Trường hợp nghỉ ốm đau dài ngày danh mục 192 bệnh cần chữa trị dài ngày, Bộ y tế:...5II, Phần B: Anh A, hiện tại 47 tuổi,là lao động tự do, anh được một người khuyên đóng bảo hiểm xã hội
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÍ KINH DOANH
HIỂM XÃ HỘI
GVHD: Hà Thị Kim Dung
Mã lớp: 20222BM6120002 Ngày thuyết trình: thứ Sáu ngày 31/03/2023
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Hà Nội - 2023
Trang 2MỤC LỤC
I, PHẦN A: Những hiểu biết về chế độ đau ốm hiện nay? Nếu có người thắc mắc rằng trước giờ họ chưa bao giờ được hưởng chế độ này thì liệu có thiệt thòi Cho
ý kiến 3
1.1 Chế độ ốm đau là gì? 3
1.2 Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 3
1.2.1 Các trường hợp được hưởng chế độ ốm đau 3
1.2.2 Các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau 3
1.3 Thời gian hưởng chế độ ốm đau 3
1.3.1 Đối với bản thân người lao động ốm đau: 4
1.3.2 Đối với con ốm đau: 4
1.4 Mức hưởng chế độ ốm đau 4
1.4.1 Trường hợp nghỉ ốm đau thông thường (không phải điều trị dài ngày) 4
1.4.2 Trường hợp nghỉ ốm đau dài ngày (danh mục 192 bệnh cần chữa trị dài ngày, Bộ y tế): 5
II, Phần B: Anh A, hiện tại 47 tuổi,là lao động tự do, anh được một người khuyên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đảm bảo cuộc sống khi về già không phụ thuộc con cái.Anh băn khoăn không biết nên hay không nên tham gia Bạn hãy tư vấn giúp anh ấy? 6
2.1 Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? 6
2.2 Các yếu tố quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 6
2.2.1 Lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện 6
2.2.2 Mức đóng BHXH tự do 7
2.2.3 Các phương thức tham gia BHXH tự nguyện 7
2.2.4 Quyền lợi cụ thể khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 8
2.2.4.1 Chế độ hưu trí: 8
2.2.4.2 Chế độ tử tuất: 9
III, PHẦN C: Thực trạng và nguyên nhân về việc người dân không mặn mà với việc đóng BHXH tự nguyện: 9
3.1 Thực trạng 9
3.2 Nguyên nhân 10
3.3 Giải pháp: 11
CÂU HỎI CỦNG CỐ: 11
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC NHÓM 3
ST
T
Mã sinh
Đánh giá hoàn thành công việc các thành viên
9 Lê Hiểu Anh - Nội dung phần C
- Hoàn thành đúng deadline
2
Dương Thị
- Hoàn thành đúng deadline
4
Nguyễn Thu Hằng - Nội dung phần A
- Hoàn thành đúng deadline
0 Đặng Thị Lan - Nội dung phần B
- Hoàn thành đúng deadline
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm
4
Phan Ngọc
- Hoàn thành đúng deadline
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm
7
Lê Thị Thanh Thảo (Nhóm trưởng)
- Nội dung phần B
- Câu hỏi củng cố
- Phân chia nhiệm
vụ, tổng hợp file nội dung
- Hoàn thành đúng deadline
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm
4
Nguyễn Thị Huyền Trang
- Nội dung phần B
- Tìm video liên quan đến chủ đề
- Hoàn thành đúng deadline
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm
4
Đào Hải Yến - Thuyết kế
powerpoint thuyết trình, minigame
- Hoàn thành đúng deadline
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong
Trang 4I, PHẦN A: Những hiểu biết về chế độ đau ốm hiện nay? Nếu có người thắc mắc rằng trước giờ họ chưa bao giờ được hưởng chế độ này thì liệu có thiệt thòi Cho ý kiến
1.1 Chế độ ốm đau là gì?
Chế độ ốm đau là một trong những chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân văn cao cả, nhằm bảo đảm thu nhập cho người tham gia BHXH tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn,…
Chế độ này có tác dụng to lớn không chỉ với người lao động, gia đình của họ
mà còn với người sử dụng lao động
- Đối với bản thân người lao động, tiền trợ cấp từ chế độ ốm đau sẽ hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh giúp người lao động vẫn đảm bảo duy trì cuộc sống
và nhanh chóng trở lại tiếp tục với công việc
- Đối với người sử dụng lao động, bằng việc đảm bảo thu nhập cho người lao động, chế độ ấy góp phần không nhỏ trong việc ổn định tâm lý, tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.2 Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1.2.1 Các trường hợp được hưởng chế độ ốm đau
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được hưởng chế độ ốm đau nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Một là, người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động
hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế
- Hai là, người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau
và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
- Ba là, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một
trong hai trường hợp trên
1.2.2 Các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau
Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy
- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
Trang 51.3 Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Theo chế độ ốm đau người lao động được hưởng 75% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
1.3.1 Đối với bản thân người lao động ốm đau:
Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được nghỉ hưởng chế
độ với số ngày tùy theo điều kiện làm việc:
1.3.1.1 Trong điều kiện làm việc bình thường
+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
(Thời gian nghỉ không tính ngày lễ tết, ngày nghỉ hàng tuần.)
Ví dụ: Ông B là công nhân may, chế độ làm việc theo ca; Ông B được bố trí
ngày nghỉ hàng hàng tuần như sau:
Từ 06/03 – 12/03 được nghỉ vào thứ Tư ngày 08/03
Tuần từ 13/03 – 19/03 được nghỉ vào thứ Sáu ngày 17/03
Do bị đau ốm bệnh tật, Ông B phải xin nghỉ để điều trị bệnh từ ngày 09/03 – 19/03
Số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau của ông B?
Trả lời: Từ ngày 09/03 – 19/03 là 11 ngày, trong đó có 01 ngày nghỉ hàng tuần
vào ngày thứ Sáu ngày 17/03 Nên số ngày nghỉ hưởng chế độ của ông B là 10 ngày
1.3.1.2 Trong điều kiện làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thương xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
+ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
(Thời gian nghỉ nêu trên tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.)
1.3.1.3 Trường hợp ốm đau dài ngày:
- Tối đa không quá 180 ngày trong năm;
- Hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn:
Bằng 65% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
Bằng 55% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
Bằng 50% nếu NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm
(thời gian hưởng tiếp tối đa bằng tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.)
Trang 6Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1.3.2 Đối với con ốm đau:
Không chỉ người lao động ốm đau mới được hưởng chế độ mà pháp luật còn tạo điều kiện để người lao động có thời gian chăm sóc con cái của mình Theo Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tính theo ngày làm việc, khi con ốm đau, người lao động được nghỉ:
- Con dưới 03 tuổi được nghỉ tối đa 20 ngày làm việc/năm;
- Con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi nghỉ tối đa 15 ngày làm việc/năm
1.4 Mức hưởng chế độ ốm đau
1.4.1 Trường hợp nghỉ ốm đau thông thường (không phải điều trị dài ngày)
Số ngày được hưởng chế độ tính theo số ngày làm việc (không tính lễ, tết, cuối tuần)
Số tiền
trợ cấp =
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền
kề trước khi nghỉ việc x 75 (%) x
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ
ốm đau
24 ngày
1.4.2 Trường hợp nghỉ ốm đau dài ngày (danh mục 192 bệnh cần chữa trị dài ngày, Bộ y tế):
Số ngày được hưởng chế độ là số ngày nghỉ chữa bệnh (tính cả ngày nghỉ lễ, tết, cuối tuần):
- Nghỉ trong 180 ngày đầu tiên (tính theo tháng):
Số tiền
trợ cấp =
Số tháng nghỉ hưởng chế độ
x Tiền lương tháng đóng BH trước khi nghỉ
x Mức Hưởng(75%)
- Đối với ngày thứ 181 trở đi thì tính quy đổi theo số tháng và số ngày lẻ (ví dụ: vượt quá 50 ngày = 1tháng + 20 ngày)
+ Với số tháng vượt quá 180 ngày:
Số tiền
trợ cấp =
Số tháng nghỉ hưởng chế độ
x Tiền tháng đóng BH lương trước khi nghỉ
x Mức hưởng (50%/55%/65%)
+ Đối với số ngày lẻ còn lại (tính giống nghỉ ngắn ngày nhưng chú ý tỷ lệ hưởng):
Số tiền
trợ cấp =
Số tháng nghỉ hưởng chế độ
x
tháng đóng BH trước khi nghỉ x
Mức hưởng (50%/55%/65%)
24 giờ
Trang 7(*) Ý Kiến về vấn đề trên: Nếu có người thắc mắc rằng từ trước đến giờ, họ chưa bao giờ được hưởng chế độ ốm đau thì liệu có thiệt thòi không?
Trả lời:
Theo em, chưa bao giờ được hưởng chế độ ốm đau có thiệt thòi hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh của người tham gia bảo hiểm:
- Chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và đời sống của người dân Nó cung cấp cho người lao động các quyền lợi như được nghỉ việc khi bị ốm đau, được chăm sóc sức khỏe và nhận tiền trợ cấp để trang trải chi phí trong thời gian nghỉ ốm Nếu người lao động bỏ tiền ra để tham gia bảo hiểm xã hội mà chưa bao giờ được hưởng những trợ cấp trong lúc ốm đau, thì là thiệt thòi
- Tuy nhiên, trên thực tế thì không ai mong muốn bản thân mình bị bệnh hay đau ốm để được hưởng chế độ hỗ trợ cả Vì vậy, chưa bao giờ được hưởng chế độ ốm đau cũng có thể hiểu là người đó có sức khỏe rất tốt, không phải chịu ốm đau, bệnh tật, không cần đến sự hỗ trợ ốm đau của bảo hiểm xã hội Trong trường hợp này, thì đây lại là may mắn
- Chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội đóng vai trò trợ cấp, hỗ trợ một phần chi phí trong thời gian nghỉ ốm chứ không phải bao trọn tất cả chi phí trong quá trình chữa bệnh Không ai lại muốn nhận lại vài triệu đồng tiền trợ cấp mà phải bỏ ra vài chục hay vài trăm triệu đồng để chữa bệnh cả
- Ngoài ra, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để hạn chế các rủi ro không mong muốn Trong trường hợp bị ốm đau, bệnh tật có thể được hưởng các quyền lợi, trợ cấp để trang trải một phần các chi phí phát sinh khi gặp phải rủi ro
→ Tóm lại, chưa bao giờ được hưởng chế độ ốm đau là không thiệt thòi.
II, Phần B: Anh A, hiện tại 47 tuổi,là lao động tự do, anh được một người khuyên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đảm bảo cuộc sống khi về già không phụ thuộc con cái.Anh băn khoăn không biết nên hay không nên tham gia Bạn hãy tư vấn giúp anh ấy?
2.1 Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một hình thức bảo hiểm cho những người không phải là nhân viên công ty hoặc chưa được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Khi tham gia, anh
sẽ đóng các khoản tiền bảo hiểm để được hưởng các khoản lợi ích bảo hiểm vào thời điểm nghỉ hưu hoặc khi xảy ra các sự cố không may
2.2 Các yếu tố quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.2.1 Lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện
Những chính sách BHXH tự nguyện được mở rộng để giúp cho những NLĐ tự
do được tham gia để khi hết tuổi lao động được hưởng các chế độ như người hưu trí Khi tham gia BHXH tự nguyện, người dân được hưởng năm quyền lợi chính
Trang 8Một là, khi tham gia BHXH tự nguyện nếu nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi trở
lên và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên sẽ được hưởng lương hưu hằng tháng
Hai là, những người này sẽ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí khi đang hưởng
lương hưu
Ba là, nếu người đang hưởng lương hưu hoặc đang tham gia BHXH tự nguyện
từ đủ năm năm trở lên mà qua đời thì thân nhân được hưởng tiền mai táng phí và tiền tuất một lần
Bốn là, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng
và tăng trưởng kinh tế phù hợp với quỹ BHXH
Năm là, người tham gia BHXH tự nguyện còn được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng
khi tham gia BHXH tự nguyện với thời gian hỗ trợ tối đa là 10 năm”
2.2.2 Mức đóng BHXH tự do
- Theo Quyết định 595, tại khoản 1 Điều 10, khi tham gia BHXH
tự nguyện, người lao động phải đóng với mức như sau:
Mức đóng hàng tháng = 22% x Mức thu nhập lựa chọn
Trong đó:
Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng/người/tháng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở
Ví Dụ: Anh A đăng ký tham gia BHXH tự nguyện với mức thu nhập tháng là
4.000.000 đồng/tháng Mức đóng BHXH tự nguyện tháng 4/2023 của anh sẽ là 22% x 4.000.000 đồng = 880.000 đồng
-Theo khoản 1 Điều 12 Quyết định này, người tham gia BHXH tự nguyện còn được Nhà nước hỗ trợ mức đóng Cụ thể:
Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn:
30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
10% đối với các đối tượng khác
Mức hỗ trợ hàng tháng được tính theo công thức:
Mức hỗ trợ = k x 22% x Mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn
Trong đó: k là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của nhà nước
2.2.3 Các phương thức tham gia BHXH tự nguyện
Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:
1 - Đóng hàng tháng
2 - Đóng 03 tháng một lần
3 - Đóng 06 tháng một lần
4 - Đóng 12 tháng một lần
5 - Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần
Trang 96 - Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm
Ví dụ: Khi đến năm 60 tuổi anh mới đóng được 12 năm thì anh có thể đóng liền 8 năm
còn lại để có thể hưởng lương hưu ( cho cách đóng thứ 6, cái vd này cho vào hoặc không cũng được)
2.2.4 Quyền lợi cụ thể khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
2.2.4.1 Chế độ hưu trí:
- Về lương hưu hàng tháng:
+ Điều kiện hưởng:
Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: 60 tuổi 03 tháng và 55 tuổi 04 tháng
Có đủ 20 năm BHXH trở lên
+ Mức hưởng lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng
BHXH
+ Trợ cấp một lần: Mỗi năm đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương
hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
- Về BHXH một lần:
+ Điều kiện hưởng:
Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;
Ra nước ngoài để định cư;
Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định
Tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH
+ Mức hưởng: Tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được:
1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thời gian đóng BHXH trước năm 2014
02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 trở đi
Lưu ý: Trường hợp đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 01 năm thì hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
2.2.4.2 Chế độ tử tuất:
- Trợ cấp mai táng:
Trang 10+ Điều kiện: Áp dụng với trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH
từ đủ 60 tháng trở lên hoặc người đang hưởng lương hưu chết hoặc bị tuyên bố đã chết
+ Mức trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.
- Trợ cấp tuất: Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện chỉ được giải quyết tuất
một lần
+ Đối với thân nhân của người đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng,
cứ mỗi năm:
1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thời gian đóng BHXH trước năm 2014
02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 trở đi
Lưu ý: Nếu đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 01 năm:
Trợ cấp tuất = Số tiền BHXH đã đóng
Trợ cấp tối đa = 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Nếu tham gia cả BHXH bắt buộc và tự nguyện: Trợ cấp tối thiểu
= 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH
+ Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu:
Hưởng 48 tháng lương hưu: Nếu người lao động chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu
Cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng: Nếu người lao động chết vào những tháng sau đó.)
→ Nếu sau khi xem xét các yếu tố trên, anh cảm thấy rằng việc tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện sẽ giúp đảm bảo cuộc sống khi về già của mình và đóng góp vào
sự ổn định tài chính cá nhân, thì anh nên tham gia.Tuy nhiên, nếu anh không có
đủ tài chính để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, anh có thể xem xét các hình thức bảo hiểm khác như bảo hiểm nhân thọ hoặc đầu tư vào các khoản tiết kiệm để đảm bảo tài chính khi về già Hy vọng những lời khuyên trên sẽ giúp anh A có quyết định đúng đắn.
III, PHẦN C: Thực trạng và nguyên nhân về việc người dân không mặn mà với việc đóng BHXH tự nguyện
3.1 Thực trạng
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng số lao động khu vực phi chính thức ở nước ta hiện nay gần 18 triệu người, tập trung chủ yếu ở các nhóm ngành: Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; lao động tại gia đình, người giúp việc nhà Mặc dù có những đóng góp không