Ở Việt Nam, bất bình đẳng diễn ra ở vô vàn những lĩnh vực khác nhau: người dân vùng cao có ít cơ hội tiếp cận dịch vụ công cộng như bệnh viện, cơ hội được đi học, phụ nữ thường có lương
Trang 1HÀ N ỘI – 2023
- - - - - -
ĐỀ TÀI: BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
NÓ LÊN VI ỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Trang 22
A Mở đầu: 3
I.Lý do chọn đề tài 3
II.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận 3
III.Phương pháp nghiên cứu 3
B Nội dung: 4
I.Khái niệm của bất bình đẳng xã hội: 4
II.Phân loại 4
1 Cơ hội trong cuộc sống: 5
2 Địa vị xã hội: 5
3 Ảnh hưởng chính trị: 6
III.Các yếu tố tác động 7
1 Yếu tố khách quan: 7
2 Yếu tố chủ quan: 7
IV.Liên hệ thực tiễn Việt Nam và thế giới: 8
1 Tương đồng: 8
2 Khác biệt: 9
3 Giải pháp: 9
C Kết luận của cá nhân: 11
D Tài liệu tham khảo 12
Trang 33
I Lý do chọn đề tài:
Bất bình đẳng xã hội từ lâu đã là một trong những vấn đề nổi cộm không chỉ
ở riêng lãnh thổ Việt Nam mà còn là toàn thế giới Sự bất bình đẳng đến từ mọi ngóc ngách trong đời sống, từ quy mô gia đình đến phạm vi toàn xã hội Nó đặt
ra những thách thức lớn cho những chính phủ để làm sao giảm thiểu được tối đa
những bất lợi về nhiều mặt cho cư dân của quốc gia họ Ở Việt Nam, bất bình đẳng diễn ra ở vô vàn những lĩnh vực khác nhau: người dân vùng cao có ít cơ hội
tiếp cận dịch vụ công cộng như bệnh viện, cơ hội được đi học, phụ nữ thường có lương thấp hơn đàn ông, những người địa vị cao thường được ưu ái hơn những người địa vị thấp
Về quy mô quốc tế, có thể dễ thấy được sự lạc hậu đến từ phần lớn người dân châu Phi, trong khi Mỹ được ví von là đi trước thời đại cả trăm năm Nhìn vào
bức tranh kinh tế, mức thu nhập bình quân đầu người (GDP) của các nước thuộc châu Âu và Bắc Mỹ có những chênh lệch quá lớn so với những nước ở châu Phi
C ỦA NÓ LÊN VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI” để có thể tìm hiểu rõ hơn những
khúc mắc trong vấn đề nhức nhối này và đưa ra quan điểm riêng của mình
II Mục tiêu nghiên cứu:
- Trình bày những lý thuyết liên quan đến bất bình đẳng xã hội
- Liên hệ vấn đề trong nước lẫn ngoài nước để đưa ra được một góc nhìn riêng
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp liệt kê
Trang 44
Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về cơ hội xã hội các cá nhân, các nhóm trong xã hội liên quan chặt chẽ đến sự không ngang bằng nhau về
của cải, uy tín, quyền lực giữa các cá nhân, các nhóm.1 Thật vậy, đây không phải là
một hiện tượng xã hội tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội
Xã hội ở bất kỳ thời điểm nào đều có đặc trưng là sự chêch lệch trong xã hội, kể cả
ở quá quá khứ hay hiện tại Bill Gates – nhà sáng lập Microsoft có câu “Cuộc sống
vốn không công bằng Hãy tập quen dần với điều đó” Bất bình đẳng tồn tại ở bất
kỳ một xã hội nào, từ đơn giản nhất như quy mô gia đình: người bề dưới sẽ có ít quyền uy hơn những người bề trên Lớn hơn là các quan hệ xã hội đời thường như quan hệ bất bình đẳng giữa chủ và thợ, người giàu và người nghèo, lao động chân tay và lao động trí óc, Thậm chí bất bình đẳng vẫn còn có quy mô lớn hơn, tầm
quốc gia hay châu lục
Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối và khó có thể xác định đâu là định nghĩa chính xác nhất về bất bình đẳng xã hội Bất bình đẳng là một chủ đề quản
trọng trong các nghiên cứu xã hội học, rất nhiều để tài liên quan khai thác nhiều khía cạnh của vấn đề Nó có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng xã hội trong
tổ chức xã hội Mối quan hệ giữa những nhóm xã hội bị yếu thế hơn về mặt quyền
lợi với nhóm có nhiều quyền lợi là điều mà các nhà xã hội học vô cùng quan tâm
II Phân loại:
Khi nhắc tới bất bình đằng, người ta ngay lập tức có thể nghĩ đến bất bình đẳng giới giữa đàn ông và phụ nữ hay là cộng đồng đồng tính LGBTQ+, hoặc có
thể là sự phân biệt với người giàu và người nghèo, người có học thức với người chưa tốt nghiệp cấp 3, Đây đều là các dạng thức của bất bình đẳng xã hội, nhưng
để nhóm chúng vào các phân nhóm của vấn đề này quả là một việc vô cùng khó
1 Khoa xã hội học – Trường Đại học KHXH và Nhân văn n.d Giáo trình xã hội học đại cương(tr 243)
Trang 55
Thậm chí dù cho rằng bất bình đẳng vô cùng phổ biến nhưng các nhà khoa học cũng chưa thể thống nhất thế nào là bất bình đẳng và vì sao nó tồn tại
Sau khi quá trình nghiên cứu, em xin phép được phân loại bất bình đẳng theo một số mục như sau:
Trong nhóm này bao gồm tất cả các sự phân biệt về giới tính, tôn giáo,
chủng tộc hay lãnh thổ, Lấy ví dụ ở một số nước khu vực Trung Đông như Iran hay Qatar, đồng tính luyến ái được coi là bất hợp pháp và thậm chí có những nước
thực hiện tử hình đối với họ Về tôn giáo, phụ nữ theo đạo Hồi bị giới hạn rất nhiều
cơ hội trong cuộc sống: họ bắt buộc phải mang những bộ đồ chùm kín cơ thể, một
số bị hạn chế quyền đi học và phải kết hôn sớm, chăm sóc con cái.2 Những cơ hội
ở đây bao gồm những thuận lợi về vật chất, có thể cái thiện chất lượng cuộc sống Chúng có thể là chế độ hậu đãi an sinh xã hội cao, con người có quyền tự do, trẻ
em có quyền đến trường, bên cạnh đó là những lợi ích về vật chất như tài sản hay thu nhập cá nhân Ở Mỹ, mức đãi ngộ trung bình cho nhân viên bán hàng hay bảo
vệ an ninh vào khoảng 25000 – 34000 đô la Mỹ một năm3 trong khi ở Việt Nam,
những ngành nghề yêu cầu kinh nghiệm hay học vấn cao như công nghệ thông tin hay tài chính – ngân hàng chỉ có mức thu nhập bình quân khoảng 7000 -15000 đô
la Mỹ4 một năm cho thấy sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa các quốc gia gây
sự bất bình đẳng kinh tế Bên cạnh đó còn bất bình đẳng về y tế, bất bình đẳng về lãnh thổ, bất bình đẳng về giáo dục Trong một xã hội cụ thể, một nhóm người có
thể có những cơ hội trong khi các nhóm kia thì không Và đó là cơ sở khách quan của bất bình đẳng xã hội Hậu quả là dẫn đến một loạt những hiện trạng nguy cấp đối với xã hội: tỷ lệ được giáo dục thấp sẽ gây sự thiếu chuẩn mực ở một nhóm người, thậm chí là tăng tỷ lệ tội phạm, nền kinh tế khó phát triển vì thiếu nhân
2 Lương Thị Kim Thoa, 1996 “Địa vị và thân phận của người phụ nữ Hồi giáo”
https://js.vnu.edu.vn/SSH/article/view/3754/3489#:~:text=Ph%E1%BB%A5%20n%E1%BB%AF%20H%20gi%C3% A1o%20ra,c%C3%B3%20khi%20ph%E1%BA%A3i%20t%E1%BB%AD%20h%C3%ACnh Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, KHXH, t XII
3 Nguyễn Thùy Dung, 2022 THU NHẬP TRUNG BÌNH NƯỚC MỸ THEO NGÀNH NGHỀ 2022
https://think.edu.vn/thu-nhap-trung-binh-nuoc-my/ thinkEDU
4 Phương Hoài, 2022 Bảng lương các ngành nghề 2023 – Nghề nào lương cao và ổn định nhất?
https://kstudy.edu.vn/bang-luong-cac-nganh-nghe/ Báo Kstudy
Trang 66
công chất lượng cao, nhiều người không bắt kịp xu thế phát triển và bị lạc hậu, bỏ
lại phía sau, dẫn đến sự chênh lệch cao về trình độ giữa các quốc gia,
2 Địa vị xã hội:
Trong khi bất bình đẳng về cơ hội nói chung được cấu thành chủ yếu là do
những yếu tố khách quan thì địa vị xã hội là một yếu tố chủ quan gây nên sự phân
biệt trong xã hội một cách chủ quan và những thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và tự thừa nhận với nhau Nói về địa vị thì lại có rất nhiều phân nhóm riêng như địa vị gán cho, địa vị đạt được và địa vị chủ chốt Ví dụ, ở những làng quê còn
nặng nề thứ bậc trong gia đình, các cụ ông sẽ được xếp mâm trên, sau đó là đến mâm đàn ông, rồi mới đến mâm phụ nữ và trẻ em, đây là địa vị gán cho.5 Hoặc có
thể thấy những người con nhà giàu hay doanh nhân thành đạt, họ có được những sự
ưu tiên về nhiều lĩnh vực như học tập, y tế, du lịch, chỉ vì địa vị cao của bố mẹ chúng chứ chưa chắc là do năng lực bản thân, trong khi cùng lứa tuổi đó, rất nhiều người con của những bố mẹ làm những công việc tay chân lại không được sự ưu ái, trong khi năng lực là như nhau.6 Bất kể với cơ sở như thế nào địa vị xã hội chỉ có
thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó
Bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có từ
những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao Trên thực tế, bản thân chức vụ chính trị có
thể tạo ra cơ sở đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống có thể gọi đó là những bất bình đẳng dựa trên cơ sở chính trị
Từ đó có thể nhận thấy rằng cấu trúc bất bình đẳng xã hội có thể dựa trên một trong ba loại yếu thế gốc rễ của bất bình đẳng có thể nằm trong mối quan hệ
giữa kinh tế, địa vị xã hội hay trong các mối quan hệ thống trị chính trị
5 Minh Khánh, 2017 “Mâm trên, mâm dưới” https://baohatinh.vn/xa-hoi/mam-tren-mam-duoi/136660.htm Báo Hà Tĩnh
6 Đinh Anh, 2023, “Sự khác biệt giữa trẻ sinh ra trong gia đình giàu và nghèo không chỉ là tiền bạc: Điểm then chốt
này mới quyết định đẳng cấp” https://cafef.vn/su-khac-biet-giua-tre-sinh-ra-trong-gia-dinh-giau-va-ngheo-khong-chi-la-tien-bac-diem-then-chot-nay-moi-quyet-dinh-dang-cap-20230111161630944.chn Báo Cafef
Trang 77
Khi một ai đó có những ưu thế về địa vị chính trị cao thì thường sẽ có những
sự ưu tiên hơn so với những người khác Thật vậy, đây là một con dao hai lưỡi, nếu
đó là người anh minh, biết đưa ra những chính sách có lợi cho dân chúng thì đãi
ngộ họ với những mức điều kiện tốt cho họ và gia đình là điều không phải bàn, nhưng nếu họ lại mang những tư tưởng độc hại, thu lợi bất chính trên xương máu
của nhân dân lại là một câu chuyện hoàn toàn khác Trên thực tế, ở Việt Nam hay trên thế giới thì tham nhũng vẫn luôn là một vấn đề vô cùng nhạy cảm và chưa thể
giải quyết triệt để Lấy ví dụ như vụ án chấn động liên quan đến công ty Việt Á, rất đáng tiếc khi nhiều quan chức cấp cao nhà nước như cựu Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh
đã tham gia vào hành vi phạm pháp, khiến dư luận phẫn nộ Đó đều là những hòn
ngọc sáng của đất nước nhưng chỉ vì nguồn lợi trước mắt mà làm hại dân, gây tổn
thất nặng nề cho quốc gia
III Các yếu tố tác động:
a) Yếu tố kinh tế: Bất bình đẳng về thu nhập, tài sản, và cơ hội kinh tế là một trong những nguyên nhân chính gây ra bất bình đẳng xã hội Những người có thu
nhập và tài sản cao thường có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với giáo dục, y
tế, và các dịch vụ xã hội khác
b) Yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội, như chủng tộc, dân tộc, giới tính, và tôn giáo, cũng có thể dẫn đến bất bình đẳng xã hội Ví dụ, người dân tộc thiểu số
thường có ít cơ hội hơn trong việc tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ xã hội khác
c) Yếu tố tự nhiên: Các yếu tố tự nhiên, như thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh, cũng có thể dẫn đến bất bình đẳng xã hội Ví dụ, những người sống ở vùng thiên tai thường có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai hơn, và những người bị mắc
bệnh nan y thường khó với việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
a) Yếu tố chính trị: Chính sách và pháp luật của nhà nước có thể tác động đến
bất bình đẳng xã hội Ví dụ, các chính sách phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính,
hoặc tôn giáo có thể dẫn đến bất bình đẳng xã hội
Trang 88
b) Yếu tố văn hóa: Văn hóa và truyền thống của xã hội cũng có thể tác động đến
bất bình đẳng xã hội Ví dụ, các định kiến và khuôn mẫu giới có thể dẫn đến bất bình đẳng giới
c) Yếu tố cá nhân: Các yếu tố cá nhân, như trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, và thái độ của cá nhân, cũng có thể tác động đến bất bình đẳng xã hội Ví
dụ, những người có trình độ học vấn cao thường có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp
cận với việc làm và các dịch vụ xã hội khác
Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề toàn cầu, không chỉ xảy ra ở Việt Nam Tuy nhiên, mức độ bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam và thế giới có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định
Bất bình đẳng về thu nhập: Ở cả Việt Nam và thế giới, bất bình đẳng về thu nhập là một vấn đề phổ biến Theo báo cáo của Oxfam, 1% người giàu nhất thế giới
sở hữu hơn 47% tài sản của thế giới.7Ở Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục
Thống kê, hệ số Gini, một chỉ số đo lường mức độ bất bình đẳng về thu nhập, ở
Việt Nam là 0,431 trong năm 2020, cao hơn mức trung bình của thế giới là 0,38
Bất bình đẳng về giáo dục: Ở cả Việt Nam và thế giới, bất bình đẳng về giáo
dục cũng là một vấn đề phổ biến Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học chưa được đến trường ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị Ở thế giới, theo báo cáo của UNESCO, tỷ lệ người trưởng thành biết chữ ở phụ nữ thấp hơn so với nam giới
Bất bình đẳng về y tế: Ở cả Việt Nam và thế giới, bất bình đẳng về y tế cũng rất phổ biến Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở khu
vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị8 Ở thế giới, theo báo cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong mẹ ở phụ nữ nghèo cao hơn so với phụ nữ giàu
7 D Kim Thoa, 2016 1% nh ững người giàu nhất sở hữu 50% tài sản thế giới https://tuoitre.vn/1-nhung-nguoi-giau-nhat-so-huu-50-tai-san-the-gioi-1114789.htm Báo Tuổi trẻ
8 Tô Hội, 2023 ” Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra” https://s.net.vn/X69f Báo Sức khỏe và đời sống
Trang 99
2 Khác biệt:
Mức độ bất bình đẳng: Mức độ bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam thấp hơn so
với một số nước phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Úc, và Canada Theo báo cáo
của Oxfam, hệ số Gini ở Hoa Kỳ là 0,489, ở Úc là 0,34, và ở Canada là 0,32
Yếu tố gây ra bất bình đẳng: Các yếu tố gây ra bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam và thế giới cũng có những điểm khác biệt Ở Việt Nam, các yếu tố gây ra bất bình đẳng xã hội chủ yếu là do trình độ học vấn, địa vị xã hội, và giới tính Ở thế
giới, các yếu tố gây ra bất bình đẳng xã hội còn có thể bao gồm chủng tộc, dân tộc,
và tôn giáo.10
3 Giải pháp:
Để giải quyết bất bình đẳng xã hội, cả Việt Nam và thế giới cần có những nỗ lực chung Ở Việt Nam, các giải pháp cần tập trung vào việc nâng cao trình độ học vấn,
tạo cơ hội việc làm, và giảm thiểu phân biệt đối xử về giới Ở thế giới, các giải pháp cần tập trung vào việc giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo, thúc đẩy bình đẳng giới, và bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số
Giải pháp từ phía chính phủ: Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy bình đẳng xã hội Một số giải pháp cụ thể bao gồm:
1 Tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục ở vùng nông thôn, vng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
2 Thực hiện các chính sách an sinh xã hội như trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn
3 Thực thi pháp luật nghiêm minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đặc biệt là những người yếu thế
4 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng cơ hội cho nam và nữ
9 Tổ Quốc, 2020 “Bất bình đẳng thu nhập: Cội nguồn của sự giận dữ tại Mỹ” https://cafef.vn/bat-binh-dang-thu-nhap-coi-nguon-cua-su-gian-du-tai-my-20200602105706496.chn Báo Cafef
10 “Religious Inequalities in Development”
https://www.ids.ac.uk/event-series/religious-inequalities-in-development/#:~:text=Religious%20inequalities%20is%20a%20term,their%20religious%20beliefs%20and%20affilia tion Institute of development studies
Trang 1010
Giải pháp từ phía xã hội: Xã hội cũng cần chung tay góp sức để giải quyết
vấn đề bất bình đẳng xã hội:
1 Tăng cường đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, xóa bỏ mọi ranh giới
2 Tạo cơ hội cho mọi người phát triển, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn
giáo,
3 Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân
Bên cạnh đó, mỗi cá nhân cũng cần có ý thức và trách nhiệm trong việc góp phần giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội Cần tích cực, chăm chỉ nâng cao trình
độ để tự kiếm cơ hội cho bản thân Ngoài ra phải giúp đỡ người khác có hoàn cảnh khó khăn để không đê ai bị bỏ lại phía sau
Giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội là một quá trình lâu dài, cần có sự nỗ lực
của cả cộng đồng Mỗi người cần chung tay góp sức để xây dựng một xã hội công
bằng, văn minh, nơi mọi người đều có cơ hội phát triển