Những thành tựu của giáo dục vàđào tạo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 45)

Bước sang thế kỷ XXI, nền giáo dục nước ta đã trải qua một chặng đường dài đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Thứ nhất, về hệ thống giáo dục và đào tạo:

Chúng ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa được hình thành với đầy đủ các cấp học, ngành học từ mầm non đến đào tạo sau đại học. Mạng lưới trường trung học cơ sở và trung học phổ thông được mở rộng xây dựng trên phạm vi toàn quốc, nhiều huyện miền núi đã có trường nội trú và bán trú cho con em dân tộc ít người có thể đến trường đê học tập. Các trường lớp, trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức. Các trường đại học, cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn, các vùng, các địa phương, đặc biệt như vùng chậm phát triển như Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long.

Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn. Cơ hội tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách; cơ bản bảo đảm bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.

Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hóa cả về loại hình, phương thức và nguồn lực, từng bước hòa nhập với xu thế chung của thế giới. Từ chỗ hệ thống giáo dục chủ yếu là loại hình chính quy thì hiện nay đã xuất

36

hiện thêm loại hình không chính quy, có hình thức đào tạo từ trong nước đến liên kết với nước ngoài, thực hiện thu học phí với hầu hết các cấp học.

Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng. Năm học 2004 - 2005, đã có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn 37.000 cơ sở giáo dục - đào tạo.

Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo dần dần được đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền tảng giáo dục tinh hoa.

Thứ hai, về chất lượng giáo dục và đào tạo:

Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến. Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh trung học phổ thông đã có những tiến bộ và toàn diện hơn. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có nhiều hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập cao. Chất lượng đào tạo của một số ngành đào tạo khoa học cà công nghệ đã được nâng cao hơn.

Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận dân trí, học sinh, sinh viên đã được nâng cao. Số học sinh trung học phổ thông đạt giải quốc gia, quốc tế ngày càng nhiều, chất lượng các ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ đã được nâng cao, đào tạo được đông đảo một đội ngũ cán bộ khoa học từ cử nhân đến tiến sĩ đã và đang công tác và có nhiều cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

37

Những năm qua, trong khi thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp thúc đẩy sự nghiêp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nước nhà. Chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển con người nói chung, trong giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nói riêng. Sự nghiệp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong những năm qua, đặc biệt mấy năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể và có bước phát triển tốt. Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đánh giá: “Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tao, hiện nay cả nước đã có 2.052 cơ sở dạy nghề, trong đó có 55 trường cao đẳng, 242 trường trung cấp. Ngoài hệ thống đào tạo nói trên, tham gia vào đào tạo nghề còn có 632 trung tâm, 1.123 cơ sở giáo dục, lớp dạy nghề của các doanh nghiệp, các làng nghề. Năm 2003-2004 tổng số sinh viên đại học và cao đẳng có 1.131.030 người, đến năm 2007- 2008 đã tăng lên 1.603.484 người. Năm 2008 có 233.966 sinh viên ra trường, trong đó số có 152.272 sinh viên tốt nghiệp đại học và 81.694 người tốt nghiệp cao đẳng. Số người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đều tăng nhanh. Theo số liệu thống kê năm 2008, cả nuớc có trên 14.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông. Số trường đại học tăng nhanh. Tính đến

38

đầu năm 2007, ở nước ta có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề. Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên. Năm 2008, cả nước có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và 27.900 trường phổ thông, 226 trường dân tộc nội trú….[24].

Qua những số liệu ở trên, chúng ta có thể thấy chất lượng giáo dục và đào tạo ở nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.

Thứ ba, về quy mô giáo dục và đào tạo:

Quy mô giáo dục và mạng lưới giáo dục được phát triển mạnh mẽ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của toàn xã hội.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số trẻ trong độ tuổi bước vào cấp học mầm non năm học 1999-2000 là 2.496.788, năm học 2004-2005 là 2.754.094, đến năm học 2010- 2011, số lượng này tăng lên 3.599.663 em, tăng 1.102.875 so với năm học 1999 - 2000. Năm học 1999 - 2000, nước ta có 153 trường đaị học và cao đẳng, (trong đó có 69 trường đại học và cao đẳng là 84 trường), năm học 2004 - 2005 số trường lên là 230 trường (trong đó có 93 trường đại học, 137 trường cao đẳng), đến năm học 2010 - 2011, số trường đại học và cao đẳng lên đến 386 trường (đại học là 163 trường, cao đẳng là 223 trường). Như vậy, so với năm học 1999 - 2000 thì số trường đại học và cao đẳng tính đến năm học 2010 - 2011 đã tăng thêm hơn 2,5 lần.Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề so với tổng số đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đtăng liên tục từ 16% (2000) lên 26,2% (2005) và 40% (2010) [26].

Quy mô đào tạo có 1.401 nghìn sinh viên đại học trong đó có 984 nghìn sinh viên chính quy (70,2%) và 417 nghìn sinh viên vừa học vừa làm (29,8%)

39

và 781 nghìn sinh viên cao đẳng, trong đó 660 nghìn sinh viên chính quy (84,5%) và 121 nghìn sinh viên vừa học vừa làm (15,5%) [26].

Các trường trung học phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa phương. Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình tiên tiến trên thế giới. Nước ta đã tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động đào tạo sau đại học, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, khoa học nông - lâm - ngư nghiệp và khoa học giáo dục. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao hiệu quả đào tạo, trong những năm gần đây ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực đẩy mạnh việc thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.

Thứ tư, về công tác quản lý giáo dục và đào tạo:

Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến. Công tác quản lý chất lượng đã được chú trọng với việc tăng cường hệ thống đánh giá và kiểm tra chất lượng. Đến năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc xây dựng đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo, trong đó có đề án thu tiền học phí. Việc phân cấp quản lý giáo dục cho các địa phương và sở giáo dục trong tuyển dụng giáo viên, sử dụng ngân sách đầu tư cho giáo dục, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm đối tượng của học sinh, sinh viên và điều kiện cụ thể với từng vùng, miền.

Công tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại hiệu quả, chuyển biến ban đầu, việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt những kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ em đến trường, đặc biệt là trẻ em khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, việc giám sát, đánh giá và thiết kế cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường lớp, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác

40

nhau. Tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục tăng lên đáng kể, năm 2005 chi phí cho giáo dục là 18% tổng ngân sách Nhà nước, đến năm 2010 tăng lên 20%tổng ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, ngành giáo dục đã huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội và đầu tư nước ngoài cho ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam.

Thứ năm, về chính sách giáo dục và đào tạo:

Việc thực hiện công bằng giáo dục trong xã hội đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là việc tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em khuyết tật, con nhà thương binh, liệt sỹ. Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em gia đình khó khăn, diện chính sách được học tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm học 2007 -2008, học sinh học nghề, sinh viên cao đẳng, đại học có hoàn cảnh khó khăn được vay để chi trả cho việc học hành. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương hỗ trợ thu hút giáo viên miền xuôi lên công tác trên khu vực miên núi, vùng cao, hải đảo xa xôi, có nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý đối với con em dân tộc, con em gia đình chính sách, tạo điều kiện tốt nhất cho các em được tham gia học tập như cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng được vay vốn với lãi suất thấp. Năm 2013 - 2014 đã có sự điều chỉnh số tiền cho vay đối với học sinh, sinh viên, mức cho vay đã được tăng thêm 100.000 đồng/tháng/học sinh sinh viên, tức đã tăng lên 11 triệu/học sinh sinh viên/năm. Dự kiến trong học kỳ 1 năm học 2015 lượng vốn cho vay tăng thêm khoảng 650 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn cho vay học kỳ 1 là khoảng 3.000 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ cho vay khoảng 5.500 tỷ đồng. Với số tiền cho vay như vậy thì sinh viên có thể trang trải cho việc học tập và sinh hoạt hằng ngày. Tiền gốc và lãi Nhà nước sẽ thu

41

lại sau khi sinh viên ra trường có việc làm ổn định. Do đó mà giáo dục ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt.

Trong những năm qua, để thúc đẩy giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà nước đã thực hiện xã hội hóa để huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã tăng từ 15% năm 2000 lên 18% năm 2005 với cơ cấu tăng chi cho những nhiệm vụ trọng tâm của ngành như đổi mới chương trình, bồi dưỡng giáo viên, tăng cường giáo dục miền núi.

Như vậy, những thành tựu của giáo dục và đào tạo nước đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhờ những thành tựu giáo dục và đào tạo và các lĩnh vực khác mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp hạng của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kể. Những thành tựu của nền giáo dục và đào tạo đã, đang và ngày càng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước trong 20 năm đổi mới.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 39 - 45)