Đo đó trongkhuôn khổ hạn chế, tiểu luận chọn đề tài “Khảo sát thực trạng cách sử dụng ngônngữ báo chí” để làm rõ thực trạng sử dụng ngôn ngữ báo chí hiện nay trên các trangbáo mạng điện
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-*** -BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Đề tài:
Khảo sát thực trạng cách sử dụng ngôn ngữ báo chí
Giảng viên: TS Vũ Kim Hoa
Sinh viên: Hoàng Trọng Điểm
Lớp: Báo chí VLVH Khóa QH-2020-X
Mã SV : 20034005
Hà nội, tháng 12 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 2
2.2 Tính chất của ngôn ngữ báo chí …
……….5
2.3 Khảo sát thực trạng cách sử dụng ngôn ngữ báo chí……… 8
Phần 3: KẾT LUẬN……… 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, báo chí Việt Nam ngày càng trở nên tân tiến, hiệnđại Không chỉ dừng ở báo in, báo chí đã và đang phát triển mạnh mẽ trên các trangmạng xã hội, các kênh thông tin và các tờ báo điện tử Công nghệ đan xen, tấtnhiên, lượng thông tin trở nên dồi dào hơn, tiếp cận người đọc nhanh hơn Hiệnnay, các trang báo online, các kênh thông tin thường xuyên cập nhật tin tức mỗigiờ, mỗi phút, thậm chí là mỗi giây Ngoài khả năng cung cấp thông tin và địnhhướng dư luận, báo chí còn có trách nhiệm góp phần định hình ngôn ngữ, đặc biệt
là những tờ báo được viết cho giới trẻ
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, báo chí là phương tiện thông tin đạichúng nhanh nhất, hiệu quả nhất, có nhiều công chúng nhất Báo chí tác động mạnh
mẽ đến mọi mặt của đời sống, là động lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội.Ngôn ngữ Báo chí cũng là một bộ phận trong dòng chảy phát triển của ngôn ngữnói chung Đồng thời, việc sử dụng từ ngữ trên báo chí ảnh hướng tới vốn từ vàcách sử dụng từ ngữ ở nhiều độc giả Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ công nghệ
và thông tin hiện nay, ngôn ngữ trên báo chí đang ngày càng mất đi tính chất mà nóvốn có Không chỉ ở nội dung bài báo, thậm chí những lỗi về ngôn từ còn xuất hiện
cả trên tít báo Sự sai lệch này gây ảnh hưởng tiêu cực đến báo chí cũng như ngườiđọc
Trang 4Hiện nay, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi: Liệu từ ngữ dùng trên báo chí đã phải
là chuẩn? Và chuẩn hay không từ vựng ảnh hưởng ra sao đến khả năng truyền đạt
tư tưởng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở người làm báo? Đo đó trongkhuôn khổ hạn chế, tiểu luận chọn đề tài “Khảo sát thực trạng cách sử dụng ngônngữ báo chí” để làm rõ thực trạng sử dụng ngôn ngữ báo chí hiện nay trên các trangbáo mạng điện tử và một số tờ báo in Trên cơ sở lý thuyết đã học từ môn Ngônngữ báo chí và những căn cứ khách quan, tiểu luận cũng đưa ra một vài nhận xét vềviệc sử dụng ngôn ngữ báo chí hiện nay Từ đó, đề xuất một số giải pháp khắc phục
và phát huy ưu điểm
1.2 Mục đích của đề tài
Phân tích, khảo sát, đánh giá thực trạng cách sử dụng ngôn ngữ báo chí hiệnnay trên các trang báo mạng điện tử và một số tờ báo in
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu Những lỗi sử dụng ngôn ngữ thường gặp trên báo chídạng viết trên các phương tiện truyền thông, báo mạng điện tử
- Phạm vi nghiên cứu:
Có nhiều vấn đề cần nói về việc sử dụng ngôn ngữ trên báo hiện nay Tuynhiên, trong phạm vi có thể, tiểu luận chủ yếu nghiên cứu chuẩn mực ngôn ngữ báochí, đặc điểm chung của phong cách ngôn ngữ báo chí, cách thức sử dụng cácphương tiện ngôn ngữ (ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp), và các lỗi saithường gặp trên một số trang báo mạng như và một số tờ báo in Thực trạng,nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
Phần 2: NỘI DUNG 2.1 Khái niệm, đặc điểm, tính chất ngôn ngữ báo chí
2.1.1 Khái niệm ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí là loại ngôn ngữ được sử dụng đặc thù cho những ngườilàm việc trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, hay truyền hình Mục đích của ngôn
Trang 5ngữ báo chí là để truyền tải những thông điệp chính trị – khoa học- kinh tế- xã hộiđến với độc giả một cách khách quan nhất, qua đó nhấn mạnh vào nội dung cũngnhư ý nghĩa mà thông điệp đó gửi đến người đọc.
Ngôn ngữ báo chí dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế,phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đấy sự tiến bộcủa xã hội Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin,phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,
… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ
Sách Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông giải nghĩa: “Ngôn ngữ báo chí(jourmalistic language) là ngôn ngữ đặc trưng cho quá trình chuyển tải thông tinbáo chí” Sách này cũng giải thích thêm là sự đa dạng của thể loại báo chí dẫn đến
sự đa dạng của ngôn ngữ báo chí
Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Ngôn ngữ là hệ thống những âm, những từ vànhững quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cũng một cộng đồng dùng làmphương tiện giao tiếp với nhau”
2.1.2 Các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
+ Ngôn ngữ báo chí mang tính sự kiện, là ngôn ngữ của sự kiện
Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự kiện hiện hữu để phản ánh Sựkiện hiện hữu là sự kiện “đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại”.Ngôn ngữ sự kiệnnhằm phản ánh trung thực những vấn đề mà nó diễn ra, phương tiện duy nhất đểphản ánh ngôn ngữ báo chí chính là ngôn ngữ sự kiện Phản ánh một cách trungthực, khách quan, từng khía cạnh Đặc điểm chính của ngôn ngữ báo chí, đó chính
là tính ngắn gọn, linh hoạt, không mang sắc thái biểu cảm cao nhưng vẫn có sự súctích và dễ hiểu
+ Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ định lượng
Ngôn ngữ định lượng thực chất là sự phát sinh, sự cụ thể hóa của ngôn ngữ
sự kiện Chính vì đòi hỏi phản ánh cụ thể, chân xác về sự kiện có thật và nguyên
Trang 6dạng đã dẫn đến việc đòi hỏi phải coi trọng số lượng Để bài báo cần có sự tin cậymột cách tuyệt đối thì cần phải sử dụng ngôn ngữ định lượng.
+ Ngôn ngữ báo chí chính là ngôn ngữ siêu ngôn ngữ
“Siêu ngôn ngữ là cách diễn đạt phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng
Nó là phương thức diễn đạt thường trực của nhà báo Hay nói cách khác, ngôn ngữtrong tác phẩm báo chí là siêu ngôn ngữ Siêu ngôn ngữ giúp nhà báo phản ánhtrung thực, chính xác và đảm bảo yêu cầu thông tin” mà nhà ngôn ngữ học NguyễnTri Niên đã nêu ra Yêu cầu sự trung thựuc chính xác khách quan nhưng phải phốihợp làm sao cho bài thêm sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn
2.1.3 Các dạng ngôn ngữ báo chí
Các thể loại văn bản báo chí bao gồm:
Bản tin cần hội tụ các yếu tố thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằmcung cấp tin tức cho người đọc
Phóng sự cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện,miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn
Tiểu phẩm là thể loại báo chí có giọng văn thân mật, dân dã, thường mangsắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc
Báo chí tồn tại ở hai dạng chính: Dạng viết (báo viết) và dạng nói (đọc,thuyết minh, phỏng vấn) Ngoài ra còn có báo hình (báo ảnh, truyền hình, báo điệntử) Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ, ví dụ ngôn ngữ bản tin,phóng sự, tiểu phẩm…
Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phảnánh dư luận và ý kiến của quần chúng Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của
tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội
2.2 Tính chất của ngôn ngữ báo chí
2.2.1 Tính chính xác
Đối với ngôn ngữ báo chí, đây là tính chất đặc biệt quan trọng Vì báo chí cóchức năng định hướng dư luận xã hội Chỉ cần một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể
Trang 7làm cho độc giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả xã hộinghiêm trọng không lường trước được Có thể đưa ra dẫn chứng: Sau chuyến tháptùng một quan chức cao cấp sang thăm Trung Quốc, một nhà báo đã viết một bàiphóng sự, trong đó có câu: “Chúng tôi chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hainước Việt - Trung” Rõ ràng từ “với” ở đây được dùng sai (vì cụm từ “chia tayvới…” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã”), cần phải thay nó bằng từ “trong”
2.2.2 Tính cụ thể
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí được hiểu là khi nhà báo miêu tả, tườngthuật sự việc, phải cụ thể, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ Có như vậy người đọc,người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứngkiến những gì nhà báo nói tới trong bài báo Mỗi sự kiện được đề cập trong tácphẩm báo chí phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định; với những conngười xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính…cụ thể) Do đó, trongngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng từ có tính chất mơ hồ như: “mộtngười nào đó”, “ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình như” …
2.2.3 Tính đại chúng
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Tất cả mọi người trong xã hội,không phụ thuộc nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi… đều làđối tượng phục vụ của báo chí Đây vừa là nơi để họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi
để bày tỏ ý kiến Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho đạichúng, có tính phổ cập rộng rãi như theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổitiếng người Nga V.G Kostomarov đã từng nói: “Ngôn ngữ báo chí phải thích ứngvới mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâmnhất cũng không cảm thấy chán và một em bé có trình độ còn non nớt cũng khôngthấy khó hiểu”
2.2.4 Tính ngắn gọn
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn và súc tích Sự dài dòng có thể làm loãngthông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe Thêm vào
Trang 8đó, nó còn làm tốn thời gian của cả người viết lẫn người đọc, dễ dẫn đến các lỗi sai
về mặt ngôn từ
2.2.5 Tính định lượng
Các tác phẩm báo chí thường bị giới hạn về mặt thời gian hay diện tích xuấthiện trên báo, đó là tính định lượng Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tốngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt
quá khung cho phép về thời gian và không gian Theo bài: “Đặt tít ngắn có dễ?” trên trang web Nghề báo (nghebao.com), có những tít báo rất dài, như: “Hội thảo đổi mới giáo dục đại học Việt Nam - Hội nhập và thách thức” (tít này dài 64 ký tự), sau khi được sửa lại là: “Hội thảo đổi mới giáo dục đại học” (chỉ còn 33 ký
tự) Chúng ta có thể nhận ra tít sau khi sửa chỉ dài gần bằng phân nửa tít trướcnhưng nội dung chính vẫn được giữ nguyên Vậy tại sao lại bắt độc giả ngồi đọcnhững dòng chữ dài lê thê và khiến cho họ cảm thấy “tức mắt” như vậy?
Bài viết trên cũng đã đưa ra chuẩn mực cho một tít báo là khoảng dưới 50
ký tự, theo đó là một vài gợi ý nhỏ khi viết tít:
Trang 9trực tiếp qua ngôn từ Chẳng hạn, có nhiều bài báo đã bộc lộ rõ thái độ, cảm xúccủa tác giả ngay từ tiêu đề như: "Góc tối ở thành phố cảng”, “Bông hoa Thủ đôgiữa núi rừng Tây Bắc”, “Lặng lẽ quá liên hoan phim”, “Giai điệu buồn của mộtđêm nhạc trẻ”,”Đó cũng là một cách sống đẹp” Còn trong các phần khác (cả mởđầu, triển khai lẫn kết thúc) những câu văn mang sắc thái đánh giá của người viếtcòn gặp thường xuyên hơn, nhất là ở các thể loại như bình luận, xã luận, phóng sự,ghi chép, ký
2.2.7 Tính biểu cảm
Tính biểu cảm trong ngôn ngữ gắn liền với việc sử dụng những từ ngữ mới
lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân… Nếu ngôn ngữ báo chí không có tínhbiểu cảm, chỉ là những chuỗi thông tin khô khan thì nó khó có thể thu hút được sựchú ý của độc giả Tính biểu cảm tác động mạnh mẽ tới tâm hồn người nghe, làmcho họ có những trạng thái cảm xúc nhất định theo như người viết mong đợi
2.2.8 Tính khuôn mẫu
Trong văn phong báo chí, ta rất hay gặp những dạng tin như:
- Theo AFP, ngày…tại…trong cuộc gặp gỡ…Tổng bí thư…đã kêu gọi…
- TTXVH, ngày…người phát ngôn Bộ Ngoại giao…cho biết…
Đây chính là tính khuôn mẫu của báo chí, thường bao gồm 6 câu hỏi: Ai? Cái gì?Khi nào? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao?
Yếu tố khuôn mẫu không đi một mình Nó thường được kết hợp với thành tố biểucảm, nên ngôn ngữ báo chí thường mềm mại, hấp dẫn chứ không hề khô khan nhưtrong một văn bản khoa học hay văn bản hành chính
2.3 Khảo sát thực trạng cách sử dụng ngôn ngữ báo chí
2.3.1 Thực trạng
Cách viết không thống nhất giữa từ nước ngoài được việt hoá
Cách viết không thống nhất những từ nước ngoài đã được Việt hóa, tức là đãđược phiên âm, dùng phổ biến trong tiếng Việt
Trang 10Ví dụ: càphê, ximăng, xíchlô, bêtông, axít, vắcxin, kiốt Những từ như thế đãthoát khỏi nguyên gốc, được sử dụng như mọi từ tiếng Việt khác, có dấu tiếng Việtthì cần viết tách ra Hoặc chúng ta có thể sửa bằng cách để tiếng gốc, thay bằng từ
đã được phiên âm tiếng Việt
Những từ nước ngoài về đo lường viết tắt như: km (ki lô mét), kg (ki lôgam), ha (héc ta), m2 (mét vuông) bị nhiều phóng viên và tờ báo dùng không chuẩnmực Cần lưu ý rằng những từ đó khi đi liền với con số cụ thể thì có thể viết tắt (ví
dụ 200ha, 15km) nhưng khi đi với chữ thì phải viết đầy đủ (ví dụ 200 ngàn héc ta, 1vạn ki lô mét) Điều rất đáng lưu ý là trong tiếng Việt đã có những từ thay thế rấtgọn nhưng ít được dùng, ví dụ: cây số (ki lô mét), ký (ki lô gam)
Viết tắt
Đối với các từ hay cụm từ được sử dụng lặp đi lặp lại trong một bài báo hayvăn bản nói chung, viết tắt không chỉ tiết kiệm được thời gian và công sức mà còngiúp đáp ứng yêu cầu về trình bày (diện tích khổ báo hạn chế, đảm bảo sự hài hòa,cân xứng giữa các thành tố ngôn ngữ…)
- Kiểu viết tắt phổ biến nhất hiện nay là viết các chữ cái đầu tiên của các âmtiết có trong tên gọi
Ví dụ: xã hội chủ nghĩa là XHCN; ủy ban nhân dân là UBND;
+ Kiểu viết tắt này chỉ được dùng cho các tên gọi được cấu tạo bởi các từcùng một thứ tiếng, chủ yếu là tiếng Anh hay tiếng Việt
+ Chỉ được sử dụng hình thức viết tắt trên sau khi đã viết dạng đầy đủ cókèm dạng tắt được đặt trong ngoặc đơn đứng ngay bên cạnh Ví dụ:Học viện Báochí và Tuyên truyền (HVBCVTT) , Đài Truyền hình Việt Nam (ĐTHVN),…
+ Không nên viết tắt theo kiểu trên ở tít Trong trường hợp bất khả kháng,chỉ nên viết tắt những từ hay cụm từ xuất hiện với tần số cao trong giao tiếp mà hầuhết mọi người đều biết như XHCN, UBND, VTV, GDP …
- Kiểu viết tắt lược bớt các yếu tố theo xu hướng giữ lại ít nhất hai chữ cáitrong mỗi âm tiết của tên gọi (trong đó thường có một chữ cái là ký hiệu ghi
Trang 11nguyên âm) Ví dụ: HABECO (Công ty Bia Hà Nội), VINATABA (Công ty Thuốc
lá Việt Nam) … Đối với các tên gọi tiếng Anh, nếu bộ phận chính của tên (bộ phậngiúp nhận diện được ngay đặc thù về phạm vi chức năng, lĩnh vực sản xuất haykinh doanh của đối tượng dịch vụ có tên viết tắt) chỉ có một âm tiết thì trong nhiềutrường hợp nó được giữ nguyên VD: HABUBANK (Ngân hàng Xây dựng và Pháttriển nhà Hà Nội), SILKTEXTCO (Công ty Xuất khẩu tơ tằm), FAFILM (HãngPhim Việt Nam), VINAMILK (Công ty Sữa Việt Nam)
- Kiểu viết tắt thứ ba kết hợp một âm tiết của từ này với một âm tiết của từkhác để tạo nên một từ ghép mới rồi gán cho nó ý nghĩa của các từ nguyên gốc
Viết hoa
Có một số quy tắc viết hoa cơ bản đã được thừa nhận và đang được sử dụngrộng rãi trong xã hội:
- Viết hoa tên người:
+ Đối với tên người nước ngoài, chỉ cần viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phậncủa tên Ví dụ: Vladimir Putin, Bill Clinton, Victo Hugo …
+ Đối với tên người Việt Nam hay tên người nước ngoài được phiên âm quaHán - Việt, chữ cái đầu của tất cả các âm tiết đều được viết hoa Ví dụ: NguyễnHuệ, Lê Lợi, Đỗ Phủ, Thành Cát Tư Hãn …
- Viết hoa tên địa lý: Tên địa lý được viết hoa giống tên người, ví dụ: Tên địa
lý Việt Nam: Trường Sơn, Cửu Long, Hà Nội, Việt Bắc … Tên địa lý nước ngoài:Paris, Berlin, Washington …
- Viết hoa tên các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội: Với tên các cơ quan,đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội …chúng ta viết hoa chữ cái đầu của âm tiếtđầu tiên và các chữ cái đầu của các âm tiết đầu trong các từ nêu lên tính chất riêngbiệt của tên Ví dụ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư …
- Viết hoa tu từ: Đây là hình thức dùng chữ viết hoa nhằm làm tăng màu sắcbiểu cảm trong văn bản Một số hình thức viết hoa tu từ phổ biến: