Khái niệm Phân tầng xã hộiPhân tầng xã hội Social Stratification là một khái niệm cơ bản của xãhội học dùng để chỉ những sự phân chia xã hội thành các tầng lớp trong các điềukiện không g
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
~~~~~~*~~~~~~
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI
PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
GV Bộ môn: Trần Thị Ngọc Anh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Đăng
Mã số SV: QHQT50C11293
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHÂN TẦNG XÃ HỘI 2
1 Khái niệm Phân tầng xã hội 2
2 Đặc điểm về Phân tầng xã hội 2
3 Lý thuyết về Phân tầng xã hội 3
4 Phân loại Phân tầng xã hội 4
4.1 Dựa trên sự linh hoạt của xã hội 4
4.2 Dựa theo sự phát triển của xã hội 5
5 Các yếu tố tác động đến Phân tầng xã hội 6
5.1 Kinh tế 6
5.2 Thể chế, chính sách 6
5.3 Yếu tố tự nhiên 6
5.4 Cơ sở hạ tầng 6
5.5 Các yếu tố cá nhân 7
6 Ý nghĩa của lý thuyết phân tầng xã hội 8
CHƯƠNG II: PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 9
1 Thực trạng phân tầng xã hội ở Việt Nam 9
2 Các giải pháp để kiểm soát, giới hạn phân tầng xã hội 10
2.1 Đẩy mạnh kiểm soát giới lãnh đạo 10
2.2 Định hướng cụ thể về công tác kiểm soát phân tầng xã hội 10
2.3 Thúc đẩy nghiên cứu phân tầng xã hội 11
2.4 Tăng cường tuyên truyền 11
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3MỞ ĐẦU
Xã hội học là một bộ môn về các tương tác giữa người với người trong xã hội với vô cùng nhiều điều thú vị và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người và sự phát triển tổng thể của một xã hội Nhất là trong thế giới ngày nay, xã hội học ngày càng thâm nhập vào nhiều lĩnh vực đời sống và khoa học, việc nắm bắt sâu rộng về những kiến thức Xã hội học sẽ là nền tảng cần thiết để có thể tiến sâu hơn và tiếp tục phát triển
Đất nước ta trong những năm vừa qua đã trải qua vô cùng nhiều biến động, đặc biệt là công cuộc Đổi mới đã đem đến rất nhiều thay đổi về xã hội Một số mặt tích cực đã được phát huy để đem lại sự phát triển vượt bậc của Việt Nam Nhưng đồng thời, những mặt trái cũng đã xuất hiện, gây những hậu quả xấu tới xã hội, nổi bật nhất chính là vấn đề trong phân tầng xã hội ở nước ta Việc này yêu cầu cấp thiết sự quan tâm giải quyết từ chính Đảng, Nhà nước và người dân Và để có thể tìm ra giải pháp, chúng ta phải hiểu tường tận về lý thuyết phân tầng xã hội và thực tiễn phân tầng ở nước ta trên nhiều phương diện
và góc nhìn khác nhau
Đó chính là lí do em vô cùng mong muốn được thực hiện nghiên cứu về vấn đề này và từ đó em đã viết nên bài tiểu luận này nhằm tổng hợp những thông tin quan trọng về lý thuyết phân tầng xã hội, chỉ ra mặt tích cực và hạn chế cũng như đề nghị một số giải pháp cho vấn đề này ở Việt Nam Do đây là một vấn đề rất rộng và sâu sắc, em lại chưa có nhiều kinh nghiệm, vì vậy không tránh khỏi thiếu sót, em mong sẽ nhận được nhận xét và chỉ bảo từ cô ạ!
1
Trang 4NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHÂN TẦNG XÃ HỘI
1 Khái niệm Phân tầng xã hội
Phân tầng xã hội (Social Stratification) là một khái niệm cơ bản của xã hội học dùng để chỉ những sự phân chia xã hội thành các tầng lớp trong các điều kiện không gian và thời gian nhất định Một tầng xã hội chính là tập hợp các cá nhân có cùng hoàn cảnh xã hội và có sự tương đồng về tiềm lực kinh tế, quyền lực chính trị, địa vị xã hội và khả năng tăng cấp bậc Có nhiều cách định nghĩa khác nhau của khái niệm này dựa trên nhiều phương thức tiếp cận khác nhau
Ví dụ như lý thuyết Phân tầng xã hội của Max Weber Ông quan niệm rằng luôn có 2 yếu tố: kinh tế và phi kinh tế, tác động đến sự phân tầng xã hội Còn dưới góc nhìn của P.A Sorokin lại coi sự phân tầng lớp, giai cấp dựa trên một vài cơ sở cốt lõi như: sự phân chia không đồng đều các quyền, đặc quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm; sự tồn tại của những giá trị xã hội nhất định cùng quyền lực và ảnh hưởng của cộng đồng với từng đối tượng
Nhưng dù có theo cách nhận định nào, vẫn có thể thấy một điều chung là quan điểm phân tầng xã hội khởi nguồn từ những sự bất bình đẳng trong xã hội
Vì vậy, nắm bắt chi tiết về sự phân tầng cũng có nghĩa hiểu rõ được những bất bình đẳng trong xã hội đó
2 Đặc điểm về Phân tầng xã hội
- Phân tầng xã hội xảy ra với mọi khía cạnh trong đời sống ví dụ như chính trị, kinh tế, học vấn, …
- Phân tầng xã hội diễn ra trên toàn cầu và xuyên suốt chiều dài lịch sử văn minh
2
Trang 5- Phân tầng xã hội tồn tại ở trên phạm vi toàn xã hội cũng như ở trong từng giai cấp, tầng lớp, cộng đồng
3 Lý thuyết về Phân tầng xã hội
Khái niệm “phân tầng xã hội” đã được sử dụng rộng rãi từ lâu đặc biệt ở phương Tây với vô số lý thuyết được gây dựng, phản biện và hoàn thiện suốt nhiều thời kỳ Trước tiên, phải làm rõ rằng phân tầng xã hội bao trùm cả sự phân chia giai cấp bởi thực chất giai cấp chỉ là một cách chia xã hội Nếu vào thời cổ đại, Plato coi xã hội có hai loại người, lãnh đạo (triết gia trí thức), chiến binh và thương nhân Ông bỏ qua những địa vị được gán cho và coi mọi người đều có cơ hội ngang nhau để vươn lên Thì Aristotle lại chú tâm vào sự bất bình đẳng, đặc biệt là về tài sản khi ông chia xã hội làm 3 lớp người dựa trên mức độ giàu nghèo
Rồi sau này, với sự ra đời của lý thuyết xã hội học Max Weber và Karl Marx, khái niệm phân tầng xã hội được phát triển đáng kể Với Max Weber, xã hội cùng các tầng lớp, giai cấp của nó đều bị ảnh hưởng từ hai loại yếu tố cơ bản: kinh tế và phi kinh tế Từ đó, ông chia ra thành hai giai cấp chủ yếu là có tài sản và không có tài sản Đây chính là nền tảng của các phân tầng theo thu nhập vô cùng thông dụng hiện nay Còn Karl Marx lại coi các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất có sự tượng trưng cho tính giai cấp sự bất bình đẳng của
xã hội Ông cho rằng, chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sản sinh ra hai giai cấp chính là giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất, chiếm vị trí thống trị và bóc lột người khác và giai cấp không nắm tư liệu sản xuất, chịu bị thống trị và bóc lột
Hiện nay, có hai trường phái chính tồn tại song song Thứ nhất, những quan điểm, lý luận chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa Mác nhấn mạnh sự phân hóa giai cấp, những cuộc xung đột xã hội do bất bình đẳng xã hội gây nên, cao hơn
là sự đấu tranh giai cấp Tất cả được dựa trên những lý luận biện chứng dựa trên lịch sử phát triển của nhân loại gắn liền với sự tồn tại của giai cấp Với những nhà xã hội học theo trường phái này, giai cấp và đấu tranh giai cấp chính là động
3
Trang 6lực của sự phát triển xã hội Từ lý luận trên, lý thuyết xung đột đã ra đời và đặt tính cơ động xã hội là nhân tố chính với sự đấu tranh giai cấp và các quy luật hình thành cùng chuyển hóa giai cấp là đặc trưng của phân tầng xã hội
Thứ hai, là những lý luận mang tính bảo thủ đại diện bởi một số nhà xã hội học ở Mỹ như Moore hay Parsons chú trọng và tính cân bằng xã hội dựa trên
sự phân chia tầng bậc hơn là các cuộc xung đột và sự thay đổi đột phá của lịch
sử Và sau đó, những lý luận đấy đã sinh ra một lý thuyết hoàn chỉnh mang tên
Lý thuyết chức năng Lý thuyết này coi trọng vai trò thực tế của viêc phân tầng
xã hội chính là thỏa mãn những nhu cầu của xã hội Bằng cách chia ra làm các tầng lớp, mỗi tầng lớp xã hội sẽ đảm nhiệm mới chức năng xã hội riêng biệt và cùng đóng góp cho xã hội Vì vậy, việc tồn tại tầng lớp và giai cấp xã hội là điều tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
Ngoài ra còn có những lý thuyết khác mang tính tổng hợp, hoặc là dung hòa của các lý thuyết đã được nói tới (ví dụ như lý thuyết của Weber và Lenski)
4 Phân loại Phân tầng xã hội
4.1 Dựa trên sự linh hoạt của xã hội
a) Phân tầng xã hội đóng
Phân tầng xã hội đóng có ranh giới giữa các tầng lớp chặt chẽ hơn Cá nhân đã được ở trong một vị thế nào thì sẽ gần như không thể di chuyển giữa các tầng lớp Một tên gọi khác của phân tầng này là phân tầng đẳng cấp và xã hội Ấn Độ là một ví dụ tiêu biểu nhất cho phân loại này
b) Phân tầng xã hội mở
Ranh giới giữa các tầng lớp ở một xã hội phân tầng mở vô cùng cơ bản và
dễ dàng để một người có thể thay đổi trạng thái của mình và chuyển từ tầng lớp này sang tầng lớp khác Các xã hội như Việt Nam và của đa số quốc gia là đại diện cho nhóm này
4
Trang 74.2 Dựa theo sự phát triển của xã hội
a) Phân tầng xã hội hợp thức
Phân tầng xã hội hợp thức là ở một cấu trúc tầng bậc được hình thành dựa trên những sự khác biệt khách quan về khả năng, tiềm lực và thành công của mỗi cá nhân Nếu cá nhân có đầy đủ trí lực và đạo đức, làm được nhiều việc ý nghĩa cho xã hội thì sẽ được trân trọng cũng như có vị thế cao trong xã hội Rồi theo sau đó sẽ là các tầng bậc khác theo mức độ giảm dần về sự cống hiến Mặc
dù có nhiều ưu điểm và được coi là đúng đắn, nhưng cách phân tầng này lại không đề cập tới các khía cạnh khác ví dụ như địa vị xã hội, chính trị, tiềm lực kinh tế
b) Phân tầng xã hội không hợp thức:
Sự phân tầng xã hội không hợp thức có thể hiểu ngắn gọn là những sự phân hóa trong xã hội dựa trên những hành vi phạm pháp hoặc đi ngược lại luân thường đạo lý như lừa gạt, tham ô, tham nhũng, buôn bán phi pháp hoặc sử dụng tiểu xảo, xu nịnh, hối lộ để vươn lên những tầng chóp bu trong xã hội Hệ thống này không hề đả động tới những đặc tính, phẩm chất và khả năng của mỗi con người dưới góc nhìn công bằng Đây là một điều vô cùng nghiêm trọng bởi những kẻ tiểu nhân hám danh, hám lợi, vô dụng nên chỉ biết dùng chiêu trò, thủ đoạn để đạt được vị trí cao còn những người đạo đức tốt, có tài trí thì lại bị tước mất cơ hội thăng tiến, đóng góp nhiều hơn cho xã hội và chịu sự đàn áp bởi những kẻ có nhân cách xấu xí Có thể nói, phân tầng xã hội không hợp thức thực chất là sự bất bình đẳng trong xã hội và những tác hại của nó lên xã hội là vô cùng khôn lường
5
Trang 85 Các yếu tố tác động đến Phân tầng xã hội
5.1 Kinh tế
Từ xa xưa, sự phân chia cơ bản nhất trong xã hội xảy ra khi một cá thể đạt được nhiều của cải vật chất hơn hẳn các cá thể khác và bắt đầu chi phối xã hội xung quanh Trong một xã hội nơi tài sản đóng vai trò thiết yếu trong mọi khía cạnh của cuộc sống, sở hữu của cải vật chất chính là sở hữu quyền lực mềm Vì vậy, hiện nay tiềm lực kinh tế vẫn luôn là một trong những yếu tốt quan trọng nhất tác động đến sự phân tầng xã hội Đặc biệt là trong các xã hội tư bản, nơi phân hóa giàu nghèo trở nên vô cùng rõ ràng và quyền lực do đồng tiền mang lại được nâng tầm đáng kể
5.2 Thể chế, chính sách
Thể chế chính trị và các chính sách là xương sống của một nền kinh tế - xã hội Chúng sẽ điều tiết và kiểm soát sự phát triển và thay đổi của kinh tế cũng như đảm bảo mọi sự phân tầng xã hội sẽ được đảm bảo phù hợp Và bản thân những yếu tốt này cũng sẽ là nhân tố chính quyết định thúc đẩy sự chuyển biến của xã hội
5.3 Yếu tố tự nhiên
Các yếu tố về tự nhiên sẽ quy định khả năng phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng Nếu sống trong một khu vực bằng phẳng, màu mỡ, ít thiên tai, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và dễ dàng giao thương sẽ thuận lợi cho việc sinh sống và sản xuất, từ đó dễ dàng phát triển và thăng tiến Nhưng nếu nơi ở của cá nhân đó
là một vùng đất nghèo nàn, trắc trở, thiên tai triền miên sẽ vô cùng khó khăn để
có được một cuộc sống đảm bảo chất lượng
5.4 Cơ sở hạ tầng
Tương tự với yếu tố tự nhiên, cơ sở hạ tầng cũng là nền tảng để định hình tiềm năng phát triển của mỗi người Ở nơi hạ tầng giao thông thuận tiện, các dịch vụ
6
Trang 9thiết yếu có thể được dễ dàng tiếp cận và phù hợp về chất lượng và giá cả, nhân dân sẽ có được các điều kiện cần thiết để có chất lượng sống tốt và tiếp tục vươn lên Trong khi đó, việc thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết sẽ là một trở ngại khổng lồ đối với cư dân của các khu vực vùng sâu vùng xa hoặc nghèo khó
5.5 Các yếu tố cá nhân
Ngoài các yếu tố khách quan, các nhân tố gắn liền với mỗi người cũng đóng vai trò không thể thiếu để quy định sự phân tầng xã hội Một số yếu tố có thể kể đến
a) Xuất thân
Việc sinh ra ở các tầng lớp cao và có địa vị xã hội là vô cùng thuận lợi đối với quá trình phát triển và thăng cấp khi họ đã có xuất phát điểm tốt, được tiếp cận với những gì tinh túy nhất và được sử dụng những dịch vụ đứng đầu của một xã hội Đồng thời, ở các tầng lớp cao hơn sẽ thường có những cơ chế, sự hậu thuẫn để đảm bảo quyền lực và vị thế của họ,
b) Trình độ học vấn và tay nghề
Trình độ học vấn cùng tay nghề càng cao, người đó sẽ càng được trọng dụng và được ưu tiên để có thể cải thiện cũng như vươn lên trong xã hội Bản thân việc có kiến thức và kĩ năng và kinh nghiệm sẽ chính là công cụ để một người có thể áp dụng và đem lại những thành công trong cuộc sống
c) Quan niệm, tư tưởng
Một người với quan điểm, tư tưởng sai lệch sẽ là bất lợi trong quá trình phát triển và sản xuất Ví dụ, một người không coi trọng việc học mà tham gia ngay lập tức vào lực lượng lao động sẽ khó lòng đạt được thu nhập cao và thăng tiến dễ dàng Hoặc một gia đình quan niệm đẻ nhiều con là có lợi thì sẽ khó mà bảo đảm sự ấm no, khả năng được học tập và thoát khỏi sự đói nghèo cho cả gia đình
7
Trang 10Ngoài ra còn có một số yếu tố khác gắn liền với từng cá thể ví dụ như: quan hệ xã hội, truyền thống tập quán, tôn giáo đều ảnh hưởng ít nhiều tới suy nghĩ, hành động và cơ hội có được lượng tài sản lớn và đi lên trong xã hội
6 Ý nghĩa của lý thuyết phân tầng xã hội
Sự phân tầng xã hội là là nền tảng để cơ sở để hiểu rõ xã hội Từ đó, vận dụng kiến thức và phương pháp lý luận để Lý thuyết này đã phân xã hội thành các cấp bậc dựa trên sự bất cân đối trong kinh tế, chính trị, địa vị và tiềm năng, Việc phân tầng xã hội thực chất đã tạo thêm và làm trầm trọng sự bất bình đẳng trong xã hội xuyên suốt lịch sử Nhưng phân tầng xã hội cũng là điều đương nhiên trong một xã hội vẫn tồn tại sự bất cân xứng giữa các cá nhân
Trong các xã hội có hệ thống phân tầng khép kín, chính sự phân tầng đó
đã làm cơ sở để những cá nhân thống trị có thể thể chế hóa hệ thống bóc lột, đàn
áp của họ Tầng lớp thống trị, sinh ra đã ở tầng lớp cao quý thì sẽ luôn được đặc cách giữ vững vị thế của mình Trong khi đó, những cá nhân thuộc tầng lớp dưới, được coi là thấp kém hơn sẽ mãi không bao giờ có thể thoát khỏi tầng lớp mình đã được sinh ra mà chỉ có thể cam chịu
Thời nay, hầu hết các xã hội hiện đại đều có hệ thống phân tầng mở và Trong các hệ thống phân tầng mở, mọi cá nhân đều có thể di động xã hội trong khả năng tốt nhất của họ Những cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng, từ đó xã hội sẽ luôn có động lực để tiếp tục tiến bộ
8
Trang 11CHƯƠNG II: PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1 Thực trạng phân tầng xã hội ở Việt Nam
Vào năm 1986, Đảng và Nhà nước đã quyết định thực hiện công cuộc Đổi
mới Từ đó, kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam đã có những thay đổi tích cực
vô cùng đáng kể và phát triển vượt bậc
Kể từ sau khi bắt đầu công cuộc Đổi mới và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, nước ta đã đổi sang nền kinh tế thị trường và điều này đã làm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội có những thay đổi rõ rệt Theo số liệu được công bố dựa trên chuẩn nghèo mới của năm 2022 của Tổng cục Thống kê, toàn quốc có 4,3% hộ nghèo đa chiều, giảm 0,1% so với năm 2021, và 0,6% với năm 2020 Khoảng cách thu nhập giàu nghèo cũng càng ngày được rút ngắn Hệ số GINI của Việt Nam năm 2022 là 0,375, tương đương với 2 năm trước và vẫn ở mức bất bình đẳng trung bình Qua đó có thể thấy, mức sống và thu nhập của người dân đã cải thiện đáng kể và sự bất bình đẳng về kinh tế trong xã hội đã được quan tâm khắc phục Dựa vào khảo sát nêu trên, thu nhập bình quân của một người theo một tháng năm 2022 đạt mứt 4,67 triệu đồng, cải thiện 11,1% so với năm 2021
Việt Nam cũng đã làm giảm đi quyền lực của giai cấp lãnh đạo, dần dần đưa quyền quyết định vào tay nhân dân Mọi người bất kể độ tuổi, học vấn, công việc, địa vị và tiềm lực kinh tế miễn đủ yêu cầu nhận thức đều có thể tham gia
và đóng góp cho công cuộc điều hành đất nước Từ đó dần hạn chế sự phân tầng quyền lực trong xã hội
Đồng thời trong bản thân các giai cấp lớn cũng có sự phân hóa một cách sâu sắc Nông dân nay đã có nông dân làm dịch vụ, nông dân làm thuê, nông dân buôn bán nhỏ lẻ bên cạnh nông dân truyền thống Công nhân thì cũng xuất hiện công nhân làm thuê, công nhân cổ phần hay công nhân tự tạo nhà xưởng Tầng lớp tri thức thì càng ngày được gia tăng về số lượng và chất lượng Đội ngũ này
9