1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý xã hội về giáo dục đào tạo vấn đề xã hội hoá giáo dục ở việt nam hiện nay

27 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Xã Hội Hóa Giáo Dục Ở Việt Nam Hiện Nay
Chuyên ngành Quản Lý Xã Hội
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 67,03 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, xã hội hóa giáo dục cũng trở thành trách nhiệm của tất cảmọi người.Xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục,nhằm phát huy truyền thống hiế

Trang 1

TIỂU LUẬN Môn: QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY.

Trang 2

Mục lục

Mở đầu 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3

4 Kết cấu của tiểu luận 3

Nội dung 4

Chương 1 Cơ sở lí luận về giáo dục và đào tạo 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.1.1 Giáo dục và đào tạo 4

1.1.2 Xã hội hóa 4

1.2 Xã hội hóa giáo dục và đào tạo 5

Chương 2 Nội dung xã hội hóa giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay 6

2.1 Bản chất, hệ thống pháp luật của xã hội hóa giáo dục và đào tạo 6

2.1.1 Bản chất 6

2.1.2 Hệ thống pháp luật 8

2.2 Vai trò và ý nghĩa của xã hội hóa giáo dục 11

2.3 Quan điểm và định hướng chung về xã hội hóa giáo dục và đào tạo ở Việt Nam 12

Chương 3 Thực trạng và giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay 13

3.1 Thực trạng xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay 13

3.1.1 Vai trò quản lí quản lí của nhà nước về xã hội hóa giáo dục và đào tạo 13

3.1.2 Thành tựu 15

3.1.3 Hạn chế 19

3.2 Giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay 22 Kết luận 25

Danh mục tài liệu tham khảo 26

Trang 3

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân chí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài, đó và đang được Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta hết sứcquan tâm

Để thực hiện CNH, HĐH việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo nhân lực có chấtlượng cao luôn là sự quan tâm của cả nước Bước sang thế kỷ XXI với sự pháttriển của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức nền kinh tế thế giới dang có nhiềuchuyển biến Sự hợp tác đa dạng, đa phương trong nền kinh tế thị trường đang đũihỏi cỏc nước phải cải cách giáo dục theo hướng hiện đại Phát triển quy mô, nângcao chất lượng giáo dục không chỉ đặt ra đối với các nước đang phát triển mà ngay

cả các nước phát triển cũng đang tiến hành cải cách và hiện đại hóa giáo dục theohướng hợp tác liên thông bằng cấp trong khu vực và thế giới

Ở nước ta, công cuộc đổi mới kinh tế đó tạo điều kiện đổi mới giáo dục và xãhội đang yêu cầu giáo dục nước nhà đẩy nhanh tốc độ đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế xã hội để nước ta sớm kịp các nước trong khu vực và quốc tế Trong thời

kỳ đổi mới, giáo dục nước ta đó đạt được những kết quả đáng kể

Đến nay chúng ta đó cú một hệ thống cỏc cơ sở giáo dục, đào tạo đa dạng cácloại hình nhà trường và hình thức giáo dục Quy mô giáo dục phát triển lớn từ mầmnon đến đại học So với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, giáo dục trong thời kỳ đổimới đó đổi thay nhiều mặt Có được thắng lợi này là do chúng ta đã tích cực thựchiện chương trình xã hội hoá trong công tác giáo dục

Đây chính là lí do vì sao mà tôi đã chọn đề tài “Vấn đề xã hội hoá giáo dục ởViệt Nam hiện nay” để nghiên cứu cho bài tiểu luận kết thúc môn quản lý xã hội vềgiáo dục và đào tạo

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá một cách khách quan trên

cơ sở những luận cứ khoa học và những kinh nghiệm thực tiễn nhằm nhận thứchướng tổ chức thực hiện của địa phương, cơ sở từ khi có nghị quyết, chủ trươngchính sách của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa giáo dục, đồng thời có thêm những

Trang 4

luận cứ tham khảo trong việc quyết định các chủ chương chính sách mới hơn thayđổi tốt hơn về vấn đề xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Nhiệm vụ: Từ các mục tiêu đặt ra nghiên cứu và đề xuất giải pháp cơ bản trongviệc tiến hành xã hội hóa giáo dục và đào tạo phù hợp với đặc điểm, tình hình đấtnước cũng như đáp ứng những yêu cầu của thế giới trong giai đoạn mới hiện nay

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là công tác xây dựng, quản lí, thực hiện công tác xã hộihóa giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay

Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này tôi đã vẫn dụng và tiến hành đồng thời các phươngpháp: Phương pháp phân tích và tổng hợp,phương pháp lý luận gắn với thực tiễn,phương pháp lịch sử và logic, phương pháp liệt kê, nêu ví dụ…

4 Kết cấu của tiểu luận.

Bài tiểu luận được trình bày theo kết cấu gồm:

Mở đầu

Nội dung gồm 3 chương

Chương 1: Một số khái niệm cơ bản

Chương 2: Nội dung về xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Thực trạng và giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục ở Việt Namhiện nay

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 5

Nội dungChương 1 Cơ sở lí luận về giáo dục và đào tạo

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Giáo dục và đào tạo

Trong Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ươngĐảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã nêu rõ quanđiểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”

Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển vàtruyền bá văn minh nhân loại Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Là điều kiện để phát huy nguồn lực conngười Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục và đào tạo là Nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nướcnguồn lao động có chất lượng cao

Giáo dục và đào tạo là hoạt động có tổ chức của xã hội nhằm bồi dưỡng và pháttriển các phẩm chất, năng lực của con người

1.1.2 Xã hội hóa

Trong xã hội học, xã hội hóa (socialization) được định nghĩa là một quá trìnhgiới thiệu cho mọi người về các chuẩn mực xã hội và phong tục thông qua quátrình tương tác với xã hội Nhằm giúp con người phát triển các khả năng của mình

và học hỏi từ xã hội Hay nói cách khác, xã hội hóa là quá trình con người liên tụctiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống hòa hợp với xã hội

Trong quá trình xã hội hóa, con người học cách để trở thành thành viên của mộtnhóm, một cộng đồng hoặc xã hội Quá trình này không chỉ giúp mọi người làmquen với các nhóm xã hội mà nhờ đó các nhóm xã hội này có khả năng tự duy trìtheo thời gian Ở tầm vĩ mô, xã hội hóa đảm bảo rằng chúng ta có một quá trìnhphát triển mà qua đó các chuẩn mực và phong tục của xã hội được truyền tải Xãhội hóa dạy cho mọi người những chuẩn mực, cách ứng xử đúng đắn đáp ứngnhững mong đợi của xã hội, cộng đồng hoặc một tình huống cụ thể

Xã hội hóa là như vậy Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm xã hội hóa này lạiđược hiểu theo một cách hoàn toàn khác Khái niệm xã hội hóa lần đầu tiên đượcđưa vào sử dụng tại văn kiện của Đảng tại Đại hội lần thứ VIII Sau đó, trong nghịquyết Đại hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định rằng các chính sách xã hội

Trang 6

được thực hiện trên tinh thần xã hội hóa, đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp,huy động nguồn lực của nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổchức xã hội.

Như vậy, Ở Việt Nam, xã hội hóa được dùng để chỉ sự quan tâm cũng như đónggóp của toàn xã hội đối với một hoặc một số lĩnh vực nào đó như xã hội hóa kinh

tế, xã hội hóa y tế…và quan trọng nhất là xã hội hóa giáo dục

1.2 Xã hội hóa giáo dục và đào tạo

Tương tự như khái niệm xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục là việc tất cả mọingười trong xã hội đều làm giáo dục, mọi người giáo dục lẫn nhau và tất cả mọingười đều được giáo dục Xã hội hóa giáo dục nhằm hướng tới sự phát triển hoànthiện về trí thức cũng như nhân cách của con người, trở thành quyền cơ bản củacon người Bên cạnh đó, xã hội hóa giáo dục cũng trở thành trách nhiệm của tất cảmọi người

Xã hội hóa giáo dục là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục,nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xâydựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của Nhà nước để phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dụccủa nhân dân

Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầnglớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhànước để xây dựng một xã hội học tập; là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữahoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, làm cho giáo dục phù hợp với sự pháttriển của xã hội, thích ứng với xã hội, duy trì sự cân bằng giữa hoạt động giáo dục

và xã hội

Xã hội hoá giáo dục là làm cho hoạt động giáo dục mang tính xã hội Trong đóngười đi giáo dục và người được giáo dục trong mọi hoạt động về nội dung vàphương thức thực hiện, kết quả đạt được đều mang tính xã hội, tính chuẩn mực xãhội rất cao Giáo dục nhằm bồi đắp cho người học tư tưởng, hình thành ý thứcchính trị, nhân cách, bản lĩnh dân tộc cùng với những tri thức khoa học, kỹ thuật,văn hoá, đạo đức, lối sống

Công tác xã hội hoá giáo dục là đa dạng hoá các loại hình giáo dục; là quá trìnhtrao đổi những kinh nghiệm, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hìnhthức, phương tiện giáo dục một cách phù hợp với đối tượng và điều kiện nước ta

Trang 7

Khái niệm “Xã hội hoá giáo dục” Trong văn kiện Hội nghị lần 2 của ban chấphành trung ương Đảng khoá VIII nêu rõ: Xã hội hoá trong công tác giáo dục là huyđộng toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựngnền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước các trường công lập - Xâydựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện chủ trương xã hộihoá giáo dục

Chương 2 Nội dung xã hội hóa giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.

2.1 Bản chất, hệ thống pháp luật của xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

2.1.1 Bản chất.

Thứ nhất, chồng lấn do bản chất : Xã hội có thể được xem như sự hợp thànhcủa bốn thành phần: Nhà nước, Thị trường, Gia đình và Tổ chức dân sự Nhìn vàocấu trúc của xã hội thì thấy, giáo dục nằm trong vùng chồng lấn của cả bốn thànhphần này Vì thế, giáo dục không phải là công việc của riêng ai, mà đòi hỏi sựgánh vác của toàn xã hội Nói cách khác, xã hội hóa giáo dục là tất yếu, nhưngcách thức tiến hành thế nào, ở nội dung và mức độ nào, còn là vấn đề cần thảoluận Nếu không, một chủ trương đúng dễ bị lạm dụng vì lợi ích cục bộ và khó trởthành hiện thực Nhìn vào bản chất chồng lấn của giáo dục thì thấy: giáo dụckhông phải và không thể 100% thuộc bất cứ thành phần nào Cho nên, đa dạng hóacác loại hình cung cấp dịch vụ giáo dục và huy động sự đóng góp của tất cả cácthành phần vào giáo dục là cần thiết và tất yếu

Tuy nhiên, do vai trò điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước cũng như donguồn lực vượt trội so với các thành phần khác, Nhà nước phải là người cung cấpdịch vụ giáo dục chính và chịu trách nhiệm về những phân khúc quan trọng nhất,đòi hỏi nhiều nguồn lực nhất Đầu tư cho giáo dục khi đó phải được coi là đầu tưcho hạ tầng quốc gia trong một tầm nhìn tổng thể, dài hạn Nếu không, sẽ dẫn đếntình trạng Nhà nước thả nổi giáo dục và đẩy gánh nặng giáo dục cho dân như tìnhtrạng lạm thu đã xuất hiện ở nhiều nơi

Thứ hai, không chỉ là tài chính: Sự tham gia của các thành phần ngoài Nhànước vào giáo dục không chỉ đơn thuần ở khía cạnh đóng góp tài chính, mà phải ởtoàn bộ nội dung và phương thức giáo dục Gia đình cần phối hợp cùng Nhàtrường giáo dục con em cả về tri thức lẫn đạo đức chứ không thể giao khoán choNhà trường mọi việc Do đó, gia đình phải được tham gia việc hình thành và điềuchỉnh nội dung giáo dục trong Nhà trường thông qua những cơ chế hợp lý, như Hộiđòng trường chẳng hạn Thị trường, cụ thể là các công ty, với tư cách là người sửdụng các tri thức và kĩ năng của sản phẩm giáo dục , phải tham gia tư vấn, thiết kếmột phần nội dung giáo dục, nhất là với giáo dục đại học và dạy nghề Nếu không,chương trình giáo dục dễ lạc hậu và xa rời thực tế, những tri thức và kĩ năng mà

Trang 8

nhà trường trang bị cho người học không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường laođộng Các tổ chức dân sự, hội nghề nghiệp tham gia vào giáo dục với chức năngbồi dưỡng nghiệp vụ, tư vấn chương trình sao cho nội dung giáo dục đáp ứng đượcnhững đòi hỏi của đời sống thực bên ngoài nhà trường

Đó mới là nội dung đúng của xã hội hóa giáo dục Nhưng thật đáng buồn, điềunày đã ít nhiều bị hiểu sai và bóp méo Việc huy động sự đóng góp của các thànhphần ngoài Nhà nước, chủ yếu là gia đình vào giáo dục chỉ tập trung vào khía cạnhđóng góp tài chính, một phần rất nhỏ trong tổng thể giáo dục, lại là phần Nhà nướccần phải chịu trách nhiệm chính dưới sự ủy nhiệm thông qua việc đóng thuế củangười dân, dẫn đến tình trạng lạm thu và đẩy gánh nặng tài chính cho gia đình nhưbáo chí phản ánh

Một biểu hiện lệch lạc khác của việc bóp méo xã hội hóa giáo dục là xu hướngthị trường hóa giáo dục Nhà trường có nguy cơ trở thành nơi kinh doanh thu lợi.Các trường đua nhau mở ra, chạy theo số lượng mà bỏ rơi chất lượng2 Kế hoạch

cổ phần hóa các trường đại học, dù chỉ mới ở dạng dự thảo3, cũng là con đẻ của tưduy xã hội hóa giáo dục méo mó Hệ quả của việc hiểu sai, cố tình hiểu sai, hoặcbóp méo bản chất tích cực của xã hội hóa giáo dục đã biến một chủ trương đúngđắn thành một gánh nặng cho người dân

Thứ ba, xã hội hóa không gian và quyền tham gia giáo dục: Xã hội hóa giáodục trước hết phải là xã hội hóa không gian và quyền tham gia giáo dục , tham giaquản lý Nhà trường, thiết kế chương trình và triển khai các hoạt động giáo dục củatất cả các thành phần trong xã hội Quyền học tập của mọi công dân phải được đảmbảo và mở rộng Từ đó hình thành những chính sách phù hợp để hỗ trợ những trẻ

em khó khăn vẫn có thể đến trường Quyền tự chủ của Nhà trường, quyền lựa chọnnội dung và phương thức giảng dạy của giáo viên cũng cần được tăng cường Biểuhiện rõ ràng của điều này là quyền tự chủ của các trường đại học về chương trình,nhân sự; quyền lựa chọn sách giáo khoa dựa trên khung chương chình chuẩn củacác trường phổ thông; quyền được điều tiết nội dung và cách thức giảng dạy tùythuộc vào đặc điểm cụ thể của người học, vùng miền hoặc nội dung đào tạo

Các loại hình giáo dục khác nhau và khác với giáo dục truyền thống, như giáodục trực tuyến, giáo dục di động, cũng cần được sử dụng để mở rộng không gianhọc tập sao cho phù hợp với nhiều đối tượng cụ thể

Không gian giáo dục sẽ không chỉ gói gọn ở trong Nhà trường, mà cần mởrộng về đến Gia đình, Thị trường (các công ty), Tổ chức dân sự (Hội nghềnghiệp) Vì thế một cơ chế cho phép tất cả các thành phần này tham gia tích cựcvào hoạt động giáo dục đào tạo là cần thiết và cần được khuyến khích

Trang 9

Chất lượng của xã hội và sự giàu mạnh của đất nước, suy cho cùng, được quyếtđịnh bởi chất lượng của chính những công dân tạo ra xã hội đó Do vậy, huy độngmọi nguồn lực để phát triển giáo dục là một chính sách đúng Nhưng chỉ chú ý đếnhuy động tài chính thì đó là sự bóp méo nội dung của xã hội hóa giáo dục và phầnnào là thiếu trách nhiệm, đẩy gánh nặng tài chính cho người dân Cách thức xã hộihóa giáo dục , với đặc điểm nổi bật là huy động tài chính của dân, là lệch lạc vềbản chất, vì thế cần được chấn chỉnh để trả lại sự trong sáng và tích cực vốn có củakhái niệm này.

2.1.2 Hệ thống pháp luật

Trong tiến trình phát triển ở nhiều quốc gia, giáo dục được xem là cách đểgiảm thiểu rủi ro, nguy cơ cho xã hội và là con đường hữu hiệu để chống đóinghèo Ngày nay, khi trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sứcmạnh của một quốc gia thì chúng ta đều ý thức được rằng, giáo dục không chỉ làphúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển

xã hội Theo đó, các nước kém phát triển cần quan tâm đến giáo dục và đầu tư chogiáo dục bởi đây chính là đầu tư cho phát triển, quyết định vận mệnh của conngười, xã hội, vận mệnh của dân tộc Vì thế, giáo dục, đào tạo giữ vai trò trungtâm, then chốt để hội nhập và phát triển của mỗi quốc gia

So với các nước, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn thì tỷ lệchi tiêu công cho giáo dục trên GDP của Việt Nam khá lý tưởng góp phần đem lạinhững thành tựu quan trọng cho giáo dục nước nhà

Để thực hiện nguyên tắc hiến định “phát triển giáo dục là quốc sách hàngđầu”, Luật Giáo dục qua các thời kỳ đã xác định rõ hệ thống giáo dục quốc dân là

hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thườngxuyên Trong đó, cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân baogồm: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đạihọc Để bảo đảm tính chất “đa mục tiêu” của nền giáo dục, chúng ta không thể chỉdựa vào nguồn lực của Nhà nước, mà cần thực hiện giải pháp “xã hội hoá”

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương được thực hiện ở rất nhiều quốc gia trênthế giới, không chỉ những quốc gia nghèo, kém phát triển mà ngay cả ở các quốcgia phát triển, công tác xã hội hóa giáo dục càng được thực hiện rộng rãi và có hiệuquả

Tuy nhiên, qua các giai đoạn và tùy từng quốc gia, dân tộc, thuật ngữ xã hộihóa giáo dục có nhiều cách hiểu với những nội hàm ít nhiều liên quan đến các khíacạnh như: phi tập trung hóa (decentralization); giáo dục suốt đời (longlifeeducation); xã hội học tập (learning society); giáo dục cộng đồng (comunityeducation) Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã phân chia dịch vụ và thương

Trang 10

mại dịch vụ trên thế giới 12 nhóm lớn với 143 hạng mục dịch vụ Trong 12 nhómthương mại dịch vụ, thì dịch vụ giáo dục thuộc nhóm thứ năm, dịch vụ nhóm nàybao gồm: dịch vụ giáo dục tiểu học, dịch vụ giáo dục trong học; dịch vụ giáo dụcđại học và cao đẳng; dịch vụ giáo dục cho người lớn và các dịch vụ giáo dục khác.

Dù muốn hay không thì thị trường dịch vụ (giáo dục) cũng đã và đang hình thành ởnước ta khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII)

về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 đã chỉ rõ, “Thể chế hoá chủ trương xãhội hoá giáo dục đã ghi trong nghị quyết Đại hội VIII”.Thực hiện chủ trương xãhội hóa giáo dục đã nêu, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế,văn hoá Sau Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII nêu trên, Luật Giáo dục ra đờinăm 1998, lần đầu tiên công nhận chế độ đa sở hữu đối với các cơ sở giáo dục, baogồm công lập, bán công, dân lập và tư thục

Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục Luật Giáo dục xácđịnh phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế,

xã hội; “phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước vàcủa toàn dân Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục;thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyếnkhích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệpgiáo dục

Năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh

xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, trong đó đặtmục tiêu định hướng đến năm 2010, “tỷ lệ học sinh nhà trẻ ngoài công lập chiếm80%, mẫu giáo 70%, trung học phổ thông 40%, trung học chuyên nghiệp 30%, các

cơ sở dạy nghề 60%, đại học, cao đẳng khoảng 40%”

Năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 40/NQ-CP về xã hội hóa giáodục Chủ trương xã hội hóa giáo dục còn được Trung ương chỉ đạo rõ hơn trongNghị quyết số 29/NQ-TƯ ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo Trong phần Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, quan điểm chỉ đạo,Nghị quyết xác định:“Chủ động phát huy mặt tích cực, hạnchế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trongphát triển giáo dục và đào tạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập vàngoài công lập, giữa các vùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạođối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng

Trang 11

sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáodục và đào tạo”.

Ngày 14/6/2019, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Luật Giáodục năm 2019 Với mục tiêu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và phápluật của Nhà nước về đổi mới giáo dục, đào tạo, tạo hành lang pháp lý cho việc xâydựng nền giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện; Luật xác định: “Thực hiện đadạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huyđộng và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục;khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội vềgiáo dục

Điều 54 Luật Giáo dục năm 2019 quy định, “Nhà đầu tư thành lập cơ sở giáodục tư thục được lựa chọn một trong các phương thức sau đây:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanhnghiệp để tổ chức kinh tế thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của Luậtnày;

Trực tiếp đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của Luật này”.Theo quy định này, nhà đầu tư có hai cách để thành lập cơ sở giáo dục tư thục:Một là,nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư,LuậtDoanh nghiệp (nhà đầu tư tiến hành đăng ký thành lập, lựa chọn mô hình kinhdoanh, có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh,doanh nghiệp tư nhân) Việc lấy được giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệphoặc giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư chỉ là bước đầu Để đi vào hoạt động, nhàđầu tư phải cần nhiều giấy phép khác; trong khi đó, mỗi địa phương lại đặt ranhững yêu cầu mang tính địa phương Điều này đã gây ra những khó khăn nhấtđịnh cho nhà đầu tư Để khắc phục bất cập này, Chính phủ cần tăng cường khâuthanh tra, kiểm tra việc thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư ở các địa phươngtheo tinh thần Chính phủ “kiến tạo, liêm chính và hành động”

Thứ hai, Điều 103 Luật Giáo dục năm 2019 quy định về chính sách ưu đãi đốivới trường dân lập, trường tư thục như sau: “Trường dân lập, trường tư thục đượcNhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất” Tuy nhiên,thực tế cho thấy, vấn đề được “nhận đất” với hình thức “giao”hoặc “cho thuê”chưa hợp lý; tình trạng “xin – cho” vẫn tồn tại phổ biến; tình trạng sử dụng sai mụcđích đất được giao hoặc cho thuê vẫn còn diễn ra Để khắc phục bất cập này,Chính phủ cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục năm2019; trong đó, quy định rõ “cam kết của nhà đầu tư về thời gian đưa vào khaithác, mục đích đưa vào khai thác, tính kinh tế trong khai thác…” để tạo sự minhbạch và công bằng trong việc tiếp cận, sử dụng đất đai cho giáo dục

Trang 12

Thứ ba, Điều 103 Luật Giáo dục năm 2019 còn quy định chính sách ưu đãi vềthuế và tín dụng đối với trường dân lập, trường tư thục Theo đó, “trường dân lập,trường tư thục được Nhà nước … được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tíndụng”.

Vấn đề tín dụng là bài toán khó khi mà các sản phẩm của giáo dục để “thếchấp” hoàn toàn khác với các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác, và tín dụngđối với nhóm trường ngoài công lập chỉ có thể khả thi khi nó được áp dụng đối vớicác tổ chức tín dụng của Nhà nước, còn khó khả thi với các tổ chức tín dụng tưnhân Do đó, Chính phủ cần có cơ chế “giao nhiệm vụ” đối với các tổ chứng tíndụng khi xét cấp tín dụng cho các trường ngoài công lập theo tinh thần “hỗ trợ vàđồng hành”

Có thể nói rằng, các cơ sở chính trị, pháp lý nêu trên là căn cứ quan trọng đểviệc xã hội hoá giáo dục được ghi nhận và phát triển và trở thành một phần khôngthể thiếu trong bức tranh chung về phát triển giáo dục Việt Nam trong những nămqua

2.2 Vai trò và ý nghĩa của xã hội hóa giáo dục.

Vai trò của xã hội hóa giáo dục:

Xã hội hoá công tác giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Xã hội hoá công tác giáo dục huy động được các nguồn lực, tiềm năng của xãhội, khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển giáo dục

Xã hội hoá công tác giáo dục tạo sự công bằng, trách nhiệm, dân chủ tronghưởng thụ

Xã hội hoá công tác giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhànước về giáo dục…

Ý nghĩa của xã hội hóa giáo dục:

Thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục là tạo ra một “xã hội học tập” góp phầnnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho cộng đồng Mở rộnghình thức giáo dục thường xuyên, tăng cường quy mô, hình thức dạy học cho toàndân phấn đấu thực hiện tốt giáo dục toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, lao động

Coi trọng giáo dục tư tưởng chính trị, chú ý hình thành tư duy sáng tạo và nănglực thực hành cho người học… xã hội hóa công tác giáo dục góp phần nâng cao

Trang 13

chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo nên những điều kiện vật chất và tinh thần đểnâng cao chất lượng giáo dục; làm cho giáo dục thực sự phục vụ đắc lực cho sựphát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, phục vụ trực tiếp lợi ích cho từng cá nhân;tạo điều kiện cho mục đích của giáo dục phù hợp với mục đích của từng cá nhântham gia giáo dục.

Tạo điều kiện làm phong phú hơn cho nội dung và phương pháp giáo dục; thựchiện công bằng xã hội và dân chủ hoá giáo dục, nhờ dân chủ hóa mà mở rộngLLXH tham gia giáo dục, làm cho mọi người hiểu được giáo dục không chỉ làtrách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi giađình, từng cá nhân người đi học

2.3 Quan điểm và định hướng chung về xã hội hóa giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.

Nhà nước thực hiện xã hội hóa nhằm hai mục tiêu lớn đó là phát huy tiềm năngtrí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động nguồn lực của toàn xã hội để chăm locho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa của đất nước cũng như tạo điều kiện để xãhội đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng các thành quảgiáo dục, y tế, văn hóa ngày càng cao

Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện chính sách, tăng cườngđầu tư, tập trung cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình phát triển quốc gia; hỗtrợ vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; ưu đãi các đối tượng chính sách

và trợ giúp người nghèo

Chuyển các cơ sở công lập hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tínhbao cấp sang cơ chế tự chủ về tổ chức và quản lý, hạch toán đầy đủ chi phí, cân đốithu chi để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Đổi mới chế độ thu phí đi đôi với thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối vớicác đối tượng chính sách, trợ giúp người nghèo.Mức phí quy định phải tuân thủnguyên tắc đủ trang trải các chi phí cần thiết, có tích lũy để đầu tư phát triển và xóa

bỏ mọi nguồn thu khác

Phát triển các cơ sở ngoài công lập với 2 cơ chế là dân lập và tư nhân Quyền sởhữu đối với các cơ sở ngoài công lập được thực hiện theo quy định của pháp luật.Mỗi cơ sở ngoài công lập đều có thể hoạt động theo cơ chế lợi nhuận hoặc phi lợinhuận Theo cơ chế phi lợi nhuận thì ngoài phần được dùng để bảo đảm lợi ích cho

Ngày đăng: 15/02/2024, 14:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w