1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

đề bài khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng việt nam

17 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái Niệm Hợp Đồng Và Những Nguyên Tắc Cơ Bản Của Hệ Thống Pháp Luật Hợp Đồng Việt Nam
Tác giả Tạ Thùy Dương, Cao Tùng Dương, Tô Thị Hà, Phạm Hương Giang, Phan Trần Khánh Duy, Nguyễn Trường Giang, Phạm Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Văn Ngọc Hải
Trường học Học Viện Tòa Án
Chuyên ngành Luật Dân Sự 2
Thể loại đề bài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Hợp đồng là gì?Hợp đồng có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc quy định các quyềnlợi, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, cùng các điều khoản làm thay đổi hay chấm dứtchúng, hợp đồn

Trang 1

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

HỌC VIỆN TOÀ ÁN

MÔN: LUẬT DÂN SỰ 2

Nhóm: 2 Lớp: E khóa 6

1 Tạ Thùy Dương

2 Cao Tùng Dương (nhóm trưởng)

3 Tô Thị Hà

4 Phạm Hương Giang

5 Phan Trần Khánh Duy

6 Nguyễn Trường Giang

7 Phạm Nguyễn Minh Hiếu

8 Nguyễn Văn Ngọc Hải

Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2022

Đề bài: Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam

Trang 2

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG

1 Hợp đồng là gì?

2 Các thành tố của hợp đồng

2 Khái niệm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam

II Những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam

1 Cấu trúc của những nguyên tắc cơ bản

2 Nguyên tắc tự do ý chí hay tự do hợp đồng

3 Nguyên tắc thiện chí

4 Nguyên tắc áp dụng tập quán

C KẾT LUẬN

Trang 3

A LỜI MỞ ĐẦU

Khi các mối quan hệ về tài sản, các mối quan hệ về nhân thân càng ngày càng phát triển trong xã hội dân sự, một sự nhu cầu về trao đổi tài sản, hàng hóa cũng như vấn đề thuê nhân lực để phục vụ cho việc phát triển tài sản của mình cũng ngày càng phát triển theo Khi ý chí của các bên trong việc trao đổi đó gặp nhau ở một số điểm nhất định, họ muốn tiến tới thực hiện ý chí của nhau ở những điểm trùng lặp đó

Nhưng việc đơn thuần để tiến hành những điểm chung đó là chưa đủ, cần có một cơ chế để giúp việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau khi họ thực hiện ý chí của mình, và từ đó hợp đồng ra đời vậy hợp đồng là gì? Pháp luật quy định như thế nào về các loại hợp đồng?

B NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG

1 Hợp đồng là gì?

Hợp đồng có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc quy định các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự, cùng các điều khoản làm thay đổi hay chấm dứt chúng, hợp đồng được lập thành nhiều hình thức khác nhau, như qua lời nói, qua văn bản hoặc qua hành vi cụ thể, trừ khi pháp luật quy định cụ thể trong một số lĩnh vực

2 Các thành tố của hợp đồng.

a Các chủ thể giao kết của hợp đồnga hợp đồng?

Người kết ước, hay chủ thể giao kết hợp đồng là các bên tham gia vào một quan hệ hợp đồng, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân Trong một quan hệ hợp đồng, xuất hiện những cặp chủ thể tương ứng là người có quyền (trái chủ) và người có nghĩa vụ (thụ trái) Một trái chủ có thể có nhiều thụ trái và ngược lại, một thụ trái

có thể có nhiều trái chủ Lưu ý rằng, có những trường hợp “các bên” trong quan hệ hợp đồng mang tính kỹ thuật pháp lý hơn là thực chất, khi mà một người giao kết

Trang 4

hợp đồng với chính bản thân mình Người đó thực hành hai (hoặc nhiều hơn) tư cách pháp lý khác nhau và giao kết hợp đồng giữa các tư cách đó

Ví dụ: Một người được ủy quyền bởi cả hai bên trong quan hệ hợp đồng để giao kết hợp đồng; một người được ủy quyền giao kết một hợp đồng và giao kết hợp đồng đó với chính mình

b Sự thỏa thuận ý chí

Chủ đích của sự ưng thuận hay mục đích của thỏa thuận có nghĩa là các bên phải thỏa thuận với nhau về một việc xác định nào đó, ý chí của mỗi bên phải cùng hướng về một mục đích, hay còn gọi là sự thống nhất ý chí, nhưng không nhất thiết phải thỏa thuận về tất cả những vấn đề xoay quanh hay phát sinh từ mối quan hệ của họ Những vấn đề mà các bên chưa thỏa thuận, vì nhiều lý do mà chủ yếu là do

họ không thể lường trước những trường hợp phát sinh bất đồng gặp phải trong tương lai, sẽ được dự liệu trong các quy định của pháp luật về chế định hợp đồng

Ý chí của các bên cần đủ rõ ràng (không có nghĩa là không chấp nhận sự ngầm định) và ăn nhập với nhau

Ví dụ: Nếu một bên muốn có xe đạp để đi, họ có thể mua hoặc thuê chiếc xe Một bên muốn kiếm được lợi từ chiếc xe đạp không sử dụng nữa, họ có thể cho thuê hoặc bán chiếc xe Dù ý chí của mỗi người là mua hoặc thuê/bán hoặc cho thuê, chúng đều có sự tương đồng về việc bên A phải trả tiền cho bên B, và bên B phải đưa xe cho bên A đi Nhưng hai cặp ý chí mua - cho thuê và thuê - bán không thống nhất với nhau, khi đó các bên không có sự thỏa thuận

c Hệ quả pháp lý

Có các bên kết ước và có sự thỏa thuận giữa các bên về một việc xác định nào

đó chưa đủ để tạo ra một hợp đồng Sự thỏa thuận phải tạo lập một hệ quả pháp lý mới có khả năng tạo thành hợp đồng Hệ quả pháp lý được hiểu là sự tạo lập, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi (và nghĩa vụ dân sự tương ứng) hoặc một quan hệ pháp luật Một thỏa thuận để được coi là hợp đồng, cần là một trong những nguồn gốc phát sinh của nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ ý chí của chủ thể)

Trang 5

cả về mặt chủ quan và khách quan Về mặt chủ quan, một sự thỏa thuận hay một lời cam kết đôi khi chỉ nhắm đến những nghĩa vụ mang tính luân lý chứ không phải là nghĩa vụ pháp lý Dựa trên hiệu lực của nghĩa vụ hay chủ đích của nghĩa

vụ, ta cần phân biệt nghĩa vụ pháp lý có tính ràng buộc bởi pháp luật, với các loại nghĩa vụ phi pháp lý luân lý không có tính ràng buộc bởi pháp luật như nghĩa vụ tự nhiên, nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ tôn giáo Ví dụ: Nếu người tham gia vào thỏa thuận không thực sự muốn bị ràng buộc bởi pháp luật mà họ chỉ thiết lập nghĩa vụ mang tính luân lý, thì pháp luật không thể cưỡng chế họ thực hiện nghĩa vụ đó được, mặc dù họ có thể bị lên án về mặt đạo đức Đó có thể là các thỏa thuận mang tính xã giao hay vui đùa giữa mọi người; lời hứa (và chấp nhận lời hứa) về sự giúp

đỡ thiện tâm; hay sự cam đoan bằng danh dự Nghĩa vụ đạo đức đơn thuần là sự ràng buộc trong lương tâm Một người có thể đưa ra lời hứa về sự giúp đỡ thiện tâm với một người nào đó mà không nhận được sự đối ứng nào Nghĩa vụ tôn giáo

có thể hiểu là những nghĩa vụ dựa trên một giáo lý tôn giáo nào đó, mà một người gia nhập cần phải thực hiện Nếu một người không thực hiện hành vi giúp đỡ thiện tâm hoặc hành vi bị ràng buộc bởi giáo lý, thì luật pháp không thể cưỡng chế anh

ta thực hiện điều đó Trong pháp luật Việt Nam Cộng hòa cũ, nếu có tai nạn trong những sự giúp đỡ thiện tâm, tòa án cũng không áp dụng trách nhiệm khế ước đối với người giúp đỡ Cả hai Bộ dân luật Bắc Kỳ và Trung Kỳ cũ đều quy định “luật pháp không can thiệp vào sự thi hành các nghĩa vụ về luân lý cùng về tôn giáo” Nghĩa vụ tự nhiên có thể biến đổi thành nghĩa vụ dân sự bởi người thụ trái nếu sự cam kết của người thụ trái đáp ứng các yêu cầu nhất định như nguyên nhân hoặc hình thức hoặc có một nghĩa vụ đối ứng Điều này có thể áp dụng cho các loại nghĩa vụ phi pháp lý khác, rằng nếu chúng đáp ứng được những yêu cầu nhất định thì người ta có thể suy đoán về ý chí của các bên thỏa thuận rằng họ muốn chịu sự ràng buộc một cách nghiêm túc bởi pháp luật, và do đó chúng trở thành hợp đồng Như vậy, một thỏa thuận giữa trái chủ và thụ trái không nhằm phát sinh một hệ quả pháp lý, mà chỉ nhằm phát sinh một hệ quả luân lý nói chung hay nghĩa vụ tự nhiên nói riêng không thể coi là hợp đồng được Về mặt khách quan, sự thỏa thuận

Trang 6

cần tạo ra được hệ quả pháp lý thì mới có thể coi là hợp đồng Pháp luật luôn đặt ra một giới hạn tự do thỏa thuận nhất định, mà vượt qua lằn ranh đó thì sự thống nhất

ý chí của các bên dù có muốn tạo lập

2 Khái niệm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam

a Khái niệm hợp đồng

Khái niệm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam Điều 644(2) Bộ Dân luật Bắc

Kỳ năm 1931 quy định: “Khế ước là một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để tặng cho, để làm hay không làm cái gì” Điều 680(2) Dân luật Trung Kỳ năm 1936 quy định: “Khế ước là một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay không làm cái gì” Điều 653 Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hòa năm 1972 quy định: “Khế ước hay hiệp ước là một hành vi pháp lý do sự thỏa thuận giữa hai người hay nhiều người để tạo lập, di chuyển, biến cải hay tiêu trừ một quyền lợi, đối nhân hay đối vật” Điều 394 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 1995 và Điều 388 BLDS năm 2005 của Việt Nam ngày nay đều quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Điều 385 BLDS năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Khái niệm về hợp đồng của hai bộ Dân luật Bắc Kỳ và Trung Kỳ thiếu sự bao quát khi đề cập ngay đến một

sự phân loại nghĩa vụ dựa trên nội dung của nghĩa vụ, là chuyển giao quyền, làm hoặc không làm một việc gì đó Riêng Bộ Dân luật Bắc Kỳ sử dụng thuật ngữ “tặng cho” dường như loại trừ các trường hợp chuyển giao quyền có đền

bù, có nội hàm hẹp hơn nhiều so với thuật ngữ “chuyển giao” trong Bộ Dân luật Trung Kỳ Cách phân loại này được đề cập tới nhiều trong việc thực hiện nghĩa

vụ, nhưng cũng chỉ là một cách trong nhiều cách phân loại nghĩa vụ Nội hàm của hai khái niệm này không bao quát được yếu tố tạo lập hậu quả pháp lý Khái niệm hợp đồng của hai bộ luật này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi BLDS Pháp năm

1804, do những chuyên gia pháp lý thời đó là người Pháp hoặc tiếp thu nền

Trang 7

khoa học pháp lý Pháp Bộ Dân luật năm 1972 của Việt Nam Cộng hòa nhắc đến

sự thỏa thuận với nghĩa tương đồng với khế ước/hợp đồng Tuy nhiên điều này không gây ra sự nhầm lẫn nào vì việc tạo lập hậu quả pháp lý được nhắc đến ngay sau đó BLDS năm 1995 và Bộ luật Dân sự năm 2005 lại không sử dụng thuật ngữ “hợp đồng” như tất cả các nghiên cứu cơ bản về hợp đồng mà có một

bổ ngữ “dân sự” ở sau Bổ ngữ “dân sự” này đã tạo ra bất cập trong thực tiễn

Về mặt cấu trúc của hệ thống pháp luật, ở những nước có sự phân biệt ngành luật công và luật tư thì BLDS thường được coi là bộ luật nền tảng của luật tư

Do vậy khái niệm hợp đồng và chế định hợp đồng trong BLDS có tính bao quát cho toàn bộ các quan hệ tư nơi mà các chủ thể trong quan hệ ở vị thế bình đẳng với nhau và giao kết hợp đồng dựa trên tự do ý chí Việc thêm bổ ngữ “dân sự”

ở đằng sau có thể khiến cho những người thực hành pháp luật hiểu nhầm rằng chế định về hợp đồng dân sự trong BLDS năm 1995 và năm 2005 chỉ áp dụng cho các quan hệ dân sự thuần túy (phục vụ mục đích sinh hoạt, tiêu dùng, không làm phát sinh lợi nhuận) mà không áp dụng cho các quan hệ tư khác như thương mại, kinh doanh, lao động thể hiện tư duy không chính xác về cấu trúc của hệ thống pháp luật tư và không thích ứng với cơ chế thị trường Có lẽ thuật ngữ

“hợp đồng dân sự” của BLDS 2005 là sự kế thừa mặc định từ BLDS năm 1995

Ở hoàn cảnh BLDS năm 1995 ra đời, nước ta vừa mới bắt đầu quá trình đổi mới, thoát ra khỏi nền kinh tế kế hoạch được gần 10 năm và trong tư duy của các chuyên gia cũng như nhà quản lý vẫn còn những quan niệm cũ về “kế hoạch hóa”, đặc biệt trong các quan hệ nhằm làm phát sinh lợi nhuận, dẫn đến sự phân biệt hợp đồng kinh tế, thương mại và hợp đồng dân sự thuần tuý Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 tồn tại song song với BLDS năm 1995 đã tạo nên hai hệ thống pháp luật hợp đồng riêng biệt Hai hệ thống này có sự trùng lặp, mâu thuẫn và không thống nhất, vì vậy dẫn đến sự sửa đổi về thuật ngữ trong BLDS năm 2015, chỉ còn là “hợp đồng” Những người soạn thảo BLDS năm 2015 trình bày rằng, sự sửa đổi này nhằm loại bỏ mọi cách hiểu không chính xác cả

về mặt khoa học và trong thực tiễn về phạm vi điều chỉnh của chế định hợp

Trang 8

đồng trong BLDS, để chế định hợp đồng này là nền tảng của mọi quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực tư Ở tất cả các khái niệm hợp đồng của các BLDS nêu trên, với sự sử dụng các từ “để” và “về” khi nói đến mục đích của hợp đồng trong việc tạo lập hệ quả pháp lý, có thể thấy nhà làm luật nhìn nhận về sự ràng buộc của hợp đồng nghiêng về mặt chủ quan của sự thỏa thuận ý chí hơn là mặt khách quan/kết quả của sự thỏa thuận đó Người ta quan tâm đến việc các bên

có ý chí tạo lập hệ quả pháp lý ràng buộc mình hay không hơn là việc hệ quả pháp lý ràng buộc các bên xuất phát từ sự thỏa thuận hay xuất phát từ quy chế pháp lý được định sẵn bởi pháp luật Từ sự phân tích ba thành tố của hợp đồng, khảo sát về khái niệm hợp đồng trong pháp luật thực định ở Việt Nam từ xưa đến nay, có thể thấy, khái niệm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam được hoàn thiện dần theo thời gian Bộ Dân luật Việt Nam Cộng hòa năm 1972 và BLDS năm 2015 hiện nay đều có chung quan điểm về hợp đồng rằng, hợp đồng là một

sự thỏa thuận/sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể, nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên

về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

b Các loại hợp đồng

Một là, hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau Ví dụ: hợp đồng thuê quyền sở hữu đất

Hai là, hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ Ví dụ: hợp đồng tặng, cho tài sản

Ba là hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ

Bốn là, hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính

Năm là, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó

Trang 9

Sáu là, hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định

c Hình thức của hợp đồng

Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên Hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành

vi cụ thể

Có một số hợp đồng bắt buộc phải công chứng như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… còn lại thì không yêu cầu bắt buộc công chứng

d Nội dung của hợp đồng

Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng Hợp đồng có thể có các nội dung là: đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp

e Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác

Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật

II Những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam

1 Cấu trúc của những nguyên tắc cơ bản

Trong BLDS cũ năm 2005, chế định hợp đồng có nhiều nguyên tắc chi phối

và có sự trùng lặp lẫn nhau BLDS Việt Nam 2015 khắc phục nhược điểm nêu trên, chỉ đưa ra một bộ nguyên tắc chung cho cả Bộ luật, mang tính khái quát hóa cao và giảm đáng kể số lượng nguyên tắc của BLDS Trong BLDS Việt Nam năm 2015, chế định hợp đồng nằm ở Phần thứ ba về trái quyền với tên gọi

“nghĩa vụ và hợp đồng” Ở phần này không có quy định nào về nguyên tắc cơ bản của hợp đồng nói chung hay việc giao kết, thực hiện hợp đồng nói riêng

Trang 10

Những người soạn thảo Bộ luật đã giải thích rằng, việc bỏ đi các quy định riêng

về nguyên tắc giao kết hợp đồng hay nguyên tắc thực hiện hợp đồng không có nghĩa là việc giao kết và thực hiện hợp đồng không tuân thủ nguyên tắc nào, mà

nó phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam Xem xét các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS năm

2015, có thể rút ra hai nguyên tắc cơ bản của luật tư là nguyên tắc tự do ý chí (khoản 2) và nguyên tắc thiện chí (khoản 3) Trong đó, nguyên tắc tự do ý chí là

cơ sở cho hai tiểu nguyên tắc của nó là nguyên tắc hiệu lực ràng buộc của hợp đồng và tự do ý chí có sự giới hạn bởi các trật tự công cộng (khoản 4) Điều 5

về áp dụng tập quán của Bộ luật tuy không được coi là “nguyên tắc cơ bản” của pháp luật dân sự, nhưng ở cấp độ chế định hợp đồng, nó là một quy định chung mang tính khái quát áp dụng cho cả chế định thì vẫn nên được coi là nguyên tắc

cơ bản của pháp luật về hợp đồng Như vậy, pháp luật hợp đồng Việt Nam có ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc tự do ý chí, nguyên tắc thiện chí và nguyên tắc

áp dụng tập quán

2 Nguyên tắc tự do ý chí hay tự do hợp đồng

Một là, nguyên tắc tự do ý chí

Nguyên tắc tự do ý chí trong pháp luật hợp đồng được hiểu là các bên được tự

do giao kết hợp đồng hay thỏa thuận về việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự theo

ý chí của mình miễn là nó không trái với trật tự công cộng Nguyên tắc này khi chiếu vào việc thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng lại mang một sắc thái khác, làm phát sinh một tiểu nguyên tắc là nguyên tắc hiệu lực ràng buộc của hợp đồng Theo Vũ Văn Mẫu, nguyên tắc tự do ý chí trong luật hợp đồng là một sản phẩm lịch sử của các lý thuyết về tự do thế kỷ 18, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các BLDS của Pháp và Đức, gián tiếp ảnh hưởng tới pháp luật hợp đồng của Việt Nam Lý thuyết này ủng hộ tự do ý chí vô giới hạn vì tin rằng sự tự do thương lượng giữa các cá nhân với nhau để ràng buộc chính mình sẽ mang lại công bằng

và sự tự do cạnh tranh sẽ mang lại sự thịnh vượng về kinh tế, đã dẫn tới hệ quả là coi hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương là một nguồn gốc quan trọng của

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w