Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETINGKHOA KINH TẾ - LUẬTCHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾMÔN HỌC: KINH TẾ MÔI TRƯỜNGĐề tài:MỐI QUAN HỆ GIỮA SUY THỐI/Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG VỚI FDI THỰC
Lý thuyết về mối quan hệ giữa suy thoái, ô nhiễm môi trường với FDI
a) Giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm
• Khi thương mại được tự do hoá, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm có xu hướng dịch chuyển từ các nước phát triển hơn với quy định chặt chẽ về môi trường tới các nước ít phát triển hơn với những quy định về môi trường lỏng lẻo hơn. Ngược lại, các ngành công nghiệp sạch có xu hướng di chuyển sang các nước phát triển Đây là cách Copeland và Taylor (1994) xây dựng giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm trong lý thuyết kinh tế.
• Lý do đằng sau của giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm liên quan đến những chi phí phát sinh do những chuẩn mực điều tiết tạo ra Chi phí tuân thủ những quy định có thể được thể hiện thông qua thuế môi trường, chi phí phát sinh chậm trễ thi hành các chuẩn mực điều tiết, chi phí theo đuổi các vụ kiện, thiết kế lại sản phẩm hoặc tuân thủ quy định giới hạn phát thải Sự gia tăng của các dạng chi phí là rất khó định lượng.
• Mặt khác các quy định môi trường là những phương tiện thiết yếu để tăng thêm chi phí nhằm bù đắp tổn thất môi trường bên ngoài gây ra bởi hoặt động kinh tế của doanh nghiệp Do đó, để thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ các nước đang phát triển giảm sự quan tâm về các vấn đề môi trường thông qua việc nới lỏng và thực thi các chính sách mềm dẻo, thúc đẩy giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm diễn ra thuận lợi hơn Kết quả là, các công ty muốn chuyển đổi hoạt động sang các nước đang phát triển này để tận dụng lợi thế của chi phí sản xuất thấp hơn được gọi là giả thuyết chuyến bay công nghiệp Cả hai giả thuyết này dẫn đến ô nhiễm và suy thoái quá mức trong tiêu chuẩn môi trường của các nước nhận đầu tư. b) Hiệu ứng lan toả (Halo Effect)
Hiệu ứng lan toả cho rằng những ngoại tác có ảnh hưởng tích cực xuất phát từ thực tế rằng FDI mang lại những tiềm năng chuyển giao những công nghệ tiên tiến từ những nước phát triển sang những nước ít phát triển hơn Một mặt, nền kinh tế được thúc đẩy bởi tăng trưởng FDI, từ đó làm gia tăng nhận thức của người dân liên quan đến các nhu cầu về chất lượng môi trường sống tương ứng với thu nhập tăng lên, đồng thời thúc đẩy quá trình tận dụng những nguồn tài nguyên mới xanh và sạch hơn ( năng lượng gió, năng lượng mặt trời…) Mặt khác, việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến đi kèm với việc áp dụng những tiêu chuẩn môi trường cao hơn ở các nước phát triển, phát triển những công cụ khai thác, sản xuất xanh hơn, cải thiện tiêu chuẩn môi trường ở các nước nhận đầu tư. c) Đường cong môi trường Kuznets (Environmental Kuznets Curve)
Grossman và Krueger (1991) vào năm 1991 đã tìm ra mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và suy thoái môi trường có dạng đường chữ U ngược. Đường cong môi trường Kuznets (Environmental Kuznets Curve, EKC) là một mô hình lý thuyết cho thấy nồng độ ô nhiễm của một quốc gia tăng lên cùng với sự phát triển và công nghiệp hóa, lên đến một mức độ nào đó, sau điểm chuyển giao, nồng độ ô nhiễm giảm đi khi nền kinh tế chạm đến một mức độ giàu có nhất định và quốc gia đó sử dụng sự giàu có để cải thiện chất lượng môi trường sống.
- Năm 1991, Grossmanand Kreuger (1991) lần đầu tiên giới thiệu đường cong Kuznets môi trường hình chữ U ngược (EKC) trong nghiên cứu về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và ô nhiễm không khí ở Mexico (1991)
- Một số lý thuyết có thể được sử dụng để giải thích đường cong môi trường (Environmental Kuznets’ Curve - EKC), đầu tiên là Sự thay đổi cấu trúc của một quốc gia từ nông thôn sang thành thị và nông nghiệp sang công nghiệp chế biến chế tạo trong giai đoạn phát triển đầu tiên có thể dẫn đến suy thoái môi trường Sự phát triển này dẫn đến một lượng khí thải nhà kính cao Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo, cơ cấu kinh tế chuyển từ công nghiệp chế biến chế tạo sang dịch vụ và ô nhiễm có thể được giảm thiểu do sự tăng trưởng của các ngành thâm dụng carbon thấp Do đó, Panayotoubelpered cho rằng suy thoái môi trường là một phần không thể tránh khỏi trong con đường phát triển của các quốc gia Ngoài ra, tiến bộ công nghệ có thể là một lý do để giảm lượng khí thải khi một quốc gia đạt đến giai đoạn thu nhập cao Điều này có nghĩa là khi các quốc gia trở nên giàu có hơn, họ có nhiều nguồn lực hơn để cải thiện công nghệ của họ Do đó, các công nghệ gây ô nhiễm được thay thế bằng các công nghệ thân thiện với môi trường (Galeotti và Lanza, 2005) Một lời giải thích khác cho EKC là chất lượng môi trường có thể được coi là hàng hóa thông thường hoặc thậm chí là hàng xa xỉ (Beckerman,
1992) Độ co giãn thu nhập của nhu cầu đối với chất lượng môi trường lớn hơn 0 hoặc thậm chí lớn hơn một Trong trường hợp này, khi thu nhập tăng, nhận thức về môi trường cá nhân tốt hơn, và sau đó nhu cầu về chất lượng môi trường cũng cao hơn Sự gia tăng chất lượng môi trường tốt hơn dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu kinh tế làm thay đổi sản xuất bẩn sang sản xuất sạch hơn và các quy định môi trường yếu thành các quy định nghiêm ngặt (Grossman và Kreuger, 1991 & 1995).
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investment” à được dịch sang tiếng Việt là đầu tư trực tiếp nước ngoài Có nhiều khái niệm về FDI như sau:
◇ Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF):
Document continues below kinh tế vĩ mô
FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): ◇ Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
◇ Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005):
FDI là hình thức đầu tư do đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy luật này và các quy định khác có liên quan.
=>Tóm lại : Đầu tư nước ngoài (FDI) có bản chất như đầu tư nói chung, là sự di chuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác để tiến hành những hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi ích hữu hình hoặc vô hình Tuy nhiên, ĐTNN nhấn mạnh vào địa điểm thực hiện hoạt động này là ở quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư. Đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
- Mục tiêu: Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
- Mục tiêu: Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
- Mục tiêu: Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
- Mục tiêu: Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận
◇ Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: ĐỀ ĐÁP ÁN KINH TẾ
VĨ MÔ - Đề thi kinh…
Resumen Cap 59 Guyton Luis Enriqu…
How Available is HC Assignment
- Mục tiêu: Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận.
- Về vốn góp: Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng, các nhà đầu tư phải góp đầy đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát được doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư.
- Tỷ lệ phân chia lợi nhuận: Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài FDI sẽ phụ thuộc vào mỗi quốc gia, các bên sẽ bàn bạc với nhau để có thể đưa ra một con số phù hợp nhất.
- Về quyền kiểm soát: Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh ngiệm quản lý.
◇ Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI:
Với các nước đi đầu tư:
- Thông qua FDI, các nước đi đầu tư vận dụng được các lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước được đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
- Cho phép công ty kéo dài chu kì sống của các sản phẩm được sản xuất ra - Giúp các công ty chính quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên nhiên vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ
- Cho phép chủ đầu tư bành trướng về mặt kinh tế, tăng khả năng ảnh hưởng của mình trên thị trường thế giới
Với các nước nhận đầu tư ( Các nước sở tại):
- FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội
- Chuyển giao công nghệ từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư
- FDI làm cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước ngày càng phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trogn nước, tạo khả năng khai thác tiềm năng của đất nước
- Không đẩy các nước tiếp nhận vào tình trạng nợ nần, không chịu những ràng buộc về kinh tế, chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có những khó khăn riêng:
- Với các nước đi đầu tư thì nếu môi trường đầu tư bất ổn về kinh tế, chính trị, thì nhà đầu tư dễ bị mất vốn Còn đối với các nước sở tại nếu không quy hoạch sử dụng vốn cho hiệu quả thì dễ dẫn đến tình trạng tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. b) Một số vấn đề đặt ra đối với chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và vấn đề môi trường.
Tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
- Trong thập kỷ gần đây, tác động của dòng vốn FDI tới chất lượng môi trường của các nước tiếp nhận đầu tư đã trở thành mối lo ngại của chính phủ nhiều quốc gia Nguyên nhân là do các lợi ích kinh tế mà FDI đem lại có thể bị triệt tiêu, đánh đổi bởi chi phí môi trường trong tương lai do FDI gây ra (Cole và cộng sự, 2011)
- Tại Việt Nam, dòng vốn FDI không ngừng tăng lên về quy mô Trong giai đoạn
1988 - 2004, tổng vốn FDI đăng ký ở Việt Nam đạt 57,85 tỷ USD, vốn FDI thực hiện đạt 31,21 tỷ USD Trong giai đoạn 2005 - 2018, vốn FDI đăng ký đạt gần 360 tỷ USD, đặc biệt năm 2008, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vốn đăng ký FDI đạt 71,7 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với năm 2007. Mặc dù FDI vào Việt Nam có sụt giảm đáng kể trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008 - 2010) nhưng sau đó đã nhanh chóng hồi phục, vốn FDI thực hiện bình quân hằng năm là 45%, đạt khoảng 160 tỷ USD cả giai đoạn 2005 -
2018 (Lương Xuân Dương, 2019) Năm 2019, vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 38 tỷ USD, thuộc nhóm ba nước có FDI lớn nhất khu vực ASEAN Lũy kế đến ngày 20/5/2020, cả nước có 32.025 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 376,6 tỷ USD Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 218,48 tỷ USD, bằng 58% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực3 Khu vực FDI được nhận định là một trong những nguồn lực quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội từ
7 năm 1987 đến nay, thể hiện ở các mặt như: FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tăng từ 15% (năm 2005) lên 23% (năm 2019); khu vực FDI đã đóng góp khoảng 18% cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2019, khoảng 14% tổng thu ngân sách nhà nước năm 2019 và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, mở rộng thị trường xuất khẩu (Nguyễn Viết Lợi, 2020).
Tác động của FDI tới môi trường tại Việt Nam
- Khu vực FDI đã tích cực tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ xanh, thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội, xây dựng và nâng cao nhận thức về nền kinh tế xanh cho người lao động và người tiêu dùng Có thể kể đến lợi thế của FDI đối với việc phát triển bảo vệ môi trường tại Việt Nam như Dự án hệ thống xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy; Công ty Điện lực Phú Mỹ 3 với việc cài đặt hệ thống phát hiện rò rỉ tự động và trồng 4.000 cây xanh xung quanh công ty…
- Bên cạnh những tác động tích cực, nhiều sự cố môi trường xảy ra do hoạt động xả thải của các doanh nghiệp FDI trong những năm qua là những bằng chứng cho thấy tác động tiêu cực của việc thu hút FDI đến môi trường ở Việt Nam Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã chứng minh, ô nhiễm có khả năng “di cư” từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua kênh FDI. a) Tác động tích cực của FDI tới môi trường Việt Nam :
Công nghệ và quản lý tiên tiến: Một số dự án FDI mang theo công nghệ và quản lý tiên tiến từ các quốc gia phát triển Điều này có thể giúp cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường Công nghệ mới và quy trình sản xuất hiện đại hơn có thể giảm thiểu lượng chất thải và khí thải gây hại ra môi trường.
Tạo việc làm và tăng thu nhập: FDI tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động trong khu vực và góp phần vào tăng thu nhập của người dân Điều này có thể giảm áp lực khai thác tài nguyên tự nhiên không bền vững và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Chuyển giao công nghệ và đổi mới: Các dự án FDI có thể đóng góp vào việc chuyển giao công nghệ và đổi mới trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam. Công nghệ mới có thể giúp cải thiện hiệu suất và tiết kiệm tài nguyên, đồng thời giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Nâng cao chuẩn môi trường và quy định: Để thu hút và duy trì các dự án FDI, các quy định bảo vệ môi trường và chuẩn môi trường thường được nâng cao Việc này có thể tạo ra một môi trường kinh doanh và đầu tư tích cực, bảo vệ môi trường và khích lệ các doanh nghiệp tuân thủ các quy định môi trường. Đóng góp vào phát triển bền vững: Một số dự án FDI tại Việt Nam đặt mục tiêu phát triển bền vững, tập trung vào các ngành công nghiệp xanh và sử dụng công nghệ sạch Các dự án như điện gió, năng lượng mặt trời, xử lý nước thải và tái chế có thể góp phần vào giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. b) Tác động tiêu cực của FDI tới môi trường Việt Nam Ô nhiễm môi trường: Một số dự án FDI có thể gây ra ô nhiễm môi trường do sử dụng công nghệ kém hiệu quả hoặc không tuân thủ đầy đủ quy định bảo vệ môi trường Các ngành công nghiệp như chế biến gỗ, dệt may, công nghiệp hóa chất và sản xuất điện tử thường gắn liền với các vấn đề ô nhiễm môi trường.
Sử dụng tài nguyên tự nhiên: Một số dự án FDI tại Việt Nam sử dụng lượng lớn tài nguyên tự nhiên như nước, đất, vàng, quặng, gỗ Điều này có thể gây ra áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên và môi trường tự nhiên, đặc biệt là trong trường hợp không có quản lý hiệu quả.
Mất cân bằng sinh thái: Một số dự án FDI tại Việt Nam có thể gây ra mất cân bằng sinh thái bằng cách xâm phạm vào các khu vực đa dạng sinh học như rừng nguyên sinh, đầm lầy, vùng đất ẩm ướt và các hệ thống sinh thái quan trọng khác. Điều này có thể dẫn đến mất môi trường sống cho các loài động, thực vật và gây ra sự suy thoái môi trường.
Quản lý môi trường yếu kém: Trong một số trường hợp, quản lý môi trường tại Việt Nam vẫn còn yếu kém, điều này có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề môi trường do các dự án FDI Việc kiểm soát và tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường có thể không được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Đinh Sao Khuê
Thực trạng tác động của môi trường tới FDI tại Việt Nam
a) Thực trạng môi trường tại Việt Nam :
- Ô nhiễm không khí: Một số thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM vẫn đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm không khí Các nguồn ô nhiễm chính bao gồm ô tô, nhà máy công nghiệp và đốt rác Việc sử dụng nhiên liệu không sạch và quản lý không hiệu quả góp phần vào tình trạng này Tuy nhiên vẫn còn có nhiều nhà máy nhiệt điện, đốt than chưa xử lý triệt để các chất khí thải độc hại như SO2, NO2, CO, ra ngoài môi trường Phương tiện giao thông cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường Trung bình ở nước ta, số lượng phương tiện ô tô, xe máy tăng từ khoảng 8 - 18% mỗi năm Điều này làm cho mức khí thải từ phương tiện ra môi trường tăng gấp 4 - 5 lần qua từng năm.Theo Báo cáo sơ lược về thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam vào năm 2016 của GreenID thì nồng độ bụi tại Hà Nội vượt gấp 2 - 3 lần so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với mức khuyến nghị của WHO Còn ở TPHCM,nồng độ bụi cao hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp 3 lần so với khuyến nghị của WHO.
- Ô nhiễm nước: Việc xả thải không xử lý và tiếp tục khai thác tài nguyên nước một cách không bền vững đã dẫn đến ô nhiễm nước nghiêm trọng Nước thải từ các ngành công nghiệp như: Dệt may; Sản xuất giấy, bột giấy; hiện nay thường có độ pH trung bình là 9 - 11 Các chỉ số BOD (nhu cầu oxy sinh hóa), COD (nhu cầu oxy hóa học) lên tới 700mg/1 và 2.500mg/1 Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép Hàm lượng nước thải của có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn Chẳng hạn như ở TPHCM, lượng nước thải ra mỗi ngày là 500.000 m3; Hà Nội có khoảng 300.000 - 400.000 m3/ngày; Ở Bắc Ninh, con số này lên đến hàng ngàn Những lượng nước thải này đều có chỉ số BOD, chất NH4, NO2, NO3, vượt quá mức quy định Ở nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường nước càng nặng nề hơn khi mà cơ sở hạ tầng còn lạc hậu Phần lớn lượng nước thải trong sinh hoạt hàng ngày của người dân và nước thải từ hoạt động sản xuất chăn nuôi đều không được xử lý nên ngấm xuống đất, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm và làm cho lượng vi sinh vật có hại tăng cao Cụ thể, theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500 - 3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3.800 - 12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
- Mất rừng và suy thoái đất: Việt Nam đang đối mặt với vấn đề mất rừng và suy thoái đất nghiêm trọng Sự mở rộng của các khu công nghiệp, nhu cầu về gỗ và đất nông nghiệp đã dẫn đến việc rừng bị chặt phá và đất bị mất mát chất lượng. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng như lũ lụt, sạt lở đất và mất cân bằng sinh thái Theo một số khảo sát, hiện nay hàm lượng kim loại nặng trong đất ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các khu công nghiệp Chẳng hạn như tại các cụm công nghiệp tại Phước Long - Bình Phước, lượng các hóa chất độc hại như:
Cr, CD, As cao gấp 1,5 - 15 lần so với tiêu chuẩn Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường đất.
- Sự suy giảm đa dạng sinh học: Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao, nhưng sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra với tốc độ đáng lo ngại Mất môi trường sống tự nhiên, săn bắt trái phép và buôn lậu động vật hoang dã là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này Đến năm 2017, Việt Nam đã xác định 1.211 loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên bị đe dọa và đề xuất đưa vào Sách đỏ Việt Nam thời gian tới, gồm 600 loài thực vật và 611 loài động vật (tăng 329 loài so với Sách đỏ Việt Nam 2007, gồm 136 loài thực vật và
193 loài động vật); khoảng 100 loài thực vật và gần 100 loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng Bài học trước đây về nhập khẩu ốc bươu vàng để phát triển kinh tế và loài này đã trở thành đại dịch, vẫn tiếp tục gây hại mùa màng, tác động trực tiếp đến ngành nông nghiệp Việt Nam Ngoài ra, các loài khác như: rùa tai đỏ, chuột hải ly, tôm hùm đất, gián đất, chồn nhung đen, là những loài được quốc tế cảnh báo xâm hại nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng đến sinh thái, tác động tiêu cực đến ĐDSH, các ngành kinh tế của Việt Nam Bên cạnh đó, HST tự nhiên Việt Nam còn bị xâm hại của các loài ngoại lai theo các con đường tự nhiên như cây mai.
- Biến đổi khí hậu: Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu Tình trạng tăng nhiệt đới, mực nước biển tăng cao và thời tiết cực đoan (như lũ lụt và hạn hán) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nông nghiệp, hệ sinh thái và đời sống của người dân Thiên tai xảy ra nhiều hơn tại các vùng trước đây ít khi xảy ra những trận thiên tai lớn, như bão ở vùng Nam Trung
Bộ và Nam Bộ Mưa đặc biệt lớn, trong đó mưa cục bộ ở nhiều vùng vượt giá trị lịch sử; mưa trái mùa ở một số khu vực như mưa sớm hơn hoặc mưa muộn cuối mùa (sau khi các hồ chứa đã tích đầy nước); bão lớn trên cấp 11 - 12 thường xuyên xảy ra và trái quy luật cả về thời gian hình thành và khu vực đổ bộ; lũ lớn xảy ra thường xuyên, thời gian xảy ra ngay từ đầu năm và kéo dài đến cuối năm Hạn hán khốc liệt trên diện rộng, kéo dài tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam
Bộ Thống kê của Tổng cục Phòng chống Thiên tai trong 10 năm qua, Việt Nam có hơn 3.600 người chết và mất tích do thiên tai, gây thiệt hại khoảng 288.000 tỷ đồng Trung bình mỗi năm, thiên tai làm cho Việt Nam mất đi từ 1,0 - 1,5% GDP.
- Gia tăng chất thải, ô nhiễm môi trường và vấn đề an toàn thực phẩm: Các chất thải phát sinh ở Việt Nam ngày càng tăng với thành phần phức tạp do dân số tăng nhanh và tăng trưởng các ngành kinh tế công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, làng nghề, y tế, du lịch và dịch vụ Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh trên cả nước khoảng 61.000 tấn/ngày và ước tính CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10-16%/năm; CTR công nghiệp thông
13 thường phát sinh hàng năm khoảng 25 triệu tấn, đặc biệt, tại các khu vực có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh như Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, CTR nguy hại phát sinh trên toàn quốc ước khoảng 800.000 tấn/năm Tổng lượng CTR y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại Khối lượng CTR từ hoạt động nông nghiệp phát sinh mỗi năm ước tính khoảng hơn 14.000 tấn bao bì hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón các loại và khoảng 47 triệu tấn chất thải chăn nuôi b) Tác động tích cực của môi trường tới FDI tại Việt Nam
- Tài nguyên thiên nhiên phúc lợi: Việt Nam có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng như than, dầu mỏ, khoáng sản, rừng, và các khu vực đặc biệt như Vịnh
Hạ Long và Sapa Sự hiện diện của các tài nguyên này có thể thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư để khai thác và sử dụng Theo Báo cáo Tài nguyên và Môi trường Việt Nam năm 2020, Việt Nam có dự trữ than ổn định khoảng 10 tỷ tấn, dự trữ dầu mỏ ổn định khoảng 4,4 tỷ thùng, và dự trữ quặng bauxite lớn nhất thế giới.
- Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo: Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng thủy điện Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và giúp giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch.
- Môi trường tự nhiên đa dạng và quang cảnh tuyệt đẹp: Với cảnh quan tự nhiên đa dạng, như núi non, biển cả, rừng rậm và vùng đồng cỏ, Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành du lịch sinh thái Môi trường tự nhiên đẹp và quang cảnh tuyệt đẹp có thể thu hút du khách quốc tế và tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI trong ngành du lịch và cùng các lĩnh vực liên quan Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2019, Việt Nam đã đón hơn 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế. c) Tác động tiêu cực của môi trường tới FDI tại Việt Nam.
- Ô nhiễm môi trường: Vấn đề ô nhiễm môi trường là một thách thức lớn đối với Việt Nam Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và ô nhiễm đất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh và sức khỏe của cộng đồng Các doanh nghiệp FDI có thể gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động bền vững trong môi trường ô nhiễm.
Việt Nam được gì sau 35 năm thu hút FDI và ảnh hưởng môi trường như thế nào?
a) Việt Nam đạt được sau 35 năm thu hút FDI là:
- Trong gần bốn thập kỉ (1986 - 2022), Việt Nam được xem là một trong những quốc gia thành công nhất trong khu vực về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ môi trường đầu tư hấp dẫn, nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế khá cao.
- Từ một đất nước nghèo nàn lạc hậu, thời kì nền kinh tế vô cùng khó khăn, ở giai đoạn đầu, GDP chỉ hơn 100 USD/người/năm Nhưng cho tới nay, cùng với những yếu tố khác được cải thiện, FDI đã góp phần đưa GDP tăng lên trên 2000 USD/người/năm Đấy là một bước tiến lớn
- Năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn mạnh vào Việt Nam, vẫn xem Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với những lợi thế về địa lý, thể chế và môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện.
- Năm 2022, tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỉ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với cùng kì năm 2021 Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 - 2022) Tính lũy kế trong giai đoạn 1986 - 2022, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn FDI; trong đó,
274 tỉ USD đã được giải ngân, chiếm 62,5% tổng vốn đầu tư đăng kí còn hiệu lực. Nguồn vốn này đã góp phần to lớn làm thay đổi diện mạo của nền kinh tế Việt Nam cũng như vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Hiện nay, có nhiều địa phương từ chỗ thu hút FDI hạn chế đã vươn lên nằm trong top các địa phương dẫn đầu Từ chỗ là một tỉnh thuần nông, đến nay Bình Dương đã xếp thứ 2 về thu hút FDI, với gần 30 tỷ USD, chỉ sau TP.HCM (42 tỷ USD). Trong cuộc đua này, Bắc Ninh với các dự án mở rộng đầu tư của Tập đoàn Samsung cũng nằm thứ 6 trong danh sách với gần 16 tỷ USD.
Dòng vốn FDI đã góp phần thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Có thể thấy, nhờ những đóng góp quan trọng của FDI, Việt Nam đã tích cực hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ với các nước, cũng như nâng cao vị thế, vai trò trên thế giới và khu vực, đồng thời, tạo ra những áp lực để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tiến trình cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn và thực chất hơn theo hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cũng như nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, giúp Việt Nam vươn ra biển lớn thành công.
- “FDI đã mang đến cho chúng ta vốn, kinh nghiệm, công nghệ,… những thứ mà ở thời điểm đó gần như Việt Nam không có gì” b) Ảnh hưởng của môi trường mang lại sau 35 năm là:
Bởi đa phần dự án FDI ở Việt Nam tập trung vào những lĩnh vực ít thân thiện với môi trường, có mức độ phát thải lớn, giá trị gia tăng thấp, có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn để lại nhiều hệ lụy cho kinh tế, xã hội về lâu dài. Báo cáo kết quả thanh tra môi trường của các địa phương cho thấy, các doanh nghiệp FDI đều hiểu và cơ bản thực hiện các quy định về quản lý nước thải, khí thải và chất thải rắn Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp vô tình, thậm chí cố tình vi phạm các quy định, gây nên những hậu quả nặng nề cho hệ sinh thái và làm giảm tính bền vững của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Theo kết quả thanh tra của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại 28 tỉnh phía Bắc trong các năm 2017, 2018 và 2019, tỷ lệ doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tăng lên trong các năm Cụ thể, năm 2017 có 12/27 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 44,5%; năm 2018 có 14/25 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 56% và năm 2019 là 13/19 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 68%.
Các lỗi vi phạm thường tập trung vào một số hành vi cụ thể như: Không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định; thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; hoặc thực hiện không đúng một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
Cùng với đó, cũng có doanh nghiệp để xảy ra các vi phạm về quản lý chất thải như: thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đúng, không đầy đủ theo quy định; kê khai không đầy đủ chất thải nguy hại đã chuyển giao trong chứng từ chất thải nguy hại; tự xử lý chất thải nguy hại khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận Nhiều trường hợp, doanh nghiệp lại vi phạm quy định về quản lý nước thải như: xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật; lắp đặt đường ống để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường.
Nhiều công ty hay tập đoàn đang coi trách nhiệm xã hội với môi trường và lao động là một “gánh nặng” hoặc chỉ là cách thức hoạt động maketing. Điển hình là Công ty Formosa vào tháng 4/2016) lại được phép xả thải Xyanua với hàm lượng là 0,585mg/lít, gấp gần 6 lần mức cho phép của quy chuẩn chung, gây ra hiện tượng cá chết trên diện cả 4 tỉnh miền Trung Hay một sự kiện khác vào tháng 5/2016, Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng đã bị niêm phong xưởng nhuộm khi bị phát hiện xây dựng trái phép phân xưởng nhuộm công suất 1.100 tấn/năm và xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường c) Các dự án xanh tại Việt Nam:
- Ngày 7/4/1988, tờ giấy phép cho dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên chính thức được Bộ Kinh tế Đối ngoại cấp cho một liên doanh giữa Công ty Hochimex của Hong Kong và Công ty Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Những đồng vốn đầu tiên trị giá hơn 2 triệu USD của Hochimex đi vào lịch sử thu hút vốn ngoại, mở đường cho một hành trình mới của Việt Nam.
Giải pháp nâng cao hiệu quả FDI trên góc độ bảo tồn môi trường sinh thái
a) Hoàn thiện bổ sung hệ thống chính sách, quy định pháp luật về đầu tư nước ngoài chính sách liên quan thu hút FDI, đặc biệt là về nhập khẩu công nghệ, chuyển giao công nghệ và môi trường:
Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đầu tư, chính sách thuế để bảo vệ kinh tế đất nước Đồng thời, tránh sự lợi dụng trong việc ưu đãi khuyến khích thu hút đầu tư Điều chỉnh các chính sách ưu đãi nhằm phù hợp với định hướng thu hútFDI thân thiện môitrường
Rà soát, sửa đổi pháp luật về đăng ký chuyển giao công nghệ; nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp FDI nhằm kiểm soát, thúc đẩy công nghệ và chuyển giao công nghệ; ngăn ngừa, hạn chế tình trạng gian lận và tiếp nhận công nghệ không thân thiện với môi trường.
Xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong thu hút và sử dụng FDI trên nguyên tắc không thu hút FDI bằng mọi giá; không thu hút các dự án có nguy cơ hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường. b) Lọc dự án FDI dùng công nghệ không phù hợp luật, khai thác tài nguyên môi trường quá mức:
Thành lập các tiêu chí chọn lọc đầu tư FDI, đặc biệt là yếu tố bảo vệ môi trường Cần một bộ tiêu chí chọn lọc tốt để các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam sử dụng ít tài nguyên đất đai, ít năng lượng hơn nhưng hiệu quả đầu tư cao hơn Cần quy định giới hạn lượng phát thải; doanh nghiệp phải công bố công khai thông tin về môi trường và giải pháp xử lý lượng phát thải Đặc biệt phải đẩy mạnh việc hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn và vệ sinh môi trường đô thị
Hoàn thiện các quy định về chế tài xử phạt vi phạm pháp luật đủ sức răn đe trong lĩnh vực môi trường Nghiên cứu bổ sung chế tài xử phạt theo mức xả thải thực tế thay cho mức xử phạt theo khung tối đa, tối thiểu như hiện nay.
21 Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác quản lý liên quan đến FDI, chú trọng cập nhật kiến thức về xu hướng vốn FDI xanh; các tiêu chí FDI xanh trên thế giới; kinh nghiệm quản lý dự án FDI xanh; kinh nghiệm xử lý các rủi ro môi trường kể cả từ các dự án FDI đã được cam kết “xanh”, c) Thu hút FDI xanh:
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nhằm xây dựng thói quen, nếp sống trong nhân dân, đồng thời phát huy tốt các phong trào cộng đồng bảo vệ môi trường.
Nâng cấp tiêu chuẩn về môi trường để làm căn cứ không tiếp nhận các dự án không khuyến khích đầu tư (ví dụ: dệt nhuộm sử dụng công nghệ cũ ) Nghiêm cấm thu hút, chấp thuận các dự án không đáp ứng tiêu chuẩn.
Không gia hạn, mở rộng hoạt động đối với các dự án sử dụng công nghệ thấp, không đáp ứng được tiêu chuẩn công nghệ, môi trường. d) Tăng cường quản lý, giám sát với dự án FDI:
Hoạt động của doanh nghiệp FDI trong một số ngành sẽ làm gia tăng lượng chất thải rắn và lỏng làm ô nhiễm môi trường Do vậy, cần có những quy định cụ thể đối với các ngành khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, cần có sự kiểm tra và giám sát thường xuyên của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
Một số doanh nghiệp FDI đã gây ô nhiễm môi trường nước Chính phủ cần nâng cao vai trò và đẩy mạnh hoạt động thanh kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền, gia tăng số lượng lần thanh tra định kỳ, tích cực tổ chức thanh tra đột xuất doanh nghiệp trong khu vực FDI; đồng thời phát triển lực lượng cán bộ quản lý môi trường.
Tăng cường quản lý và giám sát môi trường: Việc quản lý và giám sát nguồn nước, không khí, rừng và đất đai là rất cần thiết để đảm bảo FDI không gây ảnh hưởng đến môi trường Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động cần phải tuân thủ các quy định về môi trường và bị phạt nếu không tuân thủ.
Bịt các kẽ hở của hệ thống pháp luật là một trong những giải pháp giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI.