1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý xã hội về giáo dục đào tạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đại học ở việt nam hiện nay

36 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Mạnh Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Đại Học Ở Việt Nam Hiện Nay
Chuyên ngành Quản Lý Xã Hội
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 76,29 KB

Nội dung

Về phương thức huy động sự tham gia của toàn xã hội, có thể phân chiathành phương thức huy động trực tiếp Mở trường, tham gia vào quá trình giảngdạy, hợp tác nghiên cứu, trao đổi chuyên

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ TÀI: ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

ĐẠI HỌC

1.1 Các khái niệm liên quan đến xã hội hóa giáo dục đại học

1.2 Đặc điểm của xã hội hóa giáo dục đại học

1.3 Vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa giáo dục đại học

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI

HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Cơ sở chính trị về xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam

2.2 Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam

hiện nay

2.3 Đánh giá chung về việc thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học ở

Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC

XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG

Trang111223

4

47101316

1618

23

26

Trang 3

3.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục

đại học

3.2 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về xã hội hóa giáo dục đại học

3.3 Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục đại

293031

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Xã hội hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống là một chủ trương lớn của Đảng

và Nhà nước Ở Việt Nam hiện nay, xã hội hóa được dùng để chỉ sự quan tâmcũng như đóng góp của toàn xã hội đối với một hoặc một số lĩnh vực nào đónhư xã hội hóa kinh tế, xã hội hóa y tế…và quan trọng nhất là xã hội hóa giáodục Trong đó, công tác giáo dục đại học rất quan trọng, là hoạt động giáo dụcsau trung học phổ thông nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thái

độ cho người học về một ngành, lĩnh vực cụ thể Trong xu thế phát triển chungcủa giáo dục đại học trên thế giới, để phát huy tối đa vai trò của giáo dục đạihọc trong công cuộc phát triển đất nước, xã hội hóa giáo dục đại học là một việclàm mang tính tất yếu

Trong những năm qua, các hoạt động chủ yếu của xã hội hóa giáo dục đạihọc ở Việt Nam đã diễn ra rất sôi nổi Giáo dục đại học ngoài công lập đượctrao cơ hội, song phát triển chưa đồng đều và cho thấy không ít hạn chế Cáchoạt động thu hút tài chính ngoài ngân sách được thực hiện dè dặt, thiếu chiếnlược Việc tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính đang bị thả nổi tùy vào nănglực tự thân của từng cơ sở giáo dục đại học Việc thực hiện quyền tự chủ đangđược triển khai mạnh mẽ, song còn thiếu cơ chế và động lực để trở nên phổbiến Hợp tác quốc tế về giáo dục đại học đã được thực hiện nhưng chưa tươngxứng với tiềm năng… Nhận thấy đây là một vấn đề cần phải quan tâm, em xinlựa chọn đề tài “ Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Namhiện nay” làm tiểu luận nghiên cứu cho môn học “Quản lý xã hội về giáo dục vàđào tạo”

Trang 7

Khái quát, tổng hợp, hệ thống hóa những nội dung cơ bản về xã hội hóa giáođục đại học nhằm đưa đến một sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn Đồng thờixem xét, đánh giá thực trạng thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Namhiện nay Từ đó đưa ra giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáodục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: những nội dung cơ bản về xãhội hóa giáo đục đại học

- Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học ởViệt Nam hiện nay

- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đại học

ở Việt Nam trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tiểu luận tập trung nghiên cứu các hoạt độngchủ yếu của xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam bao gồm: phát triểngiáo dục đại học ngoài công lập; thu hút tài chính ngoài ngân sách cho giáodục đại học; tiếp nhận các nguồn lực phi tài chính cho giáo dục đại học; thựchiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; và hợp tác quốc tế về giáodục đại học

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các văn bản thể hiện chủ trương của Đảng vàpháp luật của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục đại học trong những năm gần

Trang 8

đây và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đại học

ở Việt Nam trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận:

Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp luận duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Sử dụng một số phương pháp khác nhằm đạt hiệu quả trong quá trình nghiêncứu, ví dụ như:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

+ Phương pháp phân tích;

+ Phương pháp tổng hợp;

+ Phương pháp so sánh;

Trang 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1.1 Các khái niệm liên quan đến xã hội hóa giáo dục đại học

1.1.1 Khái niệm giáo dục và đào tạo

Thuật ngữ giáo dục ngày nay thường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.Với nghĩa rộng, giáo dục là quá trình hình thành toàn vẹn nhân cách, là sự hìnhthành được tổ chức một cách có mục đích, có hệ thống những sức mạnh thể chất vàtinh thần của con người, cho cá nhân tham gia vào đời sống xã hội, sản xuất và vănhóa có hiệu quả Quá trình này được tiến hành thông qua hai lĩnh vực hoạt động cómục đích là dạy học và giáo dục

Giáo dục cũng có thể hiểu là bộ phận của quá trình xã hội, là một hệ thống

mở đáp ứng nhu cầu học hỏi, tự hoàn thiện của mọi người, ở mọi lứa tuổi, đượcthực hiện trong thời gian, không gian khác nhau; Giáo dục còn được thực hiện vớicác điều kiện, phương tiện, thiết bị khác nhau ( phương tiện kĩ thuật, các hệ thốngtài liệu; các phương tiện truyền thông đại chúng, ) với các kiểu dạy, kiểu học đadạng, mềm dẻo, linh hoạt khác nhau

Đào tạo là đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiếnthức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững nhữngtri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thíchnghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định

Từ đó, khái niệm về giáo dục và đào tạo được hiểu như sau “ Giáo dục và đào tạo là hoạt động có mục đích, có chương trình nhằm trang bị cho con người những tri thức, kinh nghiệm lịch sử - xã hội cần thiết và những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhất định để chuẩn bị tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất.

Trang 10

1.1.2 Khái niệm xã hội hóa

Khái niệm xã hội hóa lần đầu tiên được đưa vào sử dụng tại văn kiện củaĐảng tại Đại hội lần thứ VIII Sau đó, trong nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Đảng tatiếp tục khẳng định rằng các chính sách xã hội được thực hiện trên tinh thần xã hộihóa, đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, huy động nguồn lực của nhân dân và

sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội

Còn có một cách hiểu khác về xã hội hóa đó là một quá trình mà cá nhân gianhập vào nhóm cộng đồng xã hội và được xã hội tiếp nhận cá nhân như một thànhviên chính thức của mình, là quá trình cá nhân tiếp nhận nền văn hóa xã hội, là quátrình cá nhân học tập bắt chước lẫn nhau và là quá trình học cách đóng vai trò xãhội theo đúng khuôn mẫu hành vi nhằm đáp ứng sự mong đợi của toàn xã hội Cáctác nhân chủ yếu của xã hội hóa bao gồm gia đình, nhà trường, các nhóm xã hội,các phương tiện truyền thông đại chúng

Từ những cách hiểu được nêu trên, có thể đưa ra một khái niệm chung “ Xã hội hóa là quá trình huy động có hiệu quả và mở rộng sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, của toàn xã hội, với nhiều phương thức và mô hình hoạt động phong phú, linh hoạt để cùng với Nhà nước thúc đẩy sự phát triển của một lĩnh vực nào

đó nhằm mục tiêu vì con người và phát triển bền vững đất nước”.

1.1.3 Khái niệm xã hội hóa giáo dục

Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên cáctầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý củaNhà nước để xây dựng một xã hội học tập; là việc thực hiện mối liên hệ phổ biếngiữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, làm cho giáo dục phù hợp với sự

Trang 11

phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội, duy trì sự cân bằng giữa hoạt động giáodục và xã hội.

Tại Việt Nam, công tác xã hội hóa giáo dục là điều kiện cần thiết và tất yếu

để phát triển giáo dục và đào tạo; là chủ trương đúng đắn mang tính chiến lược của

Đảng Đó còn được hiểu là một quá trình mà cả cộng đồng và xã hội cùng tham gia

vào giáo dục Trong đó mọi tổ chức xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệmchăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện các mục tiêu giáodục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn

1.1.4 Khái niệm giáo dục đại học

Ngày nay, trong hệ thống giáo dục chính quy, giáo dục đại học được coi làgiai đoạn giáo dục không bắt buộc sau giáo dục phổ thông Giáo dục đại học cómục tiêu là cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học về một ngành,lĩnh vực cụ thể, từ đó làm gia tăng sự am hiểu chuyên môn của người học, đồngthời tăng cường khả năng làm việc kiếm sống của họ Về cơ bản, giáo dục đại họcgồm hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ giảng dạy,nghiên cứu Theo khoản 2 điều 6 Luật Giáo dục năm 2019, giáo dục đại học baogồm đào tạo các trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ

Giáo dục đại học có nhiều vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.Trong bối cảnh hiện tại, có ba vai trò được xem là chủ đạo với tư cách ba trụ cộttồn tại của giáo dục đại học Thứ nhất, giáo dục đại học thực hiện nhiệm vụ đào tạo

và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội Bên cạnh đó, nó còn thựchiện hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm sáng tạo các tri thức mới, sản phẩmmới Đồng thời, giáo dục đại học cung cấp các dịch vụ gắn kết chặt chẽ với chuyênmôn nhằm phục vụ cộng đồng Ngày nay, các cơ sở giáo dục đại học không chỉgián tiếp phục vụ cộng đồng thông qua đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa

Trang 12

học, mà còn trực tiếp áp dụng các thành tựu nghiên cứu nhằm cung cấp sản phẩm

và dịch vụ cho xã hội

1.1.5 Khái niệm xã hội hóa giáo dục đại học

Xã hội hóa giáo dục đại học được hiểu là một phương hướng, một giải phápthiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hướng tới thực hiện đổi mớicăn bản và toàn diện giáo dục nói chung Như nhiều giải pháp và định hướng pháttriển xã hội khác, để hiện thực hóa xã hội hóa giáo dục đại học, Nhà nước ban hànhcác chính sách nhằm khuyến khích các bên liên quan tích cực thực thi xã hội hóagiáo dục đại học

Về phương thức huy động sự tham gia của toàn xã hội, có thể phân chiathành phương thức huy động trực tiếp ( Mở trường, tham gia vào quá trình giảngdạy, hợp tác nghiên cứu, trao đổi chuyên môn, giao lưu văn hóa…) và huy độnggián tiếp ( Tài trợ vật chất cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu; Tham gia xâydựng chương trình và nội dung học tập; Tham gia đánh giá hoạt động giáo dục vàđào tạo )

Từ đó rút ra được khái niệm chung về xã hội hóa giáo dục đại học như sau:

“Xã hội hóa giáo dục đại học là quá trình huy động sự tham gia của toàn xã hội vào việc thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học dưới sự quản lý của nhà nước Sự tham gia của toàn xã hội được thể hiện trên nhiều phương diện và dưới dạng các nguồn lực được huy động.”

1.2 Đặc điểm của xã hội hóa giáo dục đại học

1.2.1 Xã hội hóa giáo dục đại học không làm giảm trách nhiệm quản lý nhà

nước về giáo dục đại học

Trang 13

Không những vậy, tính chất của hoạt động quản lý này sẽ trở nên thách thứchơn trước bởi đối tượng QL trở nên đa dạng hơn, biến động phức tạp và mang tínhcạnh tranh hơn Thêm vào đó, việc thực hiện quản lý trên cơ sở XHH cũng khiếnchủ thể quản lý phải xử lý lượng thông tin đầu vào rộng lớn và đa chiều hơn Thay

vì chỉ quản lý các cơ sở GDĐH công lập , giờ đây các cơ quan chủ quản còn phảiquản lý các cơ sở GDĐH NCL với các hình thức khác nhau; Bản thân các cơ sởGDĐH công lập cũng được thực hiện quyền tự chủ lớn hơn nên nội dung quản lý

sẽ không còn như trước; Những vấn đề mới cần xem xét như sự tham gia của cácbên liên quan vào quá trình đào tạo và nghiên cứu của nhà trường, quyền giám sátcủa người học đối với hoạt động quản trị của của cơ sở đào tạo; Việc kiểm soátchất lượng GDĐH ngoài công lập

Ngoài ra, để thực hiện tốt trách nhiệm quản lý, Nhà nước phải xây dựnghành lang pháp lý chặt chẽ và thực thi các giải pháp chính sách phù hợp để huyđộng tối đa tiềm lực của các bên liên quan cho GDĐH Như vậy, thực hiện xã hộihóa GDĐH đặt ra yêu cầu đối với Nhà nước trong nâng cao năng lực QL vĩ mô.Vai trò chủ đạo của Nhà nước trong sự nghiệp giáo dục không hề thay đổi

1.2.2 Xã hội hóa giáo dục đại học là mở rộng chủ thể cung ứng dịch vụ giáo

dục đại học

Thực tiễn cho thấy, khi thực hiện XHH, nhiều loại hình dịch vụ rất quantrọng đối với nhu cầu chung của cộng đồng nhưng lại không được các chủ thểngoài Nhà nước chọn để cung ứng Tương tự đối với GDĐH, các ngành đào tạo mà

cơ sở GDĐH ngoài công lập chọn thực hiện thường là những ngành đào tạo mangtính ứng dụng và thực hành, đáp ứng trực tiếp các nhu cầu trước mắt của xã hội.Các ngành khoa học cơ bản (những ngành học nền tảng lý thuyết và dự đoán khoahọc), đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn (những ngành học có vai trò quan

Trang 14

trọng đối với việc tạo dựng và duy trì bản sắc văn hóa, có giá trị cốt lõi đối với sựphát triển của cộng đồng) hiếm khi được các cơ sở GDĐH NCL lựa chọn

Như thế, thực hiện xã hội hóa GDĐH giúp NN giảm bớt trách nhiệm cungứng các ngành ĐT mà các chủ thể ngoài NN lựa chọn cung ứng (chứ không giảm

đi trách nhiệm cung ứng), tạo điều kiện để NN tập trung vào các ngành ĐT mangtính nghiên cứu cơ bản, các ngành học đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài và bềnvững cho xã hội, các vùng miền còn kém phát triển

1.2.3 Xã hội hóa giáo dục đại học được thực hiện dưới sự quản lý vĩ mô của

nhà nước

Để thực hiện vai trò chủ đạo trong QL vĩ mô đối với xã hội hóa GDĐH, NNban hành thể chế, chính sách về XHH GDĐH, xây dựng quy hoạch, kế hoạch,hướng dẫn tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong xã hội hóaGDĐH Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò vận động,tuyên truyền người dân tích cực tham gia thực hiện xã hội hóa GDĐH, đồng thờiphản biện đối với các chính sách NN ban hành và thực hiện giám sát xã hội đối vớitoàn bộ quá trình thực hiện chính sách Các cơ sở giáo dục đại học và các bên liênquan là đối tượng tham gia thực hiện xã hội hóa GDĐH

Đối với xã hội hóa GDĐH, các cơ sở GDĐH NCL chỉ có thể hoạt động khiđược Nhà nước cho phép thông qua các quyết định thành lập trên cơ sở quy hoạchmạng lưới các trường Đại học Trong suốt quá trình hoạt động, các cơ sở này đềuchịu sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương tới địa phương trêncác nội dung được quy định cụ thể trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.Các biểu hiện khác của xã hội hóa GDĐH (huy động nguồn lực ngoài ngân sách,tăng cường tự chủ Đại học… ) đều thực hiện trong khuôn khổ chính sách và pháp

Trang 15

1.2.4 Xã hội hóa giáo dục đại học là một hoạt động mang tính xã hội nhằm

phục vụ lợi ích chung của cộng đồng

Mọi hoạt động của GDĐH trong XHH đều được thực hiện trên cơ sở gắnkết, phối hợp, tương tác giữa nhiều bên, và được đánh giá bằng các thang đo docác bên đồng thuận Từ góc độ của mình, các bên tham gia giải quyết các vấn đềmột cách phù hợp, tích cực và chủ động Quá trình huy động và tổ chức sự thamgia của các bên thể hiện rõ tính kết nối giữa nhà trường và đối tác xã hội trong việccùng thực hiện trách nhiệm GDĐH

Một minh chứng khác của tính xã hội được thể hiện qua những giá trị màhoạt động XHH GDĐH mang lại Như đã phân tích, XHH GDĐH mang lại chongười học cơ hội học tập phong phú, đa dạng với xu hướng cạnh tranh nâng caochất lượng Trải qua giáo dục đại học, người học có được nền tảng tri thức và kỹnăng, kinh nghiệm, từ đó sẽ có tương lai nghề nghiệp, mức thu nhập, cơ hội thànhcông và chất lượng cuộc sống theo hướng tích cực hơn Nhờ đó, cộng đồng xã hộinhận được những ảnh hưởng tốt từ giá trị công việc và giá trị cuộc sống mà nhữngngười trải qua GDĐH mang lại

1.3 Vai trò của xã hội hóa giáo dục đại học

1.3.1 Xã hội hóa giáo dục đại học làm giảm nhẹ gánh nặng ngân sách đồng

thời đảm bảo nguồn cung đào tạo nhân lực trình độ đại học

Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học đồng nghĩa với việc phát triển hệthống trường ngoài công lập và tăng cường tự chủ nhằm huy động các nguồn lựcngoài ngân sách cho các trường công lập Các nhu cầu của trường công lập có thểđược thỏa mãn bởi các bên có quyền và lợi ích liên quan thông qua nhiều hình thứchợp tác khác nhau mà không cần tới đầu tư từ ngân sách nhà nước Cùng đó, việckhông phải gồng mình tự cung cấp tất cả các ngành nghề đào tạo đáp ứng mọi nhu

Trang 16

cầu (nhu cầu ngắn hạn, nhu cầu dài hạn, nhu cầu xã hội, nhu cầu phát triển…) giúpcho chi phí quản lý sẽ giảm Nguồn lực tiết kiệm được sử dụng theo hướng tậptrung đầu tư phát triển đối với những ngành mục tiêu/chiến lược/mũi nhọn, nhữngngành mà các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập không muốn đầu tư hoặckhông đủ điều kiện và động lực đầu tư (khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhânvăn, khoa học kỹ thuật và công nghệ cao…), đào tạo chất lượng cao, các ngànhnghề đặc thù với từng giai đoạn phát triển, các vùng khó khăn

1.3.2 Xã hội hóa giáo dục đại học tạo nên động lực cạnh tranh trong toàn hệ

thống và đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học

Với khả năng phát hiện và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động,các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập luôn nhanh chóng thay đổi, tích cựcnhập khẩu các chương trình đào tạo, sẵn sàng cải thiện điều kiện học tập, quốc tếhóa giảng viên, làm mới các điều kiện học tập… Những thế mạnh này khiến các cơ

sở giáo dục đại học ngoài công lập trở thành các nhân tố linh hoạt nhất hệ thốnggiáo dục đại học và có tác dụng “truyền chuyển động” tới các cơ sở trong toàn hệthống Dùng thị trường (với bản chất là cạnh tranh) làm động lực nhằm đổi mớitoàn diện trên toàn hệ thống là đích phấn đấu và là mong mỏi lớn của những ngườilàm quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam, nơi mà GDĐH đang yếu thế trước xu thế

du học đang ngày càng mạnh mẽ của các gia đình Việt

Quản lý một hệ thống GDĐH đa dạng và năng động là thách thức đối vớimọi chủ thể quản lý Thực hiện xã hội hóa GDĐH đem lại những trải nghiệm quản

lý mới mẻ, phức tạp, buộc các chủ thể phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước vềGDĐH, góp phần giảm bớt các tiêu cực, thúc đẩy các cơ quan QLNN về GDĐH

Trang 17

1.3.3 Xã hội hóa giáo dục đại học tạo ra nhiều cơ hội học tập, góp phần xây

dựng xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời

Việc phát triển các cơ sở GDĐH ngoài công lập và tăng cường các hình thứcđào tạo theo nhu cầu tại các cơ sở GDĐH công lập mở ra cơ hội được học Đại họccho nhiều người hơn trước Việc làm này mang lại ba ý nghĩa lớn Một là thể hiệnGDĐH dành cho số đông (ngược lại với triết lý đại học “tinh hoa” chỉ dành chomột số ít người có năng lực nổi trội) Hai là phá vỡ sự hạn chế về chỉ tiêu và quy

mô đào tạo của các cơ sở GDĐH ngoài công lập , tạo ra những lựa chọn phongphú, thỏa mãn mong muốn, nguyện vọng và nhu cầu học tập của xã hội Ba là gópphần quan trọng trong việc tạo dựng xã hội học tập (Learning Society) trong bốicảnh xã hội hiện đại

Với những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ ngày nay, mọi mặtcủa xã hội đều đang vận động biến đổi với tốc độ và xu hướng khó có thể dự báo.Con người không thể biết trước mình sẽ phải tạo dựng và tái tạo dựng sự nghiệpbao nhiêu lần trong hành trình một đời người Vì thế, quyền bình đẳng trong việctiếp cận với cơ hội học tập liên tục và học tập suốt đời sẽ là đòi hỏi bức thiết trongtương lai gần Sự đa dạng này sẽ có được khi thực hiện xã hội hóa GDĐH

1.3.4 Xã hội hóa giáo dục đại học làm phát huy các tiềm lực của xã hội, khích

lệ tính chủ động của các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đại học

Thông qua xã hội hóa GDĐH, các cá nhân và tổ chức có quyền và lợi íchliên quan sử dụng các nguồn lực của mình để tham gia vào quá trình thực hiệnnhiệm vụ GDĐH Bên cạnh các nguồn lực như tài chính vật chất, trí tuệ, năng lựcquản lý, có thể coi trách nhiệm từ vị trí của các bên tham gia XHH chính là nguồnlực đặc biệt nhất

Trang 18

Song song với nhiệm vụ sáng tạo và truyền bá tri thức, trường ĐH cần đồngthời chú trọng tới việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội đang bức xúc, nhằmnuôi dưỡng trách nhiệm của cá nhân trong mỗi người học Việc các trường ĐH trênthế giới tham gia chủ đạo trong nghiên cứu và cho ra đời các loại vắc xin phòngCovid-19 là mình chứng rõ nét cho điều này Thực hiện tốt xã hội hóa GDĐH sẽđồng nghĩa với việc các trách nhiệm xã hội của trường ĐH có cơ hội được thựchiện một cách tối đa, mang lại lợi ích bền vững cho chính xã hội.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa giáo dục đại học

Các yếu tố này tác động tới xã hội hóa giáo dục đại học theo hai xu hướngchủ đạo là tích cực và tiêu cực Có thể kể ra các yếu tố cơ bản như sau:

1.4.1 Truyền thống văn hóa về giáo dục

Truyền thống văn hóa về giáo dục và đào tạo là yếu tố rất quan trọng đối vớimỗi quốc gia Điển hình như tại châu Á, lịch sử khoa cử và văn hóa tôn sư trọngđạo đã góp phần quan trọng tạo nên tinh thần hiếu học tại các quốc gia Đông Á vàViệt Nam Truyền thống này đã ăn sâu trong tiềm thức của rất nhiều thế hệ và vẫn

là lựa chọn hành động của phần lớn các gia đình tại Việt Nam hiện nay Đây cũngchính là tiền đề của rất nhiều hành động xã hội hóa GD đang phổ biến trong xã hộihiện nay như hiến đất xây dựng trường học, đóng góp quỹ khuyến học, giúp đỡ họcsinh nghèo vượt khó, khen thưởng học sinh giỏi và thi đỗ ĐH… Các hoạt động nàyđược thực hiện rộng rãi trên nhiều quy mô, cấp độ và ở nhiều loại hình tổ chứckhác nhau như dòng họ, thôn/làng, tổ dân phố, phường/xã, doanh nghiệp, cơ quan

NN, đoàn thể… Như thế, truyền thống trọng việc học đã có tác động tích cực tới xãhội hóa giáo dục nói chung, trong đó có xã hội hóa GDĐH

Ngày đăng: 16/02/2024, 15:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Báo Điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2021), Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo Điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2021)
Tác giả: Báo Điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 2021
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2020)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2020
4. Phương Hữu Từng (2020),X ã hội hóa giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Hữu Từng (2020),"X ã hội hóa giáo dục đại học: Kinh nghiệmquốc tế và bài học đối với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Tác giả: Phương Hữu Từng
Năm: 2020
5. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Quản lý tài chính tại các trường đại họccông lập Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Thanh Thủy
Năm: 2012
6. Báo điện tử Dân trí (2018), “ĐH-Doanh nghiệp: Mô hình ĐT tiên tiến của thời 4.0” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo điện tử Dân trí (2018), "“ĐH-Doanh nghiệp: Mô hình ĐT tiên tiếncủa thời 4.0
Tác giả: Báo điện tử Dân trí
Năm: 2018
7. Bích Liên (2017), “Thành lập doanh nghiệp trong trường ĐH: Nhiều khó khăn vướng mắc”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành lập doanh nghiệp trong trường ĐH: Nhiều khókhăn vướng mắc”
Tác giả: Bích Liên
Năm: 2017
8. Đăng Nguyên (2018), “Thêm nhiều trường NCL được mở ngành y đa khoa”, Báo Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đăng Nguyên (2018), “Thêm nhiều trường NCL được mở ngành y đakhoa”
Tác giả: Đăng Nguyên
Năm: 2018
9. Lê Hà (2020), “Xã hội hóa giáo dục: Đưa giáo dục đào tạo hội nhập thế giới”, Báo Nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Hà (2020), “Xã hội hóa giáo dục: Đưa giáo dục đào tạo hội nhập thếgiới”
Tác giả: Lê Hà
Năm: 2020
10.Quý Hiên (2018), “Nhiều đơn vị NCL chiếm top đầu trong bảng xếp hạng RePEc Việt Nam”, Báo Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quý Hiên (2018), “Nhiều đơn vị NCL chiếm top đầu trong bảng xếphạng RePEc Việt Nam”
Tác giả: Quý Hiên
Năm: 2018
1. Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2008), Giáo trình Quản lý xã hội về giáo dục và đào tạo Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w