1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung bài thuyết trình tương tác xã hội

11 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tương tác xã hội
Người hướng dẫn PTS. Mai Linh
Trường học Trường Đại Học Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Xã Hội Học Đại Cương
Thể loại Bài thuyết trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 162,13 KB

Nội dung

Có nhiều quan điểm về tương tác xãhội, song định nghĩa cho khái niệm tương tác không phải lúc nào cũngđược các nhà xã hội học đề cập đến.Theo từ điển Sage về Xã hội học của Steve Bruce v

lOMoARcPSD|38542684 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH TƯƠNG TÁC XÃ HỘI MÔN : XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG GIẢNG VIÊN: Mai Linh NHÓM : 4 Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2022 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 TƯƠNG TÁC XÃ HỘI I Định nghĩa Tương tác xã hội là một trong những đối tượng quan trọng mà các nhà xã hội học hướng tới nghiên cứu Có nhiều quan điểm về tương tác xã hội, song định nghĩa cho khái niệm tương tác không phải lúc nào cũng được các nhà xã hội học đề cập đến Theo từ điển Sage về Xã hội học của Steve Bruce và Steven Yearly (2006), thuật ngữ này thường không có một ý nghĩa chính xác duy nhất “Thuật ngữ này thường được sử dụng để nhấn mạnh quan điểm rằng khi một người tương tác họ làm như vậy là do theo sự mong đợi xã hội và những giả điinh nền tảng mà họ đem đến cuộc gặp gỡ” J Charon (1989:105) cho rằng: “Tương tác xã hội là hàng động xã hội qua lại” Còn Nguyễn Quý Thanh (2000:145) lại cho rằng: “Tương tác xã hội có thể được coi là quá trình hành động và hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác” Với Zaden (1988:167) cho rằng tương tác xã hội là ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của hành vi của hai hay nhiều người Nói theo cách khác, “Tương tác xã hội bao gồm sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa hành động của bạn và hành động của người khác” Khái niệm cụ thể: Hành động xã hội là cơ sở cho tương tác xã hội Hay nói cách khác, không có hành động xã hội thì không có tương tác xã hội Tương tác xã hội có thể hiểu là quá trình hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác.1 Các nhà xã hội học thường nghiên cứu tương tác xã hội ở hai cấp độ: cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô Nghiên cứu cấp độ vi mô tức là nghiên cứu về những đơn vị tương tác nhỏ nhất, còn nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô là nghiên cứu về sự tương tác của các cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội hay giữa các thiết chế như gia đình, nhà trường, chính trị, tôn giáo Tuy nhiên với tư cách là thành viên của nhóm xã hội, các cá nhân thực hiện tương 1 Xã hội học, Phạm Tất Dong- Lê Ngọc Hùng, tr145 Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 tác của mình đồng thời trên hai cấp độ vĩ mô và vi mô Ví dụ: Một ông giáo sư đi giảng dạy cho một trường Đại học khác thì vị giáo sư này vừa thực hiện tương tác ở cấp độ vi mô (cá nhân) vừa thực hiện tương tác ở cấp độ vĩ mô (tổ chức) vì ông là giáo sư và là thành viên của trường Đại học kia J.Charon (1989:105) cho rằng cần nghiên cứu về tương tác xa hội bởi 4 lí do quan trọng như sau: - Tương tác xã hội ảnh hưởng đến cách con người hành động Tương tác trở thành nguyên nhân quan trọng của hành động của mỗi chủ thể - Tương tác định hình việc cá nhân sẽ trở thành người như thế nào Nhờ có tương tác xã hội mà con người được xã hội hóa - Tương tác quan trọng đối với sự hợp tác đang diễn ra của con người Thông qua tương tác, chúng ta hiểu làm thế nào để sắp xếp hành động của chúng ta trong mối quan hệ với người khác để tất cả chúng ta có thể đạt được mục đích - Tương tác tạo ra các khuôn mẫu xã hội Kết luận: Trong cuộc sống đời thường có vô số tương tác xã hội diễn ra Tương tác xã hội là một trong những khái niệm quan trọng trong xã hội học 1 Đặc điểm của tương tác xã hội - Là hành động xã hội liên tục, ở đây là hành động xã hội cơ sở, tiền đề của tương tác xã hội là sự đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác trên hai cấp độ: vĩ mô và vi mô - Vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình tương tác và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực xã hội, của những tiểu văn hóa, thậm chí là các phần văn hóa khác nhau Ví dụ: Khi tham gia giao thông, trên một đoạn đường vô tình anh Duy đụng phải chị Hằng đi ngược chiều Lúc đó anh Duy dừng xuống dựng xe và đỡ chị Hằng dậy, sau đó anh Duy xin lỗi và hỏi thăm chị Hằng có sao không, rồi mời chị đi uống nước Tương tác xã hội: Anh Duy đụng xe chị Hằng thì đã dựng xe, đỡ chị Hằng lên, xin lỗi và mời đi uống nước Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 - Trong tương tác, mỗi người đều chịu những lực tương tác khác nhau, có ý nghĩa khác nhau và đều có sự tác động khác nhau Như vậy, tương tác vừa tạo nên những khuôn dáng mỗi người, vừa tạo nên sự hợp tác và bất hợp tác mỗi người 2 Phân loại Trong tương tác có rất nhiều loại, có thể chia thành các loại như sau: - Nhóm tương tác: những biểu hiện mang tính tích cực, xây dựng Ví dụ: Trong một lớp học, khi cô giáo giao bài tập thảo luận, lần lượt các học sinh thảo luận nhóm lên phát biểu đưa ra ý kiến của mình về vấn đề cô đặt ra trong buổi học, những phát biểu được đưa ra như những viên gạch được đặt xuống để xây lên những công trình - Nhóm tương tác cạnh tranh: Chứa đựng những tương tác mang tính tiêu cực, phá hoại, đối kháng - Hình thức thi đua: Là hình thức trung gian giữa hai dạng trên Ngoài ra có thể phân loại tương tác xã hội theo cách sau: - Tương tác nhóm – nhóm: Khi hai nhóm trong xã hội cạnh tranh trong hoạt động nhằm một mục đích nào đó - Tương tác trực tiếp: Khi chủ thể hành động tương tác mặt đối mặt, không thông qua phương tiện trung gian nào Ví dụ: Hai học sinh nói chuyện với nhau trong giờ ra chơi, bố mẹ nói chuyện với con cái trong bữa ăn cơm,… - Tương tác gián tiếp: Khi chủ thể thông qua các phương tiện trung gian như: điện thoại, vi tính, fax,… để thiết lập và duy trì quá trình tương tác Ví dụ: Các thành viên trong lớp lập một nhóm chat rồi dùng điện thoại, máy vi tính,… nói chuyện với nhau II Các quan điểm lí thuyết về tương tác xã hội 1 Quan điểm của George homans về tương tác: Tương tác như là sự trao đổi Nhìn tương tác xã hội như một sự trao đổi xã hội là quan điểm của lí Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 thuyết trao đổi xã hội với các đại diện tiêu biểu là George Homans (1910- 1989) và Peter Blau (1918-2002) Họ muốn tìm cách lí giải các nguyên nhân dẫn dắt hành vi của con người trong tương tác xã hội Để hiểu hơn về quan điểm của Homans và Blau chúng ra sẽ xem lại những bàn luận của J.Tunner (1991) về các quan điểm của Homans và Blau  Tổng hợp của J.Tunner về các mệnh đề trao đổi của Homans I Mệnh đề thành công: Với mọi hành vi của con người, hành động cụ thể nào càng thường xuyên được thưởng thì nhiều khả năng con người lặp lại hành động đó II Mệnh đề tác nhân: Nếu trong quá khứ của một tác nhân cụ thể hay một tập hợp các tác nhân diễn ra trong một dịp nào đó là cơ hội mà hành động con người được thưởng thì sau đó, tác nhân hiện tại càng tương đồng với tác nhân quá khứ, nhiều khả năng con người sẽ thực hiện hành động đó hoặc là một hành động tương tự III Mệnh đề giá trị: Kết quả của hành động càng có giá trị đối với con người thì khả năng con người sẽ thực hiện hành động đó Ví dụ: Hành động chăm học và tích cự tham gia hoạt động sẽ giúp cho sinh viên phát triển bản thân thì sinh viên sẽ thực hiện hành động đó IV Mệnh đề sự tước đoạt/ sự thoả mãn: Một phần thưởng trong quá khứ càng thường xuyên lặp lại ở hiện tại thì phần thưởng đó càng trở nên ít giá trị hơn đối với con người Ví dụ: Khi bé được điểm cao bố mẹ sẽ thưởng cho một cái bút, khi phần thưởng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì bé sẽ không còn thấy vui và hào hứng như lần đầu được thưởng V Mệnh đề về sự công kích/ sự tán thành: A Khi hành động của một người không nhận được phần thưởng mà anh ta mong đợi hoặc nhận được sự trừng phạt mà anh ta không mong đợi, anh ta sẽ giận giữ và nhiều khả năng thựu hiện hành vi công kích và kết quả của hành vi như vậy trở nên có giá trị đối với anh ta hơn Ví dụ: Một nhân viên hoàn thành công việc được giao nhưng không được thưởng như mong mà còn bị phê bình thì nhân viên này sẽ giận và thực hiện hành vi chống đối không làm nữa để kết quả công việc Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 không được hiệu quả thì hành vi chống đối đó trở nên có giá trị với anh ta B Khi hành động của một người nhận được phần thưởng mong đợi, đặc biệt khi phần thưởng lớn hơn so với mong đợi, hoặc không nhận được sự trừng phạt mà anh ta trông chờ, anh ta sẽ hài lòng và nhiều khả năng thực hiện hành vi tán thành và kết quả của hành vi như vậy có giá trị với anh ta hơn VI Mệnh đề duy lí: Khi lựa chọn hành động, con người sẽ lựa chọn hành động theo nhận thức của anh ta vào thời điểm đó, giá trị của kết quả, xác suất nhận được kết quả của hành động đó lớn hơn.2 Lí thuyết trao đổi xã hội của G.Homans và nhiều nhà xã hội học khác đã có những đóng góp quan trọng trong việc xem xét tương tác xã hội G Homans đưa ra các nguyên tắc như sau3: - Nếu 1 dạng hành vi được thưởng, hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại - Hành vi được thưởng được lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh như vậy - Nếu như phần thưởng và lợi lớn hơn thì cá nhân đó sẵn sàng bỏ ra nhiều “chi phí” vật chất và tinh thần lớn để đạt được nó - Các nhu cầu cá nhân gần như hoàn toàn thoả mãn thì họ sẽ ít cố gắng hơn trong việc thoả mãn chúng Ở đây, các nguyên tắc này được rút ra từ việc Homans xét trong mô hình đơn giản nhất của tương tác giữa các cá nhân, nhưng theo ông, ngay cả những tương tác xã hội phức tạp cũng có thể tuân theo nguyên tắc trên vì chúng có sự tương đồng lớn về tính chất  Tổng hợp của J.Tunner về các nguyên lý trao đổi ngầm của Blau 1 Nguyên lý duy lý: Lợi ích con người mong chờ từ người khác trong việc tạo ra một hoạt động cụ thể càng nhiều, càng có nhiều khả năng họ tạo ra hoạt động đó 2 Nguyên lý trao đổi qua lại: 2 Jonathan H Tuner,1991: 313 3 Giáo trình xã hội học đại cương, Học viện hành chính quốc gia, nxb đại học quốc gia Hà Nội Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 - Con người càng trao đổi nhiều phần thưởng với 1 người khác, nghĩa vụ đối ứng xuất hiện và chỉ dẫn các trao đổi tiếp theo giữa họ - Nghĩa vụ đối ứng của 1 mối quan hệ trao đổi càng bị vi phạm, càng có khuynh hướng bên bị tước đoạt thừa nhận những vi phạm tiêu cực chuẩn mực của sự trao đổi qua lại 3 Nguyên lý công bằng: - Những mối quan hệ trao đổi được thiết lập càng nhiều, càng có nhiều khả năng chúng bị chi phối bởi chuẩn mực trao đổi công bằng - Các chuẩn mực công bằng càng ít được nhận ra trong một cuộc trao đổi, có khuynh hướng bên bị tước đoạt thừa nhận những vi phạm tiêu cực các chuẩn mực 4 Nguyên lý vị lợi cận biên (marginal utility principle): Các phần thưởng càng được mong đợi nhiều sắp xuất hiện trong một hoạt động cụ thể, hoạt động càng có ít giá trị và ít khả năng nó xuất hiện 5 Nguyên lý mất cân bằng: Một số mối quan hệ trao đổi càng ổn định và cân bằng giữa các đơn vị xã hội, các mối quan hệ khác có nhiều khả năng trở nên mất cân bằng và không ổn định 2 Lý thuyết tương tác biểu trưng và tương tác xã hội Trường phái tương tác biểu trưng ra đời gắn liền với tên tuổi của George Herbert Mead mặc dù ông không phải là người đưa ra thuật ngữ “tương tác biểu trưng” song những đóng góp của ông đã đặt nền móng cho sự phát triển của trường phái tương tác biểu trưng Ba luận điểm gốc của Thuyết tương tác biểu trưng được Geogre Herbert Mead (1863-1931) đưa ra như sau: Thứ nhất, con người đối xử với sự vật trên cơ sở những ý nghĩa mà sự vật đem lại cho họ Thứ hai, ý nghĩa của sự vật nảy sinh từ tương tác xã hội giữa các cá nhân Thứ ba, ý nghĩa của sự vật được nắm bắt và được điều chỉnh thông qua cơ chế lý giải mà cá nhân sử dụng khi tiếp cận sự vật.4 Các nhà lý thuyết tương tác biểu trưng nghiên cứu con người sử dụng 4 Bryan S Turner, Đinh Hồng Phúc dịch (2006) The Cambridge Dictionary of Sociology New York: Cambridge University Press Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 các biểu tượng như thế nào để bày tỏ quan điểm của mình về thế giới và để giao tiếp với người khác Ví dụ: Khi cha mẹ không đồng ý với hành động của trẻ thì cha mẹ sẽ lắc đầu hoặc đồng ý thì sẽ gật đầu Nếu không có biểu tượng, chúng ta sẽ không có khái niệm về cô, chú, giáo viên, chị, em, Biểu tượng là cách chúng ta định nghĩa mối quan hệ của mình Là một sự tái tạo và do đó nếu không có biểu tượng, ta không biết mình có mối quan hệ như thế nào người khác Chúng ta sẽ không biết ai chúng ta nên tôn trọng dựa vào mối quan hệ mà chúng ta có Ví dụ: Trong cuộc sống, nếu bạn nghĩ về ai đó ví dụ như ông, bà hoặc bác của mình, bạn sẽ ứng xử theo cách khác nhưng nếu đó là bạn của bạn, bạn sẽ ứng xử theo cách khác; Trong trường đại học, người giảng viên dù ít tuổi nhưng trong quan hệ với sinh viên, ảnh hưởng hay tác động của anh ta bao giờ cũng với tư thế 1 người thầy còn ở sinh viên dù lớn tuổi nhưng vẫn ứng xử như 1 người học trò Biểu tượng – cái nói với bạn về mối quan hệ của bạn với người khác và cách thức bạn nên hành động hướng tới họ một cách rõ ràng Biểu tượng cho phép nhận thức không chỉ mối quan hệ mà còn nhận thức về xã hội Nếu không có biểu tượng, chúng ta khó có thể kết nối hành động của mình với hành động của người khác Chẳng hạn như chúng ta không thể lập kế hoạch về ngày, giờ, địa điểm Chúng ta không có khả năng để cụ thể hóa thời gian,phương tiện, mục đích Chúng ta không thể xây dựng được những cây cầu và đường cao tốc Không có biểu tượng, chúng ta không có phim ảnh, âm nhạc, trường học, công viên, không có chính phủ, tôn giáo và nghĩ theo hướng tích cực cũng sẽ không có chiến tranh Các biểu tượng có một điểm chung là chúng mang những ý nghĩa nhất định và tạo ra sự phản ứng như nhau ở các cá nhân Những ý nghĩa của biểu tượng không trùng với ý nghĩa trực tiếp của những cái thể hiện chúng mà nó được các cá nhân gán cho một ý nghĩa nào đó đã được thừa nhận Như vậy, trước khi chúng trở thành biểu tượng của một cộng đồng thì chúng là biểu tượng của một thiểu số nào đó Trong hệ thống các biểu tượng, Mead đã phân tích kỹ các hành động Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 và cử chỉ của các cá nhân Ông chia các cử chỉ của cá nhân thành hai loại Thứ nhất là loại không có hàm ý và thứ hai là loại có hàm ý, có ý nghĩa Đối với những cử chỉ ở loại thứ nhất, ta thường có phản ứng một cách tự nhiên, đối với các cử chỉ ở loại thứ hai, chúng phải qua một giai đoạn phân tích và lý giải trước khi có phản ứng Kết luận: Tương tác biểu trưng phân tích cách chúng ta ứng xử dựa vào cách chúng ta định nghĩa cả bản thân mình và người khác Tương tác biểu trưng, không phải là một luận điểm cho rằng bản thân chúng ta là một biểu tượng – nó được hiểu là chúng ta biết được bản thân mình Bản thân chúng ta là một biểu tượng thay đổi: Khi chúng ta tương tác, chúng ta điều chỉnh quan điểm của mình về việc chúng ta là ai dựa trên cái chúng ta giải mã phản ứng phản ứng của người khác Tương tác biểu trưng cho phép ta phân tích năng lực tư duy con người và các quan hệ xã hội Ý nghĩa của các biểu tượng cho phép phát triển năng lực tuy duy, khả năng hành động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy các mối liên kết của con người Bên cạnh đó, con người có khả năng biến đổi ý nghĩa của các biểu tượng trên cơ sở sự diễn dịch của họ về hoàn cảnh Đặc biệt tầm quan trọng và ý nghĩa của Tương tác biểu tượng đối với phát triển xã hội đã được đề cập trong phần mở đầu cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: “Thời đại không có biểu tượng là thời đại chết, xã hội thiếu biểu tượng là xã hội chết Một nền văn minh không còn có biểu tượng thì sẽ chết, nó chỉ còn thuộc về lịch sử”.5 Bên cạnh đó, lý thuyết tương tác biểu trưng cũng có một số hạn chế như: Quy các tương tác xã hội về các tương tác cá nhân, coi nhẹ các tương tác vĩ mô Mặt khác nó cũng chưa phân tích những rắc rối, khó khăn trong tương tác khi cá nhân xuất phát từ hai nền văn hóa có những hệ giá trị khác nhau 3 Phương pháp luận dân tộc học về tương tác xã hội Phương pháp luận dân tộc học là quan điểm thứ ba về tương tác, do Harold Garfinkel đề xuất Trường phái này nổi lên trong xã hội học vào 5 Jean Cheralier, Alain Greerbrant, Trường viết văn Nguyễn Du biên dịch (1997) Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 những năm 1960 Phương pháp luận dân tộc nghiên cứu những cách thức mà con người sử dụng trong quá trình tương tác hàng ngày, đặc biệt là những điều mà con người nói ra Nói cách khác cuộc sống hàng ngày bao gồm tập hợp các cuộc hội thoại Chúng ta chỉ có thể hiểu được cái gì được đề cập đến trong một cuộc hội thoại nếu chúng ta hiểu bối cảnh xã hội, điều mà không xuất hiện trong chính các từ ngữ Để làm rõ hơn quan điểm của Garfinkel chúng ta theo dõi ví dụ được A Giddes (2009: 258) đề cập như sau: A: Tôi có một đứa con trai 14 tuổi B: Tốt, được rồi A: Tôi có một con chó B: Ồ, tôi xin lỗi Câu hỏi được đặt ra: - Bạn nghĩ gì về đoạn hội thoại? - Có mối quan hệ giữa hai người nói hay không? Chúng ta có thể đoán được đây là cuộc hội thoại giữa người chủ nhà và người thuê nhà, chủ nhà không chấp nhận người thuê nhà nếu nuôi chó Chúng ta đoán được điều này không hoàn toàn dựa trên những từ ngữ xuất hiện trong cuộc hội thoại đó mà còn dựa trên sự phán đoán về bối cảnh xã hội Nếu như không gắn vào bối cảnh xã hội cụ thể, thì có thể thấy rằng những câu nói giữa A và B dường như không có mối quan hệ với nhau Phương pháp luận dân tộc hướng đến nghiên cứu những cách thức mà con người thường sử dụng trong quá trình xây dựng thế giới xã hội Có hai dạng nghiên cứu Thứ nhất là thí nghiệm về sự gián đoạn trong cuộc sống hàng ngày Thứ hai là phân tích hội thoại, nghiên cứu về tổ chức xã hội của các hội thoại Đây là phương pháp nghiên cứu gây nhiều tranh cãi trong thời kì đầu và ít phổ biến Với cách nghiên cứu này Garfinkel nghiên cứu xem con người xây dựng các trật tự xã hội trong đời sống hàng ngày ở các bối cảnh khác nhau (Abereombie, Hill, & Tune, 1994: 152) Nói tóm lại, phương pháp luận dân tộc học nghiên cứu những quy tắc Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38542684 hiển nhiên điều khiển sự tương tác giữa con người với con người trong đời sống hàng ngày.6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Xã hội học, Giáo trình “Xã hội học đại cương” (2016), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Tạ Minh, Giáo trình “Xã hội học đại cương” (2007), NXB Đại học Quốc gia 3 Học Viện Hành Chính Quốc gia, Giáo trình “Xã hội học đại cương”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Cơ chế liên kết xã hội thông qua tương tác biểu tượng,20/10/2022 từ http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/co-che-lien-ket-xa-hoi- thong-qua-tuong-tac-bieu-tuong-18400.html 5 Đại học Huế, Giáo trình “Xã hội học đại cương” (2008), NXB Đại học Huế 6 1.Chương IV Trang 154 – 155 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Xã hội học Giáo trình “Xã hội học đại cương” (2016), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Downloaded by Toilatoi Nguyen (phamhalinh.16@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w