Để hiểu được sự phát triển và tương tác của các thành phần của xã hội, ta cần đến một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu - Xã hội học.Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu có hệ thống vềquan
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÀI TẬP NHÓM 5
HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
MÃ HỌC PHẦN: SOC1051
Chủ đề: Hành động xã hội và tương tác xã hội
Giảng viên: TS Phạm Diệu Linh
Tên thành viên:
Phan Tuấn Hùng - 21030320 Nguyễn Thị Thu - 22030899 Nguyễn Thị Vân - 22030912 Phan Trà My - 22030629 Phạm Hồng Hoàng Dương -22030854
Hà Văn Kiên - 22031414 Bùi Thị Hương Giang - 22031396
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
PHẦN 1 HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 3
1 Khái niệm hành động xã hội xã hội 3
2 Phân biệt hành động xã hội với hành động vật lý bản năng 3
2.1 Định nghĩa hành động vật lý bản năng 3
2.2 Phân biệt hành động vật lý bản năng với hành động xã hội 3
3 Các thành tố cơ bản của hành động xã hội 4
4.1 Theo mức độ ý thức 4
4.3 Theo định hướng giá trị 4
5 Hành động xã hội tác động tới các hoạt động xã hội và biến đổi xã hội 5
PHẦN 2 TƯƠNG TÁC XÃ HỘI 5
1 Định nghĩa 6
2 Các quan điểm lý thuyết về tương tác xã hội 7
2.1 Lý thuyết tương tác biểu trưng/ lý thuyết tương tác tượng trưng
Trang 3MỞ ĐẦU
Con người luôn tìm kiếm những câu trả lời về nguyên nhân và hậu quả của mọi vấn đề xã hội Để hiểu được sự phát triển và tương tác của các thành phần của xã hội, ta cần đến một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu - Xã hội học.Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu có hệ thống vềquan hệ giữa con người và xã hội, các quy luật hoạt động của xã hội trong các điều kiện khác nhau Nhà xã hội học sẽ nghiên cứu sự hình thành, phát triển, cấu trúc và mô hình xã hội, quan hệ qua lại giữa các nhóm người và các cộng đồng xã hội
Bên cạnh đó, hành động xã hội và tương tác xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội hòa bình, phát triển và tương tác tích cực Mỗi ngày, chúng ta không thể tránh khỏi việc tham gia vào các hình thức hành động và tương tác xã hội khácnhau Từ các cuộc trò chuyện hàng ngày cho đến các hoạt động xã hội lớn hơn, chúng ta liên tục tương tác với nhau và góp phần vào việc tạo ramột xã hội đa dạng và phong phú
Vì thế, trong tiểu luận này, nhóm em sẽ trình bày những kiến thức
cơ bản về Hành động xã hội và tương tác xã hội, tập trung vào việc
nghiên cứu và phân tích hai khái niệm trên, từ đó khám phá ra ý nghĩa
và tầm quan trọng của hành động xã hội và cách tương tác của chúng ta ảnh hưởng đến xã hội xung quanh
Hy vọng rằng tiểu luận này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về lĩnh vực trên, khuyến khích mọi người khám phá sâu hơn về xã hội học và tầm quan trọng của nó trong việc hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội trong cuộc sống hàng ngày
Trang 4PHẦN 1 HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI
1 Khái niệm hành động xã hội xã hội
Hành động xã hội xét theo 2 phương diện bao gồm triết học và xã hội học:
Trên phương diện triết học, hành động xã hội là một hình thức giải quyết mâu thuẫn, vấn đề xã hội, hành động xã hội Trong đó hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức…
Trên phương diện xã hội học, hành động xã hội là được gắn với các chủ thể hành động
Ngoài ra hành động xã hội còn được Max Weber định nghĩa là: “Hành
động xã hội là một hành vi mà chủ thể gán cho nó những ý nghĩa chủ quan nhất định, ý nghĩa chủ quan đó hướng tới người khác trong quá trình hành động và định hướng hành động của chủ thể” Hành động xã
hội có đặc điểm chính là có sự tham gia của yếu tố ý thức
2 Phân biệt hành động xã hội với hành động vật lý bản năng
2.1 Định nghĩa hành động vật lý bản năng
Hành động vật lý bản năng là dạng hoạt động mang tính chất bản năng sinh học, được thực hiện bất chấp ý chí hay mong muốn chủ quan của chủ thể hành động
Yếu tố duy lý và có ý thức rất thấp, phản ứng đáp lại với kích thích
từ môi trường diễn ra rất nhanh dường như không cần tới quá trình tính toán có ý thức của chủ thể hành động
2.2 Phân biệt hành động vật lý bản năng với hành động xã hội
Trang 5Hành động vật lý bản năng thì không có tính chuẩn mực.
Phản ứng với xã hội
Hành động vật lý, bản năng sinh học là một phản ứng trực tiếp với tác nhân
Hành động xã hội là một phản ứng gián tiếp thông qua các biểu tượng
3 Các thành tố cơ bản của hành động xã hội
Theo quan điểm của Parsons hành động xã hội được cấu thành từ các yếu tố sau:
Hành động logic và hành động không theo logic (theo V Pareto)
4.2 Theo loại động cơ (theo M Weber):
Hành động duy lý - công cụ
Hành động duy lý - giá trị
Hành động duy lý - truyền thống
Hành động duy cảm
4.3 Theo định hướng giá trị:
Dựa trên phân tích và phân chia của T Parsons
Trang 65 Hành động xã hội tác động tới các hoạt động xã hội và biến đổi
xã hội
Hành động xã hội thường gắn với các chủ thể hành động là cá nhân, là một loại ứng xử mà chủ thể gắn cho nó ý nghĩa chủ quan nhất định Ở đây nhấn mạnh vào động cơ bên trong chủ thể
Hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức với những mức độ khác nhau và là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân hay nói cách khác là cá nhân hành động chính là để thực hiện hoạt động sống của mình
Luôn gắn với tính tích cực của các cá nhân, bị quy định bởi các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động
→ Như vậy các yếu tố về mục đích, động cơ, nhu cầu, lợi ích củahành động xã hội giữa các chủ thể hành động đã tác động tới các hoạt động xã hội trở nên đa dạng của các cá nhân, cộng đồng, đời sống xã hội và làm cho xã hội ngày càng biến đổi về hành vi, quan
hệ xã hội theo thời gian
Trang 7PHẦN 2 TƯƠNG TÁC XÃ HỘI
1 Định nghĩa:
Theo TS Nguyễn Quý Thanh: “Tương tác xã hội có thể coi là quá trình hoạt động và hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác”
=> Hành động xã hội chính là cơ sở cho tương tác xã hội Tương tác xã hội được hình thành từ chuỗi hành động xã hội giữa ít nhất 2 chủ thể trở lên
Tương tác xã hội được nghiên cứu ở 2 cấp độ:
Vi mô: nghiên cứu về những đơn vị tương tác nhỏ nhất
Vĩ mô: nghiên cứu tương tác của các cơ cấu xã hội, hệ thống
xã hội hay giữa các thiết chế xã hội
Với tư cách là thành viên xã hội, các cá nhân thực hiện tương tác của mình đồng thời trên 2 cấp độ vi mô và vĩ mô Trong quá trình này, sự tác động qua lại giữa các chủ thể được thực hiện: đồng thờicũng diễn ra sự thích ứng của một hành động và một hành động khác
=> Các chủ thể sẽ đạt được sự hiểu biết nhau về tình huống, về ý nghĩa của hành động vì vậy có thể đạt được sự hợp tác, sự đồng tình nhất định
Mỗi chủ thể hành động trong tương tác xã hội đều có mục đích nhất định, các mục đích này không phải bao giờ cũng hòa đồng vớinhau, thậm chí nhiều khi chúng loại trừ nhau Các chủ thể tuy sốngtrong cùng một môi trường, văn hóa nhưng sẽ có những cách hiểu khác nhau hoặc không tìm được một “tiếng nói chung”
=> Mức độ ảnh hưởng của các chuẩn mực, giá trị của mỗi cá thể là khác nhau Đây là yếu tố căn bản quyết định mức độ thích ứng với nhau hay không giữa các chủ thể hành động trong tương tác xã hội Sự xung đột
về giá trị càng lớn thì khả năng thích ứng trong tương tác càng giảm Các giá trị khác nhau, không xung đột với nhau vẫn có thể tạo ra sự thích ứng Mặt khác, hệ thống giá trị đặc thù của các chủ thể không phải bất biến, mà thường biến đổi trong quá trình tương tác, cường độ và thời
Trang 8gian của sự biến đổi này sẽ quy định mức độ của sự thích ứng giữa các chủ thể tương tác
Sự biến đổi các giá trị đặc thù của các chủ thể hành động có thể chia thành những mức độ:
Hầu như không biến đổi: các chủ thể không thích ứng được với
nhau, thậm chí xung đột còn có thể sẽ tăng lên
Biến đổi ít: giữa các chủ thể đã xuất hiện một sự hợp tác, đồng tình
nhưng chỉ ở mức tối thiểu
Biến đổi nhiều: nếu sự biến đổi chỉ xảy ra ở một đối tượng, thì sẽ
dẫn đến sự lệ thuộc và quy phục, còn nếu cả hai đều biến đổi thì đó
là sự “hợp tác ăn ý” của cả hai
Biến đổi hoàn toàn: đó là trường hợp, một chủ thể tự động điều
chỉnh hệ thống giá trị và hành động của mình cho phù hợp với chủ thể kia
Tóm lại: Tương tác xã hội là một phạm trù quan trọng của xã hội học, có
quan hệ với nhiều khái niệm khác như cơ cấu xã hội, chuẩn mực xã hội, vai trò xã hội đặc biệt là hành động xã hội và quan hệ xã hội
2 Các quan điểm lý thuyết về tương tác xã hội:
2.1 Lý thuyết tương tác biểu trưng/ lý thuyết tương tác tượng trưng (Symbolic Interactionism)
Lý thuyết tương tác quan trọng nhất của xã hội học, gắn liền với tên tuổi của nhà xã hội Mỹ G Mead
Luận điểm trung tâm của lý thuyết: các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với các hành động trực tiếp của người khác, mà “đọc” và lí giải chúng
=> Tức là chủ thể trong quá trình tương tác cần phải đặt mình vào vị trí của chủ thể khác để có thể hiểu ý nghĩa trong những lời nói, cử chỉ của chủ thể đó Đây cũng chính là một quá trình quan trọng để hoàn thiện nhân cách cá nhân
Nội dung lý thuyết:
Trang 9 G Mead và các cộng sự của ông quan niệm rằng: con người như một thực thể sống trong thế giới của các biểu tượng và môi trường
ký hiệu, xã hội thực hiện sự điều chỉnh hành động của các cá nhân qua các biểu tượng Tất cả những vật thể, hình ảnh, hành động, cử chỉ xung quanh ta có thể được con người gắn cho những ý nghĩa vàtrở thành các biểu tượng trong giao tiếp
Các biểu tượng có một đặc điểm chung là chúng mang những ý nghĩa nhất định và tạo ra sự phản ứng giống nhau ở các cá nhân
Để hình thành các biểu tượng tương tác phải có một quá trình:
Thứ nhất, cá nhân phải ý thức rõ ràng được về một hình ảnh,
hành động, cử chỉ, chữ viết… nào đó và tách biệt, phân lập
nó ra khỏi môi trường xung quanh
Thứ hai, cá nhân tiến hành quy gán cho nó một ý nghĩa xác
định, dần dần ý nghĩa quy gán này có thể được đông đảo các
cá nhân khác thừa nhận Do vậy, biểu tượng tương tác được hình thành, nhưng trước khi trở thành biểu tượng chung của một nền văn hoá hay của cả nhân loại, thì chúng thường là biểu tượng tương tác của một tiểu văn hoá Chính vì thế, nên trong thực tế, có nhiều sự vật, hiện tượng, hành động, cử chỉ… giống nhau, nhưng lại được quy gán những ý nghĩa khác nhau khi chúng không ở cùng một tiểu văn hoá
Ngôn ngữ, chữ viết là một hệ thống biểu tượng quan trọng bậc nhấttrong quá trình tương tác giữa các cá nhân Ý nghĩa biểu trưng của
nó được quy gán qua hệ thống âm thanh và kí tự
=> Dù là một lý thuyết quan trọng nhưng lý thuyết tương tác biểu trưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế Hạn chế của tương tác biểu trưng là khó thực hiện ở cấp độ vĩ mô và gây nhiều khó khăn cho các cá nhân xuất phát từ những nền văn hoá có các hệ giá trị khác nhau
Trang 102.2 Lý thuyết trao đổi xã hội
Lý thuyết của G Homans và nhiều nhà xã hội học khác đã có
những đóng góp quan trọng trong việc xem xét tương tác xã hội
Luận điểm trung tâm của lý thuyết: các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần Như vậy
sẽ xuất hiện hai trạng thái hành động trong tương tác, hành động
cho và hành động nhận Cá nhân thực hiện hành động cho nhiều
lần với người khác, thì sẽ có xu hướng tâm lý muốn được nhận lại nhiều lần Ngược lại, cá nhân được nhận nhiều từ người khác sẽ cảm thấy bị tác động bởi một áp lực vô hình của sự nhận và cho
Nội dung lý thuyết:
G Homans đưa ra 4 nguyên tắc tương tác giữa các cá nhân như sau:
Nếu một dạng hành vi được thưởng, có lợi thì hành vi đó có
xu hướng lặp lại
Hành vi được thưởng, dược lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh như vậy
Nếu như phần thưởng và lợi lớn hơn thì cá nhân đó sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều “chi phí” vật chất và tinh thần lớn hơn để đạt được nó
Các nhu cầu cá nhân gần như hoàn toàn thỏa mãn thì họ sẽ ít
cố gắng hơn trong việc thỏa mãn chúng
=> Từ đó xuất hiện xu hướng cân bằng giữa trao và nhận của các cá
nhân trong quá trình tương tác G Homans gọi đó là sự cân bằng chi phí,tâm lý chung của các cá nhân là mong muốn nhận được những phần thưởng lớn nhất so với những chi phí đã bỏ ra Trong thực tế cuộc sống
xã hội, quá trình tương tác theo mô hình trao đổi xã hội rất phổ biến bởi toàn bộ các tương tác xã hội là một tập hợp phức tạp của các trao đổi Cho nên dù G Homans xét các nguyên tắc trên trong mô hình đơn giản nhất của các tương tác xã hội, thì theo ông, ngay cả những tương tác xã hội phức tạp cũng có thể tuân theo nguyên tắc đó
Trang 11SLIDE THUYẾT TRÌNH (26 TRANG)
Trang 24Tài liệu tham khảo:
1 Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 31, Số 5 (2015) 80-87
2 Giáo trình “Xã hội học đại cương”, Nxb ĐHQGHN
Trang 25BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Thành viên Mã sinh viên Nội dung đảm nhiệm Chất
lượng nộidung
Điểmđánh giá
Phan Tuấn Hùng 21030320 Tổng hợp tài liệu, chuẩn
bị tiểu luận
Nguyễn Thị Thu 22030899 Thuyết trình + Script Tốt 9
Nguyễn Thị Vân 22030912 Thuyết trình + Script Tốt 9,5
Phan Trà My 22030629 Powerpoint thuyết trình Tốt 9
- Các thành tố cơ bản của xã hội
Hà Văn Kiên 22031414 - Phân loại hành động xã
hội
- Vận dụng lý thuyết hành động xã hội vào việc phân tích các hoạt động xã hội và biến đổi