” Theo khoản 1 điều 3 Luật BHXH năm 2014, khái niệm bảo hiểm xã hội được quy định như sau: “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
-*** -BÀI TIỂU LUẬN
LÝ THUYẾT BẢO HIỂM XÃ HỘI
Chủ đề:
Phân tích các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội và ứng dụng các nguyên
tắc này tại Việt Nam
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… 3
I.Lý thuyết cơ bản về BHXH……… 5
1.Khái niệm BHXH……… 5
1.1.Phân loại BHXH ……… 5
1.2.Một số nguyên tắc BHXH ……… 6
2.Quyền và trách nhiệm của người lao động khi đóng bảo hiểm………… 6
3.Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đóng bảo hiểm… 7 4.Các lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH………8
II.Các nguyên tắc cơ bản của BHXH và ứng dụng tại Việt Nam………9
1.Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng BHXH……… 9
2.Mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và chia sẻ cộng đồng……… 11
3.BHXH thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít……… 17
4.Nhà nước thống nhất quản lí BHXH……… 19
5.BHXH phải kết hợp hài hòa các lợi ích, các mục tiêu và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước……… 20
KẾT LUẬN……… 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 23
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công bằng và an toàn trong mỗi quốc gia trên thế giới Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của các tầng lớp lao động và dân cư Đồng thời, BHXH là nhân tố đảm bảo ổn định chính trị -
xã hội trong nền kinh tế thị trường
Ở nước ta, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, BHXH được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được quy định trong Hiến pháp, văn kiện của Đảng và được ban hành thành Luật BHXH Trải qua nhiều năm phát triển các chính sáchBHXH đang dần được mở rộng hơn, trở thành sự lựa chọn đúng đắn không thể tách rời trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam Có thể khẳng định rằng những thành tựu về chính sách BHXH trong những năm gần đây đã thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.Điều đó đã góp phần khôngngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân.Đồng thời phản ánh truyền thống nhân văn của dân tộc luôn lấy con người làm trung tâm của sự phát triển hướng tới lợiích của nhân dân Nguyên tắc của BHXH là những vấn đề,
những quan điểm cơ bản được định ra và thực hiện xuyên suốt trong mọi hoạt động của BHXH Là một loại hình bảo hiểm, lại chủ yếu mang mục đích xã hội, BHXH vừa phải thực hiện các nguyên tắc chung của hoạt động bảo hiểm, vừa phải thực hiện các hoạt động mang tính xã hội của mình
Hiểu được tầm quan trọng của việc đề ra các nguyên tắc của BHXH nên em chọn đề tài : “ Phân tích các nguyên tắc cơ bản của BHXH và ứng dụng các nguyên tắc này tại Việt Nam ” Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến khoa Bảo Hiểm trường Đại học Lao động- Xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập và hoàn thành bài tiểu luận này Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Lê Thị Xuân Hương đã tận tình
Trang 4chỉ dạy, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn em trong quá trình làm bài.Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được
và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này.Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm trên thực tế nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm.Em kính mong nhận được những lời góp ý của cô để ngày càng hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BHXH: Bảo Hiểm Xã Hội
ASXH: An Sinh Xã Hội
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Đối tượng tham gia BHXH
Trang 5I Lý thuyết cơ bản về BHXH
1 Khái niệm BHXH
Theo tổ chức quốc tế ILO, “ BHXH là sự bảo vệ của cộng đồng
xã hội với các thành viên của mình thông qua sự huy động các nguồn đóng góp vào quỹ BHXH để trợ cấp trong các trường hợp
ốm đau, tai nạn, thương tật, già yếu, thất nghiệp đồng thời chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con để ổn định đời sống của các thành viên và bảo đảm an toàn xã hội ”
Theo khoản 1 điều 3 Luật BHXH năm 2014, khái niệm bảo hiểm
xã hội được quy định như sau: “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên
cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
1.1 Phân loại BHXH
Để đáp ứng nhu cầu của mọi người lao động, các quốc gia
thường quy định hai hình thức tham gia BHXH đối với mọi ngườilao động, các quốc gia thường quy định hai hình thức tham gia BHXH, đó là hình thức bắt buộc và tự nguyện
a BHXH bắt buộc
Trang 6Là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia bắt buộc theo quy định của pháp luật Hầu hết các chương trình BHXH ở các quốc gia được thực hiện dưới hình thức bắt buộc để dễ dàng hơn trong việc tái phân phối thu nhập cho một hoặc một số nhóm nhất định, đồng thời làm giảm lựa chọn bất lợi Loại hình bao gồm 5 chế độ: ốm đau; thai sản; hưu trí; tử tuất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b BHXH tự nguyện
Là sự tự nguyện của cộng đồng những người lao động cùng có nguy cơ gặp một số rủi ro và cùng có nhu cầu chia sẻ rủi ro đó Một số đối tượng không nằm trong phạm vi tham gia BHXH bắt buộc nhưng có nhu cầu được tham gia BHXH dẫn đến xuất hiện hình thức BHXH tự nguyện BHXH tự nguyện là loại hình BHXH
do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhànước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH Loại hình có chế độ: hưu trí; tử tuất
1.2 Một số nguyên tắc BHXH
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được
Trang 7tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gianlàm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
2 Quyền và trách nhiệm của người lao động khi đóng BHXH
* Quyền của người lao động
- Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định
- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội
- Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền
+ Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng
+ Thông qua người sử dụng lao động
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
+ Đang hưởng lương hưu
+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng
+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnhthuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành
- Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng laođộng nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều
45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã
Trang 8hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xãhội
- Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp
thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
* Trách nhiệm của người lao động
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định
- Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội
- Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội
3 Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đóng BHXH
* Quyền của người sử dụng lao động
- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
* Trách nhiệm của người sử dụng lao động
- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định của Luật
Trang 9bảo hiểm xã hội để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định của Luật bảo hiểm xã hội đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật
- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xãhội
- Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu
- Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hộicủa người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định
4 Các lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH
* Đối với BHXH bắt buộc
– Hưởng thời gian và chế độ khi bản thân hoặc con ốm đau.– Hưởng thời gian và chế độ khi thai sản, sinh con
– Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
– Hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp
Trang 10– Hưởng chế độ lương hưu.
– Hưởng chế độ trợ cấp mai táng, hưởng tiền tuất
* Đối với BHXH tự nguyện
– Hưởng chế độ hưu trí, lương hưu
– Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần nếu đủ điều kiện
– Hưởng chế độ tử tuât như trợ cấp mai tàng, tiền tuất
II Các nguyên tắc cơ bản của BHXH và ứng dụng các nguyên tắc này tại Việt Nam
1 Mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng BHXH
Đảm bảo quyền con người theo Luật pháp quốc tế và Luật pháp Việt Nam
- Nội dung nguyên tắc:
Quyền tham gia và hưởng BHXH không dựa trên sự phân biệt
về khu vực, ngành nghề, thành phần kinh tế, giới tính, có tham gia quan hệ lao động hay không,…
Khả năng được chia sẻ, khắc phục rủi ro đến đâu phụ thuộc vào: mức đóng BHXH, điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ quản lí rủi ro trong mỗi quốc gia
- Ý nghĩa nguyên tắc: Vận dụng trong việc quy định đối tượng tham gia và hưởng BHXH
Trang 11- Liên hệ thực tiễn: Liên hệ vào chính sách BHXH quy định về đối tượng tham gia BHXH kết hợp giữa chính sách BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện Cụ thể là:
Bảng 1: Đối tượng tham gia BHXH
- Công nhân quốc phòng, công
nhân công an
- Sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp quân đội nhân dân; sĩ
quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên môn
kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu
hưởng lương như đối với quân
đội nhân dân, công an nhân
dân
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng
- Cán bộ không chuyên trách cấpxã
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp xã
- Người lao động tự tạo việc làm
- Người lao động làm việc có thờihạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đac nhận BHXH 1 lần và người tham gia khác
- Các đối tượng khác tham gia BHXH nhưng đến tuổi chưa đủ
Trang 12nhân dân và hạ sĩ quan, chiến
sĩ công an nhân dân phục vụ
có thời hạn
- Người làm việc có thời hạn ở
nước ngoài mà trước đó đã
đóng BHXH bắt buộc
điều kiện hưởng lương hưu
2 Mức hưởng BHXH trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm và chia sẻ cộng đồng
- Cơ sở đề ra nguyên tắc:
Đảm bảo cân đối thu chi của BHXH – yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH
Đảm bảo sự công bằng giữa những người tham gia BHXH
Mục đích của BHXH : an sinh xã hội ( có sự chia sẻ cộng đồng)
- Nội dung nguyên tắc:
Mức hưởng dựa trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng
Mức hưởng BHXH có sự chia sẻ cộng đồng giữa những người không gặp rủi ro và gặp rủi ro
- Ý nghĩa nguyên tắc: Vận dụng trong việc quy định về mức đóng, thời gian đóng và mức hưởng BHXH
- Liên hệ thực tiễn: Liên hệ vào các chế độ BHXH
* Chế độ ốm đau:
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau:
a) Bản thân nghỉ ốm đau
Trang 13Căn cứ vào điều 26 và 27 của Luật BHXH số: 58/2014/QH13,thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động dựa vào điềukiện làm việc và tình trạng ốm đau:
Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:
Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày
Người lao động đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ 40 ngày
Người lao động đóng BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ 60ngày
Trường hợp làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm, khu vực có trợ cấp vùng tối thiểu là 0.7 sẽ được nghỉ ốmđau như sau:
Lao động tham gia BHXH dưới 15 năm được nghỉ tối đa 40 ngày
Lao động tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm đượcnghỉ tối đa 50 ngày
Lao động tham gia BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ tối
đa 70 ngày
Trường hợp lao động bị bệnh dài ngày thuộc danh mục bệnh dàingày do Bộ Y tế quy định sẽ được nghỉ tối đa là 180 ngày (baogồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ tuần của đơn vị) Sau khi hếtthời gian nghỉ mà người lao động vẫn phải điều trị tiếp thì sẽđược nghỉ với chế độ thấp hơn nhưng không vượt quá thời gianđóng BHXH
b) Nghỉ việc khi con ốm đau
Trường hợp lao động có con bị ốm và được cơ sở y tế xác nhậnthì được nghỉ như sau:
Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày
Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa
15 ngày
Trang 14Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị.Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mà một tronghai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người cònlại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.
- Mức hưởng chế độ ốm đau:
Tại Điều 26, 27 của Luật BHXH, mức hưởng chế độ ốm đau do
cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả căn cứ vào tình trạng của ngườilao động là ốm thường hay ốm dài ngày
a) Trường hợp người lao động ốm đau thông thường
Mức hưởng chế độ ốm đau thông thường như sau:
MH = 75% x Tháng lương đóng BHXH gần nhất x Số ngày
được nghỉ chế độ ốm đau/24.
Trong đó: MH là mức hưởng BHXH trường hợp ốm thông thường.Tháng lương đóng BHXH gần nhất là tháng trước khi người laođộng bắt đầu nghỉ việc
b) Trường hợp người lao động bị bệnh dài ngày
Người lao động mắc các bệnh dài ngày nằm trong danh mụcquy định tại Khoản 2, Điều 26 của Luật Bảo hiểm xã hội sẽ đượchưởng mức chế độ:
MH = Tỷ lệ ốm đau x Tháng lương đóng BHXH gần nhất x
Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Trong đó: MH là mức hưởng BHXH cho chế độ ốm dài ngày,tháng lương tính hưởng là tháng liền kề thời điểm người laođộng nghỉ việc Tỷ lệ ốm đau sẽ được tính trong 180 ngày nghỉđầu tiên Thời gian sau nếu người lao động cần phải chữa trịthêm thì sẽ tính ở mức thấp hơn
* Chế độ thai sản: