Chính từ vị trí của quyền lực chính trị, người ta có thể coi chính trị học là một khoa học về các quy luật và tính quy luật trong cuộc đấu tranh giai cấp xoay quanh việc đạt tới và thực
Trang 1KHOA CHÍNH TRỊ HỌC
-TIỂU LUẬN
MÔN: CHÍNH TRỊ HỌC
Đề tài: Quyền lực chính trị và những đặc điểm cơ bản của quyền lực chính trị Liên hệ với quyền lực chính trị ở Việt Nam
Sinh viên Mã số sinh viên: Lớp tín chỉ: CT01001 11
-Hà Nội, tháng 12 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Cơ sở lý luận 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của tiểu luận 4
NỘI DUNG 5
Chương 1: Khát quát về quyền lực và quyền lực chính trị 5
1.1 Lý luận về quyền lực 5
1.1.1 Khái niệm quyền lực 5
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của quyền lực 7
1.2 Lý luận về quyền lực chính trị 9
1.2.1 Khái niệm quyền lực chính trị 9
1.2.2 Các đặc trưng cơ bản của quyền lực chính trị 11
1.2.3 Quá trình hình thành quyền lực chính trị và chuyển hóa quyền lực chính trị thànhquyền lực nhà nước 13
1.2.4 Kiểm soát quyền lực chính trị 15
Chương 2: Quyền lực chính trị tại Việt Nam 16
2.1 Cơ chế tổ chức và thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam 16
2.2 Cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị ở Việt Nam 21
2.2.1 Một số cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị trong Nhà nước Việt Nam 22
2.2.2 Các hình thức kiểm soát quyền lực chính trị trong Nhà nước Việt Nam 23
2.2.3 Những biến chuyển trong việc kiểm soát quyền lực ở Việt Nam được thể hiện qua một số nội dung sau 23
2.3 Những thay đổi của quyền lực chính trị và trong việc thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay 24
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 3MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay, quyền lực chính trị là một vấn đề quan trọng và dành được nhiều sự quan tâm từ mọi người Quyền lực chính trị là một trong những phạm trù cơ bản của Chính trị học Nó giữ một vị trí trung tâm trong hệ thống những khái niệm và phạm trù của môn khoa học nghiên cứu này Chính từ vị trí của quyền lực chính trị, người ta có thể coi chính trị học là một khoa học về các quy luật và tính quy luật trong cuộc đấu tranh giai cấp xoay quanh việc đạt tới và thực thi được quyền lực chính trị trong xã hội được tổ chức thành nhà nước.
Hiện nay, quyền lực cùng với quyền lực chính trị được cho là những vấn đề được nhắc đến và dành được sự quan tâm ngày càng nhiều Sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình tổ chức xã hội đã dẫn đến việc các nhà lãnh đạo, quản lý của các tổ chức chính trị ngày càng quan tâm đến các vấn đề liên quan đến việc thực thi quyền lực nhằm đạt tới hiệu quả quản lý cao nhất trong các tổ chức chính trị Thế nhưng, không phải bất kỳ ai trong xã hội, thậm chí là những nhà lãnh đạo, quản lý có một nhận thức đúng đắn về quyền lực chính trị, những vấn đề cơ bản của quyền lực chính trị cùng với việc thực thi quyền lực chính trị Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ cùng quá trình toàn cầu hóa, xã hội loài người đã có nhiều bước tiến mới, do vậy, nhiều vấn đề cũng có những thay đổi để theo kịp với xu hướng chung của xã hội hiện nay, trong đó bao gồm cả quyền lực chính trị
Ở Việt Nam, quyền lực chính trị cũng là một đề tài dành được nhiều sự quan tâm và là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực chính trị Do đó, nhận thức được sự cấp thiết của việc cần phải nghiên cứu về quyền lực chính trị cùng những vấn
đề cơ bản của quyền lực chính trị, em đã lựa chọn: “Quyền lực chính trị vànhững đặc điểm cơ bản của quyền lực chính trị Liên hệ với quyền lực chínhtrị ở Việt Nam” làm đề tài để nghiên cứu trong bài tiểu luận của mình.
Trang 42 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng của đề tại tiểu luận, từ đó làm rõ về bản chất của quyền lực chính trị và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quyền lực chính trị trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã được nêu ra ở trên, bài tiểu luận cần hoàn thành được những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận của quyền lực chính trị - Đưa ra những đặc điểm cơ bản của quyền lực chính trị - Làm rõ tầm quan trọng của quyền lực chính trị.
- Chỉ ra đặc điểm của quyền lực chính trị của Việt Nam và từ đó đưa ra những giải pháp để tăng cường quyền lực chính trị trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là vấn đề quyền lực chính trị, những đặc điểm cơ bản của quyền lực chính trị và quyền lực chính ở Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận là nghiên cứu về quyền lực chính trị và quyền lực chính trị tại Việt Nam.
4 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của bài tiểu luận là dựa trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền lực chính trị và thực thi quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay.
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 5Phương pháp nghiên cứu của bài tiểu luận là kết hợp các phương pháp logic, phân tích, nghiên cứu, so sánh, tổng hợp, điều tra xã hội, duy vật lịch sử với việc tham khảo một số nguồn tài liệu chính thống nhằm triển khai và làm rõ đề tài nghiên cứu.
6 Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm có 4 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo Trong phần nội dung của tiểu luận gồm có các nội dung:
Chương 1: Khái lược về quyền lực và quyền lực chính trị Chương 2: Quyền lực chính trị tại Việt Nam
Trang 6NỘI DUNG
Chương 1: Khát quát về quyền lực và quyền lực chính trị1.1 Lý luận về quyền lực
1.1.1 Khái niệm quyền lực
Quyền lực là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong nghiên cứu chính trị Tuy nhiên, khái niệm này rất phức tạp, với nhiều cách hiểu khác nhau, việc đưa ra khái niệm của quyền lực gây ra nhiều tranh luận giữa các nhà nghiên cứu.
Trong thời kỳ Cổ đại, Anristoteles – nhà bách khoa của thời cổ Hy Lạp – đã trình bày trong tác phẩm “Chính trị Aten” rằng quyền lực không phải chỉ là cái vốn có của mọi sự vật biết cảm giác, mà còn cả giới tự nhiên vô cảm, cái gì có sức mạnh là có quyền lực.
Trong thời Trung cổ, các nhà thần học coi “quyền lực Thượng đế” là quyền lực tối cao nhất, đứng trên tất cả, loài người cũng chỉ là cái phát sinh từ quyền lực Thượng đế.
Trong thời kỳ Phục Hưng, các nhà lý luận chính trị, nhà bách khoa chỉ nhấn mạnh tới quyền lực nhà nước và coi nhà nước là “vương quốc của lý tính”.
Hình 1.1.1.1 Robert Alan Dahl (1915 – 2014) Nguồn: Google Image.
Trang 7Ngày nay, nhiều nhà chính trị học Mỹ đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về quyền lực Như Robert Alan Dahl cho rằng: A có quyền lực đối với B khi ông ta có thể buộc B làm điều mà B lẽ ra không làm Theo Steven Lukes: A thực thi quyền lực đối với B khi A tác động đến B theo cách trái ngược với lợi ích của B K Đan Tra coi quyền lực là cái giúp ta buộc người khác phải phục tùng L Lipson xem quyền lực là khả năng đạt tới kết quả chung nhờ một hành động phối hợp.
Còn đối với Max Weber – Nhà xã hội học, nhà sử học, nhà luật học và nhà kinh tế chính trị người Đức: Quyền lực là khả năng của một chủ thể buộc chủ thể khác phải hành động theo ý muốn của mình, bất kể sự kháng cự Đối với Weber, quyền lực không nhằm tạo ra sự thay đổi, mà là ngăn chặn hành vi của một chủ thể mà lẽ ra, nếu người nắm giữ quyền lực không can thiệp, anh ta sẽ hành động một cách nào đó có thể dẫn tới sự thay đổi.
Hình 1.1.1.2 Max Weber (1864 – 1920) Nguồn: Google Image Quyền lực là phạm trù xuất phát của chính trị học Một số tác giả lại cho rằng quyền lực là một khái niệm kép bao gồm: quyền và lực (sức mạnh).
- “Lực” là khái niệm dùng chỉ một thuộc tính của bất kỳ hệ vật chất nào, xét trong tương tác với hệ vật chất khác, có khả năng duy trì sự tồn tại hoặc tạo ra sự biến đổi.
Trang 8- “Quyền” là một khái niệm chỉ mối quan hệ có tính xã hội giữa người với người, trong đó con người ý thức tới nhu cầu của mình rằng những nhu cầu ấy phải được thỏa mãn với sự thừa nhận của người khác.
Như vậy, nói tới quyền lực là phải nói tới sự kết hợp của hai yếu tố: quyền và lực Quyền lực là cái mà ai nắm được thì buộc người khác phải phục tùng.
Không có một định nghĩa nào được chấp nhận chung về quyền lực nhưng ý tưởng căn bản đó là: Quyền lực là năng lực của một chủ thể, buộc chủ thể khác phải hành động theo ý chí của mình, bất kể sự kháng cự Tức chủ thể A có thể bắt buộc chủ thể B làm điều C.1
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của quyền lực
Quyền lực gồm có 4 đặc trưng cơ bản như sau:
- Tính tương tác xã hội: Quyền lực đòi hỏi sự tương tác của ít nhất hai chủ thể nhất định, quyền lực là một quan hệ xã hội Quyền lực là một quá trình tương tác, vì thế, nó sẽ không tồn tại cho đến khi được thể hiện thành các hành động tương tác từ hai chủ thể trở lên.
- Tính mục đích: Quyền lực là mối quan hệ xã hội có tính mục đích Sự tác động đến người khác luôn có chủ ý, dù kết quả có thể khác hoặc thậm chí ngược lại với chủ ý.
- Tính cưỡng ép: Quan hệ quyền lực dựa trên năng lực cưỡng ép như thưởng – phạt, năng lực này cần đủ lớn để có thể vượt qua sự chống đối của các chủ thể Đây là một đặc trưng căn bản, phân biệt quyền lực với các quan hệ xã hội có tính mục đích khác.
- Tính chính đáng: Vấn đề trung tâm của tính chính đáng chính trị là quá trình và phương thức thuyết phục bằng lý lẽ và lương tri Tính chính đáng bao gồm 3 yếu tố: tính công ích, tích hợp lệ trong cách thức đạt quyền lực và sử dụng quyền lực đúng mực đích và hiệu quả Ba yếu tố này tạo nên cấu trúc cho tính chính đáng của quyền lực.
1
Trang 9Ta có thể phân loại quyền lực như sau:
Căn cứ vào phương thức tác động, ta có thể chia quyền lực thành bốn loại hình thức chính:
- Sức mạnh:
Đây là thứ quyền lực mà một chủ thể dùng sức mạnh của mình áp đặt lên đối tượng chịu tác động bằng cách trao, ngăn chặn, hoặc đe dọa sử dụng các nguồn lực cụ thể lên đối tượng chịu tác động của quyền lực Sức mạnh được sử dụng theo ba cách: sức mạnh lợi ích, sự cưỡng bức và sự thuyết phục - Vị thế thống trị:
Có được từ việc chủ thể quyền lực thực hiện các vai trò, hoặc các chức năng đã được xã hội thừa nhận Việc sử dụng vị thế thống trị phụ thuộc hoàn toàn vào sự thực hiện thành công các hoạt động, các vai trò của chủ thể nắm vị thế thống trị Khả năng sử dụng vị thế thống trị phụ thuộc nhiều vào vị trí của chủ thể trong mạng lưới hoặc tổ chức xã hội Do vậy, vị trí của chủ thể càng ở gần đỉnh hoặc ở trung tâm của một cấu trúc xã hội thì mức độ ảnh hưởng của vị thế thống trị càng lớn.
- Thẩm quyền:
Đây là quyền đưa ra các chỉ thị, mệnh lệnh cho người khác và buộc họ phải chấp hành theo Để thực thi thẩm quyền, một chủ thể phải có tính chính đáng và được những người chấp hành mệnh lệnh thừa nhận Người dân trao tính chính đáng cho chính phủ và các quan chức này đang thực thi thẩm quyền của chính phủ bằng cách đưa ra các chỉ thị Quyền lực chính đáng để thực thi thẩm quyền có thể được trao cho các chủ thể theo những phương thức khác nhau Max Weber đã xác định bốn cơ sở của thẩm quyền quyền lực chính đáng thường được xã hội chấp nhận đó là: kiến thức duy lý, hoặc trình độ chuyên môn phù hợp với một tình huống cụ thể; các quyền hợp pháp dựa trên các thỏa
Trang 10thuận chính thức; các niềm tin và các giá trị truyền thống được định hình theo thời gian; sự cuốn hút của nhà lãnh đạo đối với quần chúng.
- Sự lôi cuốn, thuyết phục:
Đây là một hình thức của quyền lực xã hội Quyền lực xuất phát từ sự lôi cuốn, thuyết phục thường xuất phát từ ba nguồn chính: Có sự đồng nhất về mặt hình thức; tình cảm tích cực đối với lời kêu gọi; tạo ra sự lôi cuốn đối với một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó.
Ngoài ra, ta có thể căn cứ vào những những điều sau để phân ra các loại quyền lực chính trị:
- Căn cứ vào cấp độ chủ thể, quyền lực có thể được phân thành các loại như sau: quyền lực cá nhân, quyền lực gia đình, quyền lực dòng họ, quyền lực tổ chức, quyền lực cộng đồng, quyền lực quốc gia…
- Căn cứ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, ta có thể phân quyền lực ra các loại: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực xã hội, quyền lực văn hóa…
- Căn cứ vào chuẩn mực pháp lý: quyền lực hợp pháp, quyền lực không hợp pháp.
- Căn cứ vào tính chất của quyền lực: quyền lực tiến bộ, quyền lực tích cực, quyền lực tích cực, quyền lực tiêu cực…
- Căn cứ vào phương thức chi phối: quyền lực bạo lực và quyền lực phi bạo lực, quyền lực cưỡng bức và quyền lực ảnh hưởng, quyền lực cứng và quyền lực mềm.
- Căn cứ vào nguồn gốc: quyền lực vật chất, quyền lực trí tuệ.
- Căn cứ vào các mối quan hệ xã hội: quyền lực công, quyền lực nhà nước.
1.2 Lý luận về quyền lực chính trị1.2.1 Khái niệm quyền lực chính trị
Trang 11Khi con người bắt đầu sống thành cộng đồng, khi giai cấp bắt đầu xuất hiện, thì khi đó, trong xã hội cũng xuất hiện một lĩnh vực mới: lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội, hay nói cách khác, đây là khi quyền lực chính trị xuất hiện Tuy ra đời muộn hơn so với các loại quyền lực khác nhưng quyền lực chính trị lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử xã hội loài người.
Việc hình thành lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội được xem là một nhu cầu tất yếu, khách quan trong đời sống của con người Bởi khi đã tập hợp thành một xã hội, nhu cầu phối hợp hoạt động cùng nhau, bảo vệ cộng đồng khỏi sự xâm hại từ các mối đe dọa bên ngoài và việc phân bố các giá trị bên trong cộng đồng cũng tăng cao.
Để có thể áp đặt được ý chí của mình với người khác, buộc họ phải tuân theo và phục tục mình thì người ta phải có sức mạnh Để áp đặt ý chí chính trị của một giai cấp đối với một giai cấp khác thì cần phải có sức mạnh chính trị.
Trong các nghiên cứu về chính trị, tùy theo từng cách tiếp cận nghiên cứu, khái niệm quyền lực chính trị được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
- Khái niệm quyền lực chính trị được hiểu từ cách nhìn thể chế như sau: Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp hay liên minh giai cấp nhằm thực hiện sự thống trị chính trị; là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình – chủ yếu thông qua đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
- Từ cách nhìn hành vi, ta có thể hiểu quyền lực chính trị là khả năng định hình, kiểm soát hành vi chính trị của người khác và lãnh đạo, chỉ dẫn họ theo hướng mà cá nhân, nhóm, hoặc chủ thể nắm giữ quyền lực chính trị mong muốn Quyền lực chính trị là khả năng của một chủ thể chính trị tác động, tạo ra sự thay đổi hành vi của các chủ thể chính trị khác.
“Chính trị” là một phạm trù dùng để chỉ toàn bộ các mối quan hệ và các hoạt động có tổ chức của các cá nhân và các nhóm (các cộng đồng) xã hội vì lợi ích
Trang 17Nếu được hiểu theo nghĩa rộng, kiểm soát quyền lực chính trị có thể được hiểu là những hoạt động có liên quan đến việc thiết kế, tổ chức, thực thi quyền lực chính trị nhằm đạt được mục đích chung của mình và đem lại hiệu quả hoạt động cao Hiểu theo nghĩa hẹp, kiểm soát quyền lực chính trị chính là toàn bộ những phương thức, quy định và quy trình để các thiết chế quyền lực chính trị và xã hội có thể dùng để loại bỏ hoặc ngăn chặn những hoạt động sai trái của các chủ thể, từ đó, phát hiện và điều chỉnh các chủ thể quyền lực này thực thi quyền lực một cách đúng đắn, nghiêm chỉnh nhằm đạt được mục đích và hiệu quả cao nhất.
Kiểm soát quyền lực chính trị nhằm mục đích ngăn chặn những mối nguy cơ đe dọa đến hệ thống quyền lực như: đảo chính, tiếm quyền, lạm quyền, sự tha hóa của người cầm quyền Đồng thời, kiểm soát quyền lực chính trị còn nhằm đảm bảo cho hệ thống chính trị của một quốc gia, tổ chức chính trị đảm bảo được tính thống nhất trong quá trình hoạt động và mang lại hiệu quả hoạt động cao.
Trong kiểm soát quyền lực chính trị, cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau: phương thức kiểm soát quyền lực chính trị cần mang tính công khai, minh bạch, pháp quyền, thiết chế kiểm soát quyền lực chính trị cần tập trung vào kiểm soát quyền lực chính trị của nhà nước.
Quyền lực chính trị có thể được kiểm soát thông qua hai phương thức: - Kiểm soát quyền lực chính trị từ bên trong: Quyền lực được kiểm soát thông
qua Nhà nước và Đảng chính trị Nhà nước có các nguyên tắc phân quyền, cơ chế thanh tra, kiểm toán, giám sát hành chính Đảng chính trị hoạt động bằng cơ chế kiểm tra, hệ thống tổ chức Đảng và các Đảng viên.
- Kiểm soát quyền lực chính trị từ bên ngoài: Quyền lực chính trị được kiểm soát bằng cơ chế đảng đối lập với mô hình đa đảng, bằng các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN… Ngoài ra, quyền lực còn có thể được kiểm soát bằng hệ thống thông tin đại chúng.