Giữa nông thôn và thành thịBất bình đẳng kinh tế hay còn gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳngthu nhập là sự chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay các quốc giatro
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Học kỳ II, Năm học 2021-2022)
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan
Khoa: Quan Hệ Quốc Tế
Lớp: QH19-21 CLC – DAI021 – Lớp B
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Thanh Ngân
Mã số sinh viên: 2157061115
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2022
Trang 2I Thực trạng bất bình đẳng kinh tế và giáo dục ở Việt Nam
1 Thực trạng bất bình đẳng kinh tế ở Việt Nam
a Giữa nông thôn và thành thị
Bất bình đẳng kinh tế (hay còn gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập) là sự chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay các quốc gia trong việc phân phối tài sản hay thu nhập Phân phối càng ít bình đẳng thì sự bất bình đẳng trong thu nhập càng cao Bất bình đẳng kinh tế thường đi kèm với bất bình đẳng giàu nghèo Bất bình đẳng kinh tế xuất hiện hầu hết ở các quốc gia trên thế giới, và trong đó có cả Việt Nam
Mức độ bất bình đẳng kinh tế của các quốc gia trên thế giới hiện nay được dựa trên các thước đo như hệ số GINI, Trong giai đoạn từ năm 2010-2020, nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng tương đối cao so với nhiều nước trên thế giới, đạt
6.1%/năm Theo như hệ số GINI1của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006-2018, bất bình đẳng thu nhập tại nước ta không có nhiều sự biến động, nằm trong khoảng từ 0.424 đến 0.436 Số liệu ở bảng thống kê cho thấy trước năm 2010, hệ số GINI ở thành thị cao hơn ở nông thôn Đến giai đoạn sau năm 2010, hệ số này ở nông thôn trở nên cao hơn ở thành thị, điều này cho thấy xu hướng bất bình đẳng kinh tế ở thành thị
có xu hướng suy giảm, còn nông thôn lại có xu hướng tăng Bên cạnh đó, khi so sánh những hệ số này với các quốc gia khác trên thế giới, thì hệ số GINI ở mức không hơn 0.4 cho thấy mức độ bất bình đẳng kinh tế ở Việt Nam vẫn ở mức chấp nhận được
Bảng 1: Bất bình đẳng thu nhập thông qua hệ số GINI tại Việt Nam giai đoạn
2006-2018 2
Dựa trên hệ số GINI trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, bất bình đẳng thu nhập nước ta không có nhiều viến động, giảm từ 0.431 xuống còn 0.373, chỉ số này vẫn nằm trong vùng an toàn, phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng cao Tại các
1Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp
của một đất nước Nó có giá trị từ 0 (mọi người đều có mức thu nhập bình đẳng) đến 1 (bất bình đẳng) và bằng tỷ số giữa phần diện tích nằmgiữa đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối với phần diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệtđối
Trang 3vùng miền khác nhau trên cả nước, do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa, trình độ sản xuất, kết cấu hạ tầng và trình độ dân trí, những đặc điểm đó làm cho sự phát triển của từng vùng miền có sự chênh lệch về thu nhập cũng như sự bất bình đẳng thu nhập Hệ số GINI ở tất cả các vùng trên cả nước có xu hướng giảm dần, khoảng cách bất bình đẳng ngày càng được thu hẹp, đây là tín hiệu vô cùng tích cực Hai vùng kinh tế trọng điểm cả nước là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ
là hai khu vực có nền kinh tế phát triển với tốc độ cao hơn so với các khu vực còn lại,
hệ số GINI ở hai khu vực này có tốc độ giảm mạng và thấp hơn so với các khu vực khác trên cả nước
Bảng 2: Hệ số GINI giai đoạn 2016-2020
b Giữa nhóm người giàu và người nghèo
Mức độ bất bình đẳng kinh tế không chỉ được thể hiện ở hệ số khu vực nông thôn, thành thị mà còn được thể hiện qua thu nhập của các nhóm người trong xã hội và
sự chênh lệch giữa thu nhập của Nhóm 1 và Nhóm 5 (Trong đó, nhóm 5 là nhóm giàu nhất và nhóm 1 là nhóm nghèo nhất) Thu nhập của 20% nhóm người có thu nhập thấp nhất và 20% nhóm người có thu nhập cao nhất đều tăng trong giai đoạn từ năm
2016 đến năm 2020 Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai nhóm này là ngày càng lớn, điều này làm ta dễ dàng nhận ra rằng sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng Theo như bảng thống kê, năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của Nhóm 1 là 791 nghìn đồng, tăng khoảng 6.9% trong giai đoạn 2016-2019 Trong khi đó, thu nhập của Nhóm 5 là 7,8 triệu đồng, tăng 6.8% Tốc độ tăng trưởng khác nhau làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng Trong năm 2016, thu nhập của Nhóm 5 cao gấp 9.8 lần Nhóm 1, năm 2019 gấp 10.2 lần
2
Trang 4Bảng 3: Sự chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất nước ta giai
đoạn 2016-2020
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại sự chênh lệch vô cùng rõ ràng về mức sống của nhóm dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam Mặc dù tỷ lệ nghèo của hai nhóm dân tộc đều giảm dần, nhưng tỉ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số vẫn còn cao hơn nhóm dân tộc Kinh Năm 2015, dân tộc thiểu số ở nước ta chỉ chiếm 15% tổng dân số nhưng tỷ lệ người nghèo lại chiếm đến 73% Tỷ lệ nghèo cả nước năm
2016 là 9.8% trong khi dân tộc Kinh có tỷ lệ là 3.1%, ngược lại thì tỷ lệ này của người dân tộc thiểu số cao gấp 15 lần dân tộc Kinh: 45% Tóm lại, bất bình đẳng kinh tế có
xu hướng rơi vào nhóm hộ nghèo nhất, dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn Trong khi đó, nhóm được hưởng nhiều lợi ích thường là nhóm người ở thành thị, giàu nhất
và có học vấn cao nhất
Trang 5Bảng 4: Bảng so sánh sự chênh lệch giữa nông thôn-thành thị và người Kinh-dân tộc
thiểu số ở Việt Nam giai đoạn 1993-2004 3
2 Thực trạng bất bình đẳng giáo dục ở Việt Nam
Trước hết ta hãy tìm hiểu khái niệm về bất bình đẳng giáo dục Bất bình đẳng
giáo dục được xét theo hai góc độ Một là, bất bình đẳng giáo dục là sự phân phối
những thành tựu giáo dục cho các thành viên ngẫu nhiên trong xã hội Theo góc độ
này, bất bình đẳng giáo dục được so sánh như là bất bình đẳng kinh tế Hai là, bất bình
đẳng giáo dục là sự phân chia các thành tựu giáo dục cho các thành viên có những địa
vị xã hội khác nhau, có nghĩa là những người có địa vị xã hội khác nhau sẽ nhận được những mức độ giáo dục khác nhau Dưới góc nhìn này, bất bình đẳng giáo dục được gọi là bất bình đẳng về cơ hội giáo dục
a Giữa nông thôn và thành thị
3Nguồn: Viện Nghiên cứu khoa học
4
Trang 6Mức sống là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến giáo dục, vì nó quyết định khả năng một người có thể chi trả cho giáo dục để họ có những điều kiện cần thiết để đi học Các chi phí liên quan đến giáo dục bao gồm học phí, mua sách vở
và đồ dùng học tập, mua đồng phục, chi phí học thêm, các khoản phí đóng góp cho nhà trường, góp quỹ, Ở các bậc học càng cao, chi phí học tập càng nhiều, vì vậy mà những người có khoản thu nhập thấp hơn thường sẽ hoàn thành trình độ giáo dục thấp hơn những người có thu nhập cao Vậy nên, các yếu tố liên quan đến thu nhập và chi cho giáo dục được coi là những yếu tố vô cùng quan trọng, liên quan đến bất bình đẳng giáo dục giữa khu vực nông thôn và thành thị ở Việt Nam
Theo một kết quả của một cuộc khảo sát về mức sống dân cư ở Việt Nam cho thấy, mức độ chi cho giáo dục của một người trung bình trong một năm ngày càng tăng, tăng từ 627.000 đồng (2002) lên đến 3.028.000 đồng (2010) Kết quả cuộc khảo sát này cũng chỉ ra rằng mức chi này ở đô thị thường cao gấp 2 lần ở nông thôn (năm
2010 ở khu vực đô thị là 5.253.000 đồng so với nông thôn là 2.064.000 đồng)
Bảng 5: Chi tiêu bình quân đầu người cho giáo dục ở nông thôn và thành thị giai
đoạn từ 2002-2010
Ở một kết quả thống kê khác cho thấy, mức chi tiêu giáo dục cho một cấp học càng cao thì sẽ càng cao và mức chi giáo dục cũng tăng nhanh theo thời gian từng cấp học Nếu so sánh giữa nông thôn và thành thị, kết quả thống kê này cho thấy mức chi giáo dục ngày càng tăng theo các bậc học từ thấp đến cao Người dân ở thành thị thường có khả năng chi trả cho giáo dục nhiều hơn người dân ở nông thôn Từ đó người dân ở thành thị sẽ được hưởng nhiều điều kiện tốt và thuận lợi hơn trong giáo dục so với người dân ở nông thôn Bên cạnh đó, sự quan tâm của gia đình, xã hội đến giáo dục cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ học vấn của người dân Thường thì nơi nào có được sự quan tâm của gia đình và xã hội nhiều hơn cho giáo dục thì nơi đó có các phong trào, hoạt động khuyến khích giáo dục phát triển hơn, trình độ học vấn người dân cao hơn Theo kết quả một cuộc điều tra của Viện khoa học cho thấy sự quan tâm của cha mẹ đối với việc cho con cái đi
Trang 7học thêm là khá cao, và tỷ lệ hộ gia đình ở thành thị cho con đi học thêm vẫn cao hơn
ở nông thôn khoảng 10% Không có quá nhiều sự khác biệt giữa tỷ lệ con trai hay con gái đi học thêm ở kết quả khảo sát này
Bảng 6: Tỷ lệ cho con đi học thêm ở nông thôn và thành thị 4
b Giữa nhóm giàu và nhóm nghèo
So sánh mức chi cho thu nhập cho giáo dục 1 người trung bình đi học 1 năm theo 5 nhóm thu nhập cho thấy, các nhóm thu nhập thấp thì sẽ có mức chi thấp hơn so với nhóm có mức thu nhập cao Bên cạnh đó, mức chi cho giáo dục ngày càng tăng nhanh theo thời gian Cụ thể, năm 2010, mức chi của nhóm 1 là 1.078.000
đồng/người/năm, còn ở nhóm 5 mức chi 6.328.000 đồng/người/năm (gấp 6 lần mức chi của nhóm 1) Như vậy, ở cả 5 nhóm thu nhập và 5 nhóm chi tiêu, kết quả khảo sát đều cho thấy ở các nhóm càng cao thì mức chi giáo dục càng cao và khoảng cách giữa các nhóm ngày càng lớn Và một điều ta đều biết rằng, mức độ chi cho giáo dục càng cao thì những điều kiện học tập, lợi ích nhận lại ngày càng cao
Bảng 7: Chi tiêu giáo dục cho một người đi học trong từng năm theo 5 nhóm thu nhập
và 5 nhóm chi tiêu giai đoạn từ 2006-2010
Tiếp cận bậc cao đẳng, đại học vẫn chưa được phổ cập toàn quốc dành cho những học sinh thuộc nhóm dân tộc thiểu số, nhóm sinh sống ở nông thôn và những
4Nguồn: Viện Xã hội học 2012
6
Trang 8hộ nghèo Dân tộc Kinh có tỷ lệ cao nhất, gần 46% học ở các bậc đại học, cao đẳng Ngược lại, trong khi đó có dưới 10% người dân tộc Khơ Me, H’Mông và Dao có cơ hội ở cao đẳng, đại học Trải nghiệm về chất lượng giáo dục cũng có nhiều sự khác biệt giữa các khu vực địa lý và các nhóm dân tộc Trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ sinh sống ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, và trẻ thuộc hộ nghèo có thành tích học tập kém hơn hẳn trẻ dân tộc Kinh, trẻ sống ở đồng bằng sông Hồng và trẻ đến từ những hộ gia đình giàu có Bên cạnh có, có những nghiên cứu cho thấy mối liên kết rõ rệt giữa điểm số và kinh tế gia đình các em
II Những tác động tiêu cực của quá trình bất bình đẳng cho người nghèo
và ở khu vực nông thôn
Quá trình bất bình đẳng đã tác động vô cùng nghiêm trọng ở xã hội Việt Nam Nhóm các dân tộc thiểu số, nông dân quy mô nhỏ, người sống ở nông thôn và nhóm người nghèo càng có khả năng bị nghèo hóa, không thể tiếp cận các dịch vụ và bị phân biệt đối xử nặng nề Khi bất bình đẳng tăng lên, sự gắn kết xã hội ngày càng yếu
đi, chứa đựng những tiềm ẩn của xã hội là những chỉ báo đo lường sự lỏng lẻo của gắn kết xã hội Việc bất bình đẳng kéo dài ở nông thôn sẽ gây ra những cuộc nổi dậy đấu tranh, làm lung lay nền an ninh nông thôn
Những người nghèo và ở các vùng nông thôn sẽ có cơ hội tiếp cận với phúc lợi
xã hội thấp hơn những người sinh sống ở các vùng thành thị, giàu có Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) của khu vực Tây Nguyên cao gấp 3 lần tỷ số ở khu vực Đông Nam Bộ Xét đến tuổi thọ, ta sẽ thấy một người dân sống ở vùng Tây Nguyên
có tuổi thọ trung bình thấp hơn 3 năm so với người sống ở vùng đồng bằng
Việc thiếu đầu tư cho giáo dục và y tế cũng như hạn chế sự tham gia dân sự và chính trị đối với các nhóm sống ở nông thôn, người nghèo đã tác động vô cùng tiêu cực tới tương lai của các nhóm này Giáo dục có tiềm năng cải thiện khả năng dịch chuyển xã hội Tuy nhiên, những bất bình đẳng trong xã hội vẫn tiếp tục tiếp diễn Cộng đồng dân tộc thiểu số và nhóm nghèo nhất bị lề hóa không được hưởng dịch vụ công đầy đủ Trẻ em hộ nghèo có ít hoặc không có sự cải thiện trong học tập trong 20 năm qua Tỷ lệ nhập học trung học phổ thông của nhóm dân tộc Kinh là 65%, trong khi đó các nhóm dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13.7%
Bất bình đẳng về khả năng tiếp cận y tế ở Việt Nam cũng ta những rào cản nhất định đối với các nhóm người nghèo Ví dụ, phụ nữ hộ nghèo mang thai không thăm khám thường xuyên trong thời kỳ mang thai và trước khi sinh cao gấp 3 lần Các hộ nghèo được ít bảo hiểm y tế hơn, khiến họ phải tự chi trả nhiều chi phí sức khỏe Các
hộ nghèo vẫn được hỗ trợ cấp miễn phí bảo hiểm y tế và hỗ trợ theo chính sách của nhà nước; tuy nhiên vẫn có rất nhiều các chi phí khám chữa bệnh, vật tư y tế và thuốc
Trang 9nằm ngoài danh mục được hỗ trợ mà người dân phải tự mình chi trả, điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho người nghèo
Nhóm người thiệt thòi ở Việt Nam vẫn còn thiếu hiểu biết về quyền công dân của mình, thiếu khả năng tiếp cận thông tin, thiếu năng lực tham gia bao cầu cử và các quyền công dân khác trong cuộc sống Người dân thiếu thông tin và kỹ năng để hiểu
rõ các vấn đề thuế và ngân sách Tóm lại, trong khi những người giàu, người sinh sống ở các vùng thành thị có được những ưu đãi, tiện ích tốt nhất thì nhóm người nghèo, người sinh sống ở các vùng nông thôn bị lề hóa nghiêm trọng, không được ý kiến, khiến họ vẫn mãi mắc kẹt ở đáy bậc thang kinh tế xã hội
III Phân tích các chính sách về an sinh xã hội ở Việt Nam và kiến nghị
1 Chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập cuộc sống cho các thành viên trong xã hội Chính sách là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước (bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế, ) và sự
hỗ trợ của các tổ chức hay tư nhân (phi chính phủ) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương cho người dân, đồng thời nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và cộng đồng trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và và công bằng xã hội
Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội bao gồm 5 trụ cột: bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cứu trợ xã hội và trợ giúp và ưu đãi xã hội Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, coi nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để ổn định chính trị-xã hội nước nhà, phát triển đất nước bền vững An sinh xã hội được coi là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào 4 nội dung chính
Một là, tăng cường cơ hội việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân và giảm
nghèo bền vững cho người lao động thông qua các hỗ trợ, giải quyết việc làm với thị
trường lao động Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm thất nghiệp để người lao động có thể chủ động đối phó khi thu nhập bị suy
giảm hoặc bị mất do các rủi ro lao động như ốm đau, tai nạn lao động, tuổi tác, Ba là,
hỗ trợ thường xuyên với những người có hoàn cảnh đặc biệt và hỗ trợ đột xuất đối với người dân gặp các rủi ro không biết trước hoặc ngoài tầm kiểm soát (chiến tranh, thiên tai, bão lũ, mất mùa, ) thông qua các khoản tiền và hiện vật do ngân sách nhà nước
bảo đảm Bốn là, tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ
bản như giáo dục, y tế, nước sạch, thông tin,
8
Trang 10Năm 2021 vừa qua có thể coi là năm của các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam Trong thời kỳ dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đến đời sống kinh tế-xã hội nước ta Để ứng phó với đại dịch với châm ngôn
“không một ai bị bỏ lại”, nhiều chính sách an sinh xã hội “chưa từng có tiền lệ” đã được ban hành, khẩn trương đi vào cuộc sống để giúp đỡ người dân và doanh nghiệp bớt đi phần nào khó khăn, cùng nhau vượt qua đại dịch Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội cho biết, trong năm 2021, Trung ương và các địa phương đã chi khoảng 71.5 nghìn tỷ để thực hiện các chính sách hỗ trợ cho gần 742 nghìn lượt người lao động Nổi bật nhất là các chương trình hỗ trợ theo nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch
Covid-19 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đào Ngọc Dung cho rằng:
“Trong bối cảnh đại dịch, Chính phủ ban hành 3 gói chính sách an sinh lớn Nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ và những giải pháp tình thế trong bối cảnh đặc biệt để kịp thời đáp ứng các yêu cầu cấp bách” Và còn nhiều chính sách khác nữa Tuy
nhiên, chính sách an sinh xã hội nước ta vẫn còn một vài khoảng trống và cần được hoàn thiện nó trong tương lai, hướng tới xã hội Việt Nam phát triển toàn diện
2 Kiến nghị về chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam
Nhà nước nên có các biện pháp thực thi, phân bổ lại thu nhập và hỗ trợ cho người nghèo Để giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, nhóm người nghèo không những phải tăng thu nhập mà còn cần phải đạt được tốc độ thu nhập tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập của nhóm người giàu Chính phủ cũng nên tăng cường ngân sách cho y
tế công và giáo dục để bắt kịp với tiêu chuẩn quốc tế
Nên thiết kế những chính sách hoặc chương trình đặc thù dành cho những nhóm người thiệt thòi trong xã hội chịu đựng bất bình đẳng Chính phủ nên triển khai những chính sách phù hợp để khuyến khích khu vực tư nhân thu hút nhân lực từ nông thôn để tạo thêm cơ hội việc làm, đảm bảo mức thu nhập đủ sống cũng như điều kiện làm việc tốt hơn cho họ
Chính phủ cần thực thi chính sách đảm bảo toàn dân được tiếp cận y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở những khu vực có hoàn cảnh khó khăn Triển khai những chính sách nhằm đẩy mạnh giáo dục ở các khu vực nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn Chú trọng chất lượng hệ thống giáo dục và dạy học ở những vùng khó khăn Tạo ra những chương trình cung cấp học bổng cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn
Cần hiện đại hoá hệ thống quản lý, đáp ứng ngay yêu cầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách Hệ thống an sinh xã hội cần phải nhạy cảm hơn về giới và phản ứng ngay với diễn biến với những bất thường xảy ra như dịch bệnh, thiên tai,