1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quan điểm toàn diện với việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở việt nam hiện nay

36 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 196,5 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài.Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ giáo dục ngày càng có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố quyết định tương lai của đát nước. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.Trong những năm qua Giáo dục Đào tạo Việt Nam phát triển theo hướng xã hội hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, đa dạng hóa, dân chủ hóa, thực hiện ham muốn tột bậc của Bác Hồ là mọi người đều được học hành, làm cho dân tộc ta trở thành một dân tộc thông thái sánh ngang với các nước trên thế giới, cùng nhân loại đi vào thiên niên kỷ mới trên cơ sở phát huy, phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta cùng nhau thực hiện sứ mệnh “trồng người” ngang tầm với thời đại, xứng đáng với ông cha, tự hào với bè bạn.Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, vấn đề con người, vấn đề giáo dục nổi lên hàng đầu. Ủy bao giáo dục thế giới nêu lên bốn cột trụ của giáo dục là dạy con người chung sống với nhau và bảo vệ môi trường, tạo dựng một nền văn minh mới – văn minh hòa bình, văn hóa khoan dung. Thế giới đang đi vào thời đại thông tin điện tử với Internet, fax, thư điện tử, điện thoại di động, khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ điện tử, công nghệ vật liệu mới, thực sự là lực lượng sản xuất hiện đại. Và loài người cũng đang phải đối mặt với bao mâu thuẫn đầy thử thách; vừa toàn cầu hóa, hội nhập vừa đấu trang giữ gìn độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, giữa giàu và nghèo, giữa XHCN và TBCN, đơn cực và đa cực, bảo vệ môi trường, vấn đề dân số, vấn đề bệnh tật xã hội,… Thời điểm đầy biến động, khó ai lường trước hết được, chỉ biết rằng xu thế của loài người, của thời đại là xu thế đi lên, tiệm cận dẫn tới mục tiêu giải phóng con người, làm cho mọi năng lực sẵn có trong mỗi con người được phát triển tối đa, để sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.Thế kỷ XXI Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc. Giáo dục Đào tạo Việt Nam có sứ mệnh quan trọng trong công cuộc đổi mới đó.Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư rất nhiều cho phát triển Giáo dục Đào tạo. Vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là vấn đề thường xuyên được đưa ra bàn luận trong các kì đại hội của Đảng và cũng là vấn đề nhà nhà, người người quan tâm.Những thành tựu chúng ta đạt được trong những năm qua là vô cùng to lớn, nền giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận đó là những “lỗ hổng” những “bất cập” trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của chúng ta. Thực tế đó đặt ra câu hỏi lớn liệu chúng ta đã chọn đúng con đường để chấn hưng nền giáo dục nước nhà ? Và trong sự nghiệp đổi mới Giáo dục Đào tạo chúng ta cần phải đổi mới những gì? Những câu hỏi đó, đòi hỏi phải được trả lời và trên phương diện triết học chúng ta mới có thể giải quyết được vấn đề này.Em nhận thấy đây là vấn đề có tính thời sự, mang ý nghĩa thiết thực cao nên em chọn vấn đề “Quan điểm toàn diện với việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay” đêr viết tiểu luận kết thúc học phần Các chuyên đề Triết học.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế với sự phát triển như vũbão của khoa học công nghệ giáo dục ngày càng có vị trí và vai trò đặc biệtquan trọng, là nhân tố quyết định tương lai của đát nước Chính vì vậy, Đảng

ta khẳng định cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốcsách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

Trong những năm qua Giáo dục - Đào tạo Việt Nam phát triển theohướng xã hội hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, đa dạng hóa, dân chủ hóa, thựchiện ham muốn tột bậc của Bác Hồ là mọi người đều được học hành, làm chodân tộc ta trở thành một dân tộc thông thái sánh ngang với các nước trên thếgiới, cùng nhân loại đi vào thiên niên kỷ mới trên cơ sở phát huy, phát triểnnền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Chúng ta cùng nhau thực hiện

sứ mệnh “trồng người” ngang tầm với thời đại, xứng đáng với ông cha, tự hàovới bè bạn

Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, vấn đề con người, vấn đề giáo dục nổilên hàng đầu Ủy bao giáo dục thế giới nêu lên bốn cột trụ của giáo dục làdạy con người chung sống với nhau và bảo vệ môi trường, tạo dựng một nềnvăn minh mới – văn minh hòa bình, văn hóa khoan dung Thế giới đang đivào thời đại thông tin điện tử với Internet, fax, thư điện tử, điện thoại di động,khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ điện tử, côngnghệ vật liệu mới, thực sự là lực lượng sản xuất hiện đại Và loài người cũngđang phải đối mặt với bao mâu thuẫn đầy thử thách; vừa toàn cầu hóa, hộinhập vừa đấu trang giữ gìn độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, giữagiàu và nghèo, giữa XHCN và TBCN, đơn cực và đa cực, bảo vệ môi trường,vấn đề dân số, vấn đề bệnh tật xã hội,… Thời điểm đầy biến động, khó ailường trước hết được, chỉ biết rằng xu thế của loài người, của thời đại là xuthế đi lên, tiệm cận dẫn tới mục tiêu giải phóng con người, làm cho mọi năng

Trang 2

lực sẵn có trong mỗi con người được phát triển tối đa, để sự phát triển tự docủa mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

Thế kỷ XXI Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh toàn diện côngcuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triểnnền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, mọi người, mọi nhà ấm no,hạnh phúc Giáo dục - Đào tạo Việt Nam có sứ mệnh quan trọng trong côngcuộc đổi mới đó

Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục với sự phát triển kinh tế xãhội của đất nước Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư rất nhiều cho pháttriển Giáo dục - Đào tạo Vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đàotạo là vấn đề thường xuyên được đưa ra bàn luận trong các kì đại hội củaĐảng và cũng là vấn đề nhà nhà, người người quan tâm

Những thành tựu chúng ta đạt được trong những năm qua là vô cùng tolớn, nền giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể Tuy nhiên, bêncạnh đó vẫn có một sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận đó là những “lỗhổng” những “bất cập” trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của chúng ta Thực

tế đó đặt ra câu hỏi lớn liệu chúng ta đã chọn đúng con đường để chấn hưngnền giáo dục nước nhà ? Và trong sự nghiệp đổi mới Giáo dục - Đào tạochúng ta cần phải đổi mới những gì? Những câu hỏi đó, đòi hỏi phải được trảlời và trên phương diện triết học chúng ta mới có thể giải quyết được vấn đềnày

Em nhận thấy đây là vấn đề có tính thời sự, mang ý nghĩa thiết thực cao

nên em chọn vấn đề “Quan điểm toàn diện với việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay” đêr viết tiểu luận kết thúc học phần Các

chuyên đề Triết học

Trong quá trình nghiên cứu em đã cố gắng rất nhiều nhưng không tránhkhỏi những thiếu sót Vì vậy, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chia sẻ

Trang 3

của thầy cô để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn Qua đây, em xin gửi lời cảm ơnchân thành đến Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong khoa đã tận tìnhgiảng dạy, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1 Mục đích nghiên cứu.

Tiểu luận làm rõ cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, từ đó vận dụngquan điểm toàn diện vào việc đổi mới nền Giáo dục - Đào tạo ở Việt Namhiện nay đồng thời đề xuất những giải pháp đổi mới Giáo dục - Đào tạo ởnước ta

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở triết học của quan điểm toàn diện

- Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới Giáo dục - Đào tạoViệt Nam

- Đề xuất những giải pháp đổi mới Giáo dục - Đào tạo Việt Nam hiệnnay

3 Phạm vi nghiên cứu.

Xem xét trên phương diện triết học về quan điểm toàn diện với việc đổimới Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp luận: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –

Lênin: phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứngvà duy vật lịch sử

- Phương pháp chung: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp,…

5 Kết cấu.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung tiểu luận gồm hai chương:

Chương 1: Cơ sở triết học của quan điểm toàn diện.

Chương 2: Vận dụng quan điểm toàn diện trong đổi mới Giáo dục - Đào

tạo ở Việt Nam hiện nay

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA QUAN ĐIỂM

TOÀN DIỆN.

Quan điểm toàn diện là nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từnguyên lý về mối liên hệ phổ biến, một trong hai nguyên lý cơ bản của phépbiện chứng duy vật trong Triết học Mác - Lênin Đây là một phạm trù củaphép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại, sự chuyểnhóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiệntượng trong thế giới khách quan

1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

1.1.1 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến.

- Nguyên lý là sơ sở đầu tiên, là luận điểm xuất phát, căn cứ cơ bản của

một ngành khoa học, một bộ môn khoa học

- Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự ràng buộc sự quy định tác động

lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật hiện tượng hay giữacác sự vật hiện tượng với nhau

- Phổ biến là khái niệm dùng để chỉ những sự vật hiện tượng, quá trình

diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng

Như vậy, các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thếgiới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tạibiệt lập, tách rời nhau ? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy địnhmối liên hệ đó ?

Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có những quanđiểm khác nhau

Trả lời câu hỏi thứ nhất, có hai quan điểm khác nhau Những người theoquan điểm siêu hình cho rằng các sự vật hiện tường tồn tại biết lập, tách rờinhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kìa Chúng không có sự phụ thuộc, không

Trang 5

có sự ràng buộc, quy định lẫn nhau Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhauthì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên Tuy vậy,trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người chorằng các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ có khảnăng chuyển hóa lẫn nhau Chẳng hạn, họ cho rằng giới vô cơ và giới hữu cơkhông có gì liên hệ với nhau, tồn tại độc lập không thâm nhập lẫn nhau,…Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật,hiện tượng các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập vừa quy định tác độngqua lại, chuyển hóa lẫn nhau Chẳng hạn sự gia tăng về dân số sẽ tác độngtrực tiếp đến kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế,… Không chỉ trong mộtnước mà trên toàn thế giới.

Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan

và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ, sựchuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tựnhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người Báccơly, đứng trênquan điểm duy tâm chủ quan cho rằng, cảm giác là nền tảng của mối liên hệgiữa các sự vật, hiện tượng Còn Hêghen, xuất phát từ lập trường duy tâmkhách quan lại vạch ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của mối liên hệgiữa các sự vật hiện tượng

Không giống với những người theo quan điểm siêu hình, biện chứng haychủ nghĩa duy tâm những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳngđịnh tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sựvật, hiện tượng Họ chỉ ra rằng các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới dù có

đa dạng, phong phú có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là nhữngdạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất – thế giới vật chất Nhờ

có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà có sựtác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật

biện chứng khẳng định rằng: “Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học

dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa

Trang 6

các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới khách quan”.

Như vậy có nghĩa là các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện

sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau Bảnchất, tính quy luật của sự vật hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tácđộng qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng với

sự vật, hiện tượng khác Do đó, chúng ta chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũngnhư bản chất của con người cụ thể thông qua mối liên hệ, sự tác động của conngười đó đối với người khác, đối với xã hội, tự nhiên, thông qua hoạt độngcủa chính người đó

1.1.2 Các tính chất của mối liên hệ.

Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú là nhữngtính chất cơ bản của các mối liên hệ

1.1.2.1 Tính khách quan của các mối liên hệ.

Theo quan điểm biện chứng duy vật, mọi mối liên hệ của các sự vậthiện tượng là khách quan, là cái vốn có của mọi sự vật hiện tượng tồn tại độclập không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người chỉ có thể nhận thức

và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình Ngay cảnhững vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày hàng giờ chịu sự tác động củacác sự vật, hiện tượng khác (như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, …, đôikhi cũng chịu sự tác động của con người) Con người – một sinh vật phát triểncao nhất trong giới tự nhiên, dù muốn hay không, cũng luôn luôn bị tác độngbởi các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân cũngnhư tiếp nhận sự tác động của xã hội và những người khác Như vậy chínhcon người và chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn quan hệ, mối liên hệchằng chịt vấn đề là con người phải hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúngvào hoạt động của mình để giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụnhu cầu, lợi ích của xã hội và bản thân con người

1.1.2.2, Tính phổ biến của các mối liên hệ.

Trang 7

Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan, mà còn mang tính phổbiến Tính phổ biến của mối liên hệ được thể hiện:

Thứ nhất: Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vậthiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiệntượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện tượnghay quá trình khác Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vậthiện tượng khác

Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào không có quan hệ,không liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội Chính vìthế hiện này trên thế giới đã và đang xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, khu vựchóa mọi mặt đời sống xã hội Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàncầu như: đói nghèo, bệnh tật, môi trường, dân số, chiến tranh và hòa bình,…

Thứ hai: Mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thểtùy theo điều kiện nhất định Song, dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ làbiểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất Phép biện chứng duy vậtchỉ nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới.Bởi thế P Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổbiến”1 Cùng với những lý do nêu trên, triết học gọi mối liên hệ đó là mốiliên hệ phổ biến

1.1.2.3 Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ.

Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ khẳngđịnh tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnhtính phong phú đa dạng của các mối liên hệ Tính đa dạng, phong phú của cácmối liên hệ được thể hiện ở chỗ: Các sự vật, hiện tượng hay các quá trìnhkhác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khácnhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệnhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khácnhau ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự

Trang 8

vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau Như vậy,không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khácnhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định trong những điều kiện xác định.

Có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp: mối liên

hệ trong và mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu;mối liên hệ ngẫu nhiên và mối liên hệ tất nhiên; mối liên hệ chung bao quáttoàn bộ thế giới và mối liên hệ riêng bao quát một lĩnh vực hoặc một số lĩnhvực của thế giới; mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp,… Chính tính

đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật vàhiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ Vì vậy, trong một sự vật cóthể bao gồm rất nhiều loại mối liên hệ, chứ không phải chỉ có một cặp mốiliên hệ xác định

Mỗi loại mối liên hệ nêu ra trên đây có vai trò khác nhau đối với sự vậnđộng và phát triển của sự vật

Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định chuyển hóalẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt của một sự vật Mối liên hệnày, giữ vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật hiên tượng Mối liên hệnày, nói chung không giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, sự vận động và

sự phát triển của sự vật Nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới

có thể tác động đối với sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật Tuynhiên, trong những điều kiện nhất định mối liên hệ bên ngoài có thể giữ vaitrò quyết định

Giống như cặp mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các cặp mối liên hệkhác cũng có quan hệ biện chứng với nhau Trong các cặp mối quan hệ đó,nói chung, mối liên hệ bản chất,mối liên hệ tất nhiên, mối liên hệ chủ yếu,…giữ vai trò quyết định Và tùy theo những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể các mốiliên hệ tương ứng với chúng có thể giữ vai trò quyết định Hay nói cách khác,

Trang 9

vai trò quyết định của các mối liên hệ trong từng cặp một phụ thuộc vào quan

hệ hiện thực xác định

Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối vì mỗi loạimối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệphổ biến Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùytheo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triểncủa chính các sự vật Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mangtính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết bởi vì mỗi loại mối liên

hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật Do

đó, con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có tác động phù hợpnhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình

1.1.3 Nội dung của mối liên hệ phổ biến.

Quan điểm biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khái quátnội dung của mối liên hệ phổ biến đó là: Các sự vật, hiện tượng, các quá trìnhcấu thành thế giới vừa tách biệt nhau, vừa liên hệ, thâm nhập và chuyển hóalẫn nhau làm cho thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất Thế giới này có

vô vàn các sự vật, hiện tượng và mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồntại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác

1.1.4 Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện:

Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về nguyên lý về mối liên

hệ phổ biến có thể rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạohiện thực Đó chính là quan điểm toàn diện

Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ vớicác sự vật hiện tượng khác và mối liên hệ giữa chúng rất đa dạng phongphú,do đó khi nhận thức về sự vật hiện tượng ta phải xem xét nó thông quacác mối liên hệ của nó với sự vật khác hay nói cách khác chúng ta phải cóquan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện xem xét sự vật trong mộtmối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng.V.I Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát

Trang 10

và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của

sự vật đó”1

1.2 Quan điểm toàn diện.

1.2.1 Khái niệm quan điểm toàn diện:

Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật,

chúng ta phải xem xét nó, một là trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận,các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó; hai là, trong mốiliên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác( kể cả trực tiếp và giántiếp)

Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sựvật, chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thưc tiễn của conngười Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sửnhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạnnhững mối liên hệ Bởi vì, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối,không đầy đủ, không trọn vẹn

Ý thức được điều đó chúng ta sẽ tránh được việc tuyệt đối hóa nhữngtri thức đã có về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đốikhông thể bổ sung, không thể phát triển Để nhận thức sự vật, chúng ta phảinghiên cứu tất cả các mối liên hệ “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đềphòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc”

1.2.2 Phân biệt quan điểm toàn diện với quan điểm phiến diện:

Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ

nó chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiềumối liên hệ của sự vật cũng có thể là phiến diện, nếu chúng ta đánh giá ngangnhau các thuộc tính, những tính quy luật khác nhau của sự vật thể hiện trongnhững mối liên hệ khác nhau đó Quan điêm toàn diện chân thực đòi hỏichúng ta phải đi từ tri thức, từ nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến

1 V.I Lênin toàn tập NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, t40, tr.364.

Trang 11

khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hayhiện tượng đó.

Như vậy quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàntrải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng, nóđòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, các quan trọng nhất của sự vật hay hiệntượng đó

1.2.3 Yêu cầu của quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện đòi hỏi chủ thể trong quá trình nhận thức phảibiết phân biệt từng mối liên hệ, phải xác định được mối liên hệ nào là cơ bản,mối liên hệ bản chất, mối liên hệ bên trong, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệtất nhiên,… chi phối quá trình tồn tại, vận động và phát triển của đối tượng đểhiểu rõ bản chất của đối tượng và có phương pháp tác động phù hợp nhằmđem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân

Trong nhận thức và hành động, chúng ta cũng cần lưu ý tới sự chuyểnhóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định trong quan hệgiữa con người với con người chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp vớitừng con người Và ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở nhữngkhông gian, thời gian khác nhau chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cáchquan hệ phù hợp như ông cha ta đã kết luận “đối nhân xử thế”

Trong quá trình nhận thức, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta hìnhdung về đối tượng sao cho vừa đảm bảo đối tượng đa dạng, phong phú vùalàm cho đối tượng nổi lên được những mối liên hệ cơ bản nhất

Trong hoạt động thực tiễn, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào

sự vật, hiện tượng, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệnội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng

ấy với các sự vật, hiện tượng khác

Đồng thời quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi chúng ta phải xây dựng vàbiết sử dụng các giải pháp, các phương tiện khác nhau một cách đầy đủ vàđồng bộ, xác định đâu là giải pháp chủ yếu, cơ bản nhất để tác động tới đối

Trang 12

tượng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, toàn diện nhất Chẳng hạn, để thựchiện mục tiều “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta, mặt khác, phải biếttranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại.

Trang 13

2.1.1 Quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của Giáo dục- Đào tạo

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệpGiáo dục - Đào tạo thực hiện 3 lần cải cách giáo dục năm 1950, 1956, 1979

và đổi mới năm 1986 Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhận thức đúng đắn vị trí, vai tròcủa Giáo dục - Đào tạo trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đấtnước đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước giai đoạn hiện nay

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước sựnghiệp Giáo dục - Đào tạo của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn,góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đắc lực chocông cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nhận thức đầy đủ tầmquan trọng và vai trò to lớn của Giáo dục - Đào tạo chính là nguyên nhân cơbản để phát triển sức mạnh nội sinh của từng con người và của cả dân tộc

Nghị quyết Đại hội lần thứ VII BCH TW Đảng chỉ rõ: “Giáo dục - Đào tạo

và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển” 1 Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng

cũng khẳng định: “Phát triển Giáo dục – Đào tạo là một trong những động

lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” 2

Trang 14

Đến đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006), Đảng ta nhấn mạnh: “Giáo

dục - Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa” 1

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng kinh

tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sảnxuất Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sựphát triển kinh tế - xã hội

Các nước trên thế giới, cả những nước phát triển cũng như các nước đangphát triển đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triểnnhanh và bền vững của mỗi quốc gia Đảng và Nhà nước ta cũng đã đặt giáodục đào tạo ở vị trí cao, quan trọng

Đại hội XI (tháng 1 - 2011) của Đảng tiếp tục khẳng định: “ Phát triển

giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” 2

Như vậy, thấm nhuần mục đích tất cả vì con người, do con người coi

đó là nhân tố trung tâm, động lực trực tiếp của sự phát triển Đảng ta luônkhẳng định vị trí của Giáo dục - Đào tạo là “quốc sách hàng đầu” có nghĩa làĐảng ta nhấn mạnh vị trí hàng đầu, đi đầu của Giáo dục - Đào tạo trong mốiquan hệ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước Giáo dục - Đàotạo là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách

mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển đấtnước bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng,…

Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo làđộng lực, là tiền đề, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước; nó thúc đẩykinh tế - xã hội của đất nước phát triển

Nếu chất lượng giáo dục thấp, trình độ con người thấp sẽ dẫn đến mọi lĩnhvực khác đều không phát triển được, cản trở sự phát triển của đất nước và

2 Chiến lược phát triển Kinh tế – xã hội 2011-2020.

Trang 15

ngược lại giáo dục đào tạo phát triển, trình độ dân trí được nâng cao sẽ kéotheo sự phát triển của kinh tế văn hóa, xã hội,…

Đảng ta nhận rõ vị trí của Giáo dục - Đào tạo “là quốc sách hàng đầu”

vì bản thân nó là nhu cầu sống còn của bất kỳ xã hội nào trong quá trình táisản xuất sức lao động xã hội ngày một cao hơn thay thế lực lượng lao động xãhội đã già cỗi

Trong môi trường hợp tác quốc tế phát triển có tính toàn cầu thì Giáodục - Đào tạo lại càng có vị trí vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy kinh tế - xãhội phát triển, đặc biệt là nó thay đổi cấu trúc xã hội, làm cho xã hội ngày mộtphát triển và thuần khiết hơn Vì lẽ đó, Đảng ta khẳng định rõ vị trí, tầm quantrọng của Giáo dục - Đào tạo và xác định Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp củatoàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân.Mọi người dân đều có quyền lợi vànghĩa vụ học tập Mọi cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội đều cótrách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục Các tổ chức kinh tế - xã hội, cácgia đình và cá nhân phải có trách nhiệm tích cực tham gia các phong tràonhằm phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của đất nước; phối kết hợp mộtcách chặt chẽ và thống nhất về mục tiêu, nội dung giáo dục giữa nhà trường,gia đình và xã hội

Phát triển Giáo dục Đào tạo gắn liền với yêu cầu phát triển kinh tế

-xã hội, khoa học công nghệ và củng cố an ninh quốc phòng Do đó, phát triểngiáo dục cần coi trọng cả 3 mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng vàphát huy hiệu quả; phải thực hiện sâu sắc nguyên lý giáo dục: học đi đôi vớihành; học tập kết hợp với lao động sản xuất; lý luận gắn liền với thực tiễn vàgiáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

Đảng và Nhà nước ta tạo mọi điều kiện để thực hiện công bằng tronggiáo dục, để ai có nhu cầu được học tập cũng được đi học

Những quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của Giáo dục - Đào tạo

là hết sức đứng đắn phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế chúng củathời đại Đảng ta xuất phát từ nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới là

Trang 16

đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; xuất phát từ mục tiêu xâydựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội; xuất phát từ chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triểngiáo dục và từ xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã khẳng định vị trí, vaitrò của Giáo dục - Đào tạo và việc đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đàotạo Việt Nam hiện nay theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dânchủ hóa và hội nhập quốc tế.

2.1.2 Những cơ sở đề đổi mới Giáo dục - Đào tạo ở nước ta hiện nay

2.1.2.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Giáo dục – Đào tạo.

Quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Giáo dục - Đào tạo,

về sự nghiệp trồng người là căn cứ, là cơ sở hàng đầu cho việc đổi mới cănbản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết XI của Đảng

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ýnghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Đấtnước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu

“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì những tưtưởng triết lý giáo dục của Người đã vạch ra phương hướng cơ bản cho chiếnlược phát triển Giáo dục - Đào tạo nước nhà

Tư tưởng Giáo dục - Đào tạo của Hồ Chí Minh chứa đựng tinh hoa củagiáo dục thế giới như triết lý giáo dục phương Đông, đặc biệt là triết lý nhânsinh của Nho, Phật, Lão; triết lý giáo dục nhân văn thời phục hưng và kế thừa

có chọn lọc truyền thống văn hóa, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam.Nhưng cái tạo nên sự phát triển về chất trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh

là chủ nghĩa Mác – Lênin Trên cơ sở đó, cùng với quá trình hoạt động thựctiễn cách mạng sinh động phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra nhữngquan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về vai trò, mục đích, nội dung vàphương pháp giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục - Đào tạo vừa làthành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, vừamang đậm hơi thở của cuộc sống Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá:

Trang 17

“Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cáclĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàngngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thâncủa những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộccủa mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Trong triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh, có những nội dung, nhữngluận điểm về Giáo dục - Đào tạo soi sáng mãi cho sự nghiệp giáo dục củanước ta như: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; “vì lợi ích mười năm thìphải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”; “muốn xây dựngchủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người XHCN” 1; “Học để làmviệc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,

Tổ quốc và nhân loại”; “học đề hành”; “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đờisau là một việc rất quan trọng và cần thiết” 2;…

Những quan điểm, tư tưởng nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh vềGiáo dục - Đào tạo là cơ sở, kim chỉ nam cho việc hoạch định đường lối chínhsách phát triển Giáo dục - Đào tạo của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa thời

sự đối với sự nghiệp đổi mới Giáo dục - Đào tạo ở nước ta hiện nay Trongcuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có mộtham muốn, ham muốn đến tột bậc, đó là “làm sao cho nước ta được hoàn toànđộc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, aicũng được học hành” Tư tưởng đó của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị,vẫn tỏa sáng tính cách mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc Đẩy mạnhpháttriển và đổi mới toàn diện sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo trong công cuộcđổi mới hiện nay chính là thực hiện ham muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ ChíMinh, nhanh chóng đưa nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu”

2.1.2.2 Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn mới.

1 HCM toàn tập, Sđd, t.9, tr.63

Trang 18

Theo quan điểm của Đảng, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo là động lực, làtiền đề thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển Do đó, yêu cầu củaphát triển kinh tế - xã hội là cơ sở quan trọng để tiến hành đổi mới Giáo dục -Đào tạo Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục - Đào tạo phải gắn chặt vớiquá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, hay nói cách khác phát triểnGiáo dục - Đào tạo phải gắn liền với tăng trưởng kinh tế Đây là nhiệm vụquan trọng được đưa ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020tại Đại hội Đảng lần thứ XI Mục đích của Giáo dục - Đào tạo là tạo ra nguồnnhân lực phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệphiện đại Để bảo đảm thành công của sự nghiệp này thì phát triển, đổi mớigiáo dục đào tạo là việc làm cực kỳ quan trong và có ý nghĩa đổi mới căn bản,toàn diện nền Giáo dục – Đào tạo Không vì mục tiêu nào khác việc phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước Do đó, có thể khẳng định giáo dục là nhân tốquan trọng nhất đảm bảo để một quốc gia phát triển kinh tế nhanh và bềnvững chất hượng Giáo dục - Đào tạo phải đặt bên cạnh yêu cầu nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực là phát triển khoa học công nghệ trong thời đại kinh tếtri thức đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới

2.1.2.3 Xuất phát từ xu thế phát triển của thời đại.

Xu thế phát triển của thời đại, nhu cầu học tập của nhân dân, truyềnthống Giáo dục - Đào tạo của đất nước là cơ sở không thể bỏ qua khi tiếnhành đổi mới Giáo dục - Đào tạo của nước ta hiện nay

Thế giới ngày nay có những biến đổi cực kỳ nhanh về mọi mặt với sựphát triển như vũ bão về khoa học – công nghệ Điều đó đòi hỏi con ngườimuốn tồn tại cần có khả năng thay đổi tư tuy và hành động của mình cho phùhợp, nhất là cách nhìn và tầm nhìn, đồng thời phải có khả năng thích nghi vàchủ động thích nghi với thực tế đầy biến động của thế giới Trong quá trìnhthích nghi con người phải biết phát triển sở trường, bản lĩnh của mình để tham

Ngày đăng: 09/05/2016, 23:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2005 Khác
2. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Khác
3. Đề cương bài giảng Giáo dục học đại cương, Khoa Tâm lý giáo dục, Học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội tháng 5-2007 Khác
4. Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Khác
5. Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Phạm Minh Hạc chủ biên,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Khác
6. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, NXB Sự thật, Hà Nội 7. Nghị quyết Trung ương 2 khóa XIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Khác
8. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Khác
9. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 Khác
10. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Khác
11. Tạp chí ban tuyên giáo 12. Tạp chí cộng sản Khác
14. Báo Điện tử Dân trí của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w