Tiểu luận giữa kỳ lý luận và các thể loại báo chí truyền thông đề tài hãy phân tích những vấn đề chung về thể loại báo chí

26 5 0
Tiểu luận giữa kỳ lý luận và các thể loại báo chí truyền thông  đề tài hãy phân tích những vấn đề chung về thể loại báo chí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nếu biên tập viên yêu cầu phóng viên: “Hãy viết một bài thật hay về ngành hàng không” là một chuyện, còn nếu anh ta đề nghị: “Hãy làm ký sự về một phi công lái máy bay thử nghiệm” thì lạ

lOMoARcPSD|39107117 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ***** Tiểu luận giữa kỳ Lý luận và các thể loại báo chí truyền thông Đề tài: Hãy phân tích những vấn đề chung về thể loại báo chí Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thúy Hằng Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Nguyễn Thị Thúy Hiền Nguyễn Thị Thảo Ngân Chung Gia Long Lý Thị Nhâm Hoàng Anh Thƣ Phạm Thị Khánh Linh Lò Quốc Toản Nguyễn Thị Linh Mai Phƣơng Thục Khuê Hà Nội, năm 2023 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 2 Chƣơng I: Cơ sở lý luận 2 1.1 Khái niệm Thể loại báo chí 2 1.2 Tiêu chí chung để nhận diện thể loại báo chí 3 Chƣơng 2: Phân loại các thể loại báo chí 4 2.1 Thể loại báo chí thông tấn 4 2.2 Báo chí chính luận 6 2.3 Báo chí chính luận - nghệ thuật 10 Chƣơng 3: Xu hƣớng vận động và phát triển của báo chí hiện nay 12 3.1 Sự biến đổi của các loại hình báo chí có liên quan mật thiết đến yếu tố công nghệ 12 3.2 Sự biến đổi của các loại hình báo chí liên quan mật thiết đến văn hóa truyền thông 13 3.3 Internet đang vẽ lại bản đồ báo chí thế giới 14 3.4 Khủng hoảng kinh tế là động lực cải tổ báo chí 14 3.5 Báo chí là “bộ lọc” thông tin 15 KẾT LUẬN 16 Tài liệu tham khảo: 17 Phụ lục 17 1 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 MỞ ĐẦU Trong bối cảnh bùng nổ thông hiện nay, có rất nhiều quan điểm cho rằng việc nghiên cứu, phân chia, tìm hiểu thể loại báo chí đối với phóng viên, nhà báo hiện nay là không cần thiết nữa Bởi thực tế cho thấy nhiều ngƣời viết báo ngày nay không quan tâm rằng mình đang viết thể loại gì Vì công chúng tiếp nhận không cần biết đang xem thể loại báo chí nào mà chỉ quan tâm có bài báo để đọc là đƣợc Hơn nữa, tập hợp thể loại báo chí luôn thay đổi không ngừng theo thời gian Chẳng hạn nhƣ thể loại phản ánh trƣớc kia thuộc nhóm báo chí thông tấn, nhƣng nay có ngƣời xếp nó vào thể loại thông tấn, có ngƣời lại xếp chúng và loại chính luận Và các nhà nghiên cứu khác nhau đều có những “tập hợp” thể loại theo cách riêng của mình Thế nhƣng chúng ta cũng cần phải xem xét lại Bởi: “Thứ nhất, toàn bộ các tác phẩm báo chí đƣợc phân chia thành các thể loại trên cơ sở của một số nguyên tắc Và nguyên tắc đáng tin cậy nhất là nguyên tắc tập hợp dựa trên sự tƣơng đồng của các dấu hiệu bản chất của các ấn phẩm đã đƣợc gộp vào trong một nhóm ổn định nào đó Sau khi dấu hiệu để tập hợp nhóm đã ổn định thì các ấn phẩm đƣợc tập hợp đó đƣợc gọi là “thể loại” Thứ hai, khái niệm chính xác về thể loại hỗ trợ cho hoạt động tiếp xúc chuyên nghiệp của các phóng viên Nếu biên tập viên yêu cầu phóng viên: “Hãy viết một bài thật hay về ngành hàng không” là một chuyện, còn nếu anh ta đề nghị: “Hãy làm ký sự về một phi công lái máy bay thử nghiệm” thì lại là một chuyện hoàn toàn khác.” 1 Việc nắm đƣợc thể loại báo chí sẽ giúp phóng viên chủ động trong việc xây dựng một tác phẩm báo chí Hay nói cách khác, nắm đƣợc thể loại báo chí, phóng viên sẽ đảm bảo viết đúng các yêu cầu về cả nội dung, hình thức của thể loại tƣơng ứng Từ đó càng tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm, càng thu hút nhiều độc giả đến với tác phẩm báo chí của mình Đó là chƣa kể nhiều cơ quan báo chí hiện nay còn căn cứ vào thể loại báo chí mà phóng viên đã viết để trả nhuận bút tƣơng xứng Nói tóm lại, việc nghiên cứu, tìm hiểu học tập về các thể loại báo chí đối với phóng viên, nhà báo rất cần thiết đối với những ngƣời đã và đang làm báo hay sắp trở thành những nhà báo chuyên nghiệp trong tƣơng lai NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm Thể loại báo chí Nhắc đến khái niệm “Thể loại báo chí” có rất nhiều quan điểm đƣợc đƣợc đƣa ra Việc tranh cãi về khái niệm này diễn ra không chỉ trong nƣớc mà còn cả quốc tế Cụ thể khái niệm Thể loại báo chí đƣợc lý giải nhƣ sau: - Từ điển Bách khoa toàn thƣ Liên Xô (năm 1985) cho rằng: “Thể loại là khái quát hoá những đặc tính của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về nội dung, hình thức, cách thể hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn, một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới”2 - Từ điển tiếng Việt (năm 1992) coi: Thể loại là “khuôn khổ, lối viết và hình thức viết” 1 A.A Chertưchơnưi (Đào Tuấn Anh, Trần Kiều Vân dịch), Các thể loại báo chí, (2004), NXB Thông Tấn 2 Từ điển Bách khoa toàn thư Liên Xô M,1985, trang 431, bản tiếng Nga 2 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 - Tác giả Đinh Hƣởng định nghĩa: “Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tƣơng đối ổn định của các bài báo, đƣợc phân chia theo phƣơng thức phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị - tƣ tƣởng nhất định” - Tác giả Tạ Ngọc Tấn lại quan niệm: "Thể loại báo chí là một khái niệm để chỉ tính quy luật loại hình của tác phẩm báo chí Thể loại là sự thống nhất có tính quy luật - lặp lại của các yếu tố trong một loạt tác phẩm báo chí" 1.2 Tiêu chí chung để nhận diện thể loại báo chí Các tiêu chí chung để nhận diện một tác phẩm báo chí thuộc thể loại báo chí nào “là cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứu và xác định từng thể loại báo chí cụ thể và mỗi thể loại lại có đặc điểm, tiêu chí riêng, có ƣu thế hạn chế riêng để phát huy thế mạnh hoặc bổ sung cho nhau trong hệ thống thể loại báo chí nói chung.”3 Theo tác giả Trần Quang trong cuốn sách “Các thể loại báo chí chính luận”, dấu hiệu nhận diện các thể loại báo chí dựa trên 4 tiêu chí: - Thứ nhất, đặc thù của đối tƣợng mô tả - Thứ hai, chức năng và nhiệm vụ của tác phẩm báo chí - Thứ ba, chiều rộng của sự phản ánh hiện thực và phạm vi của sự tổng kết và các kết luận - Thứ tƣ, phƣơng tiện tái hiện hình ảnh và mức độ truyền cảm Theo tác giả Đinh Văn Hƣờng, trong cuốn sách “Các thể loại báo chí thông tấn” lại đƣa ra 5 tiêu chí để nhận diện các thể loại báo chí nhƣ sau: - Thứ nhất là khả năng nắm bắt hiện thực đời sống xã hội (chọn sự kiện, vấn đề, nhân vật nào để phản ánh, hay nói cách khác là phản ánh cái gì trong thời điểm đó) - Thứ hai là mức độ phản ánh, phân tích, lý giải vấn đề của ngƣời viết (độ nông – sâu; trƣớc mắt - lâu dài chẳng hạn mức độ thể hiện thể loại tin sẽ khác với bình luận, xã luận, phóng sự ) - Thứ ba là năng lực trình bày, triển khai tác phẩm về vấn đề mà ngƣời viết lựa chọn (năng lực về tƣ duy, ngôn ngữ, cảm xúc và các công cụ khác, hay còn gọi là phong cách cá nhân) - Thứ tƣ là mức độ ảnh hƣởng và tác động của tác phẩm đối với công chúng, đối với xã hội trong thời điểm đó hoặc lâu dài, hay còn gọi là hiệu quả tác động Điều này rất quan trọng, vì suy cho cùng vẫn là hiệu quả cuối cùng của tác phẩm và báo chí nói chung đối với cá nhân, tổ chức hay toàn xã hội theo định hƣớng và mục đích nhất định - Thứ năm là tác phẩm đó có tên gọi cụ thể, có tính lý luận, khoa học, có tiêu chí, đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm và tồn tại tƣơng đối ổn định trong đời sống thực tiễn báo chí.” Qua các dấu hiệu nhận diện thể loại báo chí trình bày phía trên, chúng ta có thể nhận diện rõ cả hai cách phân loại dấu hiệu này bổ sung cho nhau, hoàn thiện nhau Chẳng hạn lần lƣợt tiêu chí thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tƣ trong “Các thể loại báo chí chính luận” cũng chính là tiêu chí thứ nhất, thứ tƣ, thứ hai, thứ ba trong “Các thể loại báo chí thông tấn” Thế nhƣng trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận” lại không 3 Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn, (2007) NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tái bản lần thứ hai 3 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 đề cập đến dấu hiệu thứ năm trong cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn” Mà đây cũng là một tiêu chí vô cùng quan trọng để nhận diện tác phẩm báo chí Vậy nên khi phân loại tác phẩm báo chí, chúng tôi dựa vào 5 tiêu chí trong cuốn sách “Các thể loại báo chí thông tấn” của tác giả Đinh Văn Hƣờng để phân chia Chương 2: Phân loại các thể loại báo chí Trong cuốn sách “Các thể loại báo chí thông tấn”, tác giả Đinh Văn Hƣờng phân chia các thể loại báo chí thành 3 loại: Thể loại thông tấn, thể loại chính luận, thể loại chính luận – nghệ thuật, cụ thể: 2.1 Thể loại báo chí thông tấn Báo chí thông tấn đề cập đến tất cả các lĩnh vực trong xã hội, đem đến cho ngƣời thông tin về các vấn đề nổi trội hiện nay Thể loại này là sự sao chụp, gắn liền với phản ánh các sự kiện, lấy thông tin sự kiện, thời sự làm mục đích tối thƣợng Sự kiện trong báo chí thông tấn thƣờng đơn lẻ, độc lập hoặc cũng có thể là tập hợp những sự kiện tiêu biểu cho cái mới, cái thật nhất của xã hội Ngôn ngữ của báo chí thông tấn thƣờng là những câu trần thuật, nội dung ngắn gọn rõ ràng Chủ yếu để ngƣời đọc nắm bắt thông tin một cách bao quát và nhanh chóng nhất 2.1.1 Phân loại Thể loại báo chí thông tấn bao gồm: tin, tƣờng thuật, phỏng vấn Cụ thể: 2.1.1.1 Tin Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc có thật mới xảy ra - đang xảy ra - mới phát hiện có ý nghĩa quan trọng hoặc liên quan đến xã hội, bằng hình thức ngắn gọn, cô đọng, kịp thời nhất Đƣợc ghi lại bằng chữ, hình ảnh, hoặc tiếng nói Tin bao gồm nhiều dạng: tin vắn (tin ngắn), tin bình (tin sâu), tin dự báo, tin tổng hợp, chùm tin, tin tƣờng thuật, tin công báo, tin ảnh, ảnh tin Dù tin thuộc dạng nào đi chăng nữa thì tiêu chí viết tin đúng cũng phải đảm bảo đúng đủ 5W + 1H Có nhiều cấu trúc viết tin nhƣ: hình tháp thƣờng, hình tháp ngƣợc, hình chữ nhật, hình kim cƣơng Trong đó cấu trúc hình tháp ngƣợc là phổ biến và đƣợc sử dụng nhiều nhất VD: VnExpress - Miền Bắc nắng nóng cao nhất 38 độ C Ảnh 1 https://vnexpress.net/mien-bac-nang-nong-cao-nhat-38-do-c-4584189.html Đây là bài báo thông tấn thuộc thể loại tin tức thời tiết Thông tin một cách bao quát, ngắn gọn đến ngƣời đọc về tình hình thời tiết nắng nóng sắp tới tại miền Bắc 2.1.1.2 Phỏng vấn Thuật ngữ phỏng vấn sẽ đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy vào trƣờng hợp và các mức độ khác nhau Trong báo chí, phỏng vấn là phƣơng thức hỏi đáp những ngƣời có thẩm quyền, có tiếng tăm nhằm thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu để viết bài Một đặc trƣng nổi bậc nữa của thể loại này là ngƣời viết không thể chủ động viết bài nhƣ các thể loại khác mà phụ thuộc lớn vào câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn Muốn có bài phỏng vấn thành công, việc chọn ngƣời trả lời phỏng vấn rất quan trọng và cần có nghệ thuật hỏi phỏng vấn Đây là thể loại báo chí độc lập, là đối tƣợng nghiên cứu của lí luận khoa học báo chí, đồng thời là một tác phẩm phổ biến, hiệu quả trong thực tiễn báo chí Cách thức làm phỏng vấn theo các dạng: 4 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 - Phỏng vấn trực tiếp: hỏi – đáp theo công thức 1 – 1 - Phỏng vấn gián tiếp: bằng nhiều cách những đều thông qua văn bản - Phỏng vấn tọa đàm: nhóm nhà báo – nhóm ngƣời đƣợc phỏng vấn - Phỏng vấn minh họa: bằng biểu đồ, hình ảnh, tƣ liệu, số liệu… - Phỏng vấn tự biên, tự diễn: ngƣời đƣợc phỏng vấn tự đặt câu hỏi – tự trả lời VD: Báo Thanh Niên - Ngƣời đàn ông Mỹ gốc Việt tìm cha mẹ ruột ở Tp.HCM: Chạy đua với thời gian vì… Ảnh 2 https://thanhnien.vn/nguoi-dan-ong-my-goc-viet-tim-ba-me-ruot-o-tphcm-chay- dua-voi-thoi-gian-vi-185230321165745162.htm Link trên là một bài phỏng vấn đƣợc thực hiện với ngƣời đàn ông đang mong muốn tìm đƣợc ngƣời thân tại Việt Nam, qua những chia sẻ, dòng cảm xúc của nhân vật chính, câu chuyện bị bỏ rơi cho đến khi quay trở lại tìm cha mẹ năm xƣa Bài phỏng vấn này đã giúp thông tin đƣợc lan truyền, tiếp cận đƣợc với nhiều ngƣời, hỗ trợ cho nhân vật chính nhanh chóng tìm đƣợc ngƣời thân 2.1.1.3 Tường thuật Tƣờng thuật là một thể tài phản ánh của báo, tả, thuật lại một cách tƣờng tận diễn biến của sự kiện quan trọng mới xảy ra nhằm giúp công chúng hiểu rõ, cảm nhận sâu sự việc, nêu lên suy nghĩ, hành động một cách đúng đắn Đặc điểm của thể loại này là: tính thời sự trực tiếp, tính tổng hợp, tính sáng tạo và nghệ thuật, tính tuyến tính của sự kiện Phân loại thể loại tƣờng thuật có: - Tƣờng thuật trực tiếp: ngƣời tiếp nhận thấy – nghe – đọc cùng một lúc với thời điểm sự kiện diễn ra - Tƣờng thuật gián tiếp: không yêu cầu tính thời sự trực tiếp mà có thể đăng phát sau VD: Báo Lao động - Tháo dỡ loạt công trình xây trái phép trên núi Hòn Rồng - Ảnh 3 https://laodong.vn/xa-hoi/thao-do-loat-cong-trinh-xay-trai-phep-tren-nui-hon- rong-1170397.ldo 2.1.2 Đặc điểm của báo chí thông tấn Báo chí thông tấn đƣợc xem là nền tảng với 5 đặc điểm chính - Tính sự kiện: Đối tƣợng phản ánh của loại tác phẩm thông tấn là các sự kiện, một tác phẩm báo chí, dài hay ngắn, có đầy đủ thông tin hay không cũng phải thể hiện đƣợc cái cốt lõi đó là sự kiện Những sự kiện diễn ra trong đời sống bình thƣờng và sự kiện báo chí đều là những sự việc có thật xảy ra; những sự kiện báo chí liên quan đến nhiều ngƣời và đƣợc nhiều ngƣời muốn biết, cần biết vì nó có tính xã hội - Tính thời sự: Tính thời sự trong báo chí thông tấn là đƣợc hiểu là những sự việc, sự kiện vừa mới xảy ra, có ý nghĩa xã hội, liên quan đến nhiều ngƣời và có ý nghĩa ngày hôm nay, ngay bây giờ nhƣng cũng có thể là những sự việc xảy ra đã lâu nay đƣợc biết và nhận thức lại đƣợc nhiều ngƣời quan tâm - Tính khách quan: Có nghĩa là phải phản ánh sự kiện chính xác đến từng chi tiết nhƣ nó vốn có Một bài báo không khách quan, chân thật không chỉ ảnh hƣởng đến công chúng tiếp nhận, ảnh hƣởng xấu đến xã hội mà còn ảnh hƣởng đến bản thân ngƣời tạo nên nó 5 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 - Thành phần lời văn: Thành phần lời văn của nhóm thông tấn báo chí chủ yếu là những câu trần thuật, miêu tả của ngƣời viết, có tính công thức khá rõ ràng, trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bao giờ? Tại sao? Nhƣ thế nào? - Xuất hiện trên các bản tin thời sự báo hình, báo nói và các trang thời sự của báo in và báo trực tuyến: Các sự kiện đƣợc truyền tải bằng nhiều kênh khác nhau, từ đó làm cho sự kiện đƣợc đến gần với công chúng, đƣợc công chúng đón nhận một cách dễ dàng Trƣớc đây, có ý kiến cho rằng báo chí thông tấn tập trung vào thông báo, phản ánh là chủ yếu nên việc phân tích, đánh giá, lý giải không đƣợc coi trọng để đảm bảo đƣợc tính thời sự, khách quan của sự việc Tuy nhiên qua những nghiên cứu gần đây, quan niệm trên đã phần nào thay đổi do sự sáng tạo của tác giả và nhu cầu ngƣời đọc Tùy thuộc và từng tính huống và vấn đề cụ thể, ngƣời viết đã mạnh dạn nếu ra quan điểm, thái độ của mình trƣớc sự kiện đó ở một mức độ nhất định 2.2 Báo chí chính luận Báo chí chính luận hay còn gọi là báo chí văn nghệ hay nhóm ký báo chí Văn chính luận là công cụ quan trọng trong lao động báo chí, bởi nó phổ biến những kinh nghiệm hoặc giải thích rõ ràng các quan điểm lý luận hoặc phác họa chân dung con ngƣời với tình cảm, cá tính, phác họa sự việc từ mọi góc độ Nhóm này khác với nhóm thông tấn ở chỗ: nhà báo sử dụng bút pháp chính luận rõ hơn và phạm vi bao quát các sự kiện trong đời sống xã hội cũng rộng hơn 2.2.1 Phân loại: Trong nhóm thể loại chính luận còn có xã luận, bình luận, bài phản ánh, phê bình, thƣ từ (với tƣ cách là thể loại báo chí), điểm báo và điều tra Cụ thể: 2.2.1.1 Bài phản ánh - Đặc điểm: + Bài phản ánh nghiên cứu, thông báo, phân tích, khái quát… một sự kiện hoặc một số sự kiện cùng dạng trên tổng thể các dữ liệu đƣợc liên kết bởi một đề tài nhất định + Có thể tìm thấy nhiều yếu tố của thể loại khác trong bài phản ánh Ví dụ so sánh với thể loại tƣờng thuật thì thể loại phản ánh vừa tƣờng thuật đƣợc sự việc một cách logic, có cả một số yếu tố của tiểu phẩm nhƣ mỉa mai, châm biếm, có nhiệm vụ định hƣớng tƣ tƣởng, thái độ của công chúng khi đề cập tới một sự việc + Mang rõ nét dấu ấn của tác giả nhƣng hình ảnh của tác giả không xuất hiện trong tác phẩm phản ánh - Phạm vi nghiên cứu, phân tích tƣơng đối hẹp Bài phản ánh tập trung vào khai thác một hoặc một vài khía cạnh của một hiện tƣợng, một vấn đề trong đời sống, những sự kiện, hiện tƣợng tại một địa điểm cụ thể Chính vì thế, phạm vi của bài phản ánh sẽ tƣơng đối hẹp, thƣờng chỉ tập trung vào một vấn đề cụ thể - Ví dụ: Ảnh 4 Trong bài báo trên, Nguyễn Ái Quốc đã tái hiện một cách chi tiết những sự việc cụ thể dẫn cái chết đau đớn, oan uổng của một ngƣời Việt Nam vô tội, đồng thời phân tích và đánh giá các sự kiện đó để chỉ ra tội ác của Thực dân Pháp, rút ra những kết luận chính trị 6 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 2.2.1.2 Bài bình luận - Đây là một trong hai bộ phận cơ bản của báo chí: thông tin và bình luận Bình luận phân tích, tổng kết các sự kiện điển hình rồi rút ra những vấn đề, những kinh nghiệm có tính lý luận, giúp cho công chúng có cách nhìn nhận những vấn đề thực tế một cách tổng quát hơn, hiểu thấu bản chất của sự kiện, vấn đề, quy luật vận động và xu hƣớng phát triển của cuộc sống - Bài bình luận thể hiện quan điểm tƣ tƣởng của cơ quan báo chí và tác giả, mang văn phong chính luận (kết quả của tƣ duy logic), ngôn ngữ chính luận của tác phẩm, đối tƣợng của bình luận trong những trƣờng hợp cụ thể - Một bài bình luận không chỉ dừng lại ở sự bàn luận, đánh giá một sự kiện của cuộc sống mà phải từ nhiều sự kiện riêng lẻ, tác giả phải hình thành đƣợc một bức tranh tổng thể của đời sống xã hội hiện tại Từng phần, từng mục của tác phẩm không đứng riêng lẻ, độc lập mà liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau để làm nổi bật lên chủ đề chính - Ví dụ: Ảnh 5 Bài báo “Hội chứng chỉ trích, chê bai trên mạng xã hội” đƣợc đăng trên chuyên mục Bình luận - Phê phán của báo Nhân dân có nội dung phê phán hành vi bình luận những câu từ mang nghĩa chỉ trích, chê bai trên mạng xã hội Đây chính là đánh giá và bình luận một sự việc, sự kiện trong đời sống xã hội 2.2.1.3 Bài xã luận - Nhiệm vụ của xã luận: phản ánh đƣờng lối chính trị của cơ quan báo chí, trình bày chính kiến về những vấn đề quan trọng nhất trong thời điểm hiện tại - Chức năng của xã luận: kịp thời phản ứng trƣớc vấn đề thời sự, giúp độc giả định hƣớng đúng tình hình thực tế Trong một tình hình cụ thể, xã luận sẽ giải thích điều gì là cơ bản, chủ yếu trong các lĩnh vực của đời sống chính trị, của công tác tƣ tƣởng, trong từng lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng đất nƣớc - Xã luận cần dựng trên những sự kiện và chứng cứ rõ ràng, phải đƣa ra những hƣớng dẫn, phƣơng hƣớng, phải vạch ra đƣờng lối hành động Văn phong của thể loại này không giống nhƣ trong các thông tƣ, công văn, sử dụng phƣơng pháp riêng, có khả năng thuyết phục, lập luận chặt chẽ, cổ động chính trị dựa trên nhiều thông tin linh hoạt và chính xác - Ví dụ: Ảnh 6 Bài này thuộc báo Nhân dân đƣợc đăng vào ngày 25/12/2000, là thể loại xã luận chính trị chung, nghĩa là bài này đang định hƣớng cho ngƣời đọc về việc tăng cƣờng quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt - Trung trƣớc thềm bƣớc sang thế kỷ 21 với chuyến thăm Trung Quốc của chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng khi nhận đƣợc lời mời của Chủ tịch nƣớc Trung Quốc Giang Trạch Dân Bài này thể hiện rất rõ hƣớng ngƣời đọc về một thái độ tích cực và tin tƣởng vào đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta 2.2.1.4 Bài tiểu luận - Bài tiểu luận có tính chất nghiên cứu, đề cập đến một vấn đề tƣơng đối phức tạp của đời sống xã hội, sử dụng nhiều tƣ liệu khác nhau trong phạm vi rộng và các kết luận của nó cũng có giá trị rộng lớn Những nghiên cứu trong tiểu luận cần sâu sắc và kỹ lƣỡng để hiểu đƣợc nguồn gốc, bản chất của vấn đề, và tổng kết thực tiễn để rút ra những vấn đề mang tính lý luận - Đặc điểm: + Tiểu luận xem xét một số tình huống với tƣ cách là một phần của hiện tƣợng rộng hơn 7 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 + Tầm nhìn, sự sâu sắc của khái quát là những thành phần bắt buộc + Nội dung và hình thức của bài tiểu luận phụ thuộc trƣớc hết vào lập trƣờng chính trị, vào thế giới quan và trình độ nghiệp vụ của tác giả Thế giới quan của của nhà chính luận có ý nghĩa quyết định đối với khả năng sáng tạo của tác giả - Ví dụ: Ảnh 7 (Nguồn: Đƣa tin thời toàn cầu hóa, Nxb Văn hóa - Thông tin, H., 2004, tr 31 -33.) Bài này nằm trong cuốn Đƣa tin thời sự toàn cầu của tác giả Tyler Maroney và tính chất “nghiên cứu” của bài báo này thể hiện rất rõ: Về đề tài và chủ đề của tác phẩm, những nội dung cơ bản cũng đƣợc lý giải và phân tích đầy đủ Về lý luận, loại bài này là một dạng của tiểu luận, đƣợc gọi là chuyên luận, nghĩa là một bài tiểu luận dùng để nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề nào đó 2.2.1.5 Bài phê bình và giới thiệu sản phẩm - Thể loại này chứa đựng những đặc điểm của những thể loại có tính chất phân tích Tuy ban đầu không đƣợc coi là một thể loại báo chí, nhƣng lại đƣợc sử dụng để bình phẩm những tác phẩm mới thuộc loại hình khác nhƣ sách giáo khoa, kỹ thuật và chính trị, hoặc về nhiều lĩnh vực khác trong đời sống - Tác dụng: làm tăng mức độ tác động của các tác phẩm đối với nhận thức của công chúng, hoặc ngƣợc lại nếu tác phẩm đó không đạt những yêu cầu nhất định - Ví dụ: Ảnh 8 Đây là bài phê bình - giới thiệu tác phẩm khoa học của Nguyễn Hoàng Sơn về Cuốn Đối thoại sử học Với mục đích chính là giới thiệu tác phẩm, tác giả đã đánh giá tác phẩm bằng cách lựa chọn những nội dung có tính điển hình của tác phẩm làm “điểm nhấn” cho bài viết 2.2.1.6 Thư trên báo - Thƣ là hình thức đặc biệt của bút pháp chính luận Thƣ là thể loại đa dạng, phong phú và hấp dẫn cả về hình thức lẫn nội dung, giúp thể hiện những vấn đề một cách chân thật từ góc nhìn của một cá nhân mà không tô hồng, không thêu dệt - Đặc điểm: + Những bức thƣ đƣợc công bố trên báo chí thể hiện tính chất quan trọng của các mối quan hệ trực tiếp giữa báo chí và công chúng, và công chúng cũng chấp nhận nhƣ trao đổi cá nhân Vì thế, mỗi tƣ liệu nhƣ vậy mang tính xã hội rất cao + Việc tiếp nhận của công chúng thể hiện thái độ tin tƣởng, hƣởng ứng, đoàn kết + Trong giao tiếp bằng thƣ, tác giả chỉ xem xét những khía cạnh tình hình các sự kiện thể hiện thực chất quan điểm của ngƣời nhận và có ý nghĩa quan trọng đối với việc trực tiếp hƣớng tới ngƣời nhận - Đặc điểm chủ yếu: tác giả và ngƣời nhận nằm trong một thể thống nhất bền vững, tức là tác giả trình bày sự hiểu biết, ý kiến, thái độ của mình, hƣớng trực tiếp đến ngƣời nhận, bàn về những vấn đề mà cả 2 cùng đang quan tâm - Nội dung của thƣ: tính tƣ tƣởng, sự hiểu biết của tác giả về bản chất của hiện tƣợng đang xem xét, vị trí và vai trò của chúng trong đời sống xã hội, nguyên nhân xuất hiện và xu hƣớng phát triển Ngoài ra đặc điểm quan trọng khác của nội dung đó là sự đối lập luận chiến các quan điểm tƣ tƣởng, đánh giá ý kiến của tác giả và ngƣời nhận rất hay đƣợc thể hiện Tùy thuộc vào đối tƣợng viết thƣ và nguyên nhân viết mà quyết định văn phong (đối thoại thân mật, đối thoại - luận chiến nghiêm khắc, diễn thuyết - tố cáo) - Ví dụ: Ảnh 9 (Nguồn: Hồ Chí Minh, toàn tập, T1, Nxb Chính trị Quốc gia, H., tr 15-19) 8 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Bài này là thƣ ngỏ Nguyễn Ái Quốc gửi tới ông Utơrây Trong bài này, tác giả đã thể hiện nhƣ một cá nhân, mong muốn “tâm sự” với ngƣời nhận, trực tiếp tác động lên ý nghĩ, tình cảm và hành vi của họ 2.2.1.7 Điểm báo - Điểm báo: có nghĩa là nhận xét, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn của một hay một số cơ quan báo chí trong một khu vực hoặc toàn bộ hệ thống báo chí của một nƣớc trong một khoảng thời gian nhất định (trong ngày, tuần, tháng, ) Điểm báo là bài viết lƣợc thuật và bình giá những tin tức có giá trị thời sự quan trọng của nhiều tờ báo khác nhau ở các nƣớc khác nhau - Yêu cầu: phân tích, đánh giá một số vấn đề nào đó mà báo chí đã nêu trong một thời gian nhất định hoặc đánh giá hoạt động của một cơ quan báo chí - Nhiệm vụ chính: Tổng kết kinh nghiệm hoạt động của báo chí để góp phần thực hiện tốt công tác tƣ tƣởng, nâng cao tính chiến đấu của báo chí Từ đó, điểm báo giúp công chúng tập trung sự chú ý đến những vấn đề quan trọng trong xã hội hiện đại - Ví dụ: Ảnh 10 Đây là điểm báo theo chủ đề đƣợc đăng trên tạp chí “Ngƣời làm báo” số 7/1999 Bài điểm báo này đã điểm lại những thông tin nóng hổi, mang tính thời sự trong tuần 2.2.1.8 Điều tra - Điều tra là một thể loại chính luận báo chí phản ánh tƣơng đối đầy đủ quá trình liên kết nhiều sự kiện có quan hệ nhân quả theo một chủ đề mà trong đó các dữ kiện đƣợc sắp xếp một cách logic nhằm làm rõ sự thật của vấn đề mà công chúng đang quan tâm - Đặc điểm cơ bản: + Những sự kiện đƣợc nêu lên không chỉ mới mà còn đƣợc lý giải cặn kẽ, sâu sắc và rõ ràng, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của độc giả + Tính chất khám phá, tìm kiếm cái mới của nội dung tác phẩm Nội dung đƣợc đề cập trong bài thƣờng là những vấn đề có tính chất nóng hổi, bức xúc mà công chúng đang chờ đợi đƣợc giải đáp + Thể loại này có tính hệ thống và tính logic trong lập luận và trình bày chứng cứ + Phân tích sự kiện là phƣơng pháp đặc thù của thể loại này Nhắc đến điều tra nghĩa là đang nói đến một bài báo viết về một sự kiện nóng hổi và phân tích, đánh giá nhằm tìm ra sự thật đằng sau sự kiện đó + Thể loại này thƣờng đƣợc viết theo hƣớng phân tích những sự kiện đã diễn ra một cách logic - Ví dụ: Ảnh 11 Bài này là bài điều tra về ông chủ hãng nƣớc hoa Thanh Hƣơng - Nguyễn Văn Mƣời Hai trở thành tỷ phú sau vài năm đổi mới đất nƣớc và lý do tại sao ông lại trở nên giàu có nhanh nhƣ vậy Bài này đƣợc đăng trong cuốn Công việc của ngƣời viết báo của tác giả Hữu Thọ 2.2.2 Đặc điểm nhóm chính luận: - Những sự kiện, hiện tƣợng riêng lẻ phải đƣợc xem xét một cách có hệ thống và trong sự liên kết hữu cơ với nhau trong xu hƣớng phát triển chung của đời sống xã hội - Tƣ duy logic, sắc sảo, tầm nhìn rộng, kết luận vấn đề xác đáng (bắt buộc) - Tƣ tƣởng phải đƣợc thể hiện rõ ràng, nhất quán; bởi mục đích của nhóm thể loại này là dùng lý lẽ soi vào sự kiện, hiện tƣợng để giúp công chúng hiểu đúng sự 9 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 sinh động, có khả năng hấp dẫn công chúng Khác với các thể loại thuộc Chính luận, Ký chính luận chấp nhận nhiều giọng điệu khác nhau, lúc châm biếm, hài hƣớc với việc sử dụng nhiều thủ pháp nhƣ liên tƣởng, hồi tƣởng, so sánh cùng với những lập luận logic để phát hiện và lý giải những vấn đề cuộc sống đặt ra đang đƣợc công chúng quan tâm Ví dụ: Trên báo TÀI NGUYÊN&MÔI TRƢỜNG số báo 21 (2845) ngày 14/3/2023, trong chuyên mục VẤN ĐỀ HÔM NAY với tiêu đề Đừng bắt ngƣời tiêu dùng phải thông minh bàn về vấn đề xu thế bảo vệ môi trƣờng hiện nay bằng việc sử dụng và tiêu thụ những sản phẩm, nông sản có nguồn gốc hữu cơ, sản xuất thực phẩm sạch với giá thành đắt hơn với sản phẩm bình thƣờng Nhƣng có một sự thật là chính ngƣời tiêu dùng lại không thể hoàn toàn tin tƣởng hay an tâm sử dụng những sản phẩm có gắn “sản phẩm sạch” do một số thành phần lợi dụng trục lợi dựa trên tâm lý ngƣời tiêu dùng 2.3.1.4 Phóng sự Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hay nhiều ngƣời bằng phƣơng pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định Trong phóng sự, vai trò cái Tôi trần thuật – nhân chứng khách quan rất quan trọng Phóng sự không chỉ đảm bảo xác thực về nội dung thông tin mà còn góp phần đặt ra hƣớng giải quyết những câu hỏi mà hiện thực đặt ra Vì thế phóng sự vừa có tính phát hiện vấn đề vừa có đóng góp tích cực tìm ra hƣớng giải quyết vấn đề Hiện thực là miền đất cung cấp dồi dào những đề tài cho phóng sự Ví dụ: Phóng sự điều tra: Luật ngầm ở “chợ đuổi” Xuân La (Hà Nội) trên báo DÂN VIỆT đăng tải ngày Thứ tƣ, ngày 28/09/2022 4 Phóng sự nói đến việc PV Dân Việt trong vai các tiểu thƣơng đã thâm nhập một chợ cóc tại phƣờng Xuân La (quận Tây Hồ, TP.Hà Nội) để tận thấy “luật ngầm” tiểu thƣơng phải tuân theo, nếu muốn buôn bán trên vỉa hè, dƣới lòng đƣờng Và bất ngờ hơn tất cả là ngƣời lập ra luật ngầm ấy lại chính là một số ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ đảm bảo trật tự đô thị 2.3.1.5 Tiểu phẩm Tiểu phẩm là một thể loại báo chí ở nhóm chính luận – nghệ thuật, mang tính văn học, đƣợc diễn đạt bằng ngôn ngữ châm biếm, đả kích hoặc hài hƣớc về một sự kiện, hiện tƣợng, sự việc có thực, cụ thể hoặc khái quát, qua đó tác giả thể hiện quan điểm của mình về sự kiện, hiện tƣợng, sự việc đó Ví dụ: Trên báo Ngƣời cao tuổi số báo 1+2 (3354+3355) ngày 3/1/2023, với tiêu đề Sƣớng, khổ và quan niệm sống bài viết nói về những suy nghĩ về số kiếp, tử vi vận hạn của con ngƣời Không nên quá phụ thuộc vào lá số từ vi mà đi chệch khỏi mục đích sống, sự cố gắng nỗ lực vƣơn lên trong cuộc sống chứ không phải than trời trách phận 2.3.1.6 Ghi nhanh Ghi nhanh là một thể loại Ký báo chí có khả năng tái hiện cái thời điểm ban đầu của một sự kiện, sự việc vừa mới xảy ra dƣới dạng một chiếc phác thảo đa diện với các chi tiết tiêu biểu, gây ấn tƣợng nhất Trong Ghi nhanh cái Tôi đóng vai trò hết sức quan trọng 4 11 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Ghi nhanh chứa đựng trong nó đặc điểm của nhiều thể loại khác nhau nhƣ Tin tức, Phỏng vấn, Tƣờng thuật, Bình luận nhƣng điều này không đồng nghĩa với việc các đặc điểm của Ghi nhanh đƣợc kết hợp từ các đặc điểm của thể loại khác Sự kết hợp đó là do mối đan xen, hòa nhập giữa các thể loại với nhau Ghi nhanh là một thể loại độc lập, riêng biệt, có khả năng thông tin nhanh nhạy, có tác dụng định hƣớng dƣ luận Với ngôn ngữ giàu hình ảnh, lôi cuốn và truyền cảm hứng tới ngƣời đọc, lƣợng ngôn từ phong phú giàu tính tƣợng hình vừa tạo cảm giác thoải mái, dễ hiểu vừa đạt tính thời sự, tính kịp thời Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ thông tin thời sự và ngôn ngữ giàu tính chất văn học Ví dụ: Trên báo Đời Sống&Pháp Luật số báo Thứ Ba (56) ngày 7/3/2023, trong chuyên mục HỒ SƠ ĐIỀU TRA với tiêu đề Chở gỗ lậu lâm tặc liều lĩnh hành hung, dọa giết kiểm lâm thông tin về tình trạng chặt phá rừng, buôn lậu của các đối tƣợng buôn bán trái phép gỗ quý tại địa bàn rừng Tây Nguyên, các đối tƣợng vô cùng liều lĩnh và có hành vi gây nguy hiểm, chống đối lực lƣợng bảo vệ thuộc Hạt Kiểm Lâm 2.3.1.7 Câu chuyện báo chí Câu chuyện báo chí là thể loại báo chí sử dụng một số phƣơng pháp của văn nghệ, truyền đạt một cốt truyện có tính thời sự nóng hổi đến với ngƣời tiếp nhận qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng Nội dung của thể loại câu chuyện bao trùm hầu hết các phƣơng diện đời sống: đời tƣ, thế sự hay nhân tình thế thái với lối viết ngắn gọn, độc đáo, bút pháp linh hoạt dễ cuốn hút ngƣời đọc Ví dụ: Trên báo TÀI NGUYÊN&MÔI TRƢỜNG số báo 21 (2845) ngày 14/3/2023, trong chuyên mục PHÓNG SỰ GHI CHÉP với tiêu đề Bố tôi là Bộ đội Trƣờng Sa từ lời kể của trung tá Lê Minh Khả-nguyên là cán bộ công tác tại đảo Trƣờng Sa Những câu chuyện về cuộc sống sinh hoạt cũng nhƣ luyện tập tác chiến hàng ngày của bộ đội ta ngoài hải đảo xa xôi luôn đối mặt với bao khó khăn nguy hiểm 2.3.2 Đặc điểm của thể loại chính luận - nghệ thuật Kết hợp yếu tố chính luận (tƣ liệu, sự kiện, lý lẽ, hùng biện, ) với yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, cảm xúc, thái độ, khái quát, ) để phản ánh và lý giải vấn đề Các sự kiện, hiện tƣợng, quá trình có thật của đời sống xã hội đƣợc phản ánh một cách sinh động, hấp dẫn bằng cách sử dụng hình ảnh, cảm xúc và các thế mạnh khác của ngôn từ (ẩn dụ, ngoa dụ, tính ngữ, so sánh, ) Sự kết hợp yếu tố phản ánh và cảm xúc là điểm rõ nét để nhấn mạnh ý nghĩa hoặc bản chất của sự việc, con ngƣời Đặc điểm này tạo cho ngƣời viết có điều kiện tiếp cận các yếu tố văn học, nghệ thuật, thể hiện cách viết sinh động, hấp dẫn, mềm dẻo đối với công chúng Có thể nói thông tin sự kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là tính trội của nhóm thể loại chính luận - nghệ thuật Chương 3: Xu hướng vận động và phát triển của báo chí hiện nay 3.1 Sự biến đổi của các loại hình báo chí có liên quan mật thiết đến yếu tố công nghệ - Thế kỷ XIX, việc sử dụng rộng rãi máy in đã dẫn đến sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải giúp giảm chi phí in ấn và phân phối, góp phần tạo nên một kỷ nguyên mà báo in thống trị 12 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 - Thế kỷ XX chứng kiến việc sử dụng rộng rãi sóng phát thanh và truyền hình, động lực chính giúp phát thanh và truyền hình “lên ngôi” ở mọi hang cùng ngõ hẻm - Vào những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, truyền thông mạng nói chung và báo điện tử nói riêng (hay còn gọi là báo điện tử ở Việt Nam) đã phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị kết nối Internet nhƣ máy tính, điện thoại Tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của internet đã có tác động lớn đến báo chí trên toàn thế giới Với khả năng tích hợp cả ba thể loại báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình) và tính tƣơng tác mạnh mẽ, báo điện tử ngay từ khi ra đời đã thu hút khá đông độc giả Các loại báo khác có chung số lƣợng độc giả ngày càng tăng - Hiện nay, xuất bản in và điện tử, ngày càng có xu hƣớng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xuất bản Một số nhà xuất bản sử dụng công nghệ thông tin và áp dụng nó vào tất cả các khâu của quy trình xuất bản nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của quy trình đó Chạy đồng thời các hình thức kinh doanh mới nhƣ: Kinh doanh, xuất bản sách trực tuyến qua mạng Internet… Ví dụ: Ảnh 12 Công nghệ giúp cho các loại hình báo chí có thể phát triển mạnh mẽ khi mà báo điện tử sẽ không chỉ còn là đọc chữ mà nó phải gắn liền với công nghệ để tích hợp truyền thông đa phƣơng tiện (hình ảnh, âm thanh, chữ viết, video, ) giúp độc giả có tối đa sự lựa chọn, Có nhƣ vậy thì báo điện tử mới có thể đứng vững và phát triển đƣợc Báo điện tử vnexpress tích hợp đa phƣơng tiện (hình ảnh, video, âm thanh, ) giúp độc giả có nhiều quyền lựa chọn hơn khi tìm kiếm thông tin, tránh gây sự nhàm chán bằng hình ảnh đi kèm, dễ tìm kiếm chuyên mục ƣa thích tùy chọn, Tom Rosenstiel, giám đốc điều hành của Viện Báo chí Hoa Kỳ , cho biết: “Đối với hầu hết các tổ chức tin tức, mô hình không cần giấy tờ trong tƣơng lai Chúng tôi không có sự lựa chọn Chuyển sang kỹ thuật số, hoặc chết”5 3.2 Sự biến đổi của các loại hình báo chí liên quan mật thiết đến văn hóa truyền thông - Báo in, phát thanh, truyền hình về bản chất vẫn là các phƣơng tiện truyền thông một chiều, ngƣời đọc/nghe/xem luôn ở tƣ thế ngƣời đọc bị động khi tiếp nhận thông tin, quá trình phản hồi cũng yếu và chậm do hạn chế của hạ tầng kỹ thuật Họ muốn trở thành "ngƣời tiêu dùng" thông tin Trong khi đó, các kênh phản hồi độc giả ngày càng trở nên quan trọng đối với truyền thông đại chúng nói chung trong cuộc đua khốc liệt nhằm duy trì và tiếp tục phát triển thị phần Còn báo điện tử ra đời chính là sự đáp ứng nhu cầu nói trên của bạn đọc Phản hồi gần nhƣ tức thời cho phép độc giả tham gia trực tiếp vào việc phát triển và định vị nội dung tờ báo Và bạn có quyền tự do lựa chọn kênh thông tin trực tuyến đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu thông tin của mình, nhanh chóng và gần nhƣ miễn phí - Máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, blog, mạng xã hội, email, trò chuyện… tất cả đều giúp việc tạo nội dung trở nên dễ dàng hơn những gì chúng ta có thể tƣởng tƣợng cách đây 20 năm Đây là sự tham gia dành cho tất cả mọi ngƣời, mọi lúc, mọi nơi Nói cách khác, ngƣời lãnh đạo Fastlane trở thành ngƣời lãnh đạo tích cực Khái niệm mới này chắc chắn sẽ buộc các tờ báo phải thay đổi cơ bản cách họ tạo nội dung và tiếp cận độc giả nếu muốn tồn tại 5 https://www.firmknow.com/digital-transformation-is-paperless-the-future-of-journalism/ 13 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Ví dụ: (Ảnh 13) Phản hồi gần nhƣ tức thời cho phép độc giả tham gia trực tiếp vào việc phát triển và định vị nội dung tờ báo thông qua việc báo lỗi trực tiếp, comment trực tiếp dƣới bài đăng để bày tỏ cảm xúc, ý kiến về vấn đề đƣợc đƣa ra 3.3 Internet đang vẽ lại bản đồ báo chí thế giới - Thế giới đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là báo điện tử, truyền thông trực tuyến phổ biến sang các phƣơng tiện truyền thống khác nhƣ báo in, phát thanh, truyền hình Với sự kết hợp tiện lợi của việc xem/nghe/đọc trên báo điện tử, ngày càng nhiều độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ sẽ chuyển dần sang thói quen đọc báo điện tử hàng ngày, và việc in ấn, phát hành báo chí, phát thanh, truyền hình cũng sẽ dần thay đổi về số lƣợng độc giả (giảm) - Thói quen đọc thay đổi tất yếu sẽ dẫn đến nguồn thu xuất bản và quảng cáo trên báo in giảm Doanh thu quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình cũng đang đối mặt với những thách thức lớn ngay bây giờ chứ không phải trong tƣơng lai - Đối với báo in, hƣớng đi mà nhiều tờ báo in đã thực hiện là mạnh dạn bắt đầu hoạt động trong "sân chơi" mới của Internet, dần dần coi Internet là môi trƣờng hoạt động chính của họ và đón nhận sự đổi mới, chấp nhận rủi ro và giành chiến thắng Đồng thời, cải tổ triệt để quy trình làm việc của báo in, hƣớng vào Việc đƣa những thông tin chuyên sâu với chất lƣợng cao, tƣơng hợp chặt chẽ với ấn bản điện tử để khai thác tối đa sức mạnh của Internet - Về truyền hình, không chỉ mở rộng thị phần bằng việc tích cực triển khai nội dung video trên Internet mà còn phát triển mạnh mảng truyền hình cáp Ƣu điểm của truyền hình cáp là nhà quảng cáo có thể biết đƣợc có bao nhiêu ngƣời đã xem chƣơng trình đó trong một đêm (và nhà quảng cáo luôn thích tiền tƣơi, thóc thật Với nhu cầu nghe nhạc, giải trí của thính giả trẻ tuổi hoặc thƣờng xuyên lái xe Nhiều đài phát thanh tích cực đƣa nội dung thông tin lên mạng, và các kênh Internet thƣờng trở thành phƣơng tiện hữu hiệu để các nhà đài giữ chân độc giả.) Ví dụ: Các trang báo điện tử, nó tồn tại và phát triển đƣợc đến tận bây giờ là do sự có mặt và phát triển của internet Cũng vì thế mà báo điện tử đang phổ biến trên khắp thế giới và luôn thu hút ngƣời đọc Cũng nhƣ báo in Nhân Dân, giờ đây chúng ta không cần phải bỏ tiền ra mua báo in nữa, chỉ cần có internet là bạn đọc có thể tìm đọc báo in trên mạng (Hay trên thế giới, The New York Times là một trong những điển hình cho cơ quan báo chí chuyển đổi số thành công nhất Từ sớm, New York Times đã nhìn thấy ở Internet tiềm năng to lớn trong việc phát huy giá trị cốt lõi của tòa soạn là mang đến những câu chuyện theo tiêu chuẩn báo chí cao nhất đến với độc giả toàn thế giới Sau nhiều năm kiên trì đi theo con đƣờng riêng với trọng tâm ƣu tiên phát triển doanh thu số, những nỗ lực của New York Times đã đƣợc đền đáp khi tòa soạn này hiện duy trì vị trí tòa soạn danh giá nhất với 120 giải Pulitzer.) 3.4 Khủng hoảng kinh tế là động lực cải tổ báo chí - Chƣa có ƣớc tính cụ thể, nhƣng chắc chắn rằng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu kéo theo sau đó sẽ làm giảm đáng kể ngân sách quảng cáo trên toàn thế giới Các nhà quảng cáo giảm chi tiêu quảng cáo của họ để tăng “phạm vi tiếp cận” và mở rộng các lựa chọn phƣơng tiện của họ Trong cuộc chiến quảng cáo, báo điện tử rõ ràng chiếm thế thƣợng phong Vì vậy, ở một góc độ khác, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã vô tình buộc các phƣơng tiện truyền thông truyền thống phải đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp, nếu không muốn phá sản sớm 14 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 - Ví dụ: Việc kinh doanh nội dung cũng không theo kiểu bán báo truyền thống nhƣ trƣớc, mô hình dựa vào quảng cáo cũng lạc hậu rồi Sẽ cần phải thăm dò các mô hình kinh doanh mới Nhìn thấy vấn đề tồn tại cần giải quyết, Báo Nhân Dân thực hiện Chiến lƣợc chuyển đổi số và xây dựng Báo Nhân Dân trở thành cơ quan báo chí đa phƣơng tiện chủ lực, chuyển đổi tƣ duy vận hành một cơ quan báo chí theo hƣớng “multi-platform” (đa nền tảng) và “digital first 3.5 Báo chí là “bộ lọc” thông tin - Sự cạnh tranh thông tin giữa các loại hình báo chí, truyền thông ngày càng gay gắt Ngày càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp sản xuất các trang thông tin, chƣơng trình phát thanh và truyền hình (âm thanh và video) của riêng họ Cung cấp những thông tin này qua các trang web, ứng dụng và mạng xã hội trên cơ sở hạ tầng truyền dẫn của Internet Xu thế “truyền thông đại chúng” với những thông tin đa chiều, khó định hƣớng đƣợc hình thành - Với các hoạt động báo chí, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí và truyền thông đang diễn ra mạnh mẽ và rất nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Báo chí không chỉ là nguồn thông tin phản ánh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn phải là “bộ lọc” thông tin lý giải những vấn đề bản chất của các hiện tƣợng xã hội trong thời đại mới để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của báo chí cách mạng và sự phát triển của nó theo hƣớng hiện đại - Phƣơng thức truy cập thông tin của ngƣời đọc, ngƣời nghe và ngƣời xem đã thay đổi từ thụ động sang chủ động và các công nghệ để hƣớng dẫn và định hƣớng ngƣời dùng đang phát triển nhanh chóng và trở thành xu hƣớng chủ đạo Điều này đòi hỏi các cơ quan truyền thông phải có chiến lƣợc tổ chức, triển khai và quản lý hoạt động theo mô hình mới (đa nền tảng, tăng khả năng tƣơng tác…) để đáp ứng nhu cầu của công chúng hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai - Ví dụ: Cùng một vấn đề có rất nhiều nguồn tin khác nhau từ các trang Web đƣợc đăng tải, vậy công chúng dành sự tin tƣởng vào đâu? Từ xƣa đến nay báo chí luôn dẫn đầu trong việc truyền tin tức, đi đầu trong vấn đề kiểm định nguồn tin, trƣớc khi một bài báo đƣợc đăng tải phải trải qua các vòng kiểm duyệt thông tin, là “bộ lọc” thông tin đến với công chúng, giúp công chúng biết đâu là sự thật - Trong một trƣờng hợp cụ thể khi mà các trang mạng đăng tải thông tin, báo chí muốn đăng tải thông tin đó cần xác minh vấn đề đó có phải sự thật hay không? từ đó giúp công chúng lọc nguồn tin chính xác nhất - Suy cho cùng, trong bối cảnh bùng nổ truyền thông mạng xã hội, xu hƣớng truyền thông hội tụ, đa phƣơng tiện, cách mạng 4.0 và Internet có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ hệ thống báo chí Việt Nam Chuyển đổi số là con đƣờng đi của cả nƣớc và báo chí Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này - Báo chí muốn giữ chân độc giả, khán thính giả, muốn tồn tại và tạo nguồn thu mới để nuôi sống chính mình cần phải chuyển đổi số Tuy nhiên, mấu chốt chuyển đổi số không nằm ở vấn đề công nghệ mà ở con ngƣời, tƣ duy và tự thân các cơ quan báo chí phải nhận thức rõ sự cấp bách chứ không chỉ đơn thuần là làm theo trào lƣu… 15 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 KẾT LUẬN Tìm hiểu các vấn đề chung của thể loại báo chí hiện nay, nhóm 1 đã phân chia thành 3 chƣơng cụ thể, trong đó: Chƣơng 1: Nêu các cơ sở lý luận để phân chia thể loại báo chí Trong đó, thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản, thống nhất và tƣơng đối ổn định của các bài báo Đồng thời nêu ra các tiêu chí để nhận diện thể loại báo chí nhƣ đặc thù của đối tƣợng mô tả, chức năng và nhiệm vụ của tác phẩm báo chí, chiều rộng của sự phản ánh hiện thực và phạm vi của sự tổng kết và các kết luận, phƣơng tiện tái hiện hình ảnh và mức độ truyền cảm Các tiêu chí này cũng là cơ sở để xác định từng thể loại báo chí cụ thể và phát huy thế mạnh hoặc bổ sung cho nhau trong hệ thống thể loại báo chí Chƣơng 2: Nhóm 1 phân chia thể loại báo chí thành 3 nhóm chính: nhóm báo chí thông tấn, nhóm báo chí chính luận và nhóm báo chí chính luận nghệ thuật Việc nhận biết và phân loại các thể loại báo chí là rất quan trọng vì nó giúp cho ngƣời đọc có thể hiểu rõ hơn về tính chất và mục đích của từng loại báo chí Khi có kiến thức về các thể loại báo chí, ngƣời đọc sẽ dễ dàng lựa chọn và tìm kiếm những thông tin mình cần một cách chính xác và hiệu quả hơn Ngoài ra, việc phân loại các thể loại báo chí cũng giúp cho những ngƣời làm báo có thể định hƣớng và sắp xếp nội dung bài báo một cách phù hợp với từng thể loại Điều này giúp cho báo chí có thể phục vụ đúng đối tƣợng độc giả, đồng thời giúp cho các nhà quảng cáo và nhà tài trợ có thể đƣa ra quyết định đầu tƣ chính xác vào từng thể loại báo chí phù hợp với mục tiêu quảng cáo của họ Chƣơng 3: Nhóm 3 tìm hiểu xu hƣớng phát triển chính của báo chí hiện nay Đó là sự phát triển và vận động theo các công nghệ mới nhƣ truyền thông số, truyền thông xã hội và truyền thông di động Các trang web tin tức trực tuyến, ứng dụng tin tức di động và mạng xã hội đã trở thành các kênh thông tin phổ biến đối với ngƣời dùng Các công nghệ nhƣ trí tuệ nhân tạo (AI) và học sâu (deep learning) đang đƣợc ứng dụng trong báo chí để tạo ra nội dung tự động và cá nhân hóa nội dung Các kỹ thuật này cũng đƣợc sử dụng để phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông Bên cạnh đó, sự phát triển của báo chí cũng phụ thuộc vào sự thay đổi của công chúng và thị trƣờng Ngƣời tiêu dùng đang có xu hƣớng tìm kiếm các nội dung mang tính giải trí, tin tức cập nhật nhanh và đa dạng về các lĩnh vực khác nhau Trong khi đó, các cơ quan báo chí cần phải tìm cách thích nghi với các thay đổi để bắt kịp với báo chí trong xu hƣớng hiện đại Tóm lại, việc tìm hiểu các vấn đề chung về thể loại báo chí rất quan trọng Nhất là khi một kỉ nguyên mới của báo chí đang đƣợc manh nha, khi mà công nghệ, trí tuệ nhân tạo có khả năng thay thế đƣợc các hoạt động của nhà báo, phóng viên trong công việc hoạt động báo chí Thế nhƣng, có một thứ mà trí tuệ nhân tạo không thể nào làm tốt hơn những nhà báo, phóng viên, đó là đạo đức, tình cảm và trách nhiệm Trong khi trí tuệ nhân tạo hoàn toàn có thể viết những bài báo đầy đủ thông tin theo từng thể loại khác nhau, thì những ngƣời làm báo cần phải làm đƣợc nhiều hơn nhƣ thế, phải nắm vững những kiến thức về thể loại báo chí và quan trọng hơn cả, là cần có một định hƣớng tƣ tƣởng đúng đắn sau những dòng thông tin mình viết 16 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Tài liệu tham khảo: 1 Giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập II, trƣờng Tuyên huấn Trung ƣơng, Hà Nội (1978) 2 Đinh Văn Hƣờng, Các thể loại báo chí thông tấn, (2007) NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tái bản lần thứ hai 3 Trần Quang, Các Thể loại báo chí chính luận, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tái bản lần thứ hai 4 Dƣơng Xuân Sơn, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, (2008) NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 5 A.A Chertƣchơnƣi (Đào Tuấn Anh, Trần Kiều Vân dịch), Các thể loại báo chí, (2004), NXB Thông Tấn Phụ lục Ảnh 1: 17 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Ảnh 2: 18 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Ảnh 3: Ảnh 4: 19 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan