1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận giữa kỳ xã hội học đại cương đề bài biến đổi xã hội

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biến đổi xã hội
Tác giả Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Phạm Thị Huệ, Nguyễn Bích Diệp
Người hướng dẫn Phạm Diệu Linh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội học đại cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 205,6 KB

Nội dung

Còn những biến đổi chỉ tác động đến đến một số ít cánhân thì ít được các nhà xã hội học quan tâm, chú ý.John Macionis: “Biến đổi xã hội đề cập đến sự chuyển đổi của văn hóa và cácthiết c

lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -🙞🙞🙞🙞🙞 - TIỂU LUẬN GIỮA KỲ ĐỀ BÀI: BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Môn: Xã hội học đại cương Mã lớp học: SOC1051 5 Giảng viên hướng dẫn: Phạm Diệu Linh Hà Nội, tháng 4 năm 2023 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Các thành viên và bảng đánh giá công việc Họ và tên Mã sinh Nội dung Mức độ Điểm viên Hoàn (bằng Làm powwer Point thành chữ) Nguyễn Thị 21030941 Phân chia nội dung công Huyền (nhóm Nội dung phần 1 việc Chín 22030604 Chỉnh sửa hoàn phẩy trưởng) 21030595 thiện bài Tốt năm 22031282 Thuyết trình Nguyễn Thị Nội dung phần 2,3 Tốt Chín Bích Hạnh Tổng hợp hoàn thiện bản word Tốt Chín Phạm Thị Nội dung phần kết luận Huệ Nội dung phần 4,5 Tốt Chín Thuyết trình Nguyễn Bích Diệp Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Phạm Diệu Linh, người đã giảng dạy trực tiếp chúng em Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Xã hội học đại cương, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết và tận tình của cô Mỗi tiết đến lớp, cô luôn tạo cho chúng em không khí học tập tốt với những kiến thức đi sát thực tế Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề bài: Biến đổi xã hội Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, chúng em kính mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng ngày càng hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn! Nhóm 14 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 1 1 Định nghĩa biến đổi xã hội .1 2 Nguyên nhân dẫn đến biến đổi xã hội 2 3 Đặc điểm của biến đổi xã hội 4 4 Hiện đại hóa, toàn cầu hóa 5 4.1 Hiện đại hóa 5 4.2 Toàn cầu hóa .6 5 Liên hệ một số sự biến đổi xã hội Việt Nam hiện nay, ý nghĩa - hạn chế của biến đổi xã hội .7 PHẦN KẾT LUẬN 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, khi bàn về biến đổi xã hội nhiều người vẫn nhắc lại câu nói nổi tiếng của nhà triết học cổ đại Heraclit đã phát biểu: Không ai tắm hai lần trên một dòng sông Rõ ràng dòng nước của mỗi con sông liên tục trôi chảy, và con người tắm trên dòng sông đó cũng liên tục thay đổi Mỗi ngày qua đi là một ngày mới, mỗi thời khắc qua đi là những điều mới đến, và những điều cũ lùi về quá khứ Có thể nói rằng, từ cấu trúc xã hội cho đến giá trị văn hóa liên tục biến đổi Và biến đổi xã hội là một trong những chủ đề quan trọng của xã hội học, vậy biến đổi xã hội là gì? 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 PHẦN NỘI DUNG 1 Định nghĩa biến đổi xã hội Có nhiều cách quan niệm về sự biến đổi xã hội Một cách hiểu rộng nhất, biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp có trước Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến đổi xã hội được đề cập đến sự biến đổi cấu trúc của xã hội ( hay tổ chức xã hội của xã hội đó) mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội Còn những biến đổi chỉ tác động đến đến một số ít cá nhân thì ít được các nhà xã hội học quan tâm, chú ý John Macionis: “Biến đổi xã hội đề cập đến sự chuyển đổi của văn hóa và các thiết chế xã hội qua thời gian” Từ đó biến đổi xã hội được hiểu như sau: Biến đổi xã hội là khái niệm phản ánh bất kỳ sự thay đổi nào của cấu trúc xã hội hoặc thiết chế xã hội Biến đổi xã hội là một thuộc tính vốn có của một xã hội Nhà xã hội học A Comte tin tưởng rằng, thông qua biến đổi xã hội, nhân loại chuyển từ người nguyên thủy dốt nát đến con người được giáo dục Mọi xã hội - cũng giống như tự nhiên - không ngừng biến đổi Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó Do đó bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi Và sự biến đổi đó trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này làm cho ta thấy sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở nên dường như chuyện thường ngày 2 Nguyên nhân dẫn đến biến đổi xã hội Có nhiều nhân tố liên quan đến sự biến đổi xã hội Đầu tiên, biến đổi tự nhiên là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên biến đổi xã hội Thảm họa tự nhiên như động đất, núi lửa phun trào, hay lũ lụt thường tạo nên những biến đổi xã hội sâu sắc (popenoe 1986:556) Ví dụ: Trận bão tuyết khủng khiếp nhất trong lịch sử đã diễn ra vào tháng 2/1972 tại Iran 4.000 đã thiệt mạng dưới lớp tuyết dày gần 8m, tại một quốc gia vốn thường xuyên khô hạn Hay gần đây nhất động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ đang lặng lẽ chịu đựng hậu quả dai dẳng của thảm họa đã cướp đi sinh mạng của hơn 50 nghìn người, những cú sốc 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 không gì so sánh được của việc mất đi tất cả người thân, sức khỏe, nhà cửa, tài sản chỉ sau một đêm Do các sáng chế, phát minh, phát hiện Với các sáng chế, con người tạo ra những vật mới, ý tưởng mới, khuôn mẫu xã hội mới chưa tồn tại trước đó (Macionis 2008:635) Với những vật mới, ý tưởng mới, khuôn mẫu xã hội mới liên tục tạo ra, cấu trúc xã hội và thiết chế xã hội không ngừng thay đổi Một trong những điều vĩ đại ngày nay làm thay đổi thế giới là internet Ví dụ: Bên cạnh những sáng chế lớn như internet, điện thoại di động, máy tính, … thì Bánh xe được phát minh vào khoảng 3.500 năm trước Công nguyên, và nhanh chóng lan rộng khắp toàn cầu Xe đẩy hàng ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và thương mại bằng cách cho phép vận chuyển hàng hóa đến và đi từ các chợ, cũng như giảm bớt gánh nặng cho những người đi du lịch xa Giờ đây, bánh xe rất quan trọng đối với cách sống của chúng ta, được tìm thấy trong mọi thứ, từ đồng hồ, xe cộ đến tua bin Tư tưởng, giá trị văn hóa: Việc hình thành nền văn hóa mới (với những niềm tin và giá trị mới) cũng có thể tạo nên sự biến đổi xã hội Hơn nữa, nhiều nhà xã hội học cho rằng sự thay đổi nhanh của kỹ thuật ở các nước phương Tây được thúc đẩy bởi sự chấp thuận của các tư tưởng tiến bộ Một trong những nhà xã hội học nhấn mạnh đến giá trị văn hóa như là nhân tố tạo nên biến đổi xã hội là Marx Weber qua công trình nghiên cứu nổi tiếng: Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản Ông cho rằng những tư tưởng, giá trị mới của đạo Tin lành về lao động, tiết kiệm, và sự thịnh vượng đã khuyến khích sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu Ở đây, ta cũng cần phải thấy sức ì của xã hội gắn liền với sự bảo thủ của tư tưởng, văn hóa, với các truyền thống, tập tục cũ, với sự bảo thủ của giai cấp thống trị, của lối sống, của những nhóm người xã hội nhất định cũng như những bất lực của xã hội về vật chất, giải pháp… Trước những yêu cầu duy trì sự biến đổi xã hội Ví dụ: Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là người đầu tiên tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác; đồng thời cũng là người đầu tiên vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, từ đó, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Nhìn chung, các nhà xã hội học đều cho rằng tư tưởng có thể giúp cho xã hội giữ nguyên trạng thái hoặc biến đổi cho thích ứng với những chuẩn mực xã hội mới Những xung đột xã hội: Theo Karl Marx đã từng coi rằng xung đột giữa các giai cấp là nguồn gốc tạo nên những biến đổi xã hội, tạo nên sự chuyển biến xã hội từ giai đoạn lịch sử này sang giai đoạn lịch sử khác (Macionis 2008:634 - 635) Trên thực tế có ba loại xung đột quan trọng tạo nên biến đổi xã hội dưới nhiều 3 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 chiều cạnh khác nhau đó là xung đột giai cấp; xung đột chủng tộc và xung đột tộc người; xung đột giới Thay đổi dân số: Sự gia tăng hay suy giảm dân số đều có thể tạo ra những biến đổi xã hội Mặc dù một số quốc gia như Nhật Bản: “Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này thì cả đất nước sẽ biến mất”, bà Masako Mori phát biểu trong một cuộc phỏng vấn hôm 28-2 ở Tokyo, sau khi Nhật Bản công bố số lượng trẻ sơ sinh chào đời trong năm 2022 thấp kỷ lục - họ đang lo ngại sự suy giảm dân số của đất nước họ, mối lo chính hiện nay của nhân loại là sự gia tăng dân số.Vào hôm 29/12, Cục Thống kê Dân số Mỹ cho biết dân số toàn cầu sẽ đạt mức 7,9 tỷ người vào ngày đầu tiên của năm 2023, tăng 73,7 triệu người so với một năm trước đó Và theo ước tính của Liên Hợp Quốc, dân số loài người có thể đạt 8,5 tỷ vào năm 2030, 9,7 tỷ vào năm 2050 và đạt đỉnh khoảng 10,4 tỷ trong những năm 2080 và duy trì ở mức đó cho đến năm 2100 Sự gia tăng dân số thế giới phản ánh những biến đổi lớn lao trong nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội như: sức khỏe con người, tuổi thọ tăng, … Tuy nhiên sự gia tăng dân số tạo nên thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai Một trong những thách thức to lớn nhất là 1,2 tỷ người đang sống trong tình trạng nghèo khổ và hơn 1 tỷ người trưởng thành mù chữ (UNFPA 2011) Cùng với tăng và giảm dân số, việc di cư cũng là nhân tố tạo nên những biến đổi xã hội Những dòng di cư từ nông thôn ra đô thị, từ thành phố này đến thành phố khác, từ vùng này qua vùng khác, … đang tạo nên những biến đổi xã hội trên nhiều mặt Đó là sự mở rộng nhiều thành phố, sự thay đổi cấu trúc dân cư của các cộng động nông thôn (Macionis 2008:636) 3 Đặc điểm của biến đổi xã hội Theo quan điểm của John Macionis biến đổi xã hội có bốn đặc điểm sau đây: Đầu tiên, biến đổi xã hội diễn ra liên tục Các khía cạnh khác nhau của thiết chế xã hội và cấu trúc xã hội không ngừng thay đổi theo thời gian Thứ hai, biến đổi xã hội có thể được đặt kế hoạch trước, cũng có thể không có dự tính trước Chẳng hạn những chương trình phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra và những và được thực thi tạo nên những biến đổi của các khía cạnh cấu trúc xã hội và thiết chế xã hội có thể dự tính trước Tuy nhiên những biến đổi không dự tính được cũng xuất hiện vô vàn trong cuộc sống của chúng ta, khi tạo ra mạng internet chắc tác giả của nó cũng chẳng dự đoán được những thay đổi trên hầu hết các khía cạnh của cuộc sống mạng internet đã mang lại cho con người Thứ ba, biến đổi xã hội thường gây ra tranh cãi Những tranh cãi về biến đổi xã hội thường xuất hiện rất phổ biến đến từ sự thay đổi cấu trúc xã hội đến sự thay đổi cách ăn mặc luôn có những ý kiến trái ngược nhau 4 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Thứ tư, có những biến đổi xã hội có ý nghĩa lớn hơn những biến đổi khác Nếu việc thay đổi mốt thời trang của một nhóm người nào đó chỉ là một biến đổi xã hội mang ý nghĩa không lớn thì việc tạo ra máy tính và mạng internet làm thay đổi toàn bộ thế giới Từ đó có thể nhận ra rằng biến đổi xã hội khác nhau ở các xã hội khác nhau, mỗi xã hội đều có trình độ phát triển, đặc điểm văn hóa, hệ thống tư tưởng chuẩn mực khác nhau Nhưng đặc điểm của một xã hội luôn không ngừng vận động, phát triển theo xu hướng riêng của nó; Biến đổi xã hội xảy ra ở thời gian, địa điểm khác nhau, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng xã hội và tác nhân tác động đến biến đổi xã hội mà ở từng xã hội khác nhau, biến đổi xã hội sẽ xảy ra ở thời gian, địa điểm khác nhau; Biến đổi xã hội có tính kế hoạch và phi kế hoạch: có những biến đổi xảy ra do con người lên kế hoạch và dự tính được những thay đổi của nó như việc hoạch định những dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các đô thị Cũng có những biến đổi xảy ra mà không được lên kế hoạch, dự đoán từ trước như những biến đổi xã hội do tự nhiên, biến đổi do sáng tạo ra mạng internet, … 4 Hiện đại hóa, toàn cầu hóa 4.1 Hiện đại hóa Về khái niệm, theo quan niệm của Laurence Basirico, Barbara G.Cashion, và J Ross Eshleman (2012) thì hiện đại hóa là quá trình các nước tiền công nghiệp chuyển thành các xã hội đô thị với tỷ lệ sinh thấp, nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt hơn,nhà cửa được cải thiện và chừng mực nào đó có các loại xa xỉ phẩm Hiện đại hóa có thể được hiểu là việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại, những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến ứng dụng vào quá trình sản xuất và quản lý kinh tế xã hội Hiện đại hóa thường có bốn đặc điểm chính Thứ nhất, hiện đại hóa là sự suy tàn của các cộng đồng nhỏ mang tính truyền thống: Thực tế ở Việt Nam, trong hàng nghìn năm lịch sử, làng là một cộng đồng tụ cư quan trọng Đó là nơi mỗi người dân có thể sống trọn cả cuộc đời mình bởi làng có đầy đủ cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục văn hóa, tín ngưỡng để đảm bảo cuộc sống cho nhân dân Trần Đình Hượu nhận xét rằng cư dân làng có thể dựa vào thiết chế làng, tinh thần cộng đồng làng, tình cảm làng để sống mà không phải vươn ra ngoài ranh giới của làng Thứ hai, hiện đại hóa là sự mở rộng lựa chọn cá nhân: Trong các xã hội truyền thống, người ta coi cuộc sống của họ bị chi phối bởi các lực lượng siêu nhân, siêu nhiên nhu chúa trời,th linh, số phận Khi mà sức mạnh truyền thống bị suy giảm ,người ta coi cuộc sống của họ là một chuỗi bất tận những lựa chọn Chuỗi bất tận những lựa chọn này được nhà xã hội học Berger gọi là chủ nghĩa cá nhân 5 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Thứ ba, sự đa dạng xã hội chủ nghĩa đang được gia tăng: Trong các xã hội truyền thống,những ràng buộc gia đình chặt chẽ và niềm tin tôn giáo mạnh mẽ đã tạo nên sự rập khuôn và không khuyến khích sự đa dạng và thay đổi Hiện đại hóa thúc đẩy quan điểm khoa học duy lý, đồng thời với việc cái truyền thống mất đi, đã giúp cho mỗi người ngày càng có nhiều sự lựa chọn các nhân Thứ tư, sự định hướng tương lai và sự quan tâm đối với thời gian: Trong các xã hội tiền công nghiệp, cách sống của con người thường theo khuôn mẫu đã có trong quá khứ Ngược lại trong xã hội hiện đại người ta thường nghĩ nhiều hơn đến tương lai Con người trong xã hội hiện đại không chỉ nhìn về tương lai mà còn lạc quan rằng các sáng chế ,phát minh và phát hiện mới sẽ cải thiện cuộc sống của mình 4.2 Toàn cầu hóa Về khái niệm, một số tác giả hiểu rằng: Toàn cầu hóa là quá trình nói đến những thay đổi toàn cầu, qua đó các xã hội, các nền văn hóa, chính trị, kinh tế dịch lại gần nhau hơn, dẫn đến gia tăng sự hội nhập và chuyển đổi đời sống của mọi người trên toàn thế giới (Keely and Marfleet 1998) Về quá trình toàn cầu hóa, theo quan điểm của Thomas L.Friedman thế giới đã trải qua ba giai đoạn của quá trình toàn cầu hóa: Giai đoạn 1.0: Bắt đầu từ khi Columbus mở đường giao thương từ Châu Âu sang châu Mỹ cho đến những năm 1800 Động lực thúc đẩy nằm ở sức ngựa, sức gió, hơi nước và cách sử dụng các sức mạnh đó Các quốc gia, chính phủ là nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa Toàn cầu hóa ở giai đoạn này làm cho thế giới thu nhỏ lại từ kích thước lớn xuống trung bình Giai đoạn 2.0: Giai đoạn từ năm 1800 đến năm 2000 Động lực ở giai đoạn đầu dựa trên việc giảm chi phí giao thông Đến giai đoạn sau dựa trên sự sụt giảm của phí liên lạc Việc giảm sụt này nhờ vào sự phát triển của điện tín, điện thoại , PC, vệ tinh, Nhân tố thúc đẩy là các công ty đa quốc gia, và nền kinh tế toàn cầu ra đời, phát triển do giao dịch và thông tin giữa các lục địa đủ lớn để phát triển thị trường toàn cầu Toàn cầu hóa ở giai đoạn này làm cho thế giới thu gọn kích thước từ cỡ trung bình xuống cỡ nhỏ Giai đoạn 3.0: Sau năm 2000 cho đến nay Đây là giai đoạn toàn cầu hóa có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với 2 giai đoạn trước Động lực là việc cá nhân, các nhóm nhỏ được trao quyền, được tạo điều kiện để cộng tác và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu Với máy tính cá nhân, hệ thống cáp quang và phần mềm xử lý công việc, các cá nhân ở khắp nơi trên thế giới đều có thể vươn ra toàn cầu để hợp tác, cạnh tranh với nhau Toàn cầu 3.0 làm thế giới phẳng ra và co lại từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ 6 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Theo Thomas Friedman đã phân tích, có thể thấy có mười nhân tố làm thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa: - Đầu tiên là nhân tố địa chính trị, ông cho rằng sự sụp đổ của bức tường Berlin, sự mở rộng của liên minh châu Âu với đồng tiền chung châu Âu đã tạo ra cơ hội để mọi người sử dụng vốn tri thức của nhau - Thứ hai là nhóm các nhân tố liên quan đến internet, những tiện ích trên internet và công nghệ thông tin Sự lên ngôi của phần mềm Windows, trình duyệt Netscape xuất hiện cho phép mọi người giải mã thông tin của họ Các phần mềm xử lý công việc; Mọi người sử dụng thông tin và phần mềm để sản xuất thông tin rồi tải lên mạng làm cho ai cũng có thể trở thành nhà sản xuất chứ không đơn thuần nhà người tiêu dùng - Cuối cùng là nhóm các nhân tố liên quan đến hệ thống kinh tế: Việc thuê làm bên ngoài là cách để tận dụng mọi tài lực Quá trình chuyển sản xuất ra nước ngoài, cụ thể là việc chuyển sản xuất đến các nước có lực lượng lao động đông - rẻ lại có thị trường tiêu thụ lớn Việc tạo ra các chuỗi cung cấp hàng hóa trên toàn cầu giúp quá trình mua bán diễn ra liên tục 5 Liên hệ một số sự biến đổi xã hội Việt Nam hiện nay Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã, đang và sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử, trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau sự biến đổi xã hội cũng có sự khác nhau Sự biến đổi này nó phong phú đa dạng biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Đầu tiên là sự hình thành nhận thức mới về lĩnh vực xã hội và chính sách xã hội trong quản lý: mục đích trực tiếp phát triển kinh tế và mục đích sâu xa là phát triển con người - nguồn lực quan trọng và quyết định nhất của phát triển xã hội Đầu tư cho các vấn đề xã hội để giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cư, phát triển giáo dục, y tế, các dịch vụ xã hội và phúc lợi công cộng mọi chính sách phải hướng tới phục vụ lợi ích và phát triển các tiềm năng sáng tạo của con người, con người là mục tiêu và là động lực của đổi mới và phát triển, do đó con người trở thành tiêu điểm của mọi chính sách Đây là định hướng nhân văn của phát triển xã hội Sự biến đổi cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế thị trường dẫn đến biến đổi cơ cấu xã hội: Cơ cấu kinh tế cũng thay đổi mà Việt Nam gọi là "chuyển dịch" Trong cơ cấu đó, nông nghiệp giảm đáng kể tỷ trọng, công nghiệp hướng nhiều vào các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, lao động trí óc, chất xám gia tăng tỷ lệ, hàm lượng của nó trong các sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra Thương mại, dịch vụ ngày càng được chú trọng Đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu tổng thể nền kinh tế và cơ cấu trong nội bộ một ngành kinh tế, cơ cấu vùng, miền, địa phương, phù hợp với khả năng, thế mạnh từng nơi, từng loại hình đồng thời chú trọng đến cả tiềm lực 7 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 của sản xuất - kinh doanh ở nước ngoài do những cá nhân và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện Từ đó cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động, bố trí nguồn lực lao động cũng thay đổi trên cơ sở phân công lao động xã hội mới Biến đổi cơ cấu xã hội còn có hiện tượng phân tầng xã hội, diễn ra trong chỉnh thể hệ thống cơ cấu mà cũng diễn ra trong từng bộ phận, từng tiểu hệ thống Sự biến đổi về các thiết chế, thể chế xã hội và các quan hệ xã hội: Ngày nay, thiết chế xã hội này đã biến đổi, vừa bảo tồn và phát huy được các giá trị tốt đẹp, vừa có những thay đổi cho hợp với yêu cầu phát triển mới, trong đó có cả tác động của tiếp biến văn hoá do mở cửa, hội nhập quốc tế, thông tin toàn cầu, các quá trình dân chủ hoá, công nghiệp hoá và đô thị hoá tác động và ảnh hưởng Sự biến đổi về nhu cầu và lối sống: So với thời trước đổi mới mà bình quân có nghĩa là chia đều sự nghèo khổ, những năm qua người dân thuộc nhiều đối tượng khác nhau đã có sự tăng tiến rõ rệt về nhu cầu, do đó cũng có những biến đổi mạnh mẽ về lối sống Đó là sự biến đổi xã hội quan trọng, với những biểu hiện sau: Từ nhu cầu vật chất hướng sang nhu cầu tinh thần, văn hoá tinh thần, nhu cầu phát triển các thuộc tính của nguồn nhân lực : thể lực, tâm lực, trí lực, … Bên cạnh những nhân tố lành mạnh, thì xuất hiện những lệch lạc trong lối sống: hưởng thụ quá mức, thực dụng, thờ ơ với xã hội, suy đồi đạo đức, đạo đức giả, đặc biệt là thói cơ hội - quan liêu của những quan chức và công chức bị thoái hóa trong bộ máy chính quyền PHẦN KẾT LUẬN Từ những nghiên cứu trên, ta có thể thấy biến đổi xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc dự báo xu hướng vận động, phát triển của xã hội, từ đó có những cơ sở trong xây dựng và hoạch định các chính sách xã hội phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước Ngoài việc tiếp tục duy trì và hoàn thiện hơn những mặt mạnh của biến đổi xã hội đối với sự phát triển của đất nước, của xã hội, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cũng phải đưa ra biện pháp khắc phục những điểm yếu, những khuyết điểm do biến đổi xã hội mang lại, ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới 8 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 phát minh làm thay đổi thế giới (2022, 1 12) Truy cập từ VTC news-Hơi thở cuộc sống: https://vtc.vn/10-phat-minh-lam-thay-doi-the-gioi- ar656764.html An Bình (2022, 12 30) Dân số thế giới sẽ cán mốc 7,9 tỷ người vào ngày đầu tiên của năm 2023 Truy cập từ Tạp chí tri thức trực tuyến Zing news: https://zingnews.vn/dan-so-the-gioi-se-can-moc-7-9-ty-nguoi-vao-ngay- dau-tien-cua-nam-2023-post1389523.html Ánh, V (2023, 4 9) Người dân Thổ Nhĩ Kỳ bị sốc tâm lý nghiêm trọng sau động đất Truy cập từ VTV Báo điện tử News: https://vtv.vn/the-gioi/nguoi- dan-tho-nhi-ky-bi-soc-tam-ly-nghiem-trong-sau-dong-dat- 20230409120952186.htm Hậu, G T (2018, 7 26) C.Mác - Nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại Truy cập từ Tạp chí điện tử-Lý luận chính trị: http://www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly- luan/item/2591-cmac-nha-tu-tuong-vi-dai-cua-nhan-loai.html Hương, N (2023, 3 10) Tìm hiểu công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Truy cập từ Luật Việt Nam: https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/cong-nghiep-hoa- hien-dai-hoa-la-gi-883-93274-article.html Phán, T N (2002) Giáo trình Xã hội học đại Hà Nội: NXB Lao động Xã hội Phương, U (2023, 3 6) Nhật Bản sẽ 'biến mất' nếu không kìm hãm sự suy giảm tỉ lệ sinh Truy cập từ Tuổi trẻ online: https://tuoitre.vn/nhat-ban-se-bien- mat-neu-khong-kim-ham-su-suy-giam-ti-le-sinh- 20230306092425352.htm 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w