coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình.
Đổi mới công tác thông tin và truyền thông để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá , giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới , phát triển giáo dục.
1.3.4. Kết hợp tổng hợp các nguồn lực phục vụ cho đổi mới giáo dục và đào tạo và đào tạo
Để tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, một biện pháp không thể không kể đến, đó là phải kết hợp tổng hợp các nguồn lực phục
33
vụ cho đổi mới giáo dục và đạo tạo, trong đó phải kết hợp cả nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài.
Thứ nhất, đối với nguồn lực trong nước:
Sự nghiệp giáo dục được thực hiện nhanh hay chậm, có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào cơ chế, vào công tác quản lý giáo dục. Trước thời kỳ đổi mới, nền giáo dục Việt Nam tồn tại nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân lớn nhất là do tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý. Bên cạnh đó cơ chế quản lý giáo dục cũng chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Quản lý nhà nước con mang nặng tính quna liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, cùng với tư tưởng nóng vội, chủ quan “đốt cháy giai đoạn”, tư tưởng lac hậu, bảo thủ trong giáo dục. Vì vậy, để khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục thì chúng ta cần phải tiến hành đổi mới cơ chế, chính sách quản lý giáo dục.
Để khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục, chúng ta phải tiến hành đổi mới theo hướng: thống nhất đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách giáo dục, thực hiện phân cấp quản lý mạnh đối với các địa phương và các cơ sở giáo dục, đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn bộ hệ thống giáo dục từ trung ương đến địa phương, xây dựng và triển khai các dự án đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều được học hành…
Thứ hai, đối với nguồn lực ngoài nước:
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh như vũ bão. Qúa trình hội nhập và toàn cầu hóa là tất yếu phổ biến đối với mọi quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập toàn diện, Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các nước phát triển. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế đã đặt ra cho ngành giáo dục thử
34
thách hết sức cam go. Toàn cầu hóa có thể làm tăng khoảng cách về kinh tế và tri thức giữa Việt Nam với các nước khác. Để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn, tiến kịp cùng với sự phát triển của thế giới, chúng ta phải đẩy mạnh công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo, bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của nền giáo dục và đào tạo của nước nhà, Việt Nam cần đi tắt, đón đầu tiếp thu những thành tựu của các nước trên thế giới, đặc biệt là những thành tựu về khoa học công nghệ vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, tạo động lực cho sự phát triển đất nước.
35
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở NƢỚC TAHIỆN NAY 2.1. Những thành tựu của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam và nguyên