Dự báo xu hướng đơ thị hố ở Việt Nam cho đến năm 2030...5III.Tác động của q trình đơ thị hố lên môi trường ở ViệtNam...6 Trang 3 LỜI MỞ ĐẦUHiện nay quá trình đô thị hóa đang là q trình
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
(Học kỳ II, Năm học 2021-2022)
GVHD: Lê Thanh Hoà
Khoa-Lớp: QH19-21 CLC – DAI006 – Lớp A
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Thanh Ngân
Mã số sinh viên: 2157061115
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 07 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
2
2
2
2
3 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa 3
II Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
3
1 Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam 3
2 Dự báo xu hướng đô thị hoá ở Việt Nam cho đến năm 2030 5
III Tác động của quá trình đô thị hoá lên môi trường ở Việt
Nam
6
1 Hệ luỵ của quá trình đô thị hoá và sự tác động của đô thị hoá đến môi trường ở Việt Nam 6
2 Biện pháp khắc phục những tác động của đô thị hóa lên
11
11
12
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay quá trình đô thị hóa đang là quá trình được quan tâm hàng đầu Đô thị hoá đã và đang mang lại cho chúng ta những lợi ích tuyệt vời, góp phần thúc đẩy cuộc sống của người dân Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây, đô thị hóa cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối hiện nay Vậy phải làm thế nào để có thể cân bằng giữa hai yếu tố này?
PHẦN NỘI DUNG
I Sơ lược về đô thị hoá
1 Đô thị hoá là gì?
Đô thị hoá (hay urbanization) là quá trình hình thành, phát triển, mở rộng hình thức và điều kiện sống của đô thị được tính theo diện tích của đô thị hoặc cũng có thể tính theo mật độ dân số của vùng, khu vực hay quốc gia Ở các nước phát triển (như Anh, Mỹ, Pháp, ) thì thường có mức độ đô thị hoá cao hơn ở các nước đang phát triển (như Việt Nam, Ấn Độ, ) Tỉ lệ dân đô thị ngày càng tăng và các siêu đô thị trên thế giới ngày càng nhiều
2 Các hình thức đô thị hoá
Có nhiều hình thức đô thị hoá khác nhau, nhưng hiện nay chúng ta có bốn hình thức đô thị hoá chính Thứ nhất là đô thị hoá nông thôn Đây là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn (cách sống, hình thức nhà cửa, ) Đô thị hoá nông thôn là sự đô thị hoá có xu hướng bền vững Tiếp theo, đô thị hoá ngoại vi Đô thị hoá ngoại vi là quá trình phát triển mạng vùng ngoại vi của thành phố do kết quả phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng, tạo ra các cụm đô thị, góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn Kế đến là đô thị hoá tự phát Hình thức đô thị hoá này
là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư đô thị và do dân cư từ các vùng khác đến, đặc biệt là từ các vùng nông thôn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm chất lượng cuộc sống Và cuối cùng là đô thị hóa ngược Đây là khái niệm dùng để chỉ sự
di dân từ đô thị nhỏ, hoặc từ đô thị trở về nông thôn
3 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá
Quá trình đô thị hoá đã ảnh hưởng rất nhiều lên đời sống xã hội của chúng ta Quá trình đô thị hoá giúp nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các khu vực Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà Việc có những đô thị phát triển
sẽ giúp thu hút được nguồn đầu tư trong và ngoài nước Từ đó, thu hút các lực lượng lao động có chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hết sức hiện đại Việc có nhiều
Trang 4nguồn đầu tư còn tạo ra được việc làm và nguồn thu nhập cho người lao động cả nước Bên cạnh đó, đô thị hoá còn tạo ra thị trường tiêu thụ và sản xuất hàng hoá vô cùng đa dạng
Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt Quá trình đô thị hóa đồng thời cũng mang lại những điều tiêu cực Các đô thị phát triển vượt bậc, thu hút người lao động gây ra vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực ở các vùng nông thôn, vùng kém phát triển Điều này khiến cho các vùng đô thị phải chịu sự quá tải về mặt dân số, đồng thời gây
ra hiện tượng thất nghiệp trầm trọng ở các thành phố lớn Việc có quá nhiều người ở
đô thị sẽ gây ra tình trạng bất ổn an ninh hết sức báo động Và một vấn đề vô cùng quan trọng, chính là quá trình đô thị hóa sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến môi trường
II Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam
1 Quá trình đô thị hoá ở Việt Nam
Thời gian vừa qua, quá trình đô thị hoá diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ tại các đô thị lớn ở Việt Nam, làm cho quá trình đô thị hóa lan rộng đến các tỉnh, các vùng lân cận và trên phạm vi cả nước Nhiều khu đô thị, nông thôn mới được hình thành, phát triển Bên cạnh đó, các khu đô thị cũ, lâu năm được cải tạo, nâng cấp đổi mới,
Có thể thấy trong thời gian vừa qua, hệ thống đô thị ở Việt Nam đã có bước phát triển
vô cùng nhanh chóng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% (2009) lên đến khoảng hơn 40% (2020) Sự tăng trưởng nhanh nhất và rõ rệt nhất diễn ra ở hai thành phố lớn là thủ đô
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, kế sau đó là Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng
Sau đây là những hình ảnh minh hoạ về các thành phố lớn, phát triển ở nước ta:
Trang 5Thành phố Hồ Chí Minh
Thủ đô Hà Nội
Tính đến năm 2020, cả nước đã có 862 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 73 thành phố trực thuộc tỉnh và 784 thị trấn, thị xã Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá đã làm gia tăng dân số ở các khu vực thành thị Năm 2019, ước tính dân số ở các khu vực thành thị nước ta là khoảng hơn 33 triệu người, chiếm
Trang 634.4% dân số cả nước Tính từ năm 2009 đến nay, mật độ dân số khu vực thành thị đã tăng 4.8%, mật độ dân số trên cả nước Việt Nam cũng tăng cao với 290 người/km2 (2019) Trong quá trình đô thị hoá, không gian đô thị được mở rộng, phát triển, hình thành những đô thị lớn, nhất là tại hai đô thị loại đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được chú trọng đầu tư hiện đại, hạ tầng xã hội được đa dạng hoá, cải thiện chất lượng phục vụ Chất lượng sống ở các vùng đô thị được nâng cao từng ngày, kinh tế các vùng này cũng tăng trưởng ở mức cao vô cùng
2 Dự báo xu hướng đô thị hoá ở Việt Nam cho đến năm 2030
Xu hướng đô thị hoá ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mở rộng sang các thành phố nhỏ và vừa Dự báo trong tương lai các thành phố có 0.75-5 triệu dân sẽ phát triển nhanh hơn, đóng góp vào GDP cả nước trong thập kỷ mới một phần hết sức đáng kể Trong giai đoạn từ 2021-2030, các chuyên gia dự báo rằng dân số ở các khu vực thành thị sẽ tiếp tục tăng, đạt khoảng 42 triệu người năm 2025 và hơn 47 triệu người năm
2030 Tỷ lệ đô thị hoá cũng sẽ tăng dần và đạt 40.91% vào năm 2025, 44.45% năm
2030 Tuy nhiên tốc độ đô thị hoá lại có xu hướng giảm dần, đạt 2.25% giai đoạn 2021-2025 và 2.5% ở giai đoạn 2021-2030 Bên cạnh đó, người ta dự đoán rằng đến năm 2030 thì Việt Nam sẽ có một đô thị có mật độ dân số hơn 10 triệu dân, một đô thị
có từ 5-10 triệu dân và 4 đô thị từ 1-5 triệu dân
III Tác động của quá trình đô thị hoá lên môi trường trường ở Việt
Nam
1 Hệ luỵ của quá trình đô thị hoá và sự tác động của đô thị hoá
đến môi trường ở Việt Nam
Đô thị hoá đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội Cư dân ở các thành phố lớn được hưởng các tiện nghi và tiện ích cùng với chất lượng cuộc sống cao hơn hẳn so với các tỉnh thành nhỏ lẻ ở các khu vực lân cận Đô thị hoá góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, phát triển du lịch đô thị, tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân,
Trang 7Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích mà đô thị hóa mang lại những hệ lụy khôn lường Đô thị hóa nhanh với sức ép gia tăng dân số làm cho cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn bị quá tải Điều này gây ra ùn tắc giao thông vô cùng nghiêm trọng ở các khu vực đô thị Khi dân số thành thị gia tăng, phương tiện cá nhân gồm nhiều loại như: xe gắn máy, ô tô, tăng nhanh và đi lại nhiều hơn, thì ùn tắc giao thông là điều hiển nhiên Khi mật độ dân số quá đông thì các điều kiện về hạ tầng như nhà ở, trường học, bệnh viện, không kịp để đáp ứng nhu cầu của người dân sinh sống ở các vùng đô thị
Và hệ luỵ đáng kể nhất chính là những tác động tiêu cực đến môi trường
Việc đô thị hoá diễn ra với quy mô ngày càng lớn và nhanh chóng đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt Nước thải ở các khu công nghiệp, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt, không được xử lý triệt để, hệ thống thoát nước không được tốt Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng Một ví dụ minh hoạ là: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có
độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay rất rõ ràng Tại đây, lượng nước thải sinh hoạt không được xử lý mà trực tiếp xả ra sông, hồ, kênh, rạch, Bên cạnh đó, còn rất nhiều các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải Không chỉ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà
ở các thành phố khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Vũng Tàu, nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước trước khi thải ra môi trường Điều này gây ô nhiễm môi trường nước vô cùng trầm trọng, là nguyên nhân dẫn đến sinh vật dưới nước chết hàng loạt, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, gây hôi thối những khu vực lân cận,
Trang 8Ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng ở nước ta
Việc người dân tập trung đông đến các vùng đô thị đã gây ra ô nhiễm không khí
vô cùng nặng nề ở các khu vực này Dân cư tập trung đông đúc đồng nghĩa với việc tăng lên của những phương tiện cá nhân như: xe máy, ô tô, Hiện nay, Việt Nam đang đứng trong top 10 nước ô nhiễm không khí ở châu Á Đáng chú ý vào ngày 4/1 vừa qua, Hà Nội trở thành nơi ô nhiễm không khí nhất trên thế giới với chỉ số ô nhiễm không khí là 326 đơn vị theo AirVisual cảnh báo Đây là con số báo động đỏ
Trang 9Bản đồ chỉ số ô nhiễm không khí đáng báo động tại thủ đô Hà Nội
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, con số này ở mức từ 100-150 đơn vị, đây cũng là một con số rất đáng quan ngại cho người dân Việc không khí bị ô nhiễm là điều hết sức nguy hại đến sức khỏe người dân, rõ rệt nhất là các bệnh về phổi và đường hô hấp Người dân chịu cảnh ô nhiễm không khí quá lâu sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, thậm chí là ung thư phổi
Hình ảnh thành phố phải chịu ô nhiễm không khí
Trang 10Bên cạnh đó, các đô thị ở Việt Nam đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu Hiện tượng này gây ra mưa lớn, lũ lụt kéo dài, lũ quét, sạt lở tác động đến khu đô thị miền núi và Tây Nguyên
Mưa kéo dài gây ra ngập lụt diện rộng
Đồng thời, bão, lũ lụt và nước biển dâng cao tác động trực tiếp đến sự phát triển của thành phố ven biển và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, gây ra tình trạng xâm ngập mặn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của người dân nơi đây
Hình ảnh khu vực bị xâm ngập mặn
Trang 11Việc có quá nhiều người dân đến tập trung sống ở các khu đô thị đã làm gia tăng lượng rác thải ở nơi đây Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp tình trạng rác thải ùn ứ, bốc mùi hôi thối ở các thành phố lớn
Rác thải ở phố đi bộ Nguyễn Huệ - thành phố Hồ Chí Minh
Trang 12Phố đi bộ Hồ Gươm - thủ đô Hà Nội
2.Biện pháp khắc phục những tác động của đô thị hoá lên môi trường
Để bảo vệ môi trường, trước hết chúng ta cần mạnh mẽ tuyên truyền cho người dân về tác động của việc ô nhiễm môi trường đến sức khỏe người dân, từ đó nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân trong xã hội Nhà nước cũng đóng một vai trò hết sức to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường Nhà nước phải đưa ra những biện pháp mạnh mẽ, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm bảo vệ môi trường Nhà nước cần phải đẩy mạnh đầu tư các công trình xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn và nghiên cứu các biện pháp khắc phục ô nhiễm hiệu quả
LỜI KẾT
Đô thị hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức vô cùng to lớn đối với các nước đang phát triển Thông qua quá trình đô thị hoá, chúng ta có thể nâng cao, cải thiện chất lượng sống cho người dân Là cơ hội để chúng ta quảng bá hình ảnh đến khách du lịch trong và người nước, thu hút vốn đầu tư, nâng cao vị thế nước nhà Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá cũng đã đem đến những hệ luỵ khôn lường, rõ rệt nhất là đối với môi trường Môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người, vì thế chúng ta phải biết cách cân bằng và bảo vệ nó, để chúng ta có được một cuộc sống đầy đủ, khoẻ mạnh về mọi mặt Đưa Việt Nam thành một quốc gia văn minh, sạch đẹp trên thế giới
Trang 13NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://vietnamnet.vn/do-thi-hoa-viet-nam-tang-nhanh-nhung-van-thap-so-voi-asean-746846.html
https://xulynuocgiengkhoan.com/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-tai-viet-nam-va-giai-phap-khac-phuc/
https://tienphong.vn/khong-khi-ha-noi-sang-4-1-o-nhiem-o-muc-nguy-hai-cho-suc-khoe-post1406777.tpo
7 https://nld.com.vn/xa-hoi/ha-noi-sap-ngap-lut-lon-20100511094425605.htm
8 https://baotintuc.vn/thoi-su/o-nhiem-khong-khi-ha-noi-vuot-nguong-bao-dong-do-cuc-ky-nguy-hai-den-suc-khoe-20190930080841504.htm
9 https://baotintuc.vn/thoi-su/o-nhiem-khong-khi-ha-noi-vuot-nguong-bao-dong-do-cuc-ky-nguy-hai-den-suc-khoe-20190930080841504.htm
10 https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/51379/thuc-trang-do-thi-hoa-o-viet-nam.aspx