Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂNKHOA VIỆT NAM HỌC & TIẾNG VIỆT---TIỂU LUẬN GIỮA KỲMÔN VIỆT NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNGGiảng viên PGS.TS Nguyễn Thị Phương ThùyNhó
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC & TIẾNG VIỆT
-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN VIỆT NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG Giảng viên PGS.TS Nguyễn Thị Phương Thùy
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Sinh viên trường: ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn
Khoa: Việt Nam học & Tiếng Việt
Lớp: K65 Việt Nam học
Hà Nội, 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VIỆT NAM HỌC & TIẾNG VIỆT
-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN VIỆT NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI SỐ 1
Anh/chị hãy thiết kế 8 bài tập có vận dụng các kiến thức về từ Hán - Việt, từ thuần Việt, từ vựng toàn dân, từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ, từ vựng tích cực
và từ vựng tiêu cực, từ vựng mới, từ vựng cổ, từ vựng lịch sử cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài Anh/chị hãy phân tích các bước (thao tác) để giải quyết từng loại bài tập đó Anh/ chị hãy đề xuất một số ý kiến về kĩ năng thiết kế bài tập
có vận dụng kiến thức về Từ vựng học tiếng Việt
Trang 3MỤC LỤC
NỘI DUNG 4
Phần 1: Thiết kế và phân tích thao tác giải 8 bài tập về vận dụng các kiến thức về từ Hán - Việt, từ thuần Việt, từ vựng toàn dân, từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ, từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực, từ vựng mới, từ vựng cổ, từ vựng lịch sử cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài: 4
1 4
2 4
3 5
4 5
5 6
6 6
7 6
8 7
Phần 2: Đề xuất một số ý kiến về kĩ năng thiết kế bài tập có vận dụng kiến thức về Từ vựng học tiếng Việt: 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 4NỘI DUNG
Phần 1: Thiết kế và phân tích thao tác giải 8 bài tập về vận dụng các kiến thức
về từ Hán - Việt, từ thuần Việt, từ vựng toàn dân, từ vựng hạn chế về mặt xã hội
và lãnh thổ, từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực, từ vựng mới, từ vựng cổ, từ vựng lịch sử cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài:
1
Hãy chọn từ Hán - Việt để điền vào chỗ trống làm sao để câu văn biểu đạt được đúng nghĩa nhất:
“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của ……”
(“Vội vàng” – Xuân Diệu)
Hướng giải:
Đầu tiên, chúng ta cần xác định nghĩa và từ loại của chỗ trống cần điền Ở đây
là danh từ, nghĩa mang rộng bao gồm: đất trời, vạn vật trên đời Có thể thấy từ thích hợp nhất để điền ở đây là từ “nhân gian” với ý nghĩa là toàn bộ thế gian, vạn vật trên đời
2
Hãy chọn từ điền vào chỗ trống trong các câu sau:
“… giàu, đẹp, văn minh.” (đất nước/giang sơn)
“Tớ sợ … quá.” (thiên lôi/sấm sét)
Hướng giải:
Ở câu đầu tiên ta nên sử dụng từ “đất nước”, là một từ thuần Việt, bởi trong trường hợp này từ “đất nước” phù hợp để sử dụng hơn, còn từ “giang sơn” mang hơi hướng cổ xưa và không phù hợp với thời đại hiện nay Còn câu thứ hai sẽ cần
Trang 5điền từ “sấm sét” vào chỗ trống vì từ “thiên lôi” không phù hợp để diễn tả trong ngữ cảnh này
3
Hãy chỉ ra 3 từ toàn dân trong văn bản sau:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?”
(“Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng)
Hướng giải:
3 từ vựng toàn dân trong văn bản trên gồm: mẹ, nước mắt, máu mủ Để có thể
chỉ ra được các từ trên ta chỉ cần vận dụng định nghĩa của từ vựng toàn dân
4
Hãy chỉ ra 3 từ hạn chế về mặt lãnh thổ và xã hội trong văn bản sau:
“Anh Dậu lữ thử từ cổng tiến vào với cái vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội
Cái Tý, thằng Dần cùng vỗ tay reo:
- A! Thầy đã về! A! Thầy đã về!
Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay cào gối và bước lên thềm rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách.”
(“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
Trang 6Hướng giải:
3 từ hạn chế về mặt lãnh thổ và xã hội trong văn bản trên gồm: lử thử, thầy, tấm phên cửa Để tìm ra các từ này, chỉ cần áp dụng định nghĩa về từ hạn chế về
mặt lãnh thổ và xã hội
5
Hãy điền từ vào chỗ trống trong câu sau và cho biết đó là từ vựng tích cực hay
từ vựng tiêu cực:
“Đừng bao giờ sống như cái bóng của người khác nữa …!”
Hướng giải:
Từ vựng cần điền vào chỗ trống là từ “đi” và thông thường từ này sẽ thuộc các
từ vựng tích cực tuy nhiên trong trường hợp trên đây là từ vựng tiêu cực
6
Điền các từ ngữ Hán Việt : thành tích, thành tựu, thành quả vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp :
a) Nhân dân ta đã đạt được nhiều… trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
b) Nhà trường đã khen thưởng các em học sinh có… học tập tốt
c) Nhân dân Việt Nam cương quyết bảo vệ các… của cách mạng
Hướng giải:
Các đáp án lần lượt là thành tựu, thành tích, thành quả
7
Tìm các từ ghép có các yếu tố sau:
– Hoa 1: cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm và màu sắc; Hoa 2: đẹp;
Trang 7– Thiên 1: trời; Thiên 2: nghìn; Thiên 3: lệch.
Hướng giải:
Các từ cần tìm ở đây lần lượt là: hoa cỏ/hoa mỹ, thiên thu/thiên thời
8
Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương:
a) Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
– Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng
b) – Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Hướng giải:
Từ “kêu” ở câu thứ hai mới là từ địa phương vì nó được hiểu theo nghĩa là gọi, hỏi còn từ trong câu đầu tiên là từ toàn dân
Trang 8Phần 2: Đề xuất một số ý kiến về kĩ năng thiết kế bài tập có vận dụng kiến thức
về Từ vựng học tiếng Việt:
Dạy tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực chính là quá trình dạy học hướng tới hình thành và phát triển các năng lực sử dụng tiếng Việt cho người học trong môi trường học tập và đời sống theo lứa tuổi
“Lời nói” trong ngôn ngữ bao gồm 2 dạng thức cơ bản, lời nói trực tiếp (nghe người khác nói trực tiếp) và lời nói gián tiếp (lời nói thông qua văn bản viết) Ngoài
ra, còn có các yếu tố bổ sung như ngôn ngữ cơ thể, phục trang, hóa trang, tranh minh họa, … cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng thông tin của lời nói
Từ nhận thức trên, chúng ta cần có định hướng về tổ chức dạy học các phân môn Tiếng Việt sao cho môn học này hướng tới phát triển tốt nhất các năng lực sử dụng tiếng Việt đối với học sinh tiểu học
Trước hết, bàn về dạy học sinh phát triển năng lực tiếp nhận lời nói, bao gồm năng lực nghe - hiểu và năng lực đọc - hiểu
Dạy học sinh nghe - hiểu thông qua quá trình dạy học: nghe - nhắc lại lời giảng của giáo viên hoặc nghe - nhắc lại hoặc nhận xét về lời nói của bạn hoặc nghe người khác kể một câu chuyên rồi kể lại hoặc giới thiệu cho người khác, … Dạy kỹ năng nghe hiểu được thực hiện thông qua các phân môn đặc trưng như Kể chuyện và có thể thực hiện qua tất cả các hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác
Các yêu cầu cơ bản về kỹ năng nghe hiểu bao gồm từ rèn luyện học sinh thói quen tập trung lắng nghe khi người khác nói và có phản hồi chính xác Tập cho học sinh có thói quen tập trung nghe, lĩnh hội thông tin từ lời nói của người khác và có phản hồi tích cực là yêu cầu quan trọng trong dạy kỹ năng nghe ở trường tiểu học Điều này giúp cho học sinh có thói quen lĩnh hội tích cực từ lời nói để bồi đắp thêm kiến thức cho bản thân mình
Trang 9Dạy đọc - hiểu trong môn Tiếng Việt là dạy kỹ năng tiếp nhận văn bản, một trong những kỹ năng cơ bản và quan trong bậc nhất trong dạy học Tiếng Việt Vì nó ảnh hưởng tới chất lượng học tập môn Tiếng Việt và các môn học khác; ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống sau này trong một xã hội mà việc “học suốt đời” được xem
là cứu cánh cho sự thành công của mỗi con người
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt (in lần thứ hai có sửa chữa, bổ
sung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Nguyễn Thiện Giáp, Từ và từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2015
Nguyễn Thị Phương Thùy, Đào Thị Thanh Lan, Tập bài giảng Việt ngữ học đại cương, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội, 2021