1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý xã hội hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo ở việt nam hiện nay

22 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Tác Quốc Tế Về Giáo Dục Và Đào Tạo Ở Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Xã Hội
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 43,73 KB

Nội dung

Đào tạo được hiểu là một nội dụng củagiáo dục trong nhà trường hướng về giáo dục chuyên môn nghiệp vụ.1.2Khái niệm về hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo Hợp tác quốc tế về giáo dục v

Trang 1

A Mở đầu

1 Lý do lựa chọn đề tài

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốnphát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần, nhất là vềhọc vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và cảitạo xã hội Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi không cótri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệthuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc,đất nước mình

Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc Ngày nay, giáo dục

và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới Trong nền kinh tế trithức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quýgiá nhất của con người và xã hội Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhấtđược các nước thừa nhận và bảo hộ Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗiquốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồnlực con người có tri thức là cơ bản nhất

Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộcbởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làmgiàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức

đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhậpquốc tế và toàn cầu

Để giáo dục được phát triển mạnh mẽ thì việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcgiáo dục, đào tạo của Việt Nam là một điều cần thiết để khẳng định vị thế của ViệtNam trên thế giới

Trang 2

Vì vậy ,qua quá trình tìm hiểu em lựa chọn đề tài tiểu luận của mình là “Hợptác quốc tế về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay”.

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là “sự hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo của ViệtNam hiện nay ”

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài đó là phân tích ,làm rõ việc hợp tác quốc tế vềgiáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay Từ đó đưa ra những giải pháp nâng caoviệc hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo có hiệu quả ,đạt chất lượng cao

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp phân tích –tổng hợp ,phương pháplôgic

5 Kết cấu đề đài

Chương I: Lý luận chung về hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

Chương II: Hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục và đàotạo

Trang 3

B Nội dung Chương I: Lý luận chung về hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

1.1 Khái niệm giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo là quá trình phát triển có hệ thống các tri thức ,kĩ năng lĩxảo và thái độ ,tư cách ,đòi hỏi ở một con người được giáo dục và đào tạo thựchiện được nhiệm vụ chuyên môn nhất định Đào tạo được hiểu là một nội dụng củagiáo dục trong nhà trường hướng về giáo dục chuyên môn nghiệp vụ

1.2 Khái niệm về hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

Hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo hiện nay là hợp tác về cáchoạt động giáo dục giữa cá nhân, chủ thể tại nước mình với các cá nhân, chủ thể người nước ngoài nhằm một mục đích phát triển giáo dục đào tạocủa cả hai bên

1.3 Nguyên tắc hợp tác quốc tế về giáo dục

Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắctôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi

1.4 Hợp tác về giáo dục với nước ngoài ở Việt Nam

Một , nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục của ViệtNam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nướcngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

Hai, nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ranước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật theo hình

Trang 4

thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân trong nước cấp hoặc do tổ chức,

cá nhân nước ngoài tài trợ

Ba, nhà nước dành ngân sách cử người đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức

và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành, nghề và lĩnh vựcthen chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bốn, chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy,học tập, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; việc hợp tác về giáo dục với tổchức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1.5 Các hình thức hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục tại Việt Nam.

a) Liên kết giáo dục, đào tạo;

b) Thành lập văn phòng đại diện;

c) Thành lập phân hiệu;

d) Thành lập cơ sở giáo dục;

đ) Các hình thức hợp tác, đầu tư khác

Trang 5

Chương II: Hợp tác quốc tế về giáo dục và đạo tạo ở Việt Nam

hiện nay

2 1 Tầm quan trọng của hợp tác quốc tế đối với giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.

Hợp tác quốc tế về đào tạo hiện nay là hợp tác về các hoạt động đào tạo giữa

cá nhân, chủ thể tại Việt Nam với các cá nhân, chủ thể người nước ngoài nhằmmột mục đích Phát triển giáo dục đào tạo của cả hai bên Sự cần thiết của hợp tácquốc tế đối với đào tạo ở nước ta được thể hiện qua những dung chính sau đây: Thứ nhất, hợp tác quốc tế đặt ra yêu cầu cho nền giáo dục Việt Nam phảitriển khai và phát triển tính quốc tế trong môi trường sư phạm Chiến lược pháttriển giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay cũng khẳng định hội nhập quốc tế sâurộng về giáo dục xong vẫn phải giữ được cơ sở của bản sắc dân tộc, khẳng địnhđược chủ quyền của quốc gia

Trong xã hội hiện đại như hiện nay việc phát triển đào tạo giáo dục mangtính quốc tế là lẽ tất yếu đề nên giáo dục nước nhà có thể cập nhật được những xuhướng mới tri thức mới của nhân loại để có thể hoàn thành được nhiệm vụ cungcấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước thì không gì khác nền giáo dụccủa chúng ta bắt buộc phải đi đến con đường hợp tác quốc tế

Thứ hai hợp tác Quốc gia giúp các trường ở Việt Nam nâng cao được nănglực cạnh tranh của mình và thu hút nhiều nhân tài hơn nữa sự phát triển kinh tế

Trang 6

khiến cho Việt Nam hiện nay không chỉ có những cơ sở giáo dục công lập mà các

cơ sở giáo dục tư nhân cũng mọc lên rất nhiều các trường học ở Việt Nam khôngchỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều các trường họctiên tiến trên thế giới

Hàng năm các nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới như Singapore Mỹanh Được biết đến là thị trường xuất khẩu giáo dục đã thu hút hàng nghìn du họcsinh đến học tập và trong đó có một số lượng không nhỏ các sinh viên Việt Namchính vì vậy các vấn đề đó đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho nền giáo dục ViệtNam là phải cập nhật nắm bắt mọi xu hướng giáo dục mới nhất của thế giới cạnhtranh với các nền giáo dục tiên tiến thì mới có thể tồn tại và phát triển trong tươnglai

Thứ ba , hợp tác quốc tế cũng là một trong số để đánh giá xếp hạng các môitrường đại học hàng đầu thế giới hiện nay nhu cầu quốc tế hóa đã thúc đẩy có nềngiáo dục không thể phát triển mà không có tính chất quốc tế và hoạt động theonhững chuẩn mực nhất định của giáo dục đào tạo quốc tế

Điểm số chung cuộc xếp hạng giáo dục toàn cầu được tính ra từ các tiêu chísau rằng dậy tính quốc tế thu nhập và đổi mới năng lực nghiên cứu uy tín và ảnhhưởng nghiên cứu trong đó tính quốc tế được chiếm đến 7,5% tổng số điểm

Do đó ngoài việc thì tập trung vào các hoạt động giảng dạy nghiên cứu khoahọc theo cách truyền thống để có thể bắt kịp được xu hướng phát triển của thế giớikhông để bị là một đất nước tụt hậu về giáo dục thì hợp tác quốc tế là lẽ tất yếuphải diễn ra

Trang 7

như hiện nay, trọng trách nặng nề của giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đạihọc nói riêng là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao để có thể thích ứng,tồn tại và phát triển ở môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Để xu hướng phát triển giáo dục hiện đại trên thế giới, đồng thời kéo gầnkhoảng cách giữa giáo dục Việt Nam là biết nắm bắt cơ hội hợp tác quốc tế để cọxát, cạnh tranh, tự đánh giá năng lực của mình và có động lực phát triển theohướng ngày càng tiến bộ

2.2 Vai trò của hợp tác quốc tế đối với giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

Thứ nhất, hoạt động hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng trong việc địnhhướng sự phát triển của các trường học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục

đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới Thông qua hoạt động hợp tác quốc

tế, các trường học Việt Nam có thể rút ra các kinh nghiệm quý giá trong việc đổimới tư duy, phương thức quản lý giáo dục, lựa chọn phương hướng, cải tiến hệthống và quy trình đào tạo, kết hợp nghiên cứu khoa học với giảng dạy, đồng thờibiết tận dụng thời cơ và lợi thế để từng bước kéo gần khoảng cách giữa giáo dụcViệt Nam và thế giới Ngoài ra, hoạt động này tạo điều kiện cho các trườnghọcphát triển bền vững, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho việcphát triển đất nước

Thứ hai, hợp tác quốc tế giúp các trường học thiết lập được nhiều hình thứchợp tác đa dạng, phong phú với các chương trình, dự án hợp tác đào tạo, hợp tácnghiên cứu khoa học, hợp tác song phương và đa phương Trong quá trình đó, cáctrường học có thể khai thác các cơ hội, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, cậpnhật các tiến bộ khoa học công nghệ thông qua các chương trình nghiên cứuchung, liên kết với các đối tác nước ngoài để từng bước chuẩn hóa các chương

Trang 8

trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tếnhằm tiến tới quốc tế hóa các chương trình, giáo trình giảng dạy.

Thứ ba, việc hợp tác quốc tế mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với sựphát triển của các nền giáo dục của các quốc gia nói chung Đối với học sinh &sinh viên, hợp tác quốc tế của các trường đại học mang lại cơ hội to lớn trong việctiếp cận nhanh chóng với nguồn tri thức quốc tế khổng lồ Đối với các trường học,hoạt động hợp tác quốc tế thúc đẩy các tổ chức này cải tiến cơ sở vật chất và nângcao chất lượng đào tạo để có thể thu hút được các đối tác cũng như tìm được vị thếtrên thị trường quốc tế Ngoài ra, khi hợp tác với nhau hệ thống giáo dục các nướccòn có cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm quản lý và trao đổi kiến thức chuyênmôn trong giảng dạy Nhờ quá trình này, các bên đều có cơ hội nâng cao năng lựcquản lý cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên & giảng viên Một lợiích thiết thực khác đó là hợp tác về giáo dục cũng góp phần không nhỏ trong việctăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia với nhau

Ngoài ra, hợp tác quốc tế còn đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng định

hướng và đổi mới giáo dục, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng để phục

vụ sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Quá trình này

mang đến cho các trường học Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý giá trong việc đổimới tư duy, phương thức quản lý giáo dục, lựa chọn phương hướng và cải tiến hệthống, quy trình đào tạo, đồng thời tiếp cận gần hơn với các nền giáo dục tiên tiếntrên thế giới

Như vậy, có thể khẳng định hợp tác quốc tế của các trường học là hoạtđộng tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của giáo dục hiện đại Nắm bắt vàtận dụng hiệu quả hoạt động này, các trường học có thể có cơ hội tốt để cọ xát, họchỏi, cạnh tranh và có động lực ngày càng phát triển theo hướng tiến bộ hơn

Trang 9

2.3 Một số thành tựu hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo của Việt Nam thời gian qua

đã đạt được những kết quả quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả về hợp tác quốc tế

và vị thế của Việt Nam trên thế giới

Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với hơn 100 quốc gia vàlãnh thổ Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đánhgiá, trong 7 năm từ năm 2013 đến năm 2020, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáodục, đào tạo được nâng lên, giúp nâng cao hiệu quả về hợp tác quốc tế và vị thếcủa Việt Nam trên thế giới

Để đạt được điều trên, trong công tác quản lý, Bộ GD-ĐT đã tiếp tục hoànthiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hợp tác và đầu tư với nướcngoài, quản lý cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài, đồng thời,triển khai 6 dịch vụ công mức độ 3 và 4 về công tác tuyển sinh, quản lý du họcsinh Việt Nam đi học ở nước ngoài bằng học bổng có sử dụng ngân sách nhà nướctrên cổng Dịch vụ công quốc gia

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, giai đoạn 2013-2016, đã có 68 thỏa thuậnquốc tế và 23 điều ước quốc tế được ký kết; Giai đoạn 2016 - 2020, Bộ GD-ĐT đãchủ trì đàm phán, ký kết 75 thỏa thuận và điều ước quốc tế cấp Chính phủ và cấp

Bộ Đặc biệt, năm học 2019-2020, Bộ GD-ĐT đã chủ trì, ký kết được 21 văn bảnhợp tác quốc tế (gồm 6 văn bản cấp Chính phủ, 15 văn bản cấp Bộ) và ký kết thỏathuận về công nhận văn bằng để thúc đẩy việc dịch chuyển sinh viên với các nướctrong khu vực và trên thế giới như: Hiệp định về trường đại học Việt-Đức, Hiệpđịnh về việc giảng dạy tiếng Anh theo chương trình hòa bình; Công hàm trao đổi

về Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực với Nhật Bản; Hiệp định giữa Chínhphủ Việt Nam và Chính phủ Armenia về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa

Trang 10

học; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Latvia về hợp tác tronglĩnh vực giáo dục; Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp vềviệc phát triển CFVG giai đoạn 2019-2023.

Cũng trong năm qua, Bộ GD-ĐT đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị để kếtnối hợp tác giữa các chuyên gia giáo dục, nhà đầu tư, cơ sở giáo dục trong và ngoàinước để chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác và đầu tư, nâng cao chất lượngtrong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như: Diễn đàn toàn cầu của UNESCO về giáodục vì Phát triển bền vững và Công dân toàn cầu tại, triển lãm giáo dục Việt Namtại Lào; Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam - Liên bang Nga, Hộinghị Giáo dục Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc), Hội nghị thúc đẩy cơ hội họctập các chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam

Theo Bộ ĐT, các điều ước, thoả thuận hợp tác về giáo dục giữa Bộ

GD-ĐT và các đối tác đều đã được các bên chủ động xúc tiến, thực hiện cam kết mộtcách có hiệu quả, thiết thực Tính đến nay, cả nước có tổng số 455 dự án FDI củanước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước cũng đã đem lạihàng ngàn học bổng hằng năm cho công dân Việt Nam đi học tập tại nước ngoài.Hiện có 19 nước cấp học bổng Hiệp định cho Việt Nam, trong đó, có nhiều nước

có nền giáo dục tiên tiến, nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại Số lượng học bổng

do chính phủ nước ngoài cấp cho Chính phủ Việt Nam đã tăng từ khoảng 400 họcbổng/năm (năm 2013) lên 1.400 học bổng/năm (năm 2019)

Bộ GD-ĐT triển khai một cách hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận với nướcngoài về hợp tác giáo dục qua việc tuyển chọn, cử du học sinh Việt Nam đi học tập

Trang 11

ở nước ngoài và tiếp nhận du học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam Hiệnnay, Bộ GD-ĐT đang trực tiếp quản lý 6.067 du học sinh Việt Nam học tập ở nướcngoài theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của Chính phủ (chiếm 4%trong tổng số 192.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài).

Việt Nam hiện cũng đang trở thành điểm đến được nhiều sinh viên quốc tếlựa chọn, với những ưu điểm về chất lượng giáo dục liên tục được nâng lên, chi phíhọc tập, sinh hoạt hấp dẫn, môi trường sống an toàn Đến năm học 2019 - 2020 đã

có hơn 21.000 du học sinh đến từ 67 quốc gia trên thế giới học tập tại Việt Nam,trong đó, có 14.400 sinh viên theo học các chương trình đào tạo từ đại học trở lên

Các cơ sở giáo dục phổ thông của chúng ta hiện nay cũng đang góp thúc đẩyhội nhập quốc tế trong việc triển khai các chương trình giáo dục tích hợp ở mầmnon và phổ thông, giúp học sinh tiếp cận chương trình quốc tế, góp phần nâng caotrình độ ngoại ngữ cho học sinh và giáo viên

Đối với các cơ sở giáo dục đại học chủ động và tích cực mở rộng hợp tácnghiên cứu khoa học, tăng số lượng các chương trình giảng dạy bằng tiếng nướcngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, liên thôngchương trình với các trường đại học nước ngoài có uy tín, và xây dựng chính sáchthu hút sinh viên, nhà khoa học nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại ViệtNam Hiện đã có hơn 450 chương trình đào tạo quốc tế của 70 cơ sở giáo dục đạihọc Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã tuyển được tổng số86.000 sinh viên, học viên Liên kết đào tạo với nước ngoài đã tăng cường hiệu quảđào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nâng cao vị thế các cơ sở giáo dục đạihọc của Việt Nam trên thế giới

Ngày đăng: 15/02/2024, 14:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w