Nguyên nhân của thành tựu đó

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

Sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp, sự quan tâm tham gia đóng góp của các tổ chức kinh tế - xã hội và toàn dân đối với nền giáo dục nước nhà đã góp phần quan trọng quyết định đến sự thành công của sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước được thể hiện thông qua những chính sách như: thực hiện chỉ đạo triển khai phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong phạm vi cả nước, đổi mới chương trình sách giáo khoa… và nhiều giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn

42

nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong hầu hết các văn bản chỉ đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm coi giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, ưu tiên mọi nguồn lực, nhân lực, tài lực cho giáo dục, thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Xuất phát từ quan điểm trên, mọi sự đầu tư cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước và mọi nguồn viện trợ đã tăng lên đáng kể tạo động lực to lớn cho những đổi mới trong bản thân ngành giáo dục và đào tạo.

Việc đạt được những thành tựu giáo dục như trên chúng ta không thể không kể đến công lao to lớn của những người thầy, người cô bởi họ chính là những người “chèo lái” con thuyền tri thức cập bến an toàn. Trong mỗi bước trưởng thành của mỗi con người đều có bạn tay dìu dắt tận tình của những người thầy, người cô. Có thể khẳng định, một trong những nguyên nhân làm nên thành tựu của nền giáo dục nước ta những năm qua là có phần công lao to lớn của các thầy, cô. Họ là những người không ngại gian lao, luôn tâm huyết với nghề, họ vẫn hằng ngày miệt mài trên bục giảng với viên phấn trắng, bảng xanh, họ đem tri thức mình có được để truyền lại cho học sinh - thế hệ tương lai của đất nước. Bởi thế, chúng ta không còn xa lạ với hình ảnh những cô giáo trẻ tình nguyện lên công tác ở vùng sâu, vùng xa, gắn bó cả tuổi thanh xuân của mình với núi rừng, với bản làng, với lớp lớp học sinh. Họ đem tất cả lòng yêu nước, lòng nhiệt huyết với nghề, sự nỗ lực của mình để có thể góp phần vào sự nghiệp giáo dục nước nhà, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mặt khác, sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân của thời kỳ đổi mới đã tạo môi trường với các điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục và

43

đào tạo trong tổng chi ngân sách Nhà nước đã liên tục tăng qua các năm điều này đã góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nước nhà.

Bên cạnh đó, chúng ta còn phải kể đến tinh thần hiếu học của đại bộ phận nhân dân ta. Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống hiếu học, điều này được thể hiện trong từng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cư dù hoàn cảnh có khó khăn thì gia đình nào cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con cái của họ học được “cái chữ” để mở mang tầm hiểu biết. Nhân dân đã không tiếc tiền của, công sức đầu tư và khuyến khích động viên con em họ vượt khó, chăm chỉ học tập, họ luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện dạy tốt và học tốt trong các nhà trường.

Trải qua chặng đường hơn 20 năm đổi mới với những đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đã thu được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục… đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng cao, quốc phòng an ninh được giữ vững và tăng cường, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định hơn…những điều này đã góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho những tiến bộ của giáo dục và đào tạo Việt Nam trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)