Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, đặc biệt là sự bùng nổ của khoa học và công nghệ thể hiện thông qua các lý thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng và nhanh vào thực tiễn buộc chương trình giáo dục phải xem xét và có những điều chỉnh mới. Từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX, chương trình của các nước đang hướng tới việc thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, khắc phục tình trạng giáo dục nặng nề, thoát ly đời sống, nhấn mạnh tính hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lý thuyết mà coi nhẹ những tri thức và kỹ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Xu thế đổi mới cũng nhằm khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu biến đổi
29
nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội, sự bất bình đẳng về điều kiện, trình độ giữa các địa phương và khu vực.
Trong bốn nội dung giáo dục như: đức, trí, thể, mỹ thì hiện nay khâu mỹ bị coi nhẹ nhất và thực tế hoạt động này chưa được tiến hành tương xứng với yêu cầu của nó, trong khi đó đây là lĩnh vực hết sức quan trọng. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về giáo dục thẩm mỹ càng lớn. Giáo dục thẩm mỹ là con đường thuận lợi nhất để giáo dục đạo đức và rộng hơn là giáo dục tính nhân văn và hình thành nhân cách cũng như thế giới tinh thần của con người. Giáo dục thẩm mỹ là một phương cách hữu hiệu nhất giúp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong mục tiêu giáo dục cần đặc biệt quan tâm đến việc hình thành ở thế hệ trẻ những phẩm chất cần thiết cho việc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới như tính trung thực, óc phê phán, tư duy sáng tạo, tinh thần học hỏi, dám làm, dám chịu trách nhiệm và lòng khoan dung nhân ái. Trên cơ sở đó thiết kế lại chương trình giáo dục phổ thông và chương trình đào tạo đại học cũng như chương trình, nội dung giảng dạy của từng môn học cho phù hợp với mục tiêu trên, đảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt từ mẫu đến lớp 12.
Đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa ở nước ta được coi là một tất yếu khách quan. Dựa trên những thành tựu mà nền giáo dục trong những năm qua đã đạt được, khắc phục những hạn chế và thiếu sót và dựa vào điều kiện mới để xây dựng chương trình giáo dục và sách giáo khoa mới đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa không có nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn nội dung hiện tại, vì chương trình giáo dục và sách giáo khoa mà chúng ta đã xây dựng đó là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, nên đó là điều kiện, tiền đề trên cơ sở đó để bổ sung và phát triển.
Trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi như hiện nay, nền giáo dục và đào tạo cũng phải có những điều chỉnh để có thể thích ứng và sự diều chỉnh
30
đó là hợp với quy luật. Tuy nhiên, mỗi người lại có những điều chỉnh khác nhau. Mỗi người có một ý kiến khác nhau song tựu chung lại có thể khẳng định: giáo dục và đào tạo Việt Nam muốn nâng cao chất lượng thì cần phải có những giải pháp đổi mới. Đổi mới ở đây không phải chỉ đổi mới về nội dung mà chúng ta còn cần phải đổi mới cả về phương pháp dạy - học.
Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố, trong một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố như: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học… trong đó, phương pháp dạy học là thành tố trung tâm nhất, mỗi người giáo viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức và biết cách truyền tải kiến thức đó đến với học sinh. Mặt khác, học sinh, sinh viên là người chủ thể trong học tập và tu dưỡng. Chủ thể phải tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức.
1.3.3. Kết hợp các cấp, các ngành cùng thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo