1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận giữa kỳ chủ đề hạn chế của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số trong tiếp cận giáo dục và việc làm nghiên cứu tại 3 tỉnh yên bái, hà giang và điện biên

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA LỊCH SỬ************************BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲCHỦ ĐỀ:Hạn chế của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tro

lOMoARcPSD|39107117 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ************************ BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ CHỦ ĐỀ: Hạn chế của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số trong tiếp cận giáo dục và việc làm Nghiên cứu tại 3 tỉnh Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên Giảng viên : PGS.TS Nguyễn Trường Giang Học phần : Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Sinh viên : Đỗ Thị Thanh Huyền Mã sinh viên : 22031689 Ngành học : K67 - Văn Hóa học Hà Nội, tháng 11 năm 2023 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Lời cảm ơn Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn đã đưa môn học Văn hóa các dân tộc thiểu số vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Thầy Nguyễn Trường Giang đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Văn hóa các dân tộc thiểu số của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này Bộ môn Văn hóa các dân tộc thiểu số là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! 2 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 1 Tính cấp thiết của vấn đề 4 2 Kết cấu của đề tài 5 NỘI DUNG 5 Chương 1: Cơ sở lý luận về những khó khăn và rào cản về tiếp cận giáo dục, việc làm của thanh thiếu niên 3 tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên 5 1 Một số vấn đề lý luận 5 1.1 Một số khái niệm 5 1.2 Một số chính sách của nhà nước 8 2 Thực tiễn và sự tác động 10 2.1 Thực tiễn 10 Chương 2: Thực trạng và những hạn chế của thanh thiếu niên tại 3 tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên khi tiếp cận với giáo dục và việc làm 11 1 Thực trạng tiếp cận giáo dục và việc làm của sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số 11 2 Những hạn chế mà thanh thiếu niên ĐBDTTS nói chung cũng như học sinh DTTS thuộc 3 tỉnh nói riêng đang gặp phải trong quá trình tiếp cận giáo dục và việc làm 12 2.1 Nhân tố bên ngoài 12 2.2 Nhân tố bên trong 16 3 Vấn đề việc làm của thanh thiếu niên vùng DTTS 18 3.1 Cơ hội 18 3.2 Lời kết 22 Chương 3: Kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu những hạn chế về tiếp cận giáo dục, việc làm của thanh thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số 22 1 Sự cần thiết phải đưa ra giải pháp hạn chế 22 2 Kiến nghị nhằm giảm thiểu những hạn chế về tiếp cận giáo dục, việc làm của thanh thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số 23 2.1 Về giáo dục 24 2.2 Về vấn đề việc làm 25 KẾT LUẬN 26 Tài liệu trích dẫn 27 3 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của vấn đề Giáo dục đào tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đất nước, vừa là chìa khóa vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và đặc biệt là nâng cao nhận thức của con người Nhận thấy điều đó nên các chính sách về giáo dục và đào tạo(GD&ĐT) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt và đây cũng là quốc sách hàng đầu của nước ta Nhất là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số(DTTS), việc phát triển giáo dục được coi là nhiệm vụ chiến lược, xác định bởi Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa các vùng dân tộc sớm thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, tiến tới công bằng trong xã hội Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước đã và đang nỗ lực thực thi hàng loạt chủ trương, chính sách GD&ĐT nhằm xây dựng đội ngũ lao động, tri thức là người dân tộc thiểu số Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban dân tộc (UBDT) gần đây, nguồn nhân lực vùng DTTS còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng Tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp không những trở nên phổ biến mà ngày càng tăng cao và tỷ lệ học sinh thuộc nhóm đồng bào dân tộc thiểu số(ĐBDTTS) được tiếp xúc với giáo dục bậc cao còn rất thấp Do vậy mà đã hình thành khoảng cách trong giáo dục giữa các vùng miền rất lớn Nhưng trong thực tế, việc tiếp cận với hệ thống giáo dục hiện nay ở các vùng miền có sự khác nhau Tỉ lệ học sinh ở các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nạn bỏ học cao hơn so với các vùng kinh tế trọng điểm và các khu đô thị Vậy nên ở bài tiểu luận này em xin phép được đi vào tìm hiểu thực trạng cũng như những khó khăn, rào cản trong việc tiếp cận giáo dục và giáo dục bậc cao đối với học sinh DTTS Cũng qua đó, có được những đánh giá cơ bản đối với việc thực thi chính sách của Nhà nước ở địa phương một cách phù hợp với điều kiện địa lý, không gian xã hội đặc thù của của địa phương Từ đó, đưa ra phản ánh những tồn tại, góp phần đưa ra khuyến nghị, đề xuất giúp các nhà quản lý giáo dục, các nhà làm chính sách, các cấp chính quyền có những biện pháp cụ thể, phù hợp và hiệu quả hơn nữa cho giáo dục cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở vùng DTTS khu vực ở Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên 4 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 2 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về những khó khăn và rào cản về tiếp cận giáo dục, việc làm của thanh thiếu niên 3 tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên Chương 2: Thực trạng và những bất cập của thanh thiếu niên tại 3 tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên khi tiếp cận với giáo dục và việc làm Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu những khó khăn và rào cản về tiếp cận giáo dục, việc làm của thanh thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về những khó khăn và rào cản về tiếp cận giáo dục, việc làm của thanh thiếu niên 3 tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên 1 Một số vấn đề lý luận 1.1 Một số khái niệm Dựa vào bài nghiên cứu “Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số” của tác giả Nguyễn Trường Giang và tác giả Nguyễn Thu Hương, nhóm tác giả đã đi sâu tìm hiểu về “nguồn nhân lực” và “phát triển nguồn nhân lực” Dựa trên hai khái niệm, định nghĩa đó cũng như mục tiêu mà bài nghiên cứu trên, ở đây em xin phép được bổ sung thêm phần tóm tắt cơ bản của các khái niệm về “dân tộc thiểu số” và “tiếp cận giáo dục” để tìm hiểu sâu hơn góc độ phân tích mà báo cáo em muốn hướng đến 1.1.1 Khái niệm dân tộc thiểu số Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số (dân tộc đa số có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia) trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vùng DTTS là địa bàn có phần đa các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 5 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Ta được biết Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 53 DTTS, chiếm 14,7% dân số cả nước, cư trú trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố (Tổng cục Thống kê 2020), chủ yếu các nhóm DTTS phân bố ở các vùng trung du và miền núi có địa hình khó khăn và khí hậu khắc nghiệt 1.1.2 Tiếp cận giáo dục Tiếp cận giáo dục là việc học sinh có cơ hội bình đẳng và công bằng được đi học, được giáo dục Có rất nhiều yếu tố có thể làm giảm đi khả năng tiếp cận giáo dục như: chủng tộc, tôn giáo, giới tính, khuynh hướng tình dục, khuyết tật, khả năng trí tuệ, kết quả học tập trong quá khứ, tình trạng giáo dục đặc biệt, khả năng ngoại ngữ và thu nhập gia đình hoặc trình độ học vấn, vị trí địa lý hoặc cơ sở vật chất của trường học Đặc biệt, đối với cộng đồng các DTTS, họ thường phải đối mặt với nhiều rào cản hơn so với những người mà tiếng mẹ đẻ của họ là ngôn ngữ phổ thông Người DTTS phải học quốc ngữ để hòa nhập vào xã hội1, không chỉ vậy, ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố cần thiết để phát triển được trong xã hội ngày nay Từ góc độ quyền giáo dục, Tomasevski - cựu Báo cáo viên của Liên hợp quốc về Quyền giáo dục đã phát triển khung cấu trúc 4-A (Tomasevski 2001)2 như sau: i Sự sẵn có(Availability): sẵn có về số lượng và có cơ sở hạ tầng, tài liệu giảng dạy phù hợp và có đội ngũ giáo viên được đào tạo ii Khả năng tiếp cận(Accessibility): Tất cả mọi người đều phải được tiếp cận với các cơ sở giáo dục và các chương trình mà không bị phân biệt đối xử, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương nhất iii Khả năng chấp nhận(Acceptability): Nội dung và hình thức, phương pháp giáo dục cần phù hợp và có chất lượng đảm bảo; nội dung giáo dục phải phù hợp về văn hóa, có chất lượng tốt và không có sự phân biệt iv Khả năng thích ứng(Adaptability): Giáo dục phải cải tiến phù hợp với những nhu cầu liên tục thay đổi của xã hội và các thách thức về bất bình đẳng (người DTTS, người khuyết tật) Giáo dục phải đáp ứng nhu cầu của học sinh trong những môi trường xã hội và văn hóa đa dạng 1 (Dekker và cộng sự 2005) 2 https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/340428/CVv468V8S32022290.pdf 6 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Ngoài ra ta có thể tham khảo thêm về khái niệm “giáo dục” Giáo dục được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp, hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai Xuất phát từ đặc điểm này, em muốn tìm hiểu khía cạnh tiếp cận giáo dục và đào tạo các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Dưới đây là vài nét khái quát về hệ thống chính sách liên quan đến giáo dục và đào tạo của Nhà nước và chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số 1.2 Một số chính sách của nhà nước 1.2.1 Chính sách liên quan đến giáo dục và đào tạo: Về nhóm chính sách tác động trực tiếp, phải kể đến các chính sách giáo dục và đào tạo, như: - Chính sách xây dựng và phát triển hệ thống các trường phổ thông nội trú: là vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc và miền núi, là trường đào tạo nguồn cán bộ - Chính sách cử tuyển học sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: nhằm đáp ứng yêu cầu về cán bộ là người dân tộc thiểu số tại địa phương - Chính sách ưu tiên điểm đối với học sinh thi đại học, cao đẳng: tạo điều kiện để học sinh theo tiếp lên các hệ cao đẳng và đại học - Chính sách hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo đi học tại các xã đặc biệt khó khăn: hỗ trợ & thu hút con em các dân tộc thiểu số đến trường - Đề án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn: như các dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng, hỗ trợ cho các cháu đi học mẫu giáo, học sinh phổ thông thuộc hộ nghèo được học bán trú - Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên - Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững: tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề và ngoại ngữ để hỗ trợ và tổ chức cho người dân tham gia xuất khẩu lao động 1.2.2 Chính sách đào tạo nghề Tiếp đó là nhóm chính sách đào tạo nghề Có thể kể đến: - Chính sách dạy nghề cho học sinh, sinh viên DTTS (Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg, ngày 31-10-2005, của Thủ tướng Chính phủ) 7 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 - Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người DTTS (Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg, ngày 11-11-2013, của Thủ tướng Chính phủ) - Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Quyết định số 971/QĐ-TTg, ngày 7-1-2015, của Thủ tướng Chính phủ) - Chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục (Nghị định số 49/2015/NĐ-CP, ngày 15-5-2015, của Chính phủ) - Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên DTTS (Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, ngày 2-10-2015, của Chính phủ) -… Có thể nói, những chính sách hỗ trợ này bao phủ cho tất cả các đối tượng người lao động Đối với lao động là người DTTS, khi tham gia học nghề sẽ được hỗ trợ hoàn toàn chi phí đào tạo, tiền ăn (kể cả tiền ăn trong những ngày nghỉ học theo quy định), tiền đi lại, tiền thuê nhà, tiền mua đồ dùng cá nhân trong thời gian học nghề Sau khi học nghề sẽ được giải quyết việc làm ngay tại doanh nghiệp và tiếp tục được hỗ trợ tiền thuê nhà… 1.2.3 Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm Cuối cùng là những chương trình, hoạt động liên quan đến chính sách hỗ trợ để giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số, như: - Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 “Về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” Phạm vi điều chỉnh là quy định chính sách hỗ trợ về đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, định mức lao động, tiền thuê đất, nguồn vốn hỗ trợ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan đến việc tổ chức thực hiện chính sách này - Thông tư 58/2017/TT-BTC hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính cho tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn về chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo nghề ngắn hạn, tiền thuê đất cho các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người DTTS cư trú hợp pháp trên địa bàn tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo quy định tại Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 64/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg Đối tượng áp dụng của Quyết định, Thông tư nói trên, gồm: Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, 8 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 lâm, thủy sản do Nhà nước làm chủ sở hữu; Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; Hợp tác xã; các doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) 2 Thực tiễn và sự tác động 2.1 Thực tiễn Tiếp cận giáo dục phổ thông của học sinh dân tộc thiểu số là một nội dung quan trọng trong chính sách dân tộc của 3 tỉnh Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên Qua những nghiên cứu với số liệu cụ thể của bài nghiên cứu“ Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số” ta có thể thấy rằng: mặc dù nhà nước đã thực thi hàng loạt chính sách ưu tiên, tạo nguồn, xây dựng đội ngũ lao động, trí thức là người dân tộc thiểu số Nhưng có vẻ như trên thực tế những chính sách ấy lại không mấy hiệu quả đối với các học sinh, các thanh thiếu niên thuộc nhóm DTTS khu vực Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên, bởi tỷ lệ học sinh ĐBDTTS bỏ học rất cao và đang ngày càng tăng cao 2.2 Sự tác động Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ bỏ học của học sinh vùng DTTS tăng cao trong những năm gần đây và hiện trạng thanh thiếu niên ĐBDTTS gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm Hạn chế không chỉ là do vấn đề về văn hóa, địa lý tự nhiên mà còn do yếu tố con người tác động Chương 2: Thực trạng và những hạn chế của thanh thiếu niên tại 3 tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên khi tiếp cận với giáo dục và việc làm 1 Thực trạng tiếp cận giáo dục và việc làm của sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số Theo nghiên cứu và cũng như theo bản báo cáo “Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số”, tính đến năm 2009, tỷ lệ người không biết đọc, biết viết trong tổng số dân từ 15 tuổi trở lên vùng miền núi phía Bắc là 12,7% Mặt khác, tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học vẫn rất phổ biến ở vùng dân tộc và khu vực miền núi 9 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Hiện tượng học sinh bỏ học diễn ra rất phổ biến Đáng chú ý là tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số qua các bậc học giảm dần khi các cấp học tăng lên Cũng qua bài báo cáo, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng xu hướng chung ở khu vực miền núi phía Bắc là: bậc học càng cao thì tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số lại càng thấp Không những vậy, hiện tượng thanh thiếu niên không có việc làm cũng rất cao, đặc biệt là công việc phát triển ở địa phương Từ số liệu cụ thể trong bài nghiên cứu, ra có thể thấy rằng: tình hình học sinh bỏ học có vẻ như không đi đôi với mức độ ưu đãi, hỗ trợ từ các chính sách Không chỉ vậy, thanh thiếu niên người DTTS không còn đi học nói chung có tỷ lệ kiếm được công việc ổn định cũng rất thấp Vậy nguyên nhân là do đâu? Dưới đây sẽ là phần khó khăn và rào giải đáp phần nào cho câu hỏi ấy 2 Những hạn chế mà thanh thiếu niên ĐBDTTS nói chung cũng như học sinh DTTS thuộc 3 tỉnh nói riêng đang gặp phải trong quá trình tiếp cận giáo dục và việc làm 2.1 Nhân tố bên ngoài Theo đánh giá gần đây nhất của UBDT thì nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi còn “thiếu về số lượng, yếu kém về chất lượng,” đặc biệt chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc và miền núi còn hạn chế (Đề án 2011) 2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường giáo dục i Thứ nhất là hạn chế từ giáo viên Đa số giáo viên trong trường là người Kinh, hoặc thuộc tộc người DTTS chiếm phần đông tại địa phương Tỷ lệ giáo viên DTTS ít người cũng chỉ chiếm khoảng 10% tổng số giáo viên cơ hữu (chính thức) của các trường Nên giáo viên cũng như các em học sinh sẽ gặp những trở ngại vô cùng lớn như: bất đồng ngôn ngữ, bất đồng giao tiếp, sắc thái khác biệt văn hóa và tâm lý tộc người Giáo viên không biết tiếng của học sinh DTTS là yếu tố tác động tiêu cực đến quyết định cho con đi học Ở cấp tiểu học, học sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập vì giáo viên không biết tiếng địa phương và học sinh thì có hạn chế trong khả năng tiếng Việt Vì vậy, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn Thực tế, các giáo viên tại các bản làng cũng được hướng dẫn, đào tạo tiếng DTTS ở mức độ giao tiếp cơ bản nhằm hỗ trợ cho công tác giảng dạy Tuy nhiên, hiệu quả của việc này chưa cao, giáo viên không đủ khả năng sử dụng tiếng địa phương nói chung và tiếng DTTS nói riêng trong hoạt động giảng dạy nhằm hỗ trợ, giải thích cho học sinh DTTS Thêm vào đó, 10 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 khu vực DTTS vẫn còn thiếu nguồn giáo viên chất lượng cao Khoảng cách từ trung tâm đến các điểm trường ở thôn bản rất ra, nhiều giáo viên phải di chuyển một quãng đường dài để đến các điểm trường Bên cạnh đó, chính sách thu hút giáo viên giỏi về giảng dạy tại các vùng sâu vùng xa chưa thực sự hấp dẫn Chính vì vậy mà các em học sinh thuộc tộc người thiểu số chiếm phần ít sẽ có cảm giác bị mặc cảm, khó mở lòng, ngại giao tiếp hoặc cũng có thể là cảm giác khó hòa nhập với môi trường này Vì phần đông giáo viên là người Kinh, vậy nên khó tránh khỏi giáo viên người Kinh có những định kiến nhất định về người dân tộc thiểu số Ta chưa xét đến tính đúng - sai về bản chất nhưng khi kết hợp với yếu tố: giáo viên người Kinh lên vùng cao dạy chỉ hai đến ba năm, sau đó sẽ qua địa bàn khác hoặc về xuôi làm công tác giảng dạy Như vậy giáo viên ở lại thời gian ngắn, chưa kịp quen và hiểu thêm về học sinh, chưa hiểu rõ phong tục tập quán, chưa biết nhiều tiếng địa phương đã chuyển trường, thật không tránh khỏi những định kiến, suy nghĩ sai lệch về người và tộc người DTTS Yếu tố đó cũng khiến học sinh bỡ ngỡ, phải làm quen giáo viên mới lại từ đầu, càng kéo dài khoảng cách giữa thầy - trò; khoảng cách giữa văn hóa vùng miền, tộc người Thêm một lý do khác, chủ yếu giáo viên trong lớp thường giảng dạy theo hướng tập trung vào tập thể khối học sinh, không giao tiếp với từng cá nhân học sinh Nguyên do cũng một phần từ mức độ ý thức và nhạy cảm của giáo viên trước những tương tác tộc người trong một lớp học đa dân tộc như vậy chưa cao Cũng có lẽ bởi vậy mà khó hình thành nên sự gắn kết, thấu hiểu giữa cá nhân và giáo viên, và cũng vì vậy mà yếu tố đa dạng tộc người và văn hoá vốn đã có khoảng cách nay lại càng thêm cách xa hơn Một vấn đề đáng chú ý nữa: trên bản thường gặp tình trạng thiếu giáo viên Thường giáo viên miền xuôi khá quan ngại khi lên miền ngược giảng dạy vì quan ngại địa hình khó khăn, phải xa gia đình, đời sống chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn có, ngại thích nghi môi trường mới, thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt Có trường hợp là do địa hình xa xôi, cách trở, nhịp sống vùng cao ít sôi động hơn so với đồng bằng, kết hợp với tâm lý buồn chán, nhiều người không làm chủ được đã sa vào nghiện hút và bị thải hồi ii Thứ hai là hạn chế về cơ sở vật chất trong trường học Hạn chế về cơ sở vật chất dạy học: Dù đã có sự đầu tư của chính phủ về mạng lưới trường học, điểm trường và cơ sở vật chất, tại khu vực DTTS của 3 tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Yên Bái vẫn còn thiếu trang thiết bị dạy và học Tỷ lệ phòng học kiên cố ở các điểm trường nằm trong khu vực DTTS vẫn còn khá 11 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 thấp Nhiều trường tiểu học thiếu cơ sở vật chất như phòng học, căng tin, bếp ăn, nhà bán trú, công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh DTTS 2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng từ môi trường sống i Về yếu tố tự nhiên Vì địa hình tự nhiên khó khăn, thời tiết khắc nghiệt và nếu muốn tới trường thì các em học sinh phải vượt qua khoảng cách tương đối xa đến trường Một số vùng khi còn ở cấp tiểu học và cấp 2, trường không quá xa thì các em có thể dễ dàng từ từ thích nghi Nhưng khi lên cấp THPT thì khoảng cách tới trường rất xa (7km đến 10km), chưa kể phương tiện đi lại có thể có có thể không, và nếu có thì cũng di chuyển khá khó khăn do địa hình bất lợi Như ở khu vực Yên Bái tuy thuận lợi là có đường nhựa nhưng địa hình dốc, lúc đi có thể bằng xe đạp, lúc về phải dắt bộ; hay ở khu vực Điện Biên, không có đường nhựa, gặp trời mưa to, các em không đến được trường do đường đất trơn ii Về yếu tố gia đình Kinh tế hộ gia đình chủ yếu là từ nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi tự cấp tự túc, chật vật để kiếm sao cho đủ bữa, vậy nên nguồn kinh tế người DTTS khu vực này rất eo hẹp khiến cho các bậc phụ huynh thường bận bịu việc lo kiếm thêm thu nhập, ít để tâm đến con cái, khiến cho việc cho con em đến trường không phải là một ưu tiên đối với họ Nhiều học sinh DTTS thường nghỉ học trung học cơ sở, và trung học phổ thông để tham gia sản xuất cùng gia đình, cũng có nhiều em học sinh phải nghỉ học ở nhà để trông em vì bố mẹ đi làm xa Mặt khác, hình thức ‘bán trú dân nuôi’ ở bậc phổ thông cơ sở vẫn cần các gia đình góp gạo và thêm tiền cho con vì học xa nhà, nhiều hộ gia đình không thể kiếm đủ để chu cấp cho con, dẫn đến việc phụ huynh cho con nghỉ học sớm Những trường hợp như vậy khá phổ biến ở Điện Biên Đông Những tồn tại hạn chế chủ yếu do điều kiện kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS và miền núi còn lạc hậu, giao thông đi lại chưa thuận lợi, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, trẻ em phải tham gia các hoạt động kinh tế giúp đỡ gia đình ngay từ khi còn rất sớm iii Hạn chế từ khoảng cách văn hóa tộc người 12 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Khoảng cách văn hóa3 tộc người không chỉ vô tình tạo ra khác biệt tộc người giữa học sinh các nhóm dân tộc thiểu số, mà còn tạo điều kiện cho sự tách biệt, khó hòa hợp với môi trường học tập iv Hạn chế từ nhận thức và phong tục tập quán Nhận thức và phong tục tập quán cũng là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi học của học sinh DTTS Về phong tục tập quán, tỷ lệ kết hôn cận huyết vẫn còn tồn tại, thậm chí tồn tại với tỷ lệ cao, hay do tình trạng tảo hôn quá sớm Phong tục của người H'mông, người Dao hay người Pà Thẻn thường dựng vợ gả chồng từ 14 -15 tuổi và điều này được thôn bản công nhận là “hợp thức” so với phong tục tập quán truyền thống địa phương Lý do có thể là cần thêm nguồn lao động, hay những chàng trai muốn chứng tỏ mình đã “trưởng thành”, Như vậy trẻ em sinh ra khi cha mẹ vẫn ở trong độ tuổi chưa phát triển hoàn thiện đầy đủ về tâm sinh lý dẫn đến hiện tượng ‘lại giống’ nên con cái sinh ra có xu hướng hạn chế hơn về khả năng nhận thức Cùng với những hủ tục lạc hậu chưa được bãi bỏ của một số dân tộc, ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất của trẻ, góp phần làm giảm cơ hội được đi học của trẻ em những khu vực đó, nhất là đối với trẻ em gái khi nạn tảo hôn vẫn còn diễn ra Về vấn đề nhận thức, khác hẳn so với những ý kiến cá nhân từ giáo viên người Kinh nhận định, thực tế người dân (phụ huynh và con em họ) đều ý thức khá rõ tầm quan trọng của việc học Phụ huynh họ biết họ thiếu gì, cần gì và khổ cái gì nên họ hoàn toàn nhận thức được vai trò của giáo dục ngày nay, hơn nữa họ vẫn luôn cố gắng cho con em mình được đi học ít nhất là xóa mù chữ, thoát khỏi cảnh dốt nát và hơn thế là viễn cảnh thoát khỏi nghề nông vất vả, khổ nhọc Đơn giản như: đi học biết tính toán để đi làm ăn; hay với nam giới H'mông thì biết chữ còn gắn với nhu cầu thiết thực để lấy bằng lái xe, họ cho rằng có bằng lái xe máy mới đến được các khu vực khác xa hơn, phát triển hơn, mới kết nối với thế giới bên ngoài, tìm kiếm những cơ hội “đổi đời”; hoặc với người phụ nữ, đơn giản hơn thì mong muốn đơn giản học để ‘biết chữ nhận được mặt đồng tiền’ 2.2 Nhân tố bên trong 2.2.1 Hạn chế từ yếu tố giáo dục 3 để hiểu thêm phần này ta có thể tìm đọc “Quá trình tộc người và mối quan hệ dân tộc ở nước ta” của GS Phan Hữu Dật 13 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Sự ‘yếu thế’ về tộc người cùng những khoảng cách tộc người đã dẫn đến tâm lý ‘ngại,’ ít nói, ít phát biểu Vì vậy mà các em học sinh bị giáo viên hiểu nhầm rằng đó là những học sinh học chưa tốt nên ít gọi phát biểu, ít quan tâm đến các em nên dễ khiến các em cảm thấy bị mặc cảm, bị cô lập và cũng dần tự cô lập mình khỏi môi trường học tập ấy Từ những rào cản vốn có, thêm việc giáo viên không khéo trong việc nhắc nhở học sinh, nên có những học sinh khi bị nhắc nhở trực tiếp khiến các em ngại và làm tăng thêm sự mặc cảm vốn có trong lòng Nói đến những rào cản tâm lý sâu sắc, không thể không nhắc đến hiện tượng ‘ma cũ bắt nạt ma mới’, nhất là ở học sinh thuộc các nhóm DTTS ít người, từ các xã ở xa hoặc sâu trong núi ra học, trở thành đối tượng để một số học sinh lớp lớn hơn, thuộc dân tộc đa số hoặc các nhóm DTTS đông người hơn chèn ép, đánh đập Nhiều em bị đánh ở trường nhưng không dám cho gia đình biết vì sợ bị trả thù sau đó Cũng là do thái độ nhượng bộ và tâm lý cảm thấy không có “nơi” nào an toàn để bảo vệ các em, nên các em dễ hình thành trong mình những “bóng ma tâm lý” trong học đường, sợ sệt và dễ có ý định bỏ học Đặc biệt, điều đáng nhắc đến ở đây là thái độ từ phía nhà trường và giáo viên Thay vì tìm phương hướng giải quyết sao cho triệt để nhất, có thể bảo vệ được học sinh DTTS yếu thế hơn, tư vấn tâm lý và làm chỗ dựa tinh thần cho các em học sinh… thì đa số các giáo viên lại khẳng định rằng bạo lực học đường không hiện hữu trong khuôn viên trường lớp họ nên họ không giải quyết Nhà trường và giáo viên có xu hướng nhìn nhận về hiện tượng bạo lực học đường thiên về các hành vi cá nhân, chứ không xem xét các động thái quyền lực ẩn sau đó Cũng chính vì vậy nên các em học sinh đồng bào thiểu số lại càng rõ tinh thần và trạng thái “sợ sệt” khi đến trường, luôn mặc cảm rằng “mình không được chào đón” và không còn ý định bỏ học nữa, thay vào đó là quyết định bỏ học luôn 2.2.2 Hạn chế từ yếu tố con người Nhiều thanh thiếu niên có điều kiện hơn được tiếp xúc với điện thoại khá sớm, không bị kiểm soát từ phía gia đình hay nhà trường, cũng như không làm chủ được bản thân mà đã lạm dụng điện thoại vào nhiều mục đích khác nhau Nhiều học sinh nữ người Thái bị các bạn nam gọi điện làm phiền, không thể tập trung vào việc học; hay thậm chí các bạn có điện thoại còn khoe mẽ, châm chọc,… các bạn khác Những thanh thiếu niên có điều kiện kinh tế gia đình khó hơn, không có điện thoại, cảm thấy ganh tị và cũng đòi hỏi từ bố mẹ một chiếc 14 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 điện thoại cho “đồng bạn đồng bè” Phương thức đòi hỏi khá tiêu cực rằng: dọa nghỉ học hoặc bỏ nhà nếu không được đáp ứng yêu cầu đó Thêm một nguyên do, khu vực Điện Biên, Hà Giang, Yên Bái là khu vực nằm ở miền núi nên không chỉ có đường biên giới giáp các quốc gia mà còn giáp với các tỉnh khác nữa, vậy nên ‘tệ nạn xã hội’ thâm nhập học đường là điều không quá khó hiểu Các tệ nạn như: cờ bạc, nghiện hút như ở học sinh người H'mông, chơi bi-a, điện tử đều thấy có ở học sinh năm cuối cấp 2 người Thái, người H'mông và người Pà Thẻn… Kết hợp với các yếu tố tâm lý và cũng không có sự quan tâm sát sao từ phía gia đình và nhà trường nên khi đã mắc vào những ‘tệ nạn’ này, các em sẵn sàng bỏ học, tụ tập theo nhóm đi chơi 3 Vấn đề việc làm của thanh thiếu niên vùng DTTS 3.1 Cơ hội Mối quan ngại chủ yếu của cả học sinh lẫn phụ huynh là ở khả năng tiếp cận các cơ hội học tập và việc làm, đặc biệt là sau khi tốt nghiệp 3.1.1 Đối với thanh thiếu niên có bằng cấp i Cơ hội việc làm trước mắt Ý thức được tầm quan trọng của việc học, các gia đình luôn khuyến khích, động viên con đi học đều và luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con học tập thật tốt để học tập lên cao, làm việc trong cơ quan nhà nước cấp huyện xã Thế nhưng đó lại rơi vào trường hợp của các gia đình có kinh tế tương đối khá, bố mẹ nói tiếng Kinh tốt và có nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Còn những gia đình có kinh tế kém hơn, họ cũng rất mong muốn con mình có được những điều kiện học tập tốt để “thoát nghèo, thoát khổ” Nhưng thật trớ trêu khi thực tế lại có những rào cản thực sự bất lợi cho họ và đã “quật ngã” ý chí của họ và thậm chí là cả con em họ - những đồng bào vùng DTTS còn khó khăn Trước tiên là những vấn đề từ chính sách nhà nước, về các cơ hội học tập trước mắt Tại ba điểm nghiên cứu Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên đều có trường dân tộc nội trú cấp 2 và cấp 3 Học sinh được tá túc tại trường và được cấp kinh phí ăn ở Chính vì có những quyền lợi như vậy nên có hiện tượng tiêu cực ở khâu truyền thông tin và triển khai thi tuyển Có những nguồn tin cho biết, trường nội trú đa số là con em cán bộ, hãn hữu lắm mới có con em nông dân Vài năm trở lại đây mới xét lấy điểm thi từ cao xuống thấp Trong trường dân tộc nội trú có hệ dự phòng, học sinh thi vào diện này không những không được hưởng chính sách như diện khác mà còn phải đóng học phí hoàn toàn 15 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Vấn đề cử tuyển vào đại học và cao đẳng cũng khiến cho nhiều bậc phụ huynh còn nhiều thắc mắc Khâu xét tuyển theo quy định là rất chặt chẽ, tiến hành qua nhiều bước và hình thức cử tuyển công khai, thế nhưng đa số người dân không được biết thông tin về việc cử tuyển Thậm chí các chỉ tiêu cử tuyển thường rơi vào con cán bộ huyện, xã - những người tiếp cận và nắm giữ thông tin trước nhất, nên họ thường dành những suất này cho con em hay người thân quen Sau này, những người đi học theo dạng cử tuyển, tốt nghiệp xong quay trở lại địa phương và nắm giữ các vị trí trong Ủy ban xã Câu hỏi được đặt ra vậy đây là “cử tuyển con quan” chăng?4 Và liệu cơ hội việc làm đối với thanh thiếu niên đồng bào DTTS liệu có công bằng? Một vấn đề khác, học sinh là con hộ nghèo đang sinh sống trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tiền đi học Theo đó, con em hộ nghèo đi học được tiền trợ cấp nhưng nếu họ không thuộc diện nghèo thì không được xét nhận trợ cấp Điều này thực sự rất khó cho những gia đình có kinh tế không đủ để “nuôi ước mơ” cho con ii Cơ hội việc làm sau này Trong các câu chuyện xoay quanh giáo dục và việc làm tại địa bàn nghiên cứu, xu hướng “có suất, có phần” trở thành điển hình Đúng như câu nói “một người làm quan, cả họ được nhờ”, vậy chẳng phải sẽ không còn cơ hội cho những người không có ai để “dựa dẫm” hay sao? Câu chuyện người Pà Thẻn (Hà Giang) có khuynh hướng muốn xin vào làm các vị trí ‘biên chế’ vì công việc mang tính ổn định, lâu dài, được mức lương cao, có bảo hiểm y tế, hơn nữa là có lương hưu sau khi thôi việc và các gia đình cũng mong muốn thoát khỏi làm “bần/cố nông” Chính vì thế có một số thanh niên sau khi tốt nghiệp có thể xin làm hợp đồng với một số việc hành chính tại địa phương, nhưng lại chỉ có thể làm ở những vị trí lương thấp, tính chất không ổn định Sau một vài tháng thấy không có tiến triển theo mong muốn, gia đình thường chủ động bảo con em thôi việc, và nêu ra quan điểm: ở nhà làm còn “tốt hơn” Nguyên do không phải vì họ không đủ trình độ mà do các vị trí này đã được cán bộ xã “lập trình” trước nên họ cứ theo vậy mà làm, dĩ nhiên “danh sách lập trình” đều là con em hay người thân của cán bộ địa phương Hay như ở Điện Biên, những câu chuyện “chạy việc” cho con (đã tốt nghiệp lớp 12) để vào biên chế nhà nước nhưng đã phải rất tốn kém, thậm chí có nhiều hộ gia đình phải bán hết trâu bò đi mới đủ tiền “chạy việc” 4 không chỉ riêng vùng DTTS miền núi vùng đồng bằng cũng có nhiều trường hợp tương tự Tìm hiểu thêm bài báo “Cử tuyển con quan” - báo Tuổi Trẻ online 16 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 3.1.2 Đối với thanh thiếu niên không có bằng cấp Đối với học sinh thôi học sớm, họ thường phải đối mặt với rất nhiều những rào cản không chỉ từ vấn đề kinh tế, vốn đầu tư, khả năng phát triển và ứng dụng công việc tại địa phương mà còn phải đối mặt với những vấn đề về lương thấp… Có thể thấy rằng, câu chuyện khó khăn “đầu ra” trở thành tâm điểm bức xúc của phụ huynh và học sinh i Chương trình học nghề Đối với thanh thiếu niên lựa chọn phương án học nghề Các công việc cho nam giới như cơ khí, điện lạnh, hàn, sửa chữa điện thoại; hay may mặc, uốn tóc cho nữ giới nhưng những công việc này có vẻ khó phát triển tại địa phương Không chỉ bởi người dân thiếu vốn đầu tư trang thiết bị, không có mặt bằng, tiền thuê cửa hàng; mà hơn nữa nhu cầu tiêu dùng mua bán tại địa phương thấp, chưa trở thành đòi hỏi cấp thiết để tạo ra một dịch vụ ổn định Hay khi nhận thấy công việc sửa chữa xe máy là nghề có thể đem lại lợi nhuận, một số người Dao, người Hmông ở Yên Bái và Điện Biên tự tìm cách ra thành phố học nghề này Quá trình học nghề để thành thạo có thể mất từ chín tháng đến một năm Thế nhưng khó khăn chính với họ là thiếu một số vốn lớn đầu tư cho dụng cụ, thiết bị máy móc cũng như thuê một địa điểm sửa chữa (gần mặt đường) ii Chương trình đào tạo nghề nghiệp Ở Hà Giang, người dân muốn đăng ký, tham gia các chương trình tuyển dụng hướng nghiệp thường vấp phải cản trở bằng cấp Hay ở khu vực Yên Bái, việc đào tạo nghề lại không căn cứ vào thực tế nhu cầu thị trường, có một số chương trình đào tạo nghề (may, thêu, lâm sinh, mộc), người được đào tạo xong không có chỗ để làm hoặc lương quá thấp khiến người lao động bỏ và hướng đến khả năng quay trở về làm nông Công tác hậu kiểm sau đào tạo cũng không hề được chính quyền quan tâm Dường như họ chỉ đào tạo xong rồi để đó, không quan tâm lao động của mình có kiếm được việc làm phù hợp hay không; cũng không cần biết những nội dung đào tạo có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không iii Lựa chọn đi làm ăn xa Một xu thế khác diễn ra trong số các học sinh bỏ học sớm, đó là đi làm ăn xa Thường người dân đi làm theo nhóm hoặc mang tính cá nhân và đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài qua môi giới của các công ty xuất khẩu lao động và 17 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 trung tâm lao động nhà nước (có tổ chức) Điểm chung là do trình độ học vấn thấp khó tiếp cận các loại hình nghề nghiệp đòi hỏi tính chuyên môn nên người dân thường tham gia các công việc giản đơn như chạy bàn, phụ hồ, làm đường, đóng gạch, lát đường, tiếp nhiên liệu cho máy móc… Người dân tộc thiểu số thường chỉ tìm được những công việc nặng nhọc, môi trường làm việc ô nhiễm mà khi làm vẫn hay bị chủ thuê chèn ép (quát tháo, miệt thị, bắt chẹt), ép làm thêm giờ, bị giam lương và trả lương thấp Hay những trường hợp tai nạn lao động, nhân công cũng phải tự xoay sở với khó khăn Với lớp người lao động tự do này, họ không có một tổ chức nghiệp đoàn nào bảo lãnh, không bảo hiểm, hoàn toàn tùy thuộc sức khỏe cá nhân Vấn đề ở chỗ người lao động trẻ không biết quản lý tiền bạc và chăm sóc sức khỏe bản thân khi đi lao động nơi xa, chỉ có một số em mang được ít tiền về, phần lớn là ăn chơi hết Vậy nên các thanh thiếu niên có thiên hướng quay trở về tìm kiếm những vị trí công việc tại địa phương bởi ít ra đó là những gì họ có thể làm trong giới hạn điều kiện kinh tế và mạng xã hội của bản thân và gia đình 3.2 Lời kết Những khó khăn và rào cản thanh thiếu niên vùng DTTS tiếp cận giáo dục và việc làm dường như chỉ xoay quanh các vấn đề: Khác biệt và định kiến tộc người; sự thiếu công bằng để họ tiếp cận các cơ hội học tập và việc làm Do vậy có một điều dễ thấy rằng các bậc phụ huynh hoàn toàn mong muốn cho con em đi học và mong muốn con em mình có một công việc tốt Thế nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền, đặc biệt là họ không nhìn thấy khả năng lo được cho con sau khi học xong và họ cũng không nhìn thấy cơ hội việc làm cho con nên họ đành “lực bất tòng tâm” khi thấy con em mình dừng việc học Thấy cha mẹ vất vả, khổ cực vì mình như vậy các con em đa số cũng không có nhiệt huyết để theo học, những chủ thể giáo dục nhưng đã ‘bị’ tước mất động lực và niềm tin học tập, đành bỏ học đi kiếm tiền phụ giúp gia đình Chương 3: Kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu những hạn chế về tiếp cận giáo dục, việc làm của thanh thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số 1 Sự cần thiết phải đưa ra giải pháp hạn chế Trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức như hiện nay, khi nguồn lực con người đang ngày càng chiếm vị trí trung tâm, hàng đầu của sự phát triển thì giáo 18 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 dục, đào tạo ngày càng trở thành vấn đề thời sự được bàn đến trên các diễn đàn ở Việt Nam Cũng trong xã hội ngày nay, người ta quan niệm giáo dục không chỉ là một phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, là một bộ phận của cách mạng văn hóa - tư tưởng, của kiến trúc thượng tầng mà còn là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, giữ vị trí nền tảng, đóng vai trò là “đòn bẩy” quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội Vùng DTTS có điều kiện kinh tế - xã hội chậm phát triển, đời sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí thấp Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả của sự phát triển đất nước, giúp cho đất nước ngày càng vững mạnh, ngày một đi lên thì Đảng và Nhà nước ta không chỉ đảm bảo quyền bình đẳng về giáo dục, sức khỏe, việc làm… cho mọi công dân mà còn rất chú trọng đẩy mạnh GD&ĐT ở khu vực miền núi và đặc biệt là vùng ĐB các DTTS Tuy nhiên, học sinh dân tộc thiểu số đang phải đối mặt với những khó khăn và rào cản trong tiếp cận giáo dục phổ thông bao gồm những hạn chế về địa hình, khí hậu khắc nghiệt, hạn chế về cơ sở hạ tầng giáo dục, sự sẵn có của trường hay điểm trường, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, đói nghèo, tệ nạn xã hội5, v.v… Để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục phổ thông của học sinh dân tộc thiểu số, chính sách đưa ra là 3 tỉnh cần thực hiện các giải pháp nhằm thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về giáo dục, phát triển hạ tầng và đội ngũ giáo viên, tăng cường hỗ trợ học sinh trong vấn đề học tập và việc làm, mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao khả năng có công việc - đáp ứng đủ cho cuộc sống của thanh thiếu niên sau khi ra trường v.v… Đặc biệt là các khu vực ở Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên là những tỉnh miền núi có thành phần người DTTS rất cao, và mức sống, chất lượng giáo dục vẫn còn thấp và đáng được quan tâm 2 Kiến nghị nhằm giảm thiểu những hạn chế về tiếp cận giáo dục, việc làm của thanh thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số Thông qua những tìm hiểu của cá nhân em và dựa vào bài nghiên cứu “Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số” của nhóm tác giả Nguyễn Trường Giang và Nguyễn Thu Hương tại các tỉnh Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên, em cũng đã phần nào nhận diện những thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực nói chung và vấn đề tiếp cận giáo dục vùng đồng bào DTTS nói riêng Qua đây em xin có vài đề 5 https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/340428/CVv468V8S32022290.pdf 19 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 xuất và kiến nghị, bổ sung thêm về giải pháp hạn chế nhằm giảm thiểu những hạn chế về tiếp cận giáo dục, việc làm của thanh thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số 2.1 Về giáo dục 2.1.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước Thứ nhất, phía cơ quan nhà nước cần tăng cường đầu tư phát triển giao thông vận tải, nhằm khắc phục phần nào sự hạn chế về địa hình di chuyển, giúp con đường tới trường của các em học sinh đỡ vất vả hơn Thứ hai, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trên thế giới nhằm trao đổi kinh nghiệm, thu hút các nguồn lực để đầu tư cho phát triển giáo dục, chương trình, dự án, chuyển giao khoa học - kỹ thuật vùng đồng bào DTTS Thứ ba, xét tăng lương và đưa ra nhiều ưu đãi đối với giáo viên gia hạn ở lại dạy học trên khu vực vùng DTTS Thứ tư, tổ chức các chương trình học bổng; đẩy mạnh việc hỗ trợ kinh phí cũng như thực phẩm cho các vùng DTTS thuộc nhóm ít người 2.1.2 Đối với các trường học Thứ nhất, các thông tin về vấn đề giáo dục cần minh bạch công khai cho mọi đối tượng được biết, đảm bảo tính công bằng về cơ hội học tập cho các học sinh, sinh viên Thứ hai, cần đẩy mạnh phát triển các phương tiện truyền thông, hỗ trợ việc truyền đạt thông tin nhanh chóng và rộng rãi cho mọi người cùng biết đến Thứ ba, Đào tạo và tuyển dụng giáo viên địa phương dạy học cho học sinh tiểu học Ưu tiên giáo viên địa phương thuộc nhóm DTTS ít về giảng dạy Vì như vậy có thể sẽ kéo gần khoảng cách giữa giáo viên và học sinh và hạn chế được yếu tố bất đồng ngôn ngữ, đa dạng văn hóa và yếu tố tộc người Thứ tư, nhà trường cần đào tạo và bổ sung những công tác viên xã hội để giải quyết những mâu thuẫn học đường trong các cấp Thứ năm, khuyến khích giáo viên học tập và tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán, đời sống nhân dân DTTS; đồng thời tuyên truyền về “tôn trọng văn hóa vùng miền” 2.2 Về vấn đề việc làm 2.2.1 Đối với nhà nước 20 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:27

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w