Để tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, một biện pháp không thể không kể đến, đó là phải kết hợp tổng hợp các nguồn lực phục vụ cho đổi mới giáo dục và đạo tạo, trong đó phải kết hợp cả nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài.
Sự nghiệp giáo dục được thực hiện nhanh hay chậm, có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào cơ chế, vào công tác quản lý giáo dục. Trước thời kỳ đổi mới, nền giáo dục Việt Nam tồn tại nhiều hạn chế mà một trong những nguyên nhân lớn nhất là do tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp
66
yêu cầu phát triển của đất nước cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý. Bên cạnh đó cơ chế quản lý giáo dục cũng chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Quản lý nhà nước con mang nặng tính quna liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, cùng với tư tưởng nóng vội, chủ quan “đốt cháy giai đoạn”, tư tưởng lac hậu, bảo thủ trong giáo dục. Vì vậy, để khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục thì chúng ta cần phải tiến hành đổi mới cơ chế, chính sách quản lý giáo dục.
Có nhiều giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, bất cập trong cơ chế, chính sách liên quan đến vấn đề giáo dục. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương hỗ trợ thu hút giáo viên miền xuôi lên công tác trên khu vực miên núi, vùng cao, hải đảo xa xôi, có nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý đối với con em dân tộc, con em gia đình chính sách, tạo điều kiện tốt nhất cho các em được tham gia học tập như cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng được vay vốn với lãi suất thấp. Năm 2013 - 2014 đã có sự điều chỉnh số tiền cho vay đối với học sinh, sinh viên, mức cho vay đã được tăng thêm 100.000 đồng/tháng/học sinh sinh viên, tức đã tăng lên 11 triệu/học sinh sinh viên/năm. Dự kiến trong học kỳ 1 năm học 2015 lượng vốn cho vay tăng thêm khoảng 650 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn cho vay học kỳ 1 là khoảng 3.000 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ cho vay khoảng 5.500 tỷ đồng. Với số tiền cho vay như vậy thì sinh viên có thể trang trải cho việc học tập và sinh hoạt hằng ngày. Tiền gốc và lãi Nhà nước sẽ thu lại sau khi sinh viên ra trường có việc làm ổn định. Cũng có thể kể thêm một số chủ trương, chính sách đúng đắn mà giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đạt được như cuộc vận động “ hai không”, phong trào “nói không trong thi cử”, “bệnh thành tích trong giáo dục”…đã, đang và ngày càng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội.
67
Để khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục và đào tạo, chúng ta phải tiến hành đổi mới theo hướng như: thống nhất đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách về giáo dục, thực hiện phân cấp quản lý đối với các địa phương và các cơ sở giáo dục, đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn bộ hệ thống giáo dục từ trung ương đến địa phương, xây dựng và triển khai các dự án đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều được học hành…
Ngoài ra, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo , ngân sách nhà nước chi cho giáo du ̣c và đào ta ̣o tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách; chú trọng nâng cao hiệu quả sử du ̣ng vốn ngân sách . Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoa ̣t đô ̣ng chuyên môn cho các cơ sở giáo dục, đào ta ̣o công lập. Hoàn thiện chính sách học phí.
Đối với giáo dục mầm non và phổ thông , Nhà nước ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng , phát triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ để bảo đảm từng bước hoàn thành mục tiêu phổ cập theo luật định . Khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập đ áp ứng nhu cầu xã hội về giáo du ̣c chất lượng cao ở khu vực đô thi ̣.
Đối với giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp , Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng mô ̣t số trường đa ̣i ho ̣c , ngành đào tạo trọng điểm, trường đa ̣i học sư phạm . Thực hiê ̣n cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ đào tạo (không phân biệt loại hình cơ sở đào tạo), bảo đảm chi trả tương ứng với chất lượng, phù hợp với ngành nghề và trình độ đào tạo . Minh bạch hóa các hoạt động liên danh , liên kết đào ta ̣o , sử du ̣ng nguồn lực công ; bảo đảm sự hài hòa giữa các lợi ích với tích luỹ tái đầu tư .
Bên cạnh đó, cần phải chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục , đào ta ̣o trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa,
68
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại . Hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế về giáo dục, đào tạo.
Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi nhọn , đặc thù . Khuyến khích viê ̣c học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước . Mở rộng liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín , chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiê ̣p; đồng thời quản lý chă ̣t chẽ chất lượng đào ta ̣o .
Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế , cá nhân nước ngoài , người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoa ̣t đô ̣ng đào ta ̣o , nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ ở Việt Nam . Tăng cường giao lưu văn hoá và học thuật quốc tế.
Có chính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên Việt Nam đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Tiếp tục thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đem lại từ hợp tác quốc tế cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ưu tiên nguồn vốn ODA cho các cơ sở giáo dục, vùng còn nhiều khó khăn, các trường/đại học, viện nghiên cứu và đào tạo trọng điểm. Ưu tiên các chỉ tiêu cho các trường/đại học, viện nghiên cứu và đào tạo trọng điểm đi học tại nước ngoài theo các đề án sử dụng ngân sách nhà nước và các chương trình học bổng của nước ngoài, đào tạo tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng. Mở rộng các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thông tin với các hiệp hội giáo dục khu vực và quốc tế nhằm tăng cường chất lượng đào tạo, đổi mới
69
công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, tiếp tục đàm phán và ký kết thỏa thuận tương đương bằng cấp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thực hiện tốt các chương trình học bổng cho sinh viên nước ngoài đến học tập tại Việt Nam; quy định về việc tiếp nhận chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam giảng dạy nghiên cứu và gửi chuyên gia Việt Nam sang giảng dạy, làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện trao đổi giảng viên nước ngoài đến Việt Nam tham gia giảng dạy/nghiên cứu, góp phần xây dựng môi trường giáo dục quốc tế tại Việt Nam.
70
KẾT LUẬN
Đất nước chúng ta trong điều kiện về tự nhiên, xã hội và trong bối cảnh hội nhập quốc tế hôm nay và ngày mai, không phải lúc nào cũng được thuận lợi. Chúng ta có thể đi lên, thực hiện được những mục tiêu mà mình mong muốn:“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” bằng chính con người Việt Nam, bằng một nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng về trí tuệ, nghề nghiệp và nhân cách con người Việt.
Vì thế, giáo dục và đào tạo Việt Nam đang đứng trước yêu cầu rất lớn để phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra cho năm 2020 và xa hơn nữa. Yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo là phải có bước đột phá, không chỉ khắc phục những hạn chế hiện nay, không chỉ để tiến nhanh, tiến mạnh như các nước trên thế giới mà phải tiến lên vượt bậc.Cứ như thế, giáo dục và đào tạo góp phần làm cho đất nước rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và từng bước vươn lên ngang tầm với thế giới.
Bia văn miếu Quốc Tử Giám có ghi: “… Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước mạnh và đi lên, nguyên khí suy thế nước yếu và đi xuống. Vì thế thánh đế minh vương không ai không coi việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí là công việc hàng đầu”. Như vậy, đối với mỗi quốc gia, dân tộc thì học thức được coi là tài sản vô giá và chính giáo dục và đào tạo đảm nhận trách nhiệm “làm nên tài sản vô giá”
cho đất nước. Bởi thế, muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo một cách toàn diện thì những chương trình, đề án giáo dục và đào tạo cần phải được nghiên cứu triển khai sao cho phù hợp với mọi vùng miền, mọi đối tượng, cần phải đặt trong mối liên hệ, quan hệ qua lại với các thành tố khác như kinh tế, chính trị, tư tưởng.
71
Trải qua chặng đường hơn 20 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không thể phủ nhận những thành tựu của ngành giáo dục và đào tạo trong mấy chục năm vừa qua. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, con đường mà giáo dục và đào tạo đã đi theo suốt hơn 20 năm đổi mới (từ năm 1986 đến nay) vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém đã tỏ ra không còn phù hợp nữa. Với tinh thần trách nhiệm đối với thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần nhìn thẳng vào thực trạng của ngành giáo dục và đào tạo để có những giải pháp mạnh mẽ, triệt để, tạo ra sự bứt phá thật sự, giúp cho giáo dục và đào tạo đóng vai trò lịch sử xứng đáng của nó. Một cuộc cải cách, đổi mới giáo dục và đào tạo toàn diện là rất cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ đặc điểm, thực trạng giáo dục và đào tạo nước nhà, một số giải pháp đã được đưa ra nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, song thiết nghĩ vấn đề cơ bản và mấu chốt là ở chỗ phải làm sao cho mọi người ý thức được rằng: giáo dục và đào tạo là quyền thiết thân của tất cả loài người, giáo dục không phân biệt sang, hèn, già, trẻ… giáo dục là vì con người, vì sự tiến bộ của xã hội. Chúng ta trông chờ nhiều vào giáo dục cho nên chúng ta phải tiến hành đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Để xây dựng một nền giáo dục và đào tạo Việt Nam tiên tiến, hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta cần đẩy mạnh công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo. Để làm được điều này thì việc đểa và thực hiện các phương hướng, giải pháp cần phải tuân theo những yêu cầu sau: một mặt, phải khắc phục được những hạn chế, yếu kém; mặt khác, phải được thực hiện dựa trên quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực hiện được những yêu cầu đó, Việt Nam sẽ xây dựng thành công một nền giáo dục và đào tạo mới - một ngôi nhà vững chắc.
72