Tiểu luận cuối kì xã hội học đại cương

15 2 0
Tiểu luận cuối kì xã hội học đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò và vị thế“Vai trò là tập hợp hành vi hoặc các mô hình hành vi gắn với vị thế cánhân để khẳng định bản sắc cá nhân và thuộc phạm trù của một quá trình tươngtác giữa cá nhân và cấu

lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - - TIỂU LUẬN CUỐI KÌ Sinh viên thực hiện: Lục Khánh Ly MSSV: 20031807 Khoa: Tâm lý học Môn: Xã hội học đại cương Hà Nội, 2022 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC 1 Vai trò và vị thế.ế .2 3 Nhóm xã hội 4 4 Tương tác xã hội 4 5 Quyếền lực và bấết bình đẳng 6 6 Lệch chuẩn xã hội và tuấn thủ 9 7 Di động xã hội .11 8 Văn hoá 11 9 Xã hội hoá 13 10 Toàn cấều hoá 13 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 1 Vai trò và vị thế “Vai trò là tập hợp hành vi hoặc các mô hình hành vi gắn với vị thế cá nhân để khẳng định bản sắc cá nhân và thuộc phạm trù của một quá trình tương tác giữa cá nhân và cấu trúc xã hội” (Akoun và Ansart)1 Vai trò gắn liền với vị trí và vị thế, là mô hình hành vi mà xã hội trông đợi ở một vị thế Đặc trưng của vai trò xã hội: Vai trò là một khía cạnh động của vị thếxã hội Nếu như vị thế xã hội được cá nhân nắm giữ thì vai trò xã hội được cá nhân thực hiện Khi ở vị thế của bác sĩ thì hành vi khám, chữa bệnh cho bệnh nhân sẽ được thực hiện.Vai trò xã hội luôn gắn liền với vị thế xã hội Mỗi vị thế xã hội sẽ quy định các hành vi mà cá nhân cần thực hiện Với vị thế là một người mẹ thì các hành vi như chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, hỗ trợ hội nhập nghề nghiệp là các hành vi cần thực hiện.Việc thực hiện vai trò xã hội là một khía cạnh văn hóa Chính các giá trị, chuẩn mực xã hội quy định việc thực hiện vai trò xã hội của cá nhân Vai trò xã hội mang tính tương đối Với cùng một vai trò xã hội, song mỗi xã hội và nền văn hóa có thể có những chuẩn mực khác nhau cho các hành vi mà các cá nhân cần thực hiện Ví dụ, khi ở vào vị thế “người con” theo văn hóa Việt Nam, vai trò phải thực hiện là “phụng dưỡng”, “chăm sóc” cha mẹ khi cha mẹt uổi cao sức yếu Trong khi đó, theo văn hóa phương Tây, vai trò chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ thường mờ nhạt hơn do người cao tuổi nào cũng có lương hưu đã xác định trong hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội của họ VD: Một người có vị thế là một giáo viên thì sẽ có vai trò giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, Định nghĩa về vị thế xã hội 1 Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 * Cách hiểu thứ nhất: vị thế xã hội là vị trí ở trong một nhóm hay một xã hội Với cách hiểu này, vịtrí và vị thế xã hội đồng nghĩa với nhau bởi chúng cùng cho biết vịtrí dứng của một người trong cấu trúc xã hội * Cách hiểu thứ hai: Trong cách hiểu thứ hai, có sự phân biệt giữa vịt rí xã hôi và vị thế xã hội Cụ thể là: Vị trí xã hội không ngụ ý về trật tự hoặc thứ bậc, còn vị thế xã hội lại nhấn mạnh khía cạnh xếp loại của địa vị và các nhóm địa vị: “địa vị xã hội liên quan đến một sự sắp xếp của cá nhân với sự kính trọng về một vài đặc điểm xã hội quan trọng” Khi con người ở vào mỗi vị trí xã hội, họ sẽ có những quyền lợi và đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng với vị trí xã hội đó Các quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với một vị trí xã hội được gọi là vịthế/ địa vị xã hội Trong các tương tác xã hội, chúng ta thực hiệc các hành động theo mà những người khác mong đợi về vị trí mà chúng ta đang nắm giữ đồng thời chúng ta cũng mong chờ các hành động phù hợp của họ đối với chúng ta Như vậy, vị trí xã hội là vị trí tương đối của một cá nhân trong một hệ thống xã hội Vị trí chỉ là sự định vị cá nhân trong xã hội đó và không có sự phân chia cao thấp Trong khi đó, vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với quyền lợi và trách nhiệm do vậy nó có sự phân chia cao thấp 3 Nhóm xã hội “Nhóm xã hội là tập hợp người, ít hay nhiều, nhưng có những nét đặc điểm chung như quan điểm, sở thích hay hoạt động” (Orfali trong Akoun và Ansart, 1999)2 Khái niệm này có nguồn gốc từ nghệ thuật tiếng Ý (1688) và tiếng Đức Nhóm xã hội thường được chia thành 2 loại: Nhóm nhỏ và nhóm lớn Nhóm nhỏ là một tập hợp gồm ít người, các thành viên quan hệ với nhau trực tiếp và ổn định với tư cách cá nhân Nhóm lớn là tập hợp các cộng đồng nhóm, được hình 2 Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 thành bởi những dấu hiệu xã hội chung có liên quan đến đời sống trên cơ sở của một hệ thống quan niệm xã hội hiện có Bên cạnh đó, người ta còn phân chia thành các cặp nhóm khác nhau như: nhóm chính nhóm phụ, nhóm chủ yếu nhóm thứ yếu, nhóm căn bản nhóm không căn bản… Trong các lý thuyết xã hội học về nhóm ta còn bắt gặp sự phân chia nhóm thành nhóm quy ước và nhóm tự nhiên Nhóm quy ước là loại nhóm do con người tạo lập vì những mục đích nhất định Nhóm tự nhiên là những nhóm tồn tại thực một cách không tuân theo một chủ ý riêng trong đời sống xã hội Nhóm quy ước mang tính ước lệ, tạm thời không bền vững và phục thuộc vào ý muốn của người tạo ra nó Nhóm tự nhiên tồn tại, vận động và phát triển theo những quy luật khách quan Nghiên cứu cơ cấu xã hội cần nhận thức đúng hai loại nhóm này bởi lẽ cơ cấu xã hội được tạo nên chỉ bởi các nhóm tự nhiên 4 Tương tác xã hội Tương tác xã hội là tác động qua lại giữa cá nhân, nhóm xã hội với tư cách là chủ thể xã hội Các nhà xã hội học thường nghiên cứu tương tác xã hội ở hai cấp độ: cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô Nghiên cứu cấp độ vi mô tức là nghiên cứu về những đơn vị tương tác nhỏ nhất, còn nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô là nghiên cứu về sự tương tác của các cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội hay giữa các thiết chế như gia đình, nhà trường, chính trị, tôn giáo Tuy nhiên với tư cách là thành viên của nhóm xã hội, các cá nhân thực hiện tương tác của mình đồng thời trên hai cấp độ vĩ mô và vi mô Phân loại tương tác xã hội: - Nhóm tương tác: những biểu hiện mang tính tích cực, xây dựng - Nhóm tương tác cạnh tranh: Chứa đựng những tương tác mang tính tiêu cực, phá hoại, đối kháng - Hình thức thi đua: Là hình thức trung gian giữa hai dạng trên Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 - Ngoài ra có thể phân loại tương tác xã hội theo cách sau: + Tương tác nhóm - nhóm : Khi hai nhóm trong xã hội cạnh tranh trong hoạt động nhằm một mục đích nào đó + Tương tác trực tiếp: Khi chủ thể hành động tương tác mặt đối mặt, không thông qua phương tiện trung gian nào + Tương tác gián tiếp: Khi chủ thể thông qua các phương tiện trung gian như: điện thoại, laptop, fax, để thiết lập và duy trì quá trình tương tác Với tình hình dịch bệnh căng thẳng, sự tương tác trực tiếp giữa người với người ngày càng bị hạn chế bởi các yếu tố khách quan như giãn cách xã hội… nhưng bên cạnh đó tương tác gián tiếp qua các ứng dụng trò chuyện, ứng dụng học trực tuyến như zoom, google meet,… ngày càng trở nên phổ biến và đem lại những lợi ích to lớn Điển hình dịch bệnh covid đã khiến ngành giáo dục phải liên tục đổi mới các hình thức học, hình thức thi cử sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại Mặc dù việc dạy học trực tuyến còn nhiều khó khăn như hiệu quả tiếp thu, năng lực tự học còn hạn chế, chất lượng âm thanh, hình ảnh chưa tốt; điều kiện tiếp cận của học sinh chưa đồng đều nhưng đây được đánh giá là phương thức tiện lợi, hiệu quả nhất để mang bài học đến với học sinh.3 Thực hiện tốt phương châm “Tạm dừng đến trường, nhưng không dừng học” 5 Quyền lực và bất bình đẳng Quyền lực là một trong nững chủ đề hấp dẫn của xã hội học Quyền lực là khả năng của cá nhân hoặc nhóm thay đổi thái độ, quan điểm, hành vị của cá nhân khác, nhóm khác Quyền lực là khả năng của cá nhân hoặc nhóm trong việc tác động lên sự kiện sự việc nhằm thay đổi sự kiện/sự việc theo cách nào đó.4 3 http://rgep.moet.gov.vn/tin-tuc/giao-duc-viet-nam-thich-nghi-voi-binh-thuong-moi-trong- cuoc-chien-chong-covid-19-5009.html 4 Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 thời gian qua dã chứng tỏ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Cùng với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, sang tạo của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những kết quả tốt giúp đất nước vượt qua đại dịch Theo Ngân hàng Thế giới 1996, quản trị nhà nước là cách thức sử dụng sử dụng sức mạnh quyền lực nhà nước để quản lý nguồn lực nhà nước để quản lý nguồn lực xã hội vì sự phát triển của quốc gia Quản trị nhà nước tốt liên quan đến ba yếu tố: chế độ chính trị, quá trình sử dụng quyền lực để quản lý các nguồn lực vì sự phát triển; năng lực của Chính phủ trong việc thiết kế, hoạch định và thực hiện chính sách công, các chức năng chủ yếu của Nhà nước 5 Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của Đảng, Chính phủ đã sử dụng quyền lực của mình nhằm huy động mọi lực lượng vào cuộc chiến đầy cam go này Đồng thời ban hành nhiều văn bản pháp luật đối phó với dịch bệnh, bảo vệ quyền con người, … David Popenoe cho rằng bất bình đẳng là tình trạng không ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay các nhóm đối với việc tiếp cận những điều đáng ao ước trong xã hội 6 Bất bình đẳng đang gia tăng ở một số góc độ đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid – 19 đang dần xuất hiện nhiều biến chủng mới Mặc dù tất cả các hộ gia đình đều chịu ảnh hưởng, nhưng những hộ nghèo hơn dễ bị giảm thu nhập hơn nhiều so với hộ giàu hơn Với tiết kiệm ít ỏi hoặc không có tiết kiệm, hộ nghèo thường phải dùng đến những cơ chế ứng phó, như bán tài sản phục vụ sản xuất và tăng vay nợ Hộ nghèo cũng dễ bị mất an ninh lương thực hơn, làm tăng rủi ro suy dinh dưỡng và thấp còi cho con em của họ Trẻ em nghèo thường ít có khả 5 https://pbgdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/trao-doi-kinhnghiem.aspx?ItemID=112 6 Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 năng tham gia học trực tuyến hoặc các hình thức học tập tương tác khác, làm tăng rủi ro tổn thất về vốn con người.7 Bảng 1: Bất bình đẳng đang gia tăng ở nhiều khía cạnh Được đến trường là quyền lợi chính đáng của mọi trẻ em trên thế giới Nhưng Covid -19 đã cướp đi cơ hội ấy của rất nhiều trẻ em, thanh thiếu niên đang trong độ tuổi đến trường Dù đã có phương thức học trực tuyến nhưng việc đủ điều kiện để có một thiết bị điện tử đối với một số gia đình là diều xa xỉ Thậm chí một gia đình nghèo chỉ có một chiếc điện thoại thông minh nhưng lại có đến hai đứa trẻ với hai chương trình học khác nhau, trình độ khác nhau Liệu hình thức học này đã thực sự có hiệu quả? Bất bình đẳng ngày càng gia tăng hiện nay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tương lai Những 7https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/36295/211799VT.pdf Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 cú sốc về thu nhập đối với người nghèo có nhiều khả năng gây ra những tác động bất lợi lâu dài Các cơ chế đối phó, chẳng hạn như bán tài sản và giả sử nợ thêm, có thể có tác động tiêu cực đến thu nhập trong thời gian dài Thực phẩm không an toàn làm tăng nguy cơ thấp còi và suy dinh dưỡng, cản trở sự phát triển nhận thức và học tập Cơ hội hạn chế để tham gia vào học tập điện tử và các hình thức học tập tương tác khác làm giảm chất lượng nguồn nhân lực sau này Suy dinh dưỡng và thấp còi có thể dẫn đến những hậu quả kinh tế cả đời cho trẻ Ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế có thể thấy được qua những nghiên cứu về tác động của thấp còi được thực hiện trong khu vực Chẳng hạn tại Trung Quốc, người lao động bị thấp còi khi còn nhỏ thường có mức lương theo giờ và thu nhập hàng tháng thấp hơn; tại Inđônêxia, thấp còi dẫn đến thu nhập thấp hơn khi trưởng hành và nắm giữ ít tài sản hơn trong số nữ giới; còn tại Philíppin, thấp còi làm giảm khả năng có việc làm ở khu vực kinh tế chính thức Hơn nữa, một nghiên cứu xem xét các bằng chứng trên toàn cầu tìm thấy người trưởng thành có chiều cao cao hơn được hưởng mức lương cao hơn đáng kể; khi xem xét tập hợp các nghiên cứu tìm cách xử lý các yếu tố không quan sát được và vấn đề sai số đo lường, nhóm tác giả thấy rằng tăng 1 cm chiều cao dẫn đến mức lương tăng trung bình khoảng 4% đối với nam giới và 6% đối với nữ giới Và việc bất bình đẳng này còn ảnh hưởng tới các chương trình an sinh xã hội của Chính phủ Các nhóm yếu thế trong xã hội, đặc biệt là người lao động tự do thường không có bảo hiểm xã hội Chính vì vậy, họ khó mà có thể được hưởng phúc lợi xã hội trong tình trạng Nhà nước đang phải gồng gánh một khoản chi phí cực khủng cho việc phòng chống dịch bệnh nhu chi phí cách ly, chi phí xét nghiệm,… Tóm lại, vấn đề bất bình đẳng có thể trở nên ngày càng sâu sắc hơn Nhất là đối với các nước đang phát triển Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 6 Lệch chuẩn xã hội và tuân thủ Lệch chuẩn xã hội có thể được hiểu đơn giản là những hành vi đi chệch với sự mong đợi của số đông, hay sự vi phạm các chuẩn mực xã hội Bilton và các đồng sự (1993) mở rộng định nghĩa lệch chuẩn xã hội là “sự vi phạm các chuẩn mực được chấp nhận hoặc các quy tắc xã hội của một nhóm hay của xã hội, hay về một người lệch lạc như một kẻ vi phạm các tiêu chuẩn đã được coi là được thừa nhận” (Bilton và các đồng sự, 1993) 8 Trong cách hiểu thông thường, lệch chuẩn xã hội thưởng được xem là mang tính tiêu cực Tuy nhiên, đối với các nhà xã hội học, lệch chuẩn xã hội không chỉ đem lại các tác động xấu, nó còn có thể thực hiện những chức năng xã hội có tính tích cực nhất định Trước hết, lệch chuẩn xã hội góp phần củng cố, tăng cường các giá trị, chuẩn mực xã hội Chức năng thứ hai mà lệch chuẩn xã hội có thể thực hiện là giúp tăng cường tính đoàn kết hay tinh thần tập thể Cuối cùng lệch chuẩn xã hội có thể dự báo hay/và đem lại một sự thay đổi cho xã hội Hệ quả tiêu cực của lệch chuẩn xã hội ảnh hưởng tới sự thực hiện chức năng của xã hội: việc phá vỡ hoặc thay đổi cấu trúc xã hội, sự suy giảm niềm tin xã hội vào công bằng, lẽ phải, sự đúng sai, Với suy nghĩ của một số người thì việc mắc Covid sẽ khiến cơ thể họ sinh ra một siêu kháng thể Từ đó mà họ có thể “miễn nhiễm” với loại virut này hoặc sẽ làm giảm triệu trứng nặng khi bị tái nhiễm Hay để có một số đặc quyền khác khi mới khỏi bệnh theo quy định của một số quốc gia Mới ngày 16 tháng 1 năm 2022, bà Hana Horka đã cố tình nhiễm Covid và đã tử vong tại nhà.9 Đây chính là một trong số rất nhiều ví dụ điển hình về việc có những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn với xã hội Thay vì tiêm vaccine, đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng dịch khác thì họ đã phớt lờ cảnh báo của Chính phủ và cố tình 8 Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 9 https://vnexpress.net/tu-vong-sau-khi-co-tinh-nhiem-ncov-4418598.html Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 có hành vi đi ngược lại với đa số Không có kiến thức về bệnh cũng như là tâm lý chủ quan là nguyên nhân chính gây ra hành vi ấy * Tuân thủ: Để phản ứng kịp thời trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của virus trong cộng đồng Ngày 31/03/2020, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị 16 về thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc Theo đó, tất cả mọi người dân được yêu cầu thực hiện các biện pháp tự bảo vệ bản thân như khử trùng, đeo khẩu trang Mọi người cũng được yêu cầu ở nhà, chỉ đi ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi giao tiếp không tụ tập quá 02 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và ở những nơi công cộng 10 Trong tình hình đó, đa số mọi người đều tuân thủ nghiêm túc quy định phòng dịch Đó là một trong các lý do khiến cho các quy định phòng chống dịch bệnh của Nhà nước ta đạt được kết quả đáng tự ào, mong đợi Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân vốn lơ là, chủ quan, bỏ qua các quy định về quản lý, phòng chống dịch bệnh Không có việc làm “thực sự cần thiết” nhưng nhiều người vẫn không ý thức, kể cả người già, vẫn ra ngoài đi dạo và tập thể dục, bất chấp việc ra ngoài bị hạn chế Đây chính là vấn đề đáng bị lên án 7 Di động xã hội Di động xã hội là sự di chuyển của cá nhân/nhóm xã hội từ một vị trí xã hội đến một vị trí xã hội khác.11 10 Thủ Tướng Chính Phủ (2020), Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 11 Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 8 Văn hoá “Văn hóa không chỉ được hiểu là văn hóa tinh thần Là một hiện tượng về văn bản có tính chất kiến trúc thượng tầng Văn hóa cẩn nghiên cứu cùng với những nhân tố của môi trường vật chất cần thiết cho việc ghi lại những sản phẩm của ý thức (sách, phim ảnh, ) và phổ biến những sản phẩm văn hóa (các máy phát thanh, thu thanh, thu hình, máy in, máy quay phim, rạp hát, rạp chiếu bóng ), nó thực hành việc sản xuất, phân phối vì tiêu dùng các giá trị tinh thần trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học, đạo đức, giáo dục thông qua một hệ thống những cơ quan tương ứng” (Viện Nghiên cứu Xã hội học - Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, dẫn theo Nguyễn Hồng Phong, 2000) 12 Trong một ấn phẩm, hai nhà nghiên cứu Sean Small và Judite Blanc của Trường Đại học New York, Mỹ nhận định, sự pha trộn các giá trị văn hóa, hay còn gọi là cộng tính văn hóa với Tam giáo (gồm Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo) đã làm nên “một tư duy độc đáo mà các quốc gia khác có thể học hỏi, để từ đó thích nghi và thậm chí xây dựng khả năng phục hồi trước các tác động tâm lý từ đại dịch COVID-19” Theo lập luận của Sean Small và Judite Blanc, hiện tượng cộng tính văn hóa là nền tảng cho sự hài hòa của các giá trị đối lập, điều mà sau đó là cơ sở cho tư duy của Việt Nam trong việc chống lại sự phủ nhận tính nghiêm trọng của đại dịch, trong việc áp dụng chính sách cộng đồng và thực thi các quy tắc cách ly Ngoài ra, lối sống truyền thống làng xã, quần cư bám rễ trong đời sống đô thị Việt Nam cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả phòng chống dịch Con người Việt Nam chưa phải là những cá thể độc lập Thay vào đó, hầu hết vẫn sống với các đại gia đình hoặc thường xuyên về thăm gia đình Cơ cấu xã hội như vậy làm tăng rủi ro theo hai cách Đầu tiên là thực tế là mọi người biết rằng khi họ bị nhiễm bệnh, nhiều người khác thực sự quan tâm cũng có thể bị nhiễm bệnh Thứ hai, nếu tất cả mọi người đều gắn bó với một mạng 12 Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 lưới xã hội rộng lớn gồm bạn bè và gia đình, thì hậu quả tâm lý của việc bị cô lập trong thời gian bị bệnh có thể rất lớn Các tác giả cũng đánh giá, Chính phủ Việt Nam đã tài tình biến mối nguy hiểm này trở thành vũ khí chống dịch bằng khẩu hiệu: “Mỗi người dân phải là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài, chung tay chống dịch”13 9 Xã hội hoá Khía cạnh thứ nhất: nghiên cứu xã hội hóa với tư cách là xã hội hóa các sự kiện, các vấn đề, các lĩnh vực của đời sống xã hội Đó là quá trình tăng cường sự chú ý, sự quan tâm của hội cả về vật chất và tinh thần đến những nội dung, sự kiện cụ thể nào đó trong đời sống con người mà trước đây chỉ có một bộ phận, một cơ quan chức năng nào đó của xã hội quan tâm Khía cạnh thứ hai: nghiên cứu quá trình chuyển biến từ một chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người, đó chính là quá trình xã hội hóa cá nhân Đây cũng chính là hướng tiếp cận chủ yếu của xã hội học trong phạm trù xã hội hóa Trước nguy cơ các biến thể Omicron xâm nhập và lây lan vào nước ta, trong thời gian tới, chính phủ đã có những biện pháp phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc xã hội hóa vaccine và thuốc điều trị Covid- 19.14 Về tiêm chủng, theo chính phủ, 99,6% dân số từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine ít nhất một liều, và một số dân số tiêm chủng lần thứ ba (4,8 triệu người trên 18 tuổi) Việt Nam cũng đang tích cực chuẩn bị cho đối tượng từ 12 đến 17 tuổi được tiêm 1.280.000 liều, và theo lời khuyên của giới khoa học, tính an toàn và hiệu quả của các mũi tiêm ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi được đảm bảo 13file:///Users/Khanhly/Downloads/Y%E1%BA%BFu%20t%E1%BB%91%20v%C4%83n%20h %C3%B3a%20v%C3%A0%20t%C3%A2m%20l%C3%BD%20c%E1%BB%A7a%20Vi%E1%BB%87t %20Nam%20trong%20%E1%BB%A9ng%20ph%C3%B3%20v%E1%BB%9Bi%20COVID-19.pdf 14 https://tuoitre.vn/xa-hoi-hoa-vac-xin-thuoc-dieu-tri-covid-19-de-ung-pho-omicron- 20220104130708192.htm Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 10 Toàn cầu hoá Về khái niệm toàn cầu hóa, dù có những phát biểu khác nhau, nhiều tác giả có những điểm chung Một số tác giả hiểu rằng khi nói đến toàn cầu hóa là nói đến những thay đổi toàn cầu, qua đó các xã hội, các nền văn hóa, chính trị, kinh tế dịch lại dần nhau hơn, dẫn đến gia tăng sự hội nhập và chuyển đổi đời sống của mọi người trên toàn thế giới (Keely and Marfleet 1998) Giddens cho rằng: Toàn cầu hóa đề cập tới thực tế chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó các cá nhân, các nhóm, các quốc gia ngày càng phụ thuộc nhau (Giddens 2009) 15 Đại dịch Covid - 19 đặt ra nhiều câu hỏi về lợi thế của toàn cầu hóa, chuỗi giá trị và phân công lao động quốc tế, đặc biệt là ở các nước như Trung Quốc Dù vẫn còn nhiều diễn biến khó lường, nhưng nền kinh tế thế giới hậu Covid-19 chắc chắn không thể lặp lại cấu trúc trước đây của nó Công nghệ thông tin, vai trò của thương mại điện tử, sẽ tạo ra những bước đột phá trong phương thức thanh toán và hợp đồng điện tử xuyên biên giới Sẽ có những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống thương mại và đầu tư, đặc biệt là việc đa dạng hóa các nguồn Tất cả những điều này phải được thể hiện trong các chiến lược và chính sách tương lai của Việt Nam 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 2 Tọa đàm JST tháng 10 về chủ đề: Toàn cầu hóa, Chế độ chính trị và Đại dịch Covid-19 3 Báo Tuổi trẻ, Xã hội hóa vắc xin, thuốc điều trị COVID-19 để ứng phó Omicron, Ngày truy cập 18/01/2022 15 Giáo trình Xã hội học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 16 https://www.ueh.edu.vn/khoa-hoc/nhom-chuyen-gia-ueh-co-hoi-da-mo-ra-va-viet-nam- don-nhan-the-nao-56148 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 4 Kinh tế và dự báo, Yếu tố văn hoá và tâm lý của Việt Nam trong ứng phó với Covid -19, Truy cập ngày 17/01/2022 5 Bộ Tư pháp, Phòng, chống đại dịch Covid – 19: Trách nhiệm của nhà nước, bổn phận của công dân, Truy cập ngày 17/01/2022 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan