1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở việt nam hiện nay

77 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 580,43 KB

Nội dung

... khóa luận nhằm làm rõ vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi giáo dục đào tạo Việt Nam; từ đó, đưa số giải pháp nhằm đổi giáo dục đào tạo Việt Nam sở vận dụng quan điểm toàn diện 3.2 Nhiệm vụ... chung quan điểm toàn diện nội dung vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi giáo dục đào tạo - Xem xét thực trạng giáo dục đào tạo Việt Nam - Đề xuất số giải pháp phát triển giáo dục đào tạo nhằm... công đổi toàn diện giáo dục đào tạo Việt Nam 25 1.3 Nội dung vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi giáo dục đào tạo Giáo dục đào tạo nước ta đạt những thành tựu không nhỏ , góp phần quan

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ GIANG SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO VIỆC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Triết học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. TRẦN THỊ HỒNG LOAN HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Trần Thị Hồng Loan- người cô đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Em xin được chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị đã giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua. Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên đã góp ý và ủng hộ tôi hoàn thành khóa luận này. Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Giang LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn củaTS. Trần Thị Hồng Loan. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Giang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ..................................... 5 1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm toàn diện .................................................................................................................... 5 1.2. Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay ...... 18 1.3. Nội dung sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ............................................................................................................. 26 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ..................................................................................................... 35 2.1. Những thành tựu của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam và nguyên nhân của những thành tựu đó ......................................................................................... 35 2.2. Những hạn chế trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam và nguyên nhân của hạn chế đó ................................................................................................. 43 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐỔI MỚI GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN ............................................................. 53 3.1. Những định hướng chung ........................................................................ 53 3.2. Một số giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện ............................................................... 54 KẾT LUẬN .................................................................................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 72 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài “… Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước mạnh và đi lên, nguyên khí suy thế nước yếu và đi xuống. Vì thế thánh đế minh vương không ai không coi việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí là công việc hàng đầu” (Trích văn bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo 3(1442)). Ngay từ thời xa xưa, nền giáo dục đã được các nhà vua, chính quyền hết sức quan tâm, chăm sóc và đã được đúc kết qua nhiều câu thơ, câu văn mang tầm thời đại. Đối với bất kì quốc gia nào và ở bất kì thời đại nào thì vấn đề tri thức luôn là một vấn đề quan trọng, tri thức được coi là phương tiện để con người nhận thức, khám phá và cải tạo thế giới, song tri thức không phải tự nhiên mà có được, ngược lại đó là kết quả của một quá trình gian khổ học tập, trau dồi kiến thức, và kỹ năng. Năm 1945, trong bức thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường, Bác Hồ cũng đã nhấn mạnh rằng: “…Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…” [16; 86]. Qua đây, chúng ta có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt rất nhiều niềm tin, hy vọng vào thế hệ trẻ, hy vọng vào sự nghiệp giáo dụcnước nhà. Sự nghiệp giáo dục của Việt Nam trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, đã tạo điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân và sự phát triển của 1 giáo dục và đào tạo. Nền giáo dục và đào tạo ở nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại bất cập về nhiều mặt như: chạy theo bằng cấp, làm bằng giả…và nhiều vấn đề khác. Một vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới giáo dục và đào tạo đề khắc phục những hạn chế trên. Có thể khẳng định, từ những đổi mới đó, giáo dục và đào tạo nước ta đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện, giáo dục và đào tạo Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập mà ngay một lúc không thể giải quyết được. Với những lí do trên, em đã chọn vấn đề: “Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay”làm đề tài khóa luận của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể nói, bài toán nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách toàn diện là đề tài “nóng” làm lao tâm khổ tứ của rất nhiều nhà quản lý giáo dục cũng như những người luôn trăn trở cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Bởi thế, vấn đề xoay quanh chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo có rất nhiều tác giả, rất nhiều bài báo,nhiều tạp chí nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có nhiều bài viết, bài nói bàn về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo như tác phẩm “Về vấn đề giáo dục”và những cây đại thụ trong làng giáo dục Việt Nam hiện đại như: Giáo sư Văn Như Cương với bài nói trong báo Giáo dục và Thời đại, chủ nhật số 20 năm 2008: “Giáo dục không thế phá đi rồi xây lại”. Giáo sư Hoàng Tụy với bài viết: “Cải cách và chấn hưng giáo dục” Hàng loạt tạp chí, các sách báo nghiên cứu về giáo dục và đào tạo Việt Nam nói chung cũng như đề ra các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo 2 như báo: giáo dục và thời đại, lí luận dạy học, tạp chí cộng sản….Đó là những nguồn tư liệu quý báu cho bài khóa luận có thêm cơ sở vững chắc. Một số công trình tiêu biểu như: -50 năm phát triển giáo dục và đào tạo (1945-1995) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995. - Giáo sư Hoàng Tụy với bài viết: “Một số ý kiến về tình hình giáo dục hiện nay” (phát triển giáo dục, 1/1997). Nhìn tổng quát, các công trình nói trên, ở những phương diện và mức độ khác nhau, đã có những đóng góp nhất định vào việc phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua khảo sát tình hình nghiên cứu, tôi thấy rằng, vấn đề đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay là một trong những vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, phân tích sâu sắc, toàn diện, có hệ thống, để từ đó có thể vận dụng một cách hiệu quả vấn đề này vào thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1 Mục đích Mục đích của khóa luận nhằm làm rõ sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam; từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau: -Tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về quan điểm toàn diện và nội dung của sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo. - Xem xét thực trạng giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo nhằm xây 3 dựng một nền giáo dục mới ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là: quan điểm toàn diện trong triết học Mác - Lênin và vận dụng quan điểm đó vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đềtài Trong khóa luận này chúng ta chỉ đi sâu tìm hiểu về nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sự vận dụng quan điểm toàn diện vào sự nghiệp phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu của đề tài xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, để đánh giá thực trạng của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng một số phương pháp chuyên ngành như: -Phương pháp logic, lịch sử. - Phương pháp lịch sử - cụ thể. - Phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…. 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài chỉ rõ tính khoa học của quan điểm toàn diện và vận dụng quan điểm đó vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Chỉ ra thực trạng của nền giáo dục Việt Nam và đóng góp một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương và 7 tiết. 4 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở triết học của quan điểm toàn diện 1.1.1. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến *) Khái quát về phép biện chứng duy vật: Ăngghen đã đưa ra định nghĩa phép biện chứng: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ phổ biến đối với sự vật, hiện tượng khác. Phép biện chứng được manh nha từ thời cổ đại và từng bước hoàn thiện trong quá trình phát triển của lịch sử triết học, phép biện chứng có ba hình thức cơ bản là: phép biện chứng chất phác, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. Thời cổ đại, trình độ tư duy phát triển chưa cao, khoa học chưa phát triển nên các nhà triết học chỉ dựa trên những quan sát trực tiếp, mang tính trực quan cảm tính để khái quát bức tranh chung của thế giới. Phép biện chứng chất phác thể hiện rõ rệt trong “thuyết Âm - Dương”, “thuyết Ngũ hành” của triết học Trung Hoa cổ đại, trong các hệ thống triết học của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Song phép biện chứng này thiếu những căn cứ khoa học vì vậy nó đã bị phép siêu hình xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ XV thay thế. Phép biện chứng trong triết học Cantơ và hoàn thiện trong triết học Hêghen - một đại biểu của triết học cổ điển Đức ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Với một hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật cơ bản, Hêghen là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen thể hiện ở chỗ: ông coi “ý niệm tuyệt 5 đối” tha hóa thành giới tự nhiên và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần. Thực chất phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là phép biện chứng của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vật. Phép biện chứng cổ điển Đức có những đóng góp to lớn vào sự phát triển tư duy biện chứng của nhân loại, thúc đẩy tư duy biện chứng lên một trình độ cao nhưng với hạn chế duy tâm nó chưa thể trở thành cơ sở lý luận cho một thế giới quan khoa học Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà triết học trước đó, dựa trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học thời ấy và thực tiễn lịch sử loài người cũng như thực tiễn xã hội vào giữa thế kỷ XIX, C.Mác và Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, Mác và Ăngghen đã tiếp thu có phê phán triết học Hêghen và chủ nghĩa duy vật Phơbách. Đối với Hêghen, trong tác phẩm Bộ tư bản, Mác đã viết: “… Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất, chỉ cần dựng nó lại thì sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó” [13; 34 ]. Mác đã tiếp thu có chọn lọc triết học cũ và phát triển cao hơn do vậy bản chất phép biện chứng của Mác cao hơn về bản chất so với phép biện chứng của Hêghen, ông nói: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp biện chứng của Hêghen về cơ bản, mà nó còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa. Theo Hêghen thì sự vận động của tư duy mà ông đặt cho cái tên là ý niệm và biến nó thành một chủ thể độc lập, chính là chúa sáng tạo ra giới hiện thực và giới hiện thực này chẳng qua chỉ là hiện tượng bên ngoài của ý niệm mà thôi. Trái lại, theo tôi thì sự vận động của tư duy là sự phản ánh sự vận động hiện thực,di chuyển và biến hình trong đầu óc con người” [ 13; 27]. Nhờ đó, mà chủ nghĩa Mác mang giá trị to lớn đó là tính phê phán đối với mọi quan điểm sai lầm, những quan điểm siêu hình, chủ 6 trương phản động. Một trong những kẻ xuyên tạc chủ nghĩa Mác là Đuyrinh Giáo sư môn cơ học người Đức, nhà triết học và kinh tế học. Ăngghen đã phản đối và kịch liệt phê phán quan niệm của Đuyrinh trong cuốn sách : “Chống Đuyrinh” chính trong tác phẩm này Ăngghen đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về phép biện chứng “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội và của tư duy” [1;29] Sau này, cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ XX Lênin dã phát triển thêm học thuyết của Mác - Ăngghen về phép biện chứng và chỉ rõ : “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế người ta sẽ nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm” [11; 240] Như vậy, đến Mác, Ăngghen, Lênin thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau trong phép biện chứng ấy. Chính vì vậy nó đã khắc phục được những hạn chế của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng duy tấm khách quan thời cận đại. Nó đã khái quát những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng duy vât trở thành một khoa học và là hình thức phát triển cao nhất, hoàn bị nhất trong lịch sử phép biện chứng. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý (nguyên lý về sự phát triển; nguyên lý về mối liên hê phổ biến), những phạm trù cơ bản (6 cặp phạm trù: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất; nguyên nhân và kết quả; bản chất và hiện tượng;tất nhiên và ngẫu nhiên; nội dung và hình thức; khả năng và hiện thực), những quy luật (quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; quy luật phủ định 7 của phủ định). Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến về nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất trong phép biện chứng duy vật. Tuy nhiên trong phạm vi bài khóa luận này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. 1.1.2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến *) Khái niệm về mối liên hệ phổ biến: Khi giải thích về sự tồn tại của thế giới, những câu hỏi được đặt ra là: Thứ nhất: các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối quan hệ tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Để trả lời cho câu hỏi này có nhiều quan điểm khác nhau. Những người theo quan điểm siêu hìnhcho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định chỉ là sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là sự quy định bề ngoài mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho rằng các sự vật, hiện tượng có mối quan hệ rất đa dạng, phong phú song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn: “Giới vô cơ và giới hữu cơ không có liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập, không thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội đứng yên không vận động” [3; 208]. Ngược lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng: các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại. Chuyển hóa lẫn nhau. Ví dụ như vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ là việc làm của một quốc gia mà đó là việc làm chung của toàn nhân loại vì tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay gây ảnh hưởng đến tất cả mọi người. 8 Thứ hai: nếu chúng có mối quan hệ qua lại thì cái gì quy định mối quan hệ đó? Những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng: cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau, giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người. Đứng trên quan điểm duy tâm khách quan chỉ ra rằng “Ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Những người theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giứa các sự vật hiện tượng. Các sự vât hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu song chúng cũng chỉ khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Do tính thống nhất nên chúng không thể tồn tại biệt lập nhau mà trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn: “Giới vô cơ và giới hữu cơ không có mối liên hệ gì với nhau, tồn tại độc lập, không thâm nhập lẫn nhau, tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành những quan hệ xác định”.Trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định: mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chịu sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng với sự vật, hiện tượng khác. Chúng chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũng như bản chất của một con người cụ thể thông qua mối liên hệ, sự tác động của người này đối với người khác, đối với xã hội, tự nhiên thông qua hoạt động của chính mình. Ngay tri thức của con người cũng chỉ có giá trị khi chúng được con người vận dụng vào hoạt động cải biến tự nhiên, cải biến xã hội, cải biến chính con người. 9 Theo quan điểm duy vật biện chứng mối liên hệ có các tính chất: Có thể khẳng định: mối liên hệ của sự vật, hiện tượng là khách quan vốn có vì nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới. Biểu hiện trong tất cả quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy, sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập và sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật khác. Ngay cả những sự vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày hàng giờ chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, con người có thể tiếp nhận sự tác động của xã hội, của người khác. *) Các tính chất của mối liên hệ Mọi mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng đều bao gồm các tính chất: - Tính khách quan: Có thể khẳng định, mối liên hê của các sự vật, hiện tượng là khách quan, vốn có vì nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới. Biểu hiện trong tất cả các quá trình: tự nhiên, xã hội, tư duy. Sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập và sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Ngay cả những vật vô tri,vô giác cũng đang hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác như:ánh sáng, nhiệt độ… đôi khi cũng chịu sự tác động của con người. Con người - một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên, dù muốn hay không cũng luôn luôn bị tác động bởi các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân. Không chỉ chịu sự tác động của tự nhiên như các sự vật khác, con người còn tiếp nhận sự tác động của xã hội, của những người khác. Chính con người và chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn quan hệ, mối liên hệ chằng chịt. Vấn đề là con người phải hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của xã hội và bản thân con người. 10 - Tính phổ biến. Không chỉ mang tính khách quan, mối liên hệ còn mang tính phổ biến. Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện: Thứ nhất: bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác, không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nay, không có một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế, hiện nay trên thế giới đã và đang xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa mọi mặt đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như: đói nghèo, bệnh tật, chất lượng giáo dục…. Thứ hai: mọi liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo điều kiện nhất định. Song dù dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Những hình thức liên hệ riêng rẽ, cụ thể được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu. Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất,bao quát nhất của thế giới. Bởi thế, Ph.Ăngghen đã viết: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” [1; 455]. Cùng với những lý do trên, triết học gọi mối liên hệ đó là mối liên hệ phổ biến. Nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng trong thế giới còn thấy rõ tính đa dạng, nhiều vẻ của nó. Trái lại những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng: các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn, tình trạng mỗi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề đã tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực tiếp đến những vấn đề như: giáo dục, y tế, xã hội, kinh tế… không chỉ của một nước mà nó còn tác động đến tất cả các nước trên thế 11 giới, hơn nữa hoạt động của chính con người cũng tác động to lớn đến sự biến đổi của môi trường. - Tính đa dạng: Có thể phân chia các mối liên hệ đa dạng đó thành từng loại tùy theo tính chất phức tạp hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu,vai trò trực tiếp hay gián tiếp mà có thể khái quát thành những mối liên hệ khác nhau. Dựa vào tính đa dạng đó có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất. Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Các mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng trên thế giới được khái quát trong các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng: + Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng. + Mối liên hệ giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên. + Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả. + Mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng. + Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức. + Mối liên hệ giữa khả năng và hiện thực. Mỗi loại mối liên hệ nêu trên đều có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định chuyển hóa lẫn nhau, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt của một sự vật. Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là các cặp mối liên hệ khác nhau cũng có quan hệ biện chứng giống như mối liên hệ biện chứng của các cặp mối liên hệ đã nêu trên. Mối liên hệ này nói chung không giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển 12 của sự vật, hiện tượng. Nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới có thể tác động đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng. . Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối. Vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thứ, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể nghiên cứu chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên sự phân chia đó lại rất cần thiết bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn, khi xem xét bốn lĩnh vực như đức, trí, thể , mỹ là những lĩnh vực khác nhau thì mối liên hệ qua lại giữa chúng với nhau là mối liên hệ bên ngoài. Nhưng nếu chúng ta coi chúng là bốn lĩnh vực cơ bản của công tác giáo dục trong nhà trường nhằm hình thành và phát triển cho người học nhân cách, đạo đức, xây dựng con người mới thì những mối liên hệ giữa chúng với nhau lại trở thành mối liên hệ bên trong. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có cách tác động phù hợp, nhằm đưa ra kết quả cao nhất trong hoạt động của bản thân. Tuy sự phân chia thành các mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết, vì mỗi loại mối liên hệ lại có những vị trí và vai trò khác nhau trong sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Con người phải biết nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có những cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong các hoạt động của bản thân mình. Các mối liên hệ rất đa dạng, phong phú. Do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh rơi vào quan điểm phiến diện chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một vài mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay tính quy luật của chúng. 13 Như vậy, có thể khẳng định rằng bất kì sự vật, hiện tượng nào trong thế giới cũng luôn tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với các sự vật, hiện tượng khác. Do đó, muốn tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng nào đó chúng ta phải đặt nó trong mối liên hệ, quan hệ với xung quanh, nghĩa là phải xem xét một cách toàn diện, đó chính là nguyên tắc, phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 1.1.3. Những nguyên tắc, phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 1.1.3.1. Quan điểm toàn diện Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, người ta rút ra quan điểm toàn diện: Như đã tìm hiểu ở trên, vì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vạt, hiện tượng khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú. Do đó, khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan điểm toàn diên, tránh rơi vào quan điểm phiến diện chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một vài mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay tính quy luạt của chúng. Chẳng hạn khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao một học sinh học kém trước hết phải xem xét khả năng nhận thức của học sinh, tiếp đến là phương pháp học, điều kiện học tập…có như vậy mới mong tìm ra nguyên nhân khắc phục tình trạng học kém cho học sinh đó. Mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt cụ thể tùy theo những điều kiện nhất định. Song dù dưới hình thức nào thì cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất những hình thức liên hệ riêng rẽ, cụ thể được các nhà khoa học nghiên cứu phép biện chứng duy vật. Những mối liên hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới được Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”. Mặt khác, triết học gọi mối liên hệ đó là mối liên hệ phổ biến. Nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của 14 các sự vật, hiện tượng trong thế giới cần nhận thức rõ về tính đa dạng, nhiều vẻ của nó. Trên cơ sở quán triệt quan điểm toàn diện trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn, quan điểm toàn ra đặt ra các yêu cầu cụ thể như sau: Một là: Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác. Cần tránh quan điểm phiến diện, chỉ xem xét sự vật, hiện tượng ở một hay một vài mối liên hệ đã vội vàng đi đến kết luận về bản chất sự vật, như Lênin từng nói: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”[11; 26]. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Hai là: quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu … để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân mình. Chúng ta phải xem xét thấu đáo và phân biệt từng mối liên hệ, trách cách xem xét lan man, liệt kê dẫn đến sự đánh đồng ngang nhau những thuộc tính, những tính quy định khác nhau của sự vật, hiện tượng khác nhau được thể hiện trong những mối liên hệ khác nhau đó, cần phải đi từ tri thức nhiều, từ nhiều mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để khái quát và làm nổi bật nên cái cơ bản nhất,quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng đó. Trong nhận thức và hoạt động, chúng ta cũng cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định. Trong mối quan hệ giữa con người với con người chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp. Ba là: quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi tránh rơi vào sai lầm của chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện. Thực chất chủ nghĩa chiết trung là sự kết 15 hợp vô nguyên tắc của các mối liên hệ tạo nên một hình ảnh không đúng về sự vật, hiện tượng. Thực chất của thuật ngụy biện là sự “đánh tráo” có dụng ý, biến cái không cơ bản thành cái cơ bản, biến cái không bản chất thành cái bản chất… hoặc ngược lại, phản ánh sai lệch, xuyên tạc sự vật, hiện tượng. Do đó, trong hoạt động thực tiễn, theo quan điểm toàn diện khi tác động vào sự vật chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới mối liên hệ của những sự vật, hiện tượng khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động của bản thân. Thực hiện tốt những yêu cầu trên quan điểm toàn diện giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng. Song không chỉ dừng lại ở quan điểm toàn diện, khi nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, đi liền với quan điểm toàn diện còn là nguyên tắc lịch sử - cụ thể. 1.1.3.2. Quan điểm lịch sử - cụ thể Nguyên tắc lịch sử - cụ thể có nghĩa là trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khác nhau thì mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng cũng khác nhau. Bản thân nguyên tắc lịch sử - lịch sử đòi hỏi chúng ta trước hết phải xem xét phương pháp tư duy có tính lịch sử. Những phương pháp cơ bản của tư duy biện chứng là kết quả của quá trình lịch sử nhận thức, lịch sử tư duy, đã thế hiện ở việc con người đi sâu nhận thức thế giới và vận dụng phép biện chứng vào quá trình tư duy của con người. Phương pháp tư duy là sản phẩm của thời đại lịch sử nó được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định. Khoa học về tư duy cũng như các khoa học khác là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư duy. Phương pháp tư duy của con người đã trải qua một quá trình phát sinh và phát triển, trải qua một quá trình từ thấp 16 đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Có thể phân chia sự phát triển phương pháp tư duy của con người thành bốn giai đoạn sau: Phương pháp tư duy nguyên thủy. Phương pháp biện chứng chất phác thời cổ đại. Phương pháp tư duy cận đại. Phương pháp biện chứng hiện đại. Những phương pháp đó, tạo thành một hệ thống phương pháp dựa vào nhau và phân biệt với nhau. Tính lịch sử, tính thời đại của phương pháp tư duy của con người chứng tỏ không có tư duy lý luận vĩnh hằng, không có phương pháp tư duy cứng nhắc không thay đổi. Trong lịch sử nhận thức, lịch sử tư duy của con người phương pháp tư duy mới được hình thành trên cơ sở khắc phục những mâu thuẫn của phương pháp tư duy cũ. Quan điểm lịch sử - cụ thể đòi hỏi: Thứ nhất: khi phân tích, xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể của nó, phải phân tích xem những điều kiện không gian ấy có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Thứ hai, khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Thứ ba, khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng, điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của sự vận dụng đó. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể có những đòi hỏi mang tính tổng hợp, quán triệt nguyên tắc này trong quá trình vận dụng phương pháp tư duy sẽ đưa nhận thức của con người tới chân lý. Một khi xa rời những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì chân lý sẽ trở thành sai lầm, đúng như Lênin từng nói:“Chân lý luôn luôn là cụ thể” [11; 364]. 17 Tóm lại, qua tìm hiêu về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể. Đây là những nguyên tắc, phương pháp luận có ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn. Trong phạm vi bài khóa luận này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu rõ hơn và vận dụng quan diểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay. 1.2. Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay 1.2.1. Tình hình thế giới Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. cả nhân loại đang hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp và lấy tri thức để làm động lực phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học và công nghệ trở thành động lực cơ bản và quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Sự phát triển của khoa họccông nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các trườn, đồng thời cũng đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao hơn. Có thể nói thời đại ngày nay là thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, kéo theo đó là tri thức nhân loại tăng lên nhanh chóng. Con người được mở mang tầm hiểu biết trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội qua những phương tiện hiện đại. Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, thay thế từ lao động thủ công là chính sang lao động tự động hóa. Chẳng hạn, trước kia công nhân làm trong một nhà xưởng trước kia phải sử dụng lao động chân tay là chính nhưng hiện nay công nghệ phát triển chỉ cần một người có thể điều khiển cả một dây chuyền sản xuất. Và như một hệ quả tất yếu, khoa học - công nghệ phát triển đã tác động không nhỏ đến giáo dục và đào tạo. Cùng với những 18 giờ học truyền thống “phấn trắng bảng đen” thì người học dần được làm quen với những giờ học thú vị với những minh họa sinh động trên máy chiếu. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vừa là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi của mỗi quốc gia, dân tộc. Cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, việc này đòi hỏi mỗi nước phải đổi mới khoa học - công nghệ để làm tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi quốc gia, dân tộc dều xem sự phát triển của giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên cho phát triển giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh cải cách giáo dục và đào tạo nhằm dành được ưu thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, quá trìh toàn cầu hóa cũng chứa đựng nguy cơ chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển khi mà các nhân lực ưu tú có nhiều khả năng bị thu hút sang các nước phát triển. Do đó cùng với những thời cơ do quá trình hợp tác đem lại cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đặt các nước chậm phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải đứng trước những thách thức đòi hỏi Việt Nam phải vươn lên để khẳng định mình với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bước sang thập kỉ đầu thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với rất nhiều mâu thuẫn, thử thách: vừa hội nhập phụ thuộc lẫn nhau, vừa đấu tranh để giữ gìn độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa của dân tộc. tình trạng bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên… đang đe dọa tới mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia, đe dọa đến an ninh, sự bình yên của nhân loại. Đây được coi là những vấn đề rất quan trọng đối với giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mọi người dân. Giáo dục suốt đời đã trở thành đòi hỏi và cam kết của mỗi quốc gia tiếp tục được thay đổi nhằm xóa bỏ mọi ngăn cách trong nhà trường, 19 cung cấp tri thức hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Bước sang thế kỷ XXI, đồng nghĩa với việc chúng ta bước vào thời kỳ mới với vô vàn biến động mạnh mẽ của thế giơi trên tất cả các lĩnh vức của đời sống xã hội. Cùng với việc chạy đua về khoa học kỹ thuật, quân sự, chính trị, kinh tế giữa các nước hiện nay còn diễn ra cuộc chạy đua về giáo dục mà thực chất là chạy đua về chất lượng giáo dục và đào tạo. Có thể khẳng định nguyên nhân sâu xa của cuộc chạy đua này cũng là xuất phát từ mục tiêu kinh tế, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế bởi mục đích của nó là hướng vào con người, mọi năng lực xã hội đều quy tụ ở năng lực của con người, tranh thủ năng lực sáng tạo của con người để tạo lợi thế cho mình trong cuộc cạnh tranh. Như vậy, sự quan tâm hàng đầu của thế giới hiện nay là vấn đề con người và đào tạo con người ra sao. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, trước thế kỷ XXI, Uỷ ban Giáo dục thế giới đã đề ra phương hướng chung cho sự nghiệp giáo dục con người hiện nay là dạy con người biết cách đối thoại, chung sống với nhau và bảo vệ môi trường, tạo dựng một nền văn minh mới - văn minh hòa bình, phấn đấu vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong giáo dục và đào tạo. Với việc kết nối mạng, các công nghệ, tri thức không chỉ tồn tại ở các địa điểm xa xôi, cách trở và khó tiếp cận hoặc chỉ giới hạn với một số người. Giáo dục từ xa đã trở thành một thế mạnh của thời đại, tạo nên một nền giáo dục mở, thích ứng với nhu cầu học của từng người. Đây là hình thức giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi và cho mọi người, trở thành giải pháp hiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của giáo dục. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, công nghệ tin học tao thuận lợi cho việc 20 giao lưu và hội nhập văn hóa, nhưng cũng tạo điều kiện cho sự du nhập những giá trị của các nước, ở mỗi quốc gia đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và ngăn chặn những yếu tố có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, dân tộc. Nhìn chung, xu thế của thời đại ngày nay là xu thế đi lên, tiếp cận dần với mục tiêu giải phóng con người, làm cho mọi năng lực của con người có điều kiện phát triển tối đa nhưng nó phải khắc phục, vượt xa xu thế độc tôn, độc quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu năng lực người phải nhân văn và tiến bộ. Như vậy,bối cảnh thế giới vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hoàn thiện dần của nền giáo dục và đào tạo Việt Nam. Mặt khác, cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta. Điều quan trọng là chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn, đề ra những chủ trương, chiến lược, sách lược phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay và thích ứng với xu thế của nhân loại. 1.2.2. Tình hình trong nước Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đang mở rộng cánh cửa để hợp tác và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta cần đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…để dần đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn và rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình đổi mới và phát triển đó chúng ta không thể không kể tới vai trò của giáo dục và đào tạo, bởi chỉ có thông qua giáo dục và đào tạo thì chúng ta mới có thể đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cao góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, đời sống vật chất và tinh thần 21 của nhân dân ngày càng được nâng cao, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện thành công những mục tiêu trên thì Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục và đàotạo là đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Qua đây, chúng ta có thể thấy rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sau hơn 20 đổi mới, nước ta bước vào thời kỳ phát triển mạnh với một vị thế và diện mạo mới. Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt như: đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, tỉ lệ đói nghèo giảm, tỷ lệ mù chữ giảm hẳn, an ninh quốc gia được tăng cường… Thu nhập bình quân đầu người trong 10 năm qua đã tăng liên tục từ 337 USD năm 1997 đã lên đến 823 USD năm 2007. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dịch vụ. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản ngày cảng giảm…tất cả những yếu tố đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục bỏi khi nào đời sống vật chất, tinh thần được đảm bảo thì con người mới có cơ hội để học tập, giáo dục mới được đầu tư thích đáng. Bên cạnh những thành tựu đó thì nước ta cũng đang phải đối mặt với những vấn đề rất cấp bách như: tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên rơi vào các tệ nạn như: cờ bạc, rượu chè…. Do vậy, hơn bao giờ hết sự nghiệp giáo dục càng đóng vai trò quan trọng góp phần tạo nên những nhận thức mới điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Mặt khác, nền kinh tế nước ta có mức thu nhập thấp. Các chỉ số và kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở thứ hạng dưới so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năng xuất lao động còn thấp, sản xuất chủ yếu vẫn 22 dựa trên công nghệ lạc hậu. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng còn tăng chậm: tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP còn thấp, tỷ trọng nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Kết cấu kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, hiệu lực quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội còn thấp, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc. Hơn nữa, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế so với thời đạivà sự phát triển của đất nước: Thứ nhấ t , chúng ta đã dừng quá lâu ở một nền giáo dục chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn . Không khó nhâ ̣n ra điề u này . Các chương trình đào tạo từ phổ thông đến đại học , sau đa ̣i ho ̣c đề u dày đă ̣c các kiế n thức cu ̣ thể . Với lươ ̣ng tri thức mới đươ ̣c sản sinh ngày càng nhiề u và liên tu ̣c đươ ̣c câ ̣p nhâ ̣t vào chương trin ̀ h thì tiǹ h tra ̣ng quá tải là không th ể khắc phục , nế u không nói là sẽ ngày càng trầ m tro ̣ng hơn . Viê ̣c nhớ những kiế n thức ấ y đã khó, vâ ̣n du ̣ng nó vào cuô ̣c số ng la ̣i còn khó hơn . Tri thức cu ̣ thể dù cho mới đến đâu vẫn là cái đã biết nên luôn la ̣c hâ ̣u so với thực tiễn. Theo triế t lý tro ̣ng kiế n thức chuyên môn nên các trường đa ̣i ho ̣c ở Viê ̣t Nam đươ ̣c tổ chức theo hê ̣ thố ng đa ̣i ho ̣c chuyên ngành . Mỗi ngành hay mô ̣t khố i ngành có mô ̣t (mô ̣t số ) trường đa ̣i ho ̣c , như trường đa ̣i ho ̣c Thủ y lơ ̣i , trường đa ̣i ho ̣c Xây dựng , trường đa ̣i ho ̣c Nông nghiê ̣p , trường đa ̣i ho ̣c Kiế n trúc, trường đa ̣i ho ̣c Y, trường đa ̣i ho ̣c Dươ ̣c…. Những trường đa ̣i ho ̣c chuyên ngành đã đáp ứng rất tốt nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế kế hoạ ch hóa trước đây, nhưng đang bô ̣c lô ̣ những bấ t câ ̣p trước nhu cầ u phát triể n của đấ t nước trong bố i cảnh kinh tế thi ̣trường . Nhiề u trường đang tự phát triể n theo hướng đa ngành hóa . Hạn chế của những trường chuyên ngành (đơn ngành) còn ở chỗ hạn chế việc nghiên cứu và giảng dạy theo hướng liên ngành và rất thiếu sự bổ sung cho nhau giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. 23 Để phu ̣c vu ̣ mu ̣c tiêu giáo du ̣c trang bi ̣kiế n thức chuyên môn , hê ̣ thố ng phân loa ̣i môn chin ́ h , môn phu ̣ cũng được tiến hành một cách giản đơn như đương nhiên phải thế (trong khi đó phương châm của Đảng là giáo du ̣c toàn diê ̣n). Đặc biệt nghiêm trọng là hệ thống thi cử , đánh giá . Coi viê ̣c nhớ kiế n thức chuyên môn là quan t rọng nhất nên việc thi cử tuyển đầu vào , kiể m tra trong quá trin ̀ h ho ̣c tâ ̣p và đánh giá đầ u ra đề u lấ y viê ̣c hỏi kiế n thức cu ̣ thể làm mục tiêu chủ yếu . Phương thức thi cử nhằ m đánh giá kiế n thức chuyên môn (cụ thể) sinh ra hê ̣ lu ̣y nan giải và những căn bê ̣nh trầ m kha khó lòng cứu chữa. Đó là học vẹt, học tủ và quay cóp. Thứ hai, mô ̣t ha ̣n chế lớn của giáo du ̣c và đào ta ̣o nước ta là viê ̣c da ̣y và học không gắn chặt với thực tiễn , nhấ t là các trường đại học . Đa phầ n các chương trin ̀ h đào ta ̣o hiê ̣n nay là những gì nhà trường và các thầ y cô đem áp đặt cho người học, chứ chưa phải là những cái xã hội cần. Có một nguyên nhân quan trọng là ở nước ta trong một thời gian dài, cung và cầu của giáo dục đại học mất cân đối nghiêm trọng. Việt Nam là nước có truyền thống hiếu học và trọng học nên số người có nguyện vọng đi học (đúng ra là số gia đình mong muốn con vào đại học) thì đông mà số trường đại học (tốt) lại rất ít nên các cơ sở đào tạo đại học không có nhiều động lực để đổi mới. Chương trình cũ, phương pháp dạy không thay đổi, chất lượng đào tạo không nâng cao cũng vẫn có rất đông người tranh nhau vào học. Những tiêu chí đánh giá về chất lượng giáo dục quốc tế dường như ảnh hưởng không nhiều lắm đến các trường đại học nước ta. Thứ ba, cũng chính vì động lực đổi mới không cao và do một số nguyên nhân khác nữa, nền giáo dục của chúng ta tương đối khép kín. Mặc dù số lượng cán bộ của ngành giáo dục (bao gồm cả quản lý và tham gia giảng dạy) có cơ hội đi thăm quan nước ngoài rất nhiều , nhưng dường như viê ̣c ho ̣c tâ ̣p nước ngoài chưa có mô ̣t chương triǹ h thâ ̣t bài bản với những mu ̣c tiêu xác 24 đinh ̣ nên kế t quả không như mong muố n . Điạ điể m tham quan , vấ n đề tim ̀ hiể u trùng lặp, những kinh tiế p thu manh mún , thiế u đồ ng bô ̣…Do vâ ̣y về cơ bản, hê ̣ thố ng giáo du ̣c và các chương triǹ h của các cơ sở đào ta ̣o ở nước ta so với các nước tiên tiế n trên thế giới còn có khoảng cách khá xa . Và đặc b iê ̣t điề u đáng nói là tin ́ h liên thông quố c tế của hê ̣ thố ng giáo du ̣c nói chung và của các cơ sở đào tạo nước ta nói riêng còn rất hạn chế . Nế u như ở nước ngoài (kể cả các nước Đông Nam Á ), các trường đại học có thể dễ dàng trao đổ i sinh viên với nhau vì ho ̣ công nhâ ̣n hê ̣ thố ng tiń chỉ của nhau, thì điều này còn rất khó khăn với các trường đại học nước ta. Sự liên thông trong nước cũng còn không it́ vấ n đề. Đó là sự phân luồ ng trong giáo dục phổ thông trung học, sự liên thông giữa các cấ p ho ̣c… Điề u này khiế n cho nề n giáo du ̣c chưa phát huy hế t đươ ̣c vi ̣trí và vai trò của miǹ .h Thứ tư, điề u thấ y rõ và thường đươ ̣c nói tới nhiề u nhấ t khi đề câ ̣p đế n những h ạn chế của giáo dục Việt Nam là sự thiếu thốn , nghèo nàn về cơ sở vâ ̣t chấ t , là chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng đối với đội ngũ những người làm giáo dục . Có thể nói trong những năm qua , Đảng và Nhà nước đã có những cố gắ ng lớn trong đầ u tư cho giáo du ̣c . Riêng năm 2013, mă ̣c dù nề n kinh tế đấ t nước đang trong thời kỳ cực kỳ khó khăn lĩnh vực giáo dục , đào tạo và dạy nghề vẫn chiế m , nhưng kinh phí cho 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tính ra số kinh phí thực thì so ngay với mô ̣t trường đa ̣i học ở Đông Nam Á (như Singapore, Thái Lan, Malaysia…) cũng đã rất thấp . Nguồ n kinh phí ha ̣n he ̣p la ̣i đươ ̣c sử du ̣ng chưa hơ ̣p lý , đầ u tư manh mún , giàn trải và hiệu quả thấ p, đó là chưa nói tới nguồ n lực bi ̣suy hao vì những dự án lañ g phí lớn . Với bối cảnh quốc tế cũng như tình hình trong nước đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay. 25 1.3. Nội dung sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu không nhỏ , góp phần quan trọng và o thành công của sự nghiê ̣p đ ổi mới và đưa nước ta thoát khỏi tin ̀ h tra ̣ng mô ̣t nước nghèo.Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu để làm động lực quan trọng nhất cho phát triển. Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo vẫn chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn . Chính vì vậy , đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở thành một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 1.3.1. Thực hiện đổi mới giáo dục vàđào tạo trong toàn bộ hệ thống quốc dân ở tất cả các cấp học, bậc học Để có thể tiến hành đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, có rất nhiều chủ trương, giải pháp được đưa ra, trong đó có thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo trong toàn bộ hệ thống quốc dân ở tất cả các cấp học, bậc học: Thứ nhất, đối với giáo dục mầm non , giúp trẻ phát triển thể chất , tình cảm, hiể u biế t , thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách , chuẩn bị tố t cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiế p theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục. Thứ hai , đối với giáo dục phổ thông , tập trung phát triển trí tuệ , thể chất, hình thành phẩm chất , năng lực công dân , phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại 26 ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng . Nâng cao chấ t lươ ̣ng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. Thứ ba, đối với giáo dục nghề nghiê ̣p , tập trung đào tạo nhân lực có kiế n thức , kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp . Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiê ̣p với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng , thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Thứ tư, đối với giáo dục đại học , tập trung đào tạo nhân lực trình đô ̣ cao, bồ i dưỡng nhân tài , phát triển phẩm chất và năng lực tự ho ̣c , tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện ma ̣ng lưới các cơ sở giáo du ̣c đa ̣i học, cơ cấ u ngành nghề và trình độ đào tạo phù hơ ̣p với quy hoa ̣ch phát triển nhân lực quốc gia ; trong đó , có mô ̣t số trường và ngành đào ta ̣o ngang tầ m khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hơ ̣p với nhu cầ u phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Thứ năm, đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi 27 nghề; bảo đảm xóa mù chữ bền vững. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục thường xuyên và các hình thức học tập, thực hành phong phú, linh hoạt, coi trọng tự học và giáo dục từ xa. Thứ sáu, đối với việc dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài, có chương trình hỗ trợ tích cực việc giảng dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần phát huy sức mạnh của văn hóa Việt Nam , gắn bó với quê hương, đồng thời xây dựng tiǹ h đoàn kết, hữu nghị với nhân dân các nước Phải xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào ta ̣o; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 1.3.2. Đổi mới ở tất cả các nội dung của giáo dục và đào tạo Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, đặc biệt là sự bùng nổ của khoa học và công nghệ thể hiện thông qua các lý thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng và nhanh vào thực tiễn buộc chương trình giáo dục phải xem xét và có những điều chỉnh mới. Từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX, chương trình của các nước đang hướng tới việc thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, khắc phục tình trạng giáo dục nặng nề, thoát ly đời sống, nhấn mạnh tính hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lý thuyết mà coi nhẹ những tri thức và kỹ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Xu thế đổi mới cũng nhằm khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu biến đổi 28 nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội, sự bất bình đẳng về điều kiện, trình độ giữa các địa phương và khu vực. Trong bốn nội dung giáo dục như: đức, trí, thể, mỹ thì hiện nay khâu mỹ bị coi nhẹ nhất và thực tế hoạt động này chưa được tiến hành tương xứng với yêu cầu của nó, trong khi đó đây là lĩnh vực hết sức quan trọng. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về giáo dục thẩm mỹ càng lớn. Giáo dục thẩm mỹ là con đường thuận lợi nhất để giáo dục đạo đức và rộng hơn là giáo dục tính nhân văn và hình thành nhân cách cũng như thế giới tinh thần của con người. Giáo dục thẩm mỹ là một phương cách hữu hiệu nhất giúp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong mục tiêu giáo dục cần đặc biệt quan tâm đến việc hình thành ở thế hệ trẻ những phẩm chất cần thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới như tính trung thực, óc phê phán, tư duy sáng tạo, tinh thần học hỏi, dám làm, dám chịu trách nhiệm và lòng khoan dung nhân ái. Trên cơ sở đó thiết kế lại chương trình giáo dục phổ thông và chương trình đào tạo đại học cũng như chương trình, nội dung giảng dạy của từng môn học cho phù hợp với mục tiêu trên, đảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt từ mẫu đến lớp 12. Đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa ở nước ta được coi là một tất yếu khách quan. Dựa trên những thành tựu mà nền giáo dục trong những năm qua đã đạt được, khắc phục những hạn chế và thiếu sót và dựa vào điều kiện mới để xây dựng chương trình giáo dục và sách giáo khoa mới đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa không có nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn nội dung hiện tại, vì chương trình giáo dục và sách giáo khoa mà chúng ta đã xây dựng đó là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, nên đó là điều kiện, tiền đề trên cơ sở đó để bổ sung và phát triển. Trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi như hiện nay, nền giáo dục và đào tạo cũng phải có những điều chỉnh để có thể thích ứng và sự diều chỉnh 29 đó là hợp với quy luật. Tuy nhiên, mỗi người lại có những điều chỉnh khác nhau. Mỗi người có một ý kiến khác nhau song tựu chung lại có thể khẳng định: giáo dục và đào tạo Việt Nam muốn nâng cao chất lượng thì cần phải có những giải pháp đổi mới. Đổi mới ở đây không phải chỉ đổi mới về nội dung mà chúng ta còn cần phải đổi mới cả về phương pháp dạy - học. Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố, trong một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố như: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học… trong đó, phương pháp dạy học là thành tố trung tâm nhất, mỗi người giáo viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức và biết cách truyền tải kiến thức đó đến với học sinh. Mặt khác, học sinh, sinh viên là người chủ thể trong học tập và tu dưỡng. Chủ thể phải tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức. 1.3.3. Kết hợp các cấp, các ngành cùng thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, nhanh chóng góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực có chất lượng cao. Để làm được điều này thì cần phải có sự kết hợp của các cấp, các ngành cùng thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong đó: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, ngân sách nhà nước chi cho giáo du ̣c và đào ta ̣o tố i thiể u ở mức 20% tổ ng chi ngân sách ; chú trọng nâng cao hiê ̣u quả sử du ̣ng vốn ngân sách Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoa ̣t đô ̣ng chuyên môn cho c dục, đào ta ̣o công lập . Hoàn thiện chính sách học phí . 30 ác cơ sở giáo . Đối với giáo dục mầm non và phổ thông , Nhà nước ưu tiên tập trung đầ u tư xây dựng , phát triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ để bảo đảm từng bước hoàn thành mục tiêu phổ câ ̣p theo luật định . Khuyế n khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo du ̣c chấ t lươ ̣ng cao ở khu vực đô thi ̣ . Đối với giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệ p, Nhà nước tập trung đầ u tư xây dựng mô ̣t số trường đa ̣i ho ̣c , ngành đào tạo trọng điểm , trường đa ̣i ho ̣c sư pha ̣m . Thực hiê ̣n cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ đào tạo (không phân biệt loa ̣i hin ̀ h cơ sở đào ta ̣o ), bảo đảm chi trả tương ứng với chất lượng, phù hợp với ngành nghề và trình độ đào tạo . Minh bạch hóa các hoạt động liên danh , liên kết đào ta ̣o , sử du ̣ng nguồ n lực công ; bảo đảm sự hài hòa giữa các lơ ̣i ić h với tích luỹ tái đầu tư . Đẩy mạnh xã hội hóa , trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ; khuyế n khić h liên kế t với các cơ sở đào ta ̣o nước ngoài có uy tín. Có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người học , người sử dụng lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo. Đối với các ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng . Tiến tới bình đẳng về quyề n đươ ̣c nhận hỗ trơ ̣ của Nhà nước đố i với người ho ̣c ở trường công lâ ̣p và trường ngoài công lập . Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trơ ̣ đối với các đố i tươ ̣ng chính sách , đồ ng bào dân tô ̣c thiể u số và cơ chế tín dụng cho học sinh , sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đươ ̣c vay để ho ̣c . Khuyến khích hình thành các quỹ học bổng , khuyế n ho ̣c , khuyế n tài , giúp học sinh , sinh viên nghèo ho ̣c giỏi. Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nổi bật cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 31 Khuyến khích các doanh nghiệp , cá nhân sử dụng lao động tham gia hỗ trợ hoa ̣t đô ̣ng đào tạo . Xây dựng cơ chế , chính sách tài chính phù hơ ̣p đối với các loa ̣i hì nh trường. Có cơ chế ưu đãi tín dụng cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện định kỳ kiểm toán các cơ sở giáo dục - đào tạo. Tiế p tu ̣c thực hiện mục tiêu kiên cố h óa trường , lớp học ; có chính sách hỗ trợ để có mă ̣t bằ ng xây dựng trường . Từng bước hiện đại h óa cơ sở vật chất kỹ thuật , đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin . Bảo đảm đến năm 2020 số học sinh mỗi lớp không vượt quá quy định của từng cấp học. Phân định rõ ngân sách chi cho giáo dục mầm non , giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiê ̣p và giáo dục đại học với ngân sách chi cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc hệ thống chính trị và các lực lượng vũ trang. Giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí. Quán triệt sâu sắ c và cụ thể hóa các quan điể m , mục tiêu , nhiê ̣m vu ̣, giải pháp đổ i mới căn bản , toàn diện nền giáo dục và đào ta ̣o trong hê ̣ thố ng chính trị , ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội , tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình. Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá , giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổ i mới , phát triển giáo dục . 1.3.4. Kết hợp tổng hợp các nguồn lực phục vụ cho đổi mới giáo dục và đào tạo Để tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, một biện pháp không thể không kể đến, đó là phải kết hợp tổng hợp các nguồn lực phục 32 vụ cho đổi mới giáo dục và đạo tạo, trong đó phải kết hợp cả nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài. Thứ nhất, đối với nguồn lực trong nước: Sự nghiệp giáo dục được thực hiện nhanh hay chậm, có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào cơ chế, vào công tác quản lý giáo dục. Trước thời kỳ đổi mới, nền giáo dục Việt Nam tồn tại nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân lớn nhất là do tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý. Bên cạnh đó cơ chế quản lý giáo dục cũng chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Quản lý nhà nước con mang nặng tính quna liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, cùng với tư tưởng nóng vội, chủ quan “đốt cháy giai đoạn”, tư tưởng lac hậu, bảo thủ trong giáo dục. Vì vậy, để khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục thì chúng ta cần phải tiến hành đổi mới cơ chế, chính sách quản lý giáo dục. Để khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục, chúng ta phải tiến hành đổi mới theo hướng: thống nhất đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách giáo dục, thực hiện phân cấp quản lý mạnh đối với các địa phương và các cơ sở giáo dục, đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn bộ hệ thống giáo dục từ trung ương đến địa phương, xây dựng và triển khai các dự án đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều được học hành… Thứ hai, đối với nguồn lực ngoài nước: Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh như vũ bão. Qúa trình hội nhập và toàn cầu hóa là tất yếu phổ biến đối với mọi quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập toàn diện, Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các nước phát triển. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế đã đặt ra cho ngành giáo dục thử 33 thách hết sức cam go. Toàn cầu hóa có thể làm tăng khoảng cách về kinh tế và tri thức giữa Việt Nam với các nước khác. Để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn, tiến kịp cùng với sự phát triển của thế giới, chúng ta phải đẩy mạnh công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo, bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền giáo dục và đào tạo của nước nhà, Việt Nam cần đi tắt, đón đầu tiếp thu những thành tựu của các nước trên thế giới, đặc biệt là những thành tựu về khoa học công nghệ vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, tạo động lực cho sự phát triển đất nước. 34 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở NƢỚC TAHIỆN NAY 2.1. Những thành tựu của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam và nguyên nhân của những thành tựu đó 2.1.1. Những thành tựu của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam Bước sang thế kỷ XXI, nền giáo dục nước ta đã trải qua một chặng đường dài đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Thứ nhất, về hệ thống giáo dục và đào tạo: Chúng ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa được hình thành với đầy đủ các cấp học, ngành học từ mầm non đến đào tạo sau đại học. Mạng lưới trường trung học cơ sở và trung học phổ thông được mở rộng xây dựng trên phạm vi toàn quốc, nhiều huyện miền núi đã có trường nội trú và bán trú cho con em dân tộc ít người có thể đến trường đê học tập. Các trường lớp, trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức. Các trường đại học, cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn, các vùng, các địa phương, đặc biệt như vùng chậm phát triển như Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long. Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hóa cả về loại hình, phương thức và nguồn lực, từng bước hòa nhập với xu thế chung của thế giới. Từ chỗ hệ thống giáo dục chủ yếu là loại hình chính quy thì hiện nay đã xuất 35 hiện thêm loại hình không chính quy, có hình thức đào tạo từ trong nước đến liên kết với nước ngoài, thực hiện thu học phí với hầu hết các cấp học. Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng. Năm học 2004 - 2005, đã có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn 37.000 cơ sở giáo dục - đào tạo. Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo dần dần được đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa. Thứ hai, về chất lượng giáo dục và đào tạo: Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến. Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh trung học phổ thông đã có những tiến bộ và toàn diện hơn. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có nhiều hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập cao. Chất lượng đào tạo của một số ngành đào tạo khoa học cà công nghệ đã được nâng cao hơn. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận dân trí, học sinh, sinh viên đã được nâng cao. Số học sinh trung học phổ thông đạt giải quốc gia, quốc tế ngày càng nhiều, chất lượng các ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ đã được nâng cao, đào tạo được đông đảo một đội ngũ cán bộ khoa học từ cử nhân đến tiến sĩ đã và đang công tác và có nhiều cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đội ngũ giảng viên tăng cả về số lượng và nâng cao chất lượng. 36 Những năm qua, trong khi thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp thúc đẩy sự nghiêp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nước nhà. Chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển con người nói chung, trong giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nói riêng. Sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong những năm qua, đặc biệt mấy năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể và có bước phát triển tốt. Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đánh giá: “Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tao, hiện nay cả nước đã có 2.052 cơ sở dạy nghề, trong đó có 55 trường cao đẳng, 242 trường trung cấp. Ngoài hệ thống đào tạo nói trên, tham gia vào đào tạo nghề còn có 632 trung tâm, 1.123 cơ sở giáo dục, lớp dạy nghề của các doanh nghiệp, các làng nghề. Năm 2003-2004 tổng số sinh viên đại học và cao đẳng có 1.131.030 người, đến năm 2007- 2008 đã tăng lên 1.603.484 người. Năm 2008 có 233.966 sinh viên ra trường, trong đó số có 152.272 sinh viên tốt nghiệp đại học và 81.694 người tốt nghiệp cao đẳng. Số người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đều tăng nhanh. Theo số liệu thống kê năm 2008, cả nuớc có trên 14.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông. Số trường đại học tăng nhanh. Tính đến 37 đầu năm 2007, ở nước ta có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề. Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên. Năm 2008, cả nước có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và 27.900 trường phổ thông, 226 trường dân tộc nội trú….[24]. Qua những số liệu ở trên, chúng ta có thể thấy chất lượng giáo dục và đào tạo ở nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Thứ ba, về quy mô giáo dục và đào tạo: Quy mô giáo dục và mạng lưới giáo dục được phát triển mạnh mẽ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của toàn xã hội. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số trẻ trong độ tuổi bước vào cấp học mầm non năm học 1999-2000 là 2.496.788, năm học 2004-2005 là 2.754.094, đến năm học 2010- 2011, số lượng này tăng lên 3.599.663 em, tăng 1.102.875 so với năm học 1999 - 2000. Năm học 1999 - 2000, nước ta có 153 trường đaị học và cao đẳng, (trong đó có 69 trường đại học và cao đẳng là 84 trường), năm học 2004 - 2005 số trường lên là 230 trường (trong đó có 93 trường đại học, 137 trường cao đẳng), đến năm học 2010 - 2011, số trường đại học và cao đẳng lên đến 386 trường (đại học là 163 trường, cao đẳng là 223 trường). Như vậy, so với năm học 1999 - 2000 thì số trường đại học và cao đẳng tính đến năm học 2010 - 2011 đã tăng thêm hơn 2,5 lần.Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề so với tổng số đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đtăng liên tục từ 16% (2000) lên 26,2% (2005) và 40% (2010) [26]. Quy mô đào tạo có 1.401 nghìn sinh viên đại học trong đó có 984 nghìn sinh viên chính quy (70,2%) và 417 nghìn sinh viên vừa học vừa làm (29,8%) 38 và 781 nghìn sinh viên cao đẳng, trong đó 660 nghìn sinh viên chính quy (84,5%) và 121 nghìn sinh viên vừa học vừa làm (15,5%) [26]. Các trường trung học phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa phương. Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình tiên tiến trên thế giới. Nước ta đã tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động đào tạo sau đại học, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, khoa học nông - lâm - ngư nghiệp và khoa học giáo dục. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao hiệu quả đào tạo, trong những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực đẩy mạnh việc thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. Thứ tư, về công tác quản lý giáo dục và đào tạo: Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến. Công tác quản lý chất lượng đã được chú trọng với việc tăng cường hệ thống đánh giá và kiểm tra chất lượng. Đến năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc xây dựng đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo, trong đó có đề án thu tiền học phí. Việc phân cấp quản lý giáo dục cho các địa phương và sở giáo dục trong tuyển dụng giáo viên, sử dụng ngân sách đầu tư cho giáo dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm đối tượng của học sinh, sinh viên và điều kiện cụ thể với từng vùng, miền. Công tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại hiệu quả, chuyển biến ban đầu, việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt những kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ em đến trường, đặc biệt là trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, việc giám sát, đánh giá và thiết kế cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường lớp, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác 39 nhau. Tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục tăng lên đáng kể, năm 2005 chi phí cho giáo dục là 18% tổng ngân sách Nhà nước, đến năm 2010 tăng lên 20%tổng ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, ngành giáo dục đã huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và đầu tư nước ngoài cho ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam. Thứ năm, về chính sách giáo dục và đào tạo: Việc thực hiện công bằng giáo dục trong xã hội đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là việc tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật, con nhà thương binh, liệt sỹ. Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em gia đình khó khăn, diện chính sách được học tập. Từ năm học 2007 -2008, học sinh học nghề, sinh viên cao đẳng, đại học có hoàn cảnh khó khăn được vay để chi trả cho việc học hành. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương hỗ trợ thu hút giáo viên miền xuôi lên công tác trên khu vực miên núi, vùng cao, hải đảo xa xôi, có nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý đối với con em dân tộc, con em gia đình chính sách, tạo điều kiện tốt nhất cho các em được tham gia học tập như cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng được vay vốn với lãi suất thấp. Năm 2013 - 2014 đã có sự điều chỉnh số tiền cho vay đối với học sinh, sinh viên, mức cho vay đã được tăng thêm 100.000 đồng/tháng/học sinh sinh viên, tức đã tăng lên 11 triệu/học sinh sinh viên/năm. Dự kiến trong học kỳ 1 năm học 2015 lượng vốn cho vay tăng thêm khoảng 650 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn cho vay học kỳ 1 là khoảng 3.000 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ cho vay khoảng 5.500 tỷ đồng. Với số tiền cho vay như vậy thì sinh viên có thể trang trải cho việc học tập và sinh hoạt hằng ngày. Tiền gốc và lãi Nhà nước sẽ thu 40 lại sau khi sinh viên ra trường có việc làm ổn định. Do đó mà giáo dục ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt. Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi. Như vậy, những thành tựu của giáo dục và đào tạo nước đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ những thành tựu giáo dục và đào tạo và các lĩnh vực khác mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp hạng của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kể. Những thành tựu của nền giáo dục và đào tạo đã, đang và ngày càng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước trong 20 năm đổi mới. 2.1.2. Nguyên nhân của thành tựu đó Sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp, sự quan tâm tham gia đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội và toàn dân đối với nền giáo dục nước nhà đã góp phần quan trọng quyết định đến sự thành công của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước được thể hiện thông qua những chính sách như: thực hiện chỉ đạo triển khai phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong phạm vi cả nước, đổi mới chương trình sách giáo khoa… và nhiều giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn 41 nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong hầu hết các văn bản chỉ đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm coi giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, ưu tiên mọi nguồn lực, nhân lực, tài lực cho giáo dục, thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ quan điểm trên, mọi sự đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước và mọi nguồn viện trợ đã tăng lên đáng kể tạo động lực to lớn cho những đổi mới trong bản thân ngành giáo dục và đào tạo. Việc đạt được những thành tựu giáo dục như trên chúng ta không thể không kể đến công lao to lớn của những người thầy, người cô bởi họ chính là những người “chèo lái” con thuyền tri thức cập bến an toàn. Trong mỗi bước trưởng thành của mỗi con người đều có bạn tay dìu dắt tận tình của những người thầy, người cô. Có thể khẳng định, một trong những nguyên nhân làm nên thành tựu của nền giáo dục nước ta những năm qua là có phần công lao to lớn của các thầy, cô. Họ là những người không ngại gian lao, luôn tâm huyết với nghề, họ vẫn hằng ngày miệt mài trên bục giảng với viên phấn trắng, bảng xanh, họ đem tri thức mình có được để truyền lại cho học sinh - thế hệ tương lai của đất nước. Bởi thế, chúng ta không còn xa lạ với hình ảnh những cô giáo trẻ tình nguyện lên công tác ở vùng sâu, vùng xa, gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình với núi rừng, với bản làng, với lớp lớp học sinh. Họ đem tất cả lòng yêu nước, lòng nhiệt huyết với nghề, sự nỗ lực của mình để có thể góp phần vào sự nghiệp giáo dục nước nhà, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân của thời kỳ đổi mới đã tạo môi trường với các điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục và 42 đào tạo trong tổng chi ngân sách Nhà nước đã liên tục tăng qua các năm điều này đã góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nước nhà. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải kể đến tinh thần hiếu học của đại bộ phận nhân dân ta. Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống hiếu học, điều này được thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cư dù hoàn cảnh có khó khăn thì gia đình nào cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con cái của họ học được “cái chữ” để mở mang tầm hiểu biết. Nhân dân đã không tiếc tiền của, công sức đầu tư và khuyến khích động viên con em họ vượt khó, chăm chỉ học tập, họ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện dạy tốt và học tốt trong các nhà trường. Trải qua chặng đường hơn 20 năm đổi mới với những đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã thu được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục… đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng cao, quốc phòng an ninh được giữ vững và tăng cường, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định hơn…những điều này đã góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho những tiến bộ của giáo dục và đào tạo Việt Nam trong những năm qua. 2.2. Những hạn chế trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam và nguyên nhân của hạn chế đó 2.2.1. Những hạn chế của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng giáo dục nước ta vẫn tồn tại những hạn chế như: Thứ nhất, chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp: Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Trong những năm gần đây, quy mô giáo dục đại học phát triển, số lượng các trường đại học, cao đẳng tăng lên 43 đáng kể nhưng các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường chưa phát triển đủ để đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở này. Mặt khác, trước đòi hỏi của tiến trình đổi mới, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, thế mạnh về nguồn nhân lực dồi dào của nước ta chưa được phát huy đầy đủ và khai thác có hiệu quả. Chất lượng của nguồn nhân lực thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế hết sức hạn chế, có nhiều khó khăn và luôn bị thua thiệt. Thực tế cho thấy, ở lĩnh vực nào, ngành nào, trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, hay quản lý...trên đất nước ta đều khát khao lực lượng lao động được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề thành thạo, có phong cách lao động công nghiệp. Báo cáo Chính trị Đại hội XI của Đảng chĩ rõ: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý Nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” [10; 92]. Theo số liệu thống kê, ở nước ta lực lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 20%, dịch vụ chiếm khoảng 26%. Điều này cho thấy, cầu về lao động giản đơn, phổ thông ở nước ta còn khá lớn. ở nước ta hiện nay có khoảng 77% số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, số được đào tạo thì trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp còn nhiều hạn chế và yếu kém, mặc dầu, chất lượng lao động ở khu vực thành thị 44 cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Số đã qua đào tạo tại các trường đại học, cao dẳng, trung cấp dạy nghề trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, phần lớn chưa đáp ứng, phần lớn phải đào tạo bổ sung, hoặc đào tạo lại. Báo cáo của UNDP về kết quả khảo sát tại 200 doanh nghiệp Việt Nam” được công bố tháng 9-2007 cho biết: khi trả lời câu hỏi về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực các chủ doanh nghiệp đều cho rằng, hầu hết số lao động nhận vào doanh nghiệp ở các cấp bậc khác nhau, từ học nghề đến đại học, sau đại học...họ đều phải đào tạo lại; họ không hoàn toàn tin vào kết quả đào tạo của các trường đại học, các viện nghiên cứu của Việt Nam vì chất lường đào tạo thấp, nội dung đào tạo lạc hậu; khả năng độc lập công tác và nghiên cứu của người lao động thấp; sách vở, tài liệu và thiết bị thiếu và không đồng bộ lại cũ kỹ; trình độ ngoại ngữ yếu; năng lực tổ chức và quản lý thấp. Sự phân bố nguồn nhân lực ở nước ta không đồng đều và mất cân đối, chủ yếu và phần lớn được phân bổ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nơi yêu cầu về kỹ năng lao động, trình độ tay nghề chưa đòi hỏi ở mức độ cao, trong khi lực lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70%. Đây là một sự lãng phí lớn về nguồn nhân lực. Nhiều nam, nữ thanh niên đến tuổi lao động không có việc làm, hoặc không tìm được việc làm, phải chịu cảnh thất nghiệp. Đây là mâu thuẫn chưa thể giải quyết ngày một, ngày hai. Hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Chúng ta đang ở trong tình trạng khan hiếm và thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực, nói chung, đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có nghề nghiệp được đào tạo bài bản. Hầu hết các ngành kinh tế đều nằm trong tình trạng thiếu nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động và tay nghề cao, thành thạo công việc. Thứ hai, phương pháp giáo dục và đào tạo còn nhiều bất cập: 45 Nhìn vào thực tế giáo dục và đào tạo Việt Nam chúng ta có thể thấy rằng nội dung và phương pháp giáo dục từ mầm non đến phổ thông còn bộc lộ nhiều hạn chế, chương trình giáo dục chậm đổi mới chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Nội dung giáo dục trong nhà trường còn mang nặng về lý thuyết mà xem nhẹ việc thực hành. Vì thế, sinh viên mới ra trường vào làm việc, hầu hết các công ty, cơ quan, doanh nghiệp đều phải tốn chi phí đào tạo lại từ đầu để họ biết công việc của mình vì trước đây những gì họ được thấy chỉ là qua sách vở. Số đông sinh viên tốt nghiệp nhưng vẫn chưa có khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trong ngành nghề và công nghệ. Chương trình, giáo trình và phương pháp giáo dục chưa thực sự phát huy được năng lực tư duy sáng tạo của người học, năng lực thực hành và hướng nghiệp, chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hơn nữa, một vấn đề đáng lo ngại đối với giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay là tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm: Sinh viên tốt nghiệp ra trường không có đủ việc làm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Việc giảm thiểu tình trạng thất nghiệp vẫn là một bài toán. Ở nước ta, số lượng sinh viên sau khi ra trường không có việc làm chiếm tới gần 40%, tổng số cử nhân thạc sỹ thất nghiệp lên tới 72.000 nghìn người, đó thật sự là một con số rất đáng lo ngại [25]. Theo giáo sư Hoàng Tụy, giáo dục đang đi lạc hướng, nếu không có bài thuốc nào chữa thì có hết cải cách tiến rồi lại lùi, đổi mới liên tục nhưng vụn vặt, chắp vá, đổi đi đổi lại chỉ thêm tốn kém tiền của, công sức của nhân dân mà rốt cuộc lại quay lại điểm xuất phát. Cũng theo giáo sư Hoàng Tụy, nguyên nhân sâu xa của “bước thụt lùi” trong giáo dục là do “khuyết tật cấu trúc”, lỗi thiết kế hệ thống của giáo dục, sự lạc hướng, lạc điệu không giống ai, sự “không giống ai” này đôi khi chúng 46 ta lại tự coi là bản sắc độc đáo để tự hào và cố gìn giữ. Sự lạc hướng, lạc điệu này nhìn từ gốc vấn đề tức là triết lý giáo dục, từ tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nói cách khác, nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy làm người. Nhận định về yếu tố cơ bản gây nên “lạc hướng” cho giáo dục, GS Hoàng Tụy cho rằng, tàn dư ở chế độ bao cấp vẫn còn. Với chế độ đó, chúng ta thường ưa thích những mẫu người chỉ biết ngoan ngoãn chấp hành, quen được dẫn dắt, bao cấp cả về tư duy và hành động, làm gì, nghĩ gì cũng chỉ dựa dẫm vào trên, không dám nghĩ khác, làm khác… Niềm tin mù quáng đó là "chân lý" bất di bất dịch bấy lâu nay, khiến cho cả hệ thống giáo dục dẫm chân tại chỗ. Thứ ba, về hệ thống giáo dục và đào tạo: Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo, trong đó giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho đất nước. Phần lớn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đều cho rằng: hướng đi tốt đẹp cho tương lai của mình chỉ có thể là thi đỗ vào các trường đại học mà họ quên rằng họ hoàn toàn có thể đăng ký học ở các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp để mai này có thể trở thành những người thợ giỏi để góp phần vào sự phát triển của đất nước. Chính thực tế đó đã dẫn tới thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở nước ta ngày càng trầm trọng. Thứ tư, về công tác quản lý giáo dục và đào tạo: Một hạn chế nữa trong giáo dục và đào tạo nước ta đó là đội ngũ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Còn thiếu tính quy hoạch tổng thể đào tạo đội ngũ nhà giáo từ mầm non đến đại học dẫn đến tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thiếu, vừa thừa, vừa không đồng bộ về cơ 47 cấu. Ở các trường cao đẳng, đại học, số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ vẫn còn ít. Phương thức đào tạo trong các trường sư phạm chậm đổi mới, chất lượng đào tạo còn thấp dẫn đến tình trạng chuyên môn và nghiệp vụ của một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, đào tạo nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh sư nỗ lực của đại đa số bộ phận thì vẫn còn tồn tại một số nhà giáo có biểu hiện vi phạm đạo đức, lối sống, làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của người thầy giáo trong xã hội. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu quả. Các cơ chế, chính sách đối với nhà giáo chưa được thỏa đáng, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong bản thân mỗi người thầy. Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển. Do vậy, nước ta tiếp cận với sự phát triển vượt bật của các quốc gia phát triển trên thế giới về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa,… Việc tiếp cận này luôn thể hiện tính hai mặt. Nếu chúng ta tiếp thu và vận dụng đúng đắn những thành quả mà nhân loại đạt được vào thực tiễn đất nước thì sẽ mang lại những thuận lợi rất lớn, giúp cho đất nước phát triển. Ngược lại, nếu chúng ta tiếp thu không chọn lọc và vận dụng những thành tựu ấy không phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Trong những năm gần đây, nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa phương Tây, tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động đến đạo đức, tư duy và lối sống của nhân dân. Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam, nhất là các em học sinh. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp. Học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em 48 mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; … Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hơn nữa, cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, hải đảo xa xôi. Mặc dù tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiện rõ rệt nhưng hiện nay vẫn còn nhiều lớp học vẫn ở tình trạng tạm bợ, phòng học cấp bốn rất cũ nát, nhất là vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học còn thiếu, lạc hậu, nhất là ở các trường đại học… Khi nói về những hạn chế trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay, nhiều nhà quản lý giáo dục đã phải thốt lên “đó là căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục!”. Vậy nguyên nhân của những hạn chế tồn tại trong giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay là gì? 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế đó Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa thực sự được quán triệt đúng mức ở các cấp quản lý và chỉ đạo giáo dục. Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước ta chưa được nhận thức đầy đủ, sự nghiệp giáo dục vẫn chỉ được xem như “việc riêng” của ngành giáo dục chứ không có sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các cấp,các ngành trong toàn xã hội. Như chúng ta đã biết thì đối tượng của giáo dục không chỉ cho một hay một nhóm người mà là vô cùng rộng lớn, đó là con người, là lớp lớp những thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, giáo dục có liên quan chặt chẽ đối với nhiều bộ ngành như: Bộ văn hóa thông tin, Bộ tài chính… vì vậy, nếu không có sự đồng thuận, không có sự ủng hộ nhiệt tình của toàn xã hội thì nền giáo dục Việt Nam không thể phát triển, khó có thể khắc phục được những hạn chế, khó có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu được. 49 Tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa thích ứng kịp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể khẳng định rằng, giáo dục một phần chính là kết quả của sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Sự lạc hậu về kinh tế hiện nay có ảnh hưởng quyết định đến đầu tư cho giáo dục. Thêm vào đó, những nguyên nhân xã hội cũng rất quan trọng, sự chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, sang xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh kéo theo hàng loạt những chuyển đổi phức tạp về tư tưởng, đạo đức, tâm lý, sự đảo lộn về giá trị. Tất cả những hiện tượng đó đều được phản ánh trong giáo dục, tác động vào nhà trường, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động giáo dục. Nhà trường không chỉ dạy những cái có lợi mà phải chú trọng dạy cái đẹp trong kho tàng văn hóa dân tộc và thế giới. Cái đẹp bên trong mỗi kiến thức khoa học. Người thầy phải là một hìh ảnh văn hóa. Nếu người thầy chỉ sa đà vào việc đi bán kiến thức thì chất lượng của tiết học sẽ không cao. Ngoài ra, tâm lý, quan niệm của xã hội, trước hết là của phụ huynh, học sinh về bằng cấp, hư danh, về ngành nghề…cũng tạo ra những áp lực nhất định đối với nhà trường. Trong tình hình kinh tế xã hội trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc và trên thế giới đang diễn ra nhiều xu thế đổi mới giáo dục mạnh mẽ thì nhiều tư tưởng chỉ đạo giáo dục ở nước ta vẫn còn xơ cứng, trì trệ. Chưa nhận thức đúng mức sự cần thiết phải tập trung quản lý của nhà nước đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Nhận thức về sự tác động của kinh tế thị trường chưa đầy đủ nên chưa tạo được sự phù hợp của cơ chế quản lý giáo dục với cơ chế thị trường. Tư tưởng trọng bằng cấp dẫn đến bệnh thành tích trong giáo dục. Ở đại học, các nhà trường thường chỉ dạy những cái mình có mà chưa quan tâm đến nhu cầu của xã hội. Ở phổ thông, quan niệm đề cao kiến thức, coi nhẹ việc thực hành, năng lực hoạt động của học sinh dẫn đến tình trạng 50 còn tổ chức nhiều môn học trong chương trình giáo dục, phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều. Những hạn chế của giáo dục và đào tạo còn nằm trong chính sự phát triển tự nhiên của giáo dục, đặc biệt là mở rộng về diện và cả số lượng. Những năm vừa qua sự phát triển theo chiều rộng đã vượt quá khả năng kiểm soát, quản lý của ngành, vượt quá khả năng đảm bảo tài chính của Nhà nước và do đó cũng vượt quá khả năng đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục và đào tạo. Số lượng học sinh, sinh viên, trường lớp thuộc đủ các hệ đào tạo, các loại trường tăng nhanh trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật của trường còn thiếu nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong giáo dục vầ đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Mặt khác, công tác quản lý còn nhiều bất cập. Quản lý Nhà nước của Bộ Giao dục và Đào tạo còn mang nặng tính quan liêu, bao cấp, vẫn còn mang nặng tính ôm đồm, làm hạn chế quyền chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của các đơn vị cơ sở. Hệ thống pháp luật và các chính sách về giáo dục chưa được hoàn chỉnh. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với bộ ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán và thiếu tính thống nhất. Năng lực quản lý giáo dục của các cơ quan quản lý chưa cao, chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình nước ta đang có những biến đổi mới. Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa thực sự hợp lý, chưa quan tâm đúng mức đến các địa phương khó khăn, đặc biệt là các khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục và đào tạo còn thiếu hiểu quả, chưa có tính tập trung cao cho những mục tiêu ưu. Cơ cấu chi ngân sách giáo dục chưa hợp lý, trong đó phần chi cho hoạt động chuyên môn là không đáng kể. 51 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang tới những cơ hội cũng như thách thức lớn đối với nền giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tình trạng ham danh vọng vẫn còn nặng nề; tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối nặng nề đến việc dạy và việc học và thi cử. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục và đào tạo nước ta. Nhu cầu học tập của người dân ngày càng cao trong khi đó khả năng đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn nhiều hạn chế. Tóm lại, công cuộc đổi mới giáo dục nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà đã thu được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây cản trở đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Việt Nam là rất quan trọng, làm sao để khắc phục những hạn chế của nền giáo dục và đào tạo nước ta và phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nhân loại, trên cơ sở tiếp thu đó xây dựng một nền giáo dục Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, có thể bước lên đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. 52 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 3.1. Những định hƣớng chung Để đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau: Một là, Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng , Nhà nước và của toàn dân, là quốc sách hàng đầu , giữ vai trò mô ̣t nhân tố quyết định để thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu , nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoa ̣ch phát triể n kinh tế - xã hội. Hai là, mục tiêu giáo dục là phát triển năng lực công dân , đào ta ̣o nhân lực, bồ i dưỡng nhân tài . Thực hiê ̣n tố t các nguyên lý giáo du ̣c “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất , lý luận gắn liền với thực tiễn , giáo dục nhà trường kế t hơ ̣p với giáo dục gia đình và giáo du ̣c xã hội” . Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thức (nâng cao dân trí ) sang tập trung phát triển toàn diê ̣n năng lực và phẩm chất người học (năng lực công dân). Ba là , phát triển giáo dục và đào ta ̣o phải gắn với nhu cầ u phát triển kinh tế - xã hội và bảo vê ̣ Tổ quố c , phù hợp quy luật phát triển khách quan, những tiến bộ khoa học và công nghệ . Chuyển phát triển giáo dục hiện nay chủ yếu theo mục tiêu số lượng sang phát triển theo mục tiêu vừa nâng cao chất lượng , hiệu quả giáo dục , vừa đáp ứng yêu cầu số lượng theo nhu cầu nhân lực của xã hội . Thực hi ện chuẩn hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa và dân chủ hóa giáo dục. 53 Bốn là, xây dựng xã hội học tập . Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu tính liên thông hiện nay sang hệ thống giáo dục mở , linh hoạt, bảo đảm liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức đào tạo , tạo điều kiện thuâ ̣n lơ ̣i cho người dân học tập suốt đời . Thực hiê ̣n xã hô ̣i hóa , dân chủ hóa giáo dục và hội nhập quốc tế. Tóm lại, trên cơ sở lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều giải pháp chung nhằm phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà như: coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,coi đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển nhanh và bền vững; học phải đi đôi với hành… cùng với những giải pháp trên, khi vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin còn có những giải pháp cụ thể được đặt ra trong sự nỗ lực: nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà một cách toàn diện. 3.2. Một số giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng quan điểm toàn diện 3.2.1. Thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong toàn bộ hệ thống quốc dân ở tất cả các cấp học, bậc học Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu , là sự nghiệp của Đảng , Nhà nước và của toàn dân . Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển , được ưu tiên đi trước trong các chương trình , kế hoa ̣ch phát triể n kinh tế - xã hội . Trong đó, chúng ta cần chú ý những yếu tố như: Trước mắ t , ổn định hệ thống giáo dục phổ thông như hiện nay . Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông phù hợp với điề u kiê ̣n cu ̣ thể của đấ t nước và xu thế phát triển giáo dục của thế giơ.́ i Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiê ̣p , giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội , quy hoa ̣ch phát triể n nguồn 54 nhân lực . Thố ng nhấ t tên go ̣i các triǹ h đô ̣ đào ta ̣o , chuẩ n đầ u ra . Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiê ̣p sau trung học phổ thông , liên thông giữa giáo dục nghề nghiê ̣p và giáo dục đại học . Tiếp tục sắp xếp, điề u chin̉ h mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu theo hướng gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học. Thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng , thực hành. Hoàn thiện mô hình đại học quốc gia, đại học vùng ; củng cố và phát triển một số cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiê ̣p chất lượng cao đa ̣t triǹ h đô ̣ tiên tiến của khu vực và thế giới. Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tấ t cả các cấ p ho ̣c và triǹ h đô ̣ đào ta ̣o . Tăng tỉ lê ̣ trường ngoài công lập đố i với giáo dục nghề nghiê ̣p và giáo dục đại học . Hướng tới có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư. Đa dạng hóa các phương thức đào tạo . Thực hiê ̣n đào ta ̣o theo tín chỉ . Đẩy mạnh đào tạo , bồi dưỡng năng lực , kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất , kinh doanh. Có cơ chế để tổ chức , cá nhân người sử du ̣ng lao đô ̣ng tham gia xây dựng, điều chỉnh, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá năng lực người học. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng , khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân ; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồ ng bào ; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng ; chuẩn hóa, hiện đại hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào ta ;̣o giữ vững 55 định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Trong đó: Viê ̣c xây dựng các chương triǹ h giảng da ̣y phải có chuẩ n đầ u ra . Chuẩ n đầ u ra ở đây là phải lấ y thực tế khách quan và yêu cầ u của xã hội làm căn cứ , chứ không không phải là chuẩn nhưng do nhà trường tự quy đinh ̣ như nhiề u cơ sở đào ta ̣o đang làm . Như vâ ̣y chuẩ n đầ u ra phải hiể u là đáp ứng nhu cầ u rấ t đa da ̣ng cả về chủng loa ̣i và chấ t lươ ̣ng. Giáo dục đạ i ho ̣c và chuyên nghiê ̣p là nơi đào ta ̣o và cung cấ p nguồ n nhân lực các loa ̣i cho xã hô ̣i . Sự đa da ̣ng yêu cầ u về chủng loa ̣i và chấ t lươ ̣ng lao đô ̣ng sẽ quy đinh ̣ chủng loa ̣i và sự phân tầ ng của các cơ sở đào ta ̣o cạnh nhữn g yêu cầ u chấ t lươ ̣ng rấ t cao của các cơ sở hàng đầ u . Bên , có yêu cầu vừa phải của các cơ sở không có nhu cầ u đế n mức ấ y . Chẳ ng ha ̣n, mô ̣t doanh nghiê ̣p gia đin ̀ h nhỏ muố n có mô ̣t kế toán đa ̣t triǹ h đô ̣ đa ̣i ho ̣c thì chắ c chắ n không cầ n đế n những kỹ sư tố t nghiê ̣p những trường đa ̣i hàng đầu về kinh tế . Vâ ̣y phải có những trường đa ̣i ho ̣c vừa tầ m để đào ta ̣o loa ̣i nhân lực này . Đây chính là luận lý căn bản để phải có cách nhìn phân tầng đố i với giáo du ̣c đa ̣i học. Trong ý nghiã này nhấ t loa ̣t hô khẩ u hiê ̣u chấ t lươ ̣ng cao là duy ý chí , không thực tế và cũng không phù hơ ̣p với thực tiễn. Cầ n phải có sự phân biê ̣t căn bản giữa giáo du ̣c phổ thông và giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c (bao gồ m cả sau đa ̣i ho ̣c ). Trong mô ̣t thời gian dài sự phân biê ̣t này chỉ là hình thức . Không phải vô cớ mà nhiề u bâ ̣c trí giả ví von mô ̣t cách hài hước, nhưng la ̣i rấ t chính xác là đa ̣i ho ̣c Viê ̣t Nam là phổ thông cấ p 4. Quả thực, trên đa ̣i ho ̣c, sinh viên chỉ ho ̣c những kiế n thức chuyên môn chưa ho ̣c ở các lớp phổ thông , còn cách dạy cách học không khác mấy so với học phổ thông (cũng giống như lớp 10 học những kiến thức chưa học ở lớp 9). Điề u khác căn bản giữa giáo du ̣c phổ thông và giáo giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c là ở chỗ giáo dục phổ thông là dạy những kiến thức đã ổn định , trang bi ̣nề n tri 56 thức và rèn luyê ̣n những phẩ m chấ t cơ bản cho công dân , còn giáo dục đa ̣i học chủ yếu lại là đào tạo nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo và ngay trong quá trình học tập đã tham gia sáng tạo tri thức mới . Ở các nước tiên tiến , những phát minh và giải thưởng khoa ho ̣c quố c tế lớn đề u từ cá c trường đa ̣i học là do đặc điểm này của đại học . Chính từ thuộc tính này mà quyền tự chủ của các đại học, trước hế t là tự chủ về ho ̣c thuâ ̣t, là điều kiện tiên quyết để giáo dục đại học phát triển. Tự chủ phải gắ n liề n với tự chiụ trách nhiê ̣m. Hãy để đại các trường đại học tự chăm lo lấy thương hiệu và uy tín của mình . Không nên lo làm bậy mà phải quản thật chặt . Quản lý nhà nước là vô cùng quan tro ̣ng và cầ n thiế t , nhưng nế u không xác đinh ̣ đươ ̣c đầ y đủ nô ̣i hàm của công tác này mà tăng cường quản lý của Nhà nước với rấ t nhiề u những quy trình khắt khe thì chưa chắc đã đem lại kết quả như mong muốn . Quản lý chặt đến đâu cũng có kẽ hở (đấ y là chưa kể tới ngay cả đô ̣i ngũ những người làm quản lý cũng không phải tất cả đều giỏi việc và trong sáng vô tư ). Không cẩ n thâ ̣n sẽ khiến cho các cơ sở đào ta ̣o ỷ la ̣i , ỷ thế rồi khéo léo lách qua những quy đinh…khi ấ y toàn bô ̣ trách nhiê ̣m la ̣i đươ ̣c đổ lên các cơ quan quản lý. ̣ 3.2.2.Tiến hành đổi mới tất cả các nội dung của giáo dục và đào tạo Việt Nam Trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi như hiện nay, nền giáo dục và đào tạo cũng phải có những điều chỉnh để có thể thích ứng và sự diều chỉnh đó là hợp với quy luật. Tuy nhiên, mỗi người lại có những điều chỉnh khác nhau. Mỗi người có một ý kiến khác nhau song tựu chung lại có thể khẳng định: giáo dục và đào tạo Việt Nam muốn nâng cao chất lượng thì cần phải có những giải pháp đổi mới. Đổi mới ở đây không phải chỉ đổi mới về nội dung mà chúng ta còn cần phải đổi mới cả về phương pháp dạy - học. Đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu của người dạy, vì có nhiều phương pháp dạy học cũ đã không còn phù hợp đó, do đó đòi hỏi 57 mỗi người dạy phải đổi mới để tìm ra những phương pháp dạy học ưu việt hơn, khắc phục hạn chế của phương pháp cũ và đem lại hiệu quả cao hơn trong dạy học. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải thay đổi cách sử dụng các phương pháp dạy học đã có chứ không phải là loại bỏ chúng và thay đổi bằng bằng các phương pháp dạy học hoàn toàn khác. Thay đổi cách sử dụng là biết cách khai thác các yếu tố tích cực ở từng phương pháp dạy học nhằm tác động vào nội lực của người học, nhằm giúp người học thực hiện được các hoạt động nhận thức để có thể chiếm lĩnh tri thức. Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chúng ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo. Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức , trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề . Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản , hiện đại , thiế t thực , phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa , truyền thống và đạo lý dân tộc , tinh hoa văn hóa nhân loại , giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh . Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng , an ninh và hướng nghiệp . Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa , thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người 58 học. Quan tâm da ̣y tiế ng nói và chữ viế t của các dân tô ̣c thi ểu số; dạy tiếng Viê ̣t và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Viê ̣t Nam ở nước ngoài . Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ ắp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non , chú trọng kế t hơ ̣p chăm sóc , nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách. Xây dựng và chuẩ n hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học , chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyế t tâ ̣t. Bên cạnh đó, cần phải thực hiện đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo du ̣c , đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan như sau: Thứ nhất, việc thi,kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế 59 giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Thứ hai, đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Thứ ba, đổi mới phương thức đánh giá và công nhận tốt nghiệp giáo dục nghề nghiê p̣ trên cơ sở kiến thức , năng lực thực hành , ý thức kỷ luâ ̣t và đạo đức nghề nghiê ̣p . Có cơ chế để tổ chức và cá nhân sử dụng lao động tham gia vào việc đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo. Thứ tư, đổi mới phương thức tuyển sinh đại học , cao đẳng theo hướng kế t hơ ̣p sử dụng kế t quả ho ̣c tâ ̣p ở phổ thông và yêu cầ u của ngành đào ta ̣o . Đánh giá kế t quả đào ta ̣o đa ̣i ho ̣c theo hướng chú tro ̣ng năng lực phân tić h , sáng tạo , tự cập nhật , đổi mới kiến thức ; đạo đức nghề nghiê ̣p ; năng lực nghiên cứu và ứng du ̣ng khoa ho ̣c và công nghê ̣ ; năng lực thực hành , năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm viê ̣c . Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học. Thứ năm, thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục, đào ta ̣o ở cấp độ quốc gia, địa phương, từng cơ sở giáo dục , đào tạo và đánh giá theo chương trình của quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách , giải pháp cải thiê ̣n chất lượng giáo dục, đào tạo. Thứ sáu, hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khai kết quả kiểm định. Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở ngoài công lập, các cơ sở có 60 yếu tố nước ngoài. Xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với các loại hình giáo dục cộng đồng. Thứ bảy,đổi mới cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo theo hướng chú trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, không quá nặng về bằng cấp, trước hết là trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Coi sự chấp nhận của thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo. Không chỉ vậy, đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa ở nước ta được coi là một tất yếu khách quan. Dựa trên những thành tựu mà nền giáo dục trong những năm qua đã đạt được, khắc phục những hạn chế và thiếu sót và dựa vào điều kiện mới để xây dựng chương trình giáo dục và sách giáo khoa mới đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa không có nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn nội dung hiện tại, vì chương trình giáo dục và sách giáo khoa mà chúng ta đã xây dựng đó là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, nên đó là điều kiện, tiền đề trên cơ sở đó để bổ sung và phát triển. 3.2.3. Có sự kết hợp tất cả các cấp, các ngành cùng thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục giáo dục và đào tạo là một công việc hết sức trọng đại. Do đó, cần phải thống nhất nhận thức và hành động; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, huy động các nguồn lực với sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành và các tổ chức xã hội cho sự nghiệp giáo dục. Nghị quyết Đại hội IV nêu rõ: “... Tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước; phát triển giáo dục phổ thông; sắp xếp, từng bước mở rộng và hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; 61 phát triển rộng rãi các trường dạy nghề” [24]. Để cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, ngày 11-1-1979 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 14NQ/TW “về cải cách giáo dục”. Nghị quyết nêu mục tiêu của cải cách giáo dục lần này là “làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện”[24]. Nguyên lý cải cách giáo dục là việc học phải đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Nội dung chủ yếu của công tác cải cách giáo dục lần này gồm ba mặt: cải cách cơ cấu của hệ thống giáo dục, cải cách nội dung giáo dục và cải cách phương pháp giáo dục. Nghị quyết nêu hệ thống giáo dục mới của nước ta là: “một thể thống nhất và hoàn chỉnh”, bao gồm: “giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và đại học; mạng lưới trường, lớp tập trung và mạng lưới trường, lớp không thoát ly sản xuất và công tác”. Nghị quyết nhấn mạnh biện pháp cải tiến chương trình học và biên soạn sách giáo khoa mới; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường học bằng cách tăng đầu tư; kiện toàn tổ chức quản lý và tăng cường công tác quản lý của ngành giáo dục; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học giáo dục. Đây là nghị quyết đầu tiên về chuyên đề giáo dục sau khi đất nước được thống nhất, có nhiều vấn đề cần cụ thể hoá bằng các chính sách, các đề án để thực hiện, từ xác định mục tiêu cụ thể, sắp xếp lại cơ cấu hệ thống cho đến vấn đề biên soạn sách giáo khoa thống nhất cho các cấp học bậc học. Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IV) là một nghị quyết rất quan trọng. Nó đặt nền móng cho công cuộc cải cách giáo dục của đất nước trong những năm 80 của thế kỷ XX. Do vậy, việc cải cách toàn diện nền giáo dục nước nhà là một việc rất cần thiết và cấp bách. Nhu cầu xây dựng một hệ 62 thống giáo dục thống nhất là nhu cầu thực tiễn đặt ra tại thời điểm ban hành Nghị quyết. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, kết hợp chặt chẽ giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, đã nêu cao đường lối giáo dục giáo dục và đào tạo con người Việt Nam yêu nước, yêu Xã hội chủ nghĩa, làm chủ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hữu nghị, hợp tác với bạn bè nốn phương, học tập, tôn trọng bản sắc của dân tộc khác, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Nhất quán với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, ngày 4 tháng 11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,Ban chấp hành Trung ương khóa XI (nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã đánh giá tình hình và nêu rõ nguyên nhân về những bấp cập và yếu kém trong giáo dục và đào tạo. Đồng thời, Nghị quyết cũng đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta cần phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo.Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất 63 lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo. Mặt khác, các cơ quan quản lý giáo dục , đào tạo điạ phương tham gia quyế t đinh ̣ về quản lý nhân sự , tài chính cùng với quản lý thực hiê ̣n nhiệm vụ chuyên môn của giá o du ̣c mầ m non , giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiê ̣p.Hoàn thiện cơ chế quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam; quản lý học sinh, sinh viên Việt Nam đi học nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước và theo hiệp định nhà nước. Đảng và Nhà nước cần giao quyền tự chủ , tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo du ̣c , đào ta ̣o ; phát huy vai trò của hội đồng trường giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội . Thực hiện ; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; bảo đảm dân chủ , công khai, minh ba ̣ch. Đổi mới chính sách , cơ chế tài chính , huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hô ̣i; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào ta ̣o Các bộ, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề, trình độ. Trên cơ sở đó, đặt hàng và phối hợp với các cơ sở giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mặt khác, cần phải quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục. Triển khai chương 64 trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục . Tăng cường năng lực , nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học , chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học . Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu giữa các cơ sở đào ta ̣o với các cơ sở sản xuấ t , , kinh doanh . Ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản , khoa học mũi nhọn , phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành , trung tâm công nghệ cao , cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong mô ̣t số cơ sở giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c . Có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học. Khuyến khích thành lập viện , trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ , doanh nghiệp khoa học và công nghê ̣ , hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng chế, phát minh trong các cơ sở đào ta ̣o . Hoàn thiện cơ chế đặt hàng và giao kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghê ̣ cho các cơ sở giáo dục đại học . Nghiên cứu sáp nhập một số tổ chức nghiên cứu khoa học và triể n khai công nghê ̣ với các trường đại học công lập. Ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư và có cơ chế đặc biệt để phát triển một số trường đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực sớm đạt trình độ khu vực và quốc tế, đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu thế giới. 3.2.4. Kết hợp tổng hợp các nguồn lực phục vụ cho đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam Để tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, một biện pháp không thể không kể đến, đó là phải kết hợp tổng hợp các nguồn lực phục vụ cho đổi mới giáo dục và đạo tạo, trong đó phải kết hợp cả nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài. Sự nghiệp giáo dục được thực hiện nhanh hay chậm, có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào cơ chế, vào công tác quản lý giáo dục. Trước thời kỳ đổi mới, nền giáo dục Việt Nam tồn tại nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân lớn nhất là do tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp 65 yêu cầu phát triển của đất nước cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý. Bên cạnh đó cơ chế quản lý giáo dục cũng chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Quản lý nhà nước con mang nặng tính quna liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, cùng với tư tưởng nóng vội, chủ quan “đốt cháy giai đoạn”, tư tưởng lac hậu, bảo thủ trong giáo dục. Vì vậy, để khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục thì chúng ta cần phải tiến hành đổi mới cơ chế, chính sách quản lý giáo dục. Có nhiều giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, bất cập trong cơ chế, chính sách liên quan đến vấn đề giáo dục. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương hỗ trợ thu hút giáo viên miền xuôi lên công tác trên khu vực miên núi, vùng cao, hải đảo xa xôi, có nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý đối với con em dân tộc, con em gia đình chính sách, tạo điều kiện tốt nhất cho các em được tham gia học tập như cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng được vay vốn với lãi suất thấp. Năm 2013 - 2014 đã có sự điều chỉnh số tiền cho vay đối với học sinh, sinh viên, mức cho vay đã được tăng thêm 100.000 đồng/tháng/học sinh sinh viên, tức đã tăng lên 11 triệu/học sinh sinh viên/năm. Dự kiến trong học kỳ 1 năm học 2015 lượng vốn cho vay tăng thêm khoảng 650 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn cho vay học kỳ 1 là khoảng 3.000 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ cho vay khoảng 5.500 tỷ đồng. Với số tiền cho vay như vậy thì sinh viên có thể trang trải cho việc học tập và sinh hoạt hằng ngày. Tiền gốc và lãi Nhà nước sẽ thu lại sau khi sinh viên ra trường có việc làm ổn định. Cũng có thể kể thêm một số chủ trương, chính sách đúng đắn mà giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đạt được như cuộc vận động “ hai không”, phong trào “nói không trong thi cử”, “bệnh thành tích trong giáo dục”…đã, đang và ngày càng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội. 66 Để khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục và đào tạo, chúng ta phải tiến hành đổi mới theo hướng như: thống nhất đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách về giáo dục, thực hiện phân cấp quản lý đối với các địa phương và các cơ sở giáo dục, đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn bộ hệ thống giáo dục từ trung ương đến địa phương, xây dựng và triển khai các dự án đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều được học hành… Ngoài ra, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo , ngân sách nhà nước chi cho giáo du ̣c và đào ta ̣o tố i thiể u ở mức 20% tổ ng chi ngân sách; chú trọng nâng cao hiê ̣u quả sử du ̣ng vốn ngân sách . Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoa ̣t đô ̣ng chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào ta ̣o công lập. Hoàn thiện chính sách học phí. Đối với giáo dục mầm non và phổ thông , Nhà nước ưu tiên tập trung đầ u tư xây dựng , phát triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ để bảo đảm từng bước hoàn thành mục tiêu phổ cập theo luật định . Khuyế n khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đ áp ứng nhu cầu xã hội về giáo du ̣c chấ t lươ ̣ng cao ở khu vực đô thi ̣. Đối với giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp , Nhà nước tập trung đầ u tư xây dựng mô ̣t số trường đa ̣i ho ̣c , ngành đào tạo trọng điểm , trường đa ̣i học sư phạm . Thực hiê ̣n cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ đào tạo (không phân biệt loại hình cơ sở đào tạo), bảo đảm chi trả tương ứng với chất lượng, phù hợp với ngành nghề và trình độ đào tạo . Minh bạch hóa các hoạt động liên danh , liên kết đào ta ̣o , sử du ̣ng nguồ n lực công ; bảo đảm sự hài hòa giữa các lợi ích với tích luỹ tái đầu tư . Bên cạnh đó, cần phải chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục , đào ta ̣o trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, 67 bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại . Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo. Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn , đă ̣c thù . Khuyến khích viê ̣c học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước . Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tin ́ , chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiê ̣p; đồng thời quản lý chă ̣t chẽ chấ t lươ ̣ng đào ta ̣o . Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế , cá nhân nước ngoài , người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoa ̣t đô ̣ng đào ta ̣o , nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam . Tăng cường giao lưu văn hoá và học thuật quốc tế. Có chính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên Việt Nam đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Tiếp tục thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đem lại từ hợp tác quốc tế cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ưu tiên nguồn vốn ODA cho các cơ sở giáo dục, vùng còn nhiều khó khăn, các trường/đại học, viện nghiên cứu và đào tạo trọng điểm. Ưu tiên các chỉ tiêu cho các trường/đại học, viện nghiên cứu và đào tạo trọng điểm đi học tại nước ngoài theo các đề án sử dụng ngân sách nhà nước và các chương trình học bổng của nước ngoài, đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng. Mở rộng các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thông tin với các hiệp hội giáo dục khu vực và quốc tế nhằm tăng cường chất lượng đào tạo, đổi mới 68 công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, tiếp tục đàm phán và ký kết thỏa thuận tương đương bằng cấp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện tốt các chương trình học bổng cho sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam; quy định về việc tiếp nhận chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam giảng dạy nghiên cứu và gửi chuyên gia Việt Nam sang giảng dạy, làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện trao đổi giảng viên nước ngoài đến Việt Nam tham gia giảng dạy/nghiên cứu, góp phần xây dựng môi trường giáo dục quốc tế tại Việt Nam. 69 KẾT LUẬN Đất nước chúng ta trong điều kiện về tự nhiên, xã hội và trong bối cảnh hội nhập quốc tế hôm nay và ngày mai, không phải lúc nào cũng được thuận lợi. Chúng ta có thể đi lên, thực hiện được những mục tiêu mà mình mong muốn:“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” bằng chính con người Việt Nam, bằng một nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng về trí tuệ, nghề nghiệp và nhân cách con người Việt. Vì thế, giáo dục và đào tạo Việt Nam đang đứng trước yêu cầu rất lớn để phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra cho năm 2020 và xa hơn nữa. Yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo là phải có bước đột phá, không chỉ khắc phục những hạn chế hiện nay, không chỉ để tiến nhanh, tiến mạnh như các nước trên thế giới mà phải tiến lên vượt bậc.Cứ như thế, giáo dục và đào tạo góp phần làm cho đất nước rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và từng bước vươn lên ngang tầm với thế giới. Bia văn miếu Quốc Tử Giám có ghi: “… Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước mạnh và đi lên, nguyên khí suy thế nước yếu và đi xuống. Vì thế thánh đế minh vương không ai không coi việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí là công việc hàng đầu”. Như vậy, đối với mỗi quốc gia, dân tộc thì học thức được coi là tài sản vô giá và chính giáo dục và đào tạo đảm nhận trách nhiệm “làm nên tài sản vô giá” cho đất nước. Bởi thế, muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách toàn diện thì những chương trình, đề án giáo dục và đào tạo cần phải được nghiên cứu triển khai sao cho phù hợp với mọi vùng miền, mọi đối tượng, cần phải đặt trong mối liên hệ, quan hệ qua lại với các thành tố khác như kinh tế, chính trị, tư tưởng. 70 Trải qua chặng đường hơn 20 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không thể phủ nhận những thành tựu của ngành giáo dục và đào tạo trong mấy chục năm vừa qua. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, con đường mà giáo dục và đào tạo đã đi theo suốt hơn 20 năm đổi mới (từ năm 1986 đến nay) vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém đã tỏ ra không còn phù hợp nữa. Với tinh thần trách nhiệm đối với thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần nhìn thẳng vào thực trạng của ngành giáo dục và đào tạo để có những giải pháp mạnh mẽ, triệt để, tạo ra sự bứt phá thật sự, giúp cho giáo dục và đào tạo đóng vai trò lịch sử xứng đáng của nó. Một cuộc cải cách, đổi mới giáo dục và đào tạo toàn diện là rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ đặc điểm, thực trạng giáo dục và đào tạo nước nhà, một số giải pháp đã được đưa ra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, song thiết nghĩ vấn đề cơ bản và mấu chốt là ở chỗ phải làm sao cho mọi người ý thức được rằng: giáo dục và đào tạo là quyền thiết thân của tất cả loài người, giáo dục không phân biệt sang, hèn, già, trẻ… giáo dục là vì con người, vì sự tiến bộ của xã hội. Chúng ta trông chờ nhiều vào giáo dục cho nên chúng ta phải tiến hành đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Để xây dựng một nền giáo dục và đào tạo Việt Nam tiên tiến, hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta cần đẩy mạnh công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo. Để làm được điều này thì việc đểa và thực hiện các phương hướng, giải pháp cần phải tuân theo những yêu cầu sau: một mặt, phải khắc phục được những hạn chế, yếu kém; mặt khác, phải được thực hiện dựa trên quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực hiện được những yêu cầu đó, Việt Nam sẽ xây dựng thành công một nền giáo dục và đào tạo mới - một ngôi nhà vững chắc. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ph.Ăngghen (1997), Chống Duyrinh, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Vũ Đình Cự (1998), Giáo dục hướng tới thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Văn Như Cương (2008), “Giáo dục không thể phá đi rồi xây lại”,Giáo dục và Thời đại, Số 20, tr 15 -18. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. V.I.Lênin (1970), Toàn tập, Tập 24, Nxb Tiến bộ Matxcơva. 12. V.I.Lênin(1981), Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ Matxcơva. 13. C.Mác (1978), Bộ tư bản, Quyển 1, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 14. C.Mác - Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. C.Mác - Ăngghen(1994), Toàn tập, Tập 20, Tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 72 16. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh(2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Tổng cục Thống kê (tháng 11 - 2001), Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dục và đào tạo, Nxb Thống kê, Hà Nội. 22. Hoàng Tụy (1997), “Một số ý kiến về tình hình giáo dục hiện nay”, Tạp chí Phát triển giáo dục, Số 8, tr 07 - 10. 23. Hoàng Tụy (2005), Cải cách và chấn hưng giáo dục, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. 24. http://chinhphu.vn. 25. http://dantri.com.vn. 26. http://www.moet.gov.vn. 27. https://www.vnu.edu.vn. 73 [...]... mới toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay 25 1.3 Nội dung sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu không nhỏ , góp phần quan trọng và o thành công của sự nghiê ̣p đ ổi mới và đưa nước ta thoát khỏi tin ̀ h tra ̣ng mô ̣t nước nghèo.Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng... luận có ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn Trong phạm vi bài khóa luận này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu rõ hơn và vận dụng quan diểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay 1.2 Sự cần thiết phải đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay 1.2.1 Tình hình thế giới Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển... quan trọng nhất cho phát triển Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo vẫn chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn Chính vì vậy , đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở thành một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 1.3.1 Thực hiện đổi mới giáo dục và ào tạo. .. ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội , tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình Đổi mới. .. 1.3.2 Đổi mới ở tất cả các nội dung của giáo dục và đào tạo Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, đặc biệt là sự bùng nổ của khoa học và công nghệ thể hiện thông qua các lý thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng và nhanh vào thực tiễn buộc chương trình giáo dục phải xem xét và có những điều chỉnh mới Từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX, chương trình của các nước đang hướng tới việc thực hiện. .. cho con em mình Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá , giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổ i mới , phát triển giáo dục 1.3.4 Kết hợp tổng hợp các nguồn lực phục vụ cho đổi mới giáo dục và đào tạo Để tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, một biện pháp không thể không kể đến,... nay 1.3.1 Thực hiện đổi mới giáo dục và ào tạo trong toàn bộ hệ thống quốc dân ở tất cả các cấp học, bậc học Để có thể tiến hành đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, có rất nhiều chủ trương, giải pháp được đưa ra, trong đó có thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo trong toàn bộ hệ thống quốc dân ở tất cả các cấp học, bậc học: Thứ nhất, đối với giáo dục mầm non , giúp trẻ phát triển thể chất , tình cảm,... giới vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hoàn thiện dần của nền giáo dục và đào tạo Việt Nam Mặt khác, cũng tạo ra những thách thức không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta Điều quan trọng là chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn, đề ra những chủ trương, chiến lược, sách lược phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay và thích ứng với xu thế của nhân loại 1.2.2 Tình... trong khu vực và trên thế giới Trong quá trình đổi mới và phát triển đó chúng ta không thể không kể tới vai trò của giáo dục và đào tạo, bởi chỉ có thông qua giáo dục và đào tạo thì chúng ta mới có thể đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cao góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất,... Trên cơ sở quán triệt quan điểm toàn diện trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn, quan điểm toàn ra đặt ra các yêu cầu cụ thể như sau: Một là: Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác Cần tránh quan điểm phiến diện, chỉ

Ngày đăng: 29/09/2015, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w