- NLĐ đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hết 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần theo quy định mà vẫn tiếp tụ
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓM
BẢO HIỂM XÃ HỘI
Triệu Phương Linh Trần Phương Thảo Dương Văn Hiếu Nguyễn Thị Châu Loan Ngô Khánh Linh
Trần Thị Thủy Linh Chu Thị Hoa
Mã lớp học phần: 20222BM6120001
Giảng viên hướng dẫn: Hà Thị Kim Dung
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1 KHÁI QUÁT CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CỦA BHXH VIỆT NAM 3
I CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU 3
1 Điều kiện hưởng 3
2 Mức hưởng 4
II CHẾ ĐỘ THAI SẢN 5
1 Điều kiện hưởng: 5
2 Mức hưởng 5
III CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 6
1 Điều kiện hưởng lương hưu 6
2 Mức hưởng lương hưu 6
IV CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT 7
1 Trợ cấp mai táng 7
2 Trợ cấp tử tuất 7
V CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP (TNLĐ, BNN) 8
1 Điều kiện hưởng trợ cấp 8
2 Mức trợ cấp 9
VI BẢO HIỂM Y TẾ 10
1 Đối tượng tham gia BHYT 10
2 Mức hưởng 10
VII BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 11
1 Đối tượng tham gia BHTN 11
2 Mức hưởng 12
3 Tạm dừng, chấm dứt BHXH 12
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 13
Tình huống 1 13
Tình huống 2 15
Tình huống 3 16
PHẦN 3 HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI 16
1 Khái niệm 16
2 Vai trò của BH trong hệ thống an sinh xã hội 17
Trang 3PHẦN 1 KHÁI QUÁT CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CỦA BHXH VIỆT NAM
I CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
1 Điều kiện hưởng
a Các trường hợp được nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau:
- Ốm đau, tai nạn, rủi ro phải nghỉ việc
- Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc
b Điều kiện hưởng.
- Xác nhận được hưởng từ cơ sở y tế
- Loại trừ: Ốm đau do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện
c Thời gian hưởng
- Thời gian nghỉ chế độ tối đa 1 năm như sau ( không tính ngày lễ tết, ngày nghỉ hàng tuần)
+ 30 ngày trong trường hợp đóng BHXH dưới 15 năm
+ 40 ngày trong trường hợp đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm
+ 60 ngày trong trường hợp đóng BHXH trên 30 năm
* Lưu ý: Mỗi trường hợp tăng thêm 10 ngày đối với nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp vực có hệ số từ 0,7 trở lên
Trang 42 Mức hưởng
- Đối với ốm đau thông thường: 75% của lương tháng đóng bảo hiểm liền kề trước khi nghỉ ốm
- Nếu mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày: Tối đa 180 ngày tính cả ngày
nghỉ và lễ tết (Mức hưởng 75%)
- NLĐ đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần
chữa trị dài ngày hết 180 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) theo quy định mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn như sau:
+ Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
+ Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm
- Đối với Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân hưởng chế độ ốm đau thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
* Cách tính số tiền chi trả trợ cấp ốm đau
- Trường hợp nghỉ ốm đau thông thường
+ Số ngày được hưởng chế độ tính theo số ngày làm việc( không tính lễ, tết, cuối tuần)
Số tiền trợ cấp = Số ngày nghỉ việc được hưởng
chế độ ốm đau
- Trường hợp nghỉ ốm đau dài ngày ( danh mục 192 bệnh cần chữa trị dài ngày
của Bộ Y tế)
- Nghỉ trong 180 ngày đầu:
Số tiền trợ cấp= Số tháng nghỉ hưởng chế độ x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm trước khi nghỉ x 75%
- Nghỉ quá 180 ngày: Đối với ngày 181 trở đi thì tính quy đổi theo số tháng và ngày
lẻ (VD: vượt quá 50 ngày = 1 tháng + 20 ngày)
+ Với số tháng vượt quá 180 ngày:
Số tiền trợ cấp = Số tháng nghỉ hưởng chế độ x Tiền lương tháng đóng BH trước khi nghỉ x Mức hưởng (50% hoặc 55% hoặc 65%)
+ Đối với số ngày lẻ còn lại:
Số tiền trợ cấp = Số ngày được hưởng chế độ x Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ/24 x Mức hưởng (50% hoặc 55% hoặc 65%)
Trang 5II CHẾ ĐỘ THAI SẢN
1 Điều kiện hưởng:
a Trường hợp được hưởng: NLD đóng BHXH từ dủ 6 tháng trở lên trong thời gian
12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi
( Trường hợp mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh có thẩm quyền chì cần đóng từ đủ 3 tháng trở lên)
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con
b Điều kiện hưởng
- NLD đóng BHXH tối thiểu 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản:
6 tháng trong trường hợp điều kiện làm việc bình thường
+ Đẻ thêm 1 con nghỉ thêm 1 tháng và nghỉ theo ngày nào tự do NLD quy định
+ Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng
* Chế độ thai sản cho nam giới
- Thời gian hưởng:
+ 05 ngày: Đối với trường hợp vợ sinh thường và sinh con một
+ 07 ngày nếu vợ sinh mổ
+ 14 ngày nếu vợ sinh đôi đồng thời phải mổ
Lưu ý: Nếu chỉ chồng tham gia BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức
lương cơ sở cho mỗi con
2 Mức hưởng
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của
06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
*Trợ cấp một lần khi sinh con:
- Khi Lao động nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng NLĐ nhận nuôi con nuôi
Trang 6- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần
bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con ( Từ 1/7/2019 mức lương
cơ sở là 1.490.000 VND)
III CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
1 Điều kiện hưởng lương hưu
- Người lao động khi nghỉ việc:
+ Nam có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
+ Nữ : có đủ 15 năm đóng BHXH trở lên
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ từ đủ 56 tuổi (Năm 2023)
2 Mức hưởng lương hưu
Mức lương hưu hằng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu năm 2023 được tính như sau:
Nam: 20 năm hưởng 45% lương bình quân đóng bảo hiểm
Nữ: 15 năm hưởng 45% lương bình quân đóng bảo hiểm
Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%
- Mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng do suy giảm khả năng lao động (Điều 55) được tính như quy định trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%
* Nghỉ hưu trước tuổi
- Những trường hợp nghỉ hưu sớm nhưng thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ
hưu thông thường( Năm 2023 : Nam từ đủ 53 tuổi 9 tháng, Nữ từ đủ 51 tuổi)
Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động (theo quy định tại Điều 55, Luật bảo hiểm xã hội 2014) thì giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi
Ngoài ra, NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
**Mức hưởng BHXH một lần:
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
Trang 7- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trước 2014 nếu có tháng lẻ thì chuyển sang thời gian sau 2014.
- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH Lưu ý: Rút BHXH 1 lần thì 1 năm sau mới nhận được tiền Trường hợp đóng BHXH trên 20 năm thì không được hưởng BHXH một lần trừ trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo
IV CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
1 Trợ cấp mai táng
**Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:(Khoản 1 Điều 66 Luật BHXH)
- NLĐ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 đang đóng BHXH hoặc NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
- NLĐ chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc
Những người trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng theo quy định (Khoản 3 Điều 66)
**Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người thuộc các trường hợp trên chết.
2 Trợ cấp tử tuất
a Trợ cấp tử tuất hàng tháng
- NLĐ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 đang đóng BHXH hoặc NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần;
- Đang hưởng lương hưu;
- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên
Trong đó, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
Trang 8- Con chưa đủ 15 tuổi, con 18 tuổi nhưng còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người
mẹ đang mang thai;
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới
60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên với nam, nữ từ đủ 55 tuổi
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác có đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới 60 đối với nam, 55 tuổi với nữ và bị suy giảm 81% khả năng lao động
**Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
- Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở
- Trường hợp một người chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp
b Trợ cấp tử tuất một lần
- Không thuộc các trường hợp thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng (kể trên);
- NLĐ chết thuộc một trong các trường hợp thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng theo quy định;
- Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
**Mức trợ hưởng cấp tuất một lần
- Trước 2014: Cứ 1 năm → hưởng 1,5 tháng lương bình quân
- Từ 2014: Cứ 1 năm → hưởng 2 tháng lương bình quân
(Mức thấp nhất bằng 3 tháng lương bình quân đóng BHXH)
V CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP (TNLĐ, BNN)
1 Điều kiện hưởng trợ cấp
**Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
Trang 9+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trong các trường hợp trên;
- NLĐ không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau đây:
+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
+ Do NLĐ cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật
**Điều kiện hưởng chế độ BNN
NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN được hưởng chế độ BNN khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị BNN thuộc Danh mục BNN do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định pháp luật;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ
bị BNN thuộc Danh mục BNN do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mà phát hiện bị BNN trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH
2 Mức trợ cấp
**Trường hợp trợ cấp một lần
NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần như sau:
- Khoản 1: Tính theo mức suy giảm:
5% ban đầu → 5 tháng lương TTC
Cứ +1% → +0,5 tháng lương TTC;
- Khoản 2: Tính theo thời gian đóng BHXH:
Đóng dưới 1 năm: hưởng 0,5 tháng lương đóng BH liền kề khi nghỉ
Đóng thêm 1 năm: hưởng thêm 0,3 tháng lương đóng BH liền kề khi nghỉ
**Trường hợp trợ cấp hàng tháng
- Khoản 1: Tính theo mức suy giảm:
31% ban đầu → 30% tháng lương TTC
Cứ +1% → +2% tháng lương TTC
Trang 10- Khoản 2: Tính theo thời gian đóng BHXH:
1 năm trở xuống → 0.5% tháng lương đóng BH liền kề khi nghỉ
Cứ +1 năm → +0.3% tháng lương đóng BH liền kề khi nghỉ
VI BẢO HIỂM Y TẾ
1 Đối tượng tham gia BHYT
- Bắt buộc:
(1) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
(2) Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng .
(3) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
(4) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
(5) Nhóm do người sử dụng lao động đóng
(6) Các đối tượng khác.
- Tự nguyện
- Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT
- Người có tên trong sổ tạm trú, trừ những người thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT
- Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình: + Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
+ Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, trừ những người thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHYT mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế
2 Mức hưởng
* Mức hưởng khi KCB thông thường đúng quy định:
Mức
hưởng
Đối tượng
100% - Sĩ quan, hạ sĩ quan, người có công với cách mạng
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- KCB tại tuyến xã
- Đối tượng khác nhưng chi phí cho mỗi lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở ( 223.500d)
95% - Người được hưởng lương hưu, hộ nghèo, dân tộc thiểu số
80% - Nhóm khác
* Khi sử dụng dịch vụ kĩ thuật cao, chi phí lớn thì được thanh toán như sau:
- 100% chi phí đối với: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
môn kĩ thuật đang công tác trong lực lượng CAND nhưng không quá 40 tháng lương
cơ sở cho 1 lần sử dụng dịch vụ kĩ thuật
Mức hưởng khi KCB trái tuyến