong sinh hoạt hằng
4 OHCHR, Survey on NHRIs: Report on the Findings and Recommendation of a Questionnaire Addressed to NHRIs Worldwide, Geneve, July
2009
5 Nghị quyết số 99/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 – 2025.
Trang 9ngày của người dân còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khi nhiều công trình công cộng đang xuống cấp nghiêm trọng, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được kiểm soát, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề ở nhiều khu vực, tình trạng xâm nhập mặn, phèn hoá, sạt lở,… ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất Không những thế, trong xã hội, chênh lệch giàu - nghèo không có xu hướng thuyên giảm, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất
là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai, vùng bị chiến tranh tàn phá trước
đây Suy cho cùng, “Nhân dân lao động là lực lượng vĩ đại từng bị chế độ phong kiến và
thực dân áp bức bóc lột đã trải qua biết bao hy sinh trong chiến tranh cho nên mặc dù đã thoát khỏi áp bức của đế quốc nhưng họ đang còn thiếu thốn và thường xuyên bị đói nghèo
đe dọa”6, vì vậy nhiệm vụ bất khả kháng của đất nước bao giờ cũng là vấn đề kinh tế - xã hội cần được chăm lo hàng đầu
Để có cái nhìn đối chiếu khách quan hơn, việc xem xét thực trạng nhân quyền ở nước
ta cũng là một việc rất cần thiết Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyền con người vẫn luôn đạt được những thành tựu quý báu và được Liên hợp quốc thừa nhận Việt Nam không chỉ là một trong sáu quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã hoàn thành phần lớn các “Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ” trước thời hạn năm 2015 mà còn được xem là tấm gương sáng của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu phát triển bao trùm, “không để ai bị bỏ lại phía sau” Minh chứng rõ nét là sự quan tâm sâu sắc mà Đảng
và Chính phủ dành cho nhân dân lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp Gói an sinh xã hội gần 3 tỷ USD “chưa từng có tiền lệ” được chi ra hướng tới hơn 20 triệu dân thuộc nhóm đối tượng người nghèo, người khuyết tật,… đã giảm mức tối đa tác động tiêu cực của đại dịch đối với quyền sống, quyền được chăm sóc y tế,…
Đúng như trang Liberationnews.org của Mỹ kết luận: “Thành công của Việt Nam trong
phòng, chống dịch COVID-19 không đơn giản là một phép màu, mà đó là kết quả của một chính phủ xã hội chủ nghĩa đặt người dân lên trên lợi ích kinh tế” Tất cả đã góp phần ngợi
ca những nỗ lực của đất nước trong việc thúc đẩy quyền con người và hướng tới chăm lo cho con người một cách toàn diện
Qua những nét khái quát trên, ta có thể thấy rằng vấn đề kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng, cần được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam Nguồn nhân lực chất lượng cao và ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên cái gì cần thiết thì phải ưu tiên hàng đầu Thêm vào
6 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.612.
Trang 10đó, kinh tế - xã hội có phát triển bền vững, ổn định thì nhân quyền mới được bảo vệ, bảo đảm
2 Bản chất, tính chất và hoạt động của Nhà nước Việt Nam đã chứng tỏ đây là một nhà nước tôn trọng nhân quyền, vì vậy việc lập thêm CQNQQG là chưa hợp lý, gây cồng kềnh bộ máy Nhà nước
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và đề cao, bảo đảm, bảo vệ nhân quyền
Trong hoạt động lập pháp, Nhà nước đã quy định cụ thể về quyền con người trong Hiến pháp và các văn bản luật Hiến pháp năm 2013 đã nâng tầm chế định quyền con người, quyền công dân thành một chương (chương II) So với hiến pháp của nhiều quốc gia, Hiến pháp của nước ta thuộc vào những hiến pháp ghi nhận một số lượng cao về quyền con người (36 điều ở chương II trên tổng số 120 điều cho việc chế định trực tiếp các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) Bên cạnh đó, tại điều 3 Chương I: Chế độ chính trị quy định rõ: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền là chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” Không chỉ vậy, những văn bản pháp luật khác như: Bộ luật Dân sự 2015, Luật Tiếp dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật Trẻ em 2016, đều nhằm bảo vệ một (hoặc một vài) quyền trong nhóm các quyền con người
Cùng với việc quy định các quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp và luật, Quốc hội đã họp, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế bảo vệ, bảo đảm, giám sát việc thực hiện các quyền đó Qua các kỳ họp, đại biểu tham dự có quyền chất vấn trực tiếp người đứng đầu các Bộ, Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các
cơ quan thực thi pháp luật khác về những vấn đề liên quan đến quyền con người Ngoài ra còn có thiết chế tiếp dân để các cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải định kỳ trực tiếp tiếp dân, lắng nghe nguyện vọng, kiến nghị của người dân, từ đó đưa ra những hướng điều chỉnh, chỉnh sửa chính sách phù hợp
Việt Nam hiện chưa có cơ quan nào được coi là một cơ quan nhân quyền quốc gia tuy vậy, chúng ta đã có những cơ quan thực hiện một số chức năng về nhân quyền, đại diện cho tiếng nói của nhân dân ví dụ như Hội đồng Dân tộc, Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ,
Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, Ban Dân nguyện của Quốc hội, Cục Trẻ em, …