Những hạn chế của giáo dục vàđào tạo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 53)

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng giáo dục nước ta vẫn tồn tại những hạn chế như:

Thứ nhất, chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp:

Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Trong những năm gần đây, quy mô giáo dục đại học phát triển, số lượng các trường đại học, cao đẳng tăng lên

44

đáng kể nhưng các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường chưa phát triển đủ để đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở này.

Mặt khác, trước đòi hỏi của tiến trình đổi mới, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, thế mạnh về nguồn nhân lực dồi dào của nước ta chưa được phát huy đầy đủ và khai thác có hiệu quả. Chất lượng của nguồn nhân lực thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế hết sức hạn chế, có nhiều khó khăn và luôn bị thua thiệt. Thực tế cho thấy, ở lĩnh vực nào, ngành nào, trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, hay quản lý...trên đất nước ta đều khát khao lực lượng lao động được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề thành thạo, có phong cách lao động công nghiệp. Báo cáo Chính trị Đại hội XI của Đảng chĩ rõ: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý Nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” [10; 92].

Theo số liệu thống kê, ở nước ta lực lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 20%, dịch vụ chiếm khoảng 26%. Điều này cho thấy, cầu về lao động giản đơn, phổ thông ở nước ta còn khá lớn. ở nước ta hiện nay có khoảng 77% số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, số được đào tạo thì trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp còn nhiều hạn chế và yếu kém, mặc dầu, chất lượng lao động ở khu vực thành thị

45

cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Số đã qua đào tạo tại các trường đại học, cao dẳng, trung cấp dạy nghề trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, phần lớn chưa đáp ứng, phần lớn phải đào tạo bổ sung, hoặc đào tạo lại. Báo cáo của UNDP về kết quả khảo sát tại 200 doanh nghiệp Việt Nam” được công bố tháng 9-2007 cho biết: khi trả lời câu hỏi về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực các chủ doanh nghiệp đều cho rằng, hầu hết số lao động nhận vào doanh nghiệp ở các cấp bậc khác nhau, từ học nghề đến đại học, sau đại học...họ đều phải đào tạo lại; họ không hoàn toàn tin vào kết quả đào tạo của các trường đại học, các viện nghiên cứu của Việt Nam vì chất lường đào tạo thấp, nội dung đào tạo lạc hậu; khả năng độc lập công tác và nghiên cứu của người lao động thấp; sách vở, tài liệu và thiết bị thiếu và không đồng bộ lại cũ kỹ; trình độ ngoại ngữ yếu; năng lực tổ chức và quản lý thấp.

Sự phân bố nguồn nhân lực ở nước ta không đồng đều và mất cân đối, chủ yếu và phần lớn được phân bổ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn - nơi yêu cầu về kỹ năng lao động, trình độ tay nghề chưa đòi hỏi ở mức độ cao, trong khi lực lượng lao động trong nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 70%. Đây là một sự lãng phí lớn về nguồn nhân lực. Nhiều nam, nữ thanh niên đến tuổi lao động không có việc làm, hoặc không tìm được việc làm, phải chịu cảnh thất nghiệp. Đây là mâu thuẫn chưa thể giải quyết ngày một, ngày hai.

Hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Chúng ta đang ở trong tình trạng khan hiếm và thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực, nói chung, đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có nghề nghiệp được đào tạo bài bản. Hầu hết các ngành kinh tế đều nằm trong tình trạng thiếu nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động và tay nghề cao, thành thạo công việc.

46

Nhìn vào thực tế giáo dục và đào tạo Việt Nam chúng ta có thể thấy rằng nội dung và phương pháp giáo dục từ mầm non đến phổ thông còn bộc lộ nhiều hạn chế, chương trình giáo dục chậm đổi mới chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Nội dung giáo dục trong nhà trường còn mang nặng về lý thuyết mà xem nhẹ việc thực hành. Vì thế, sinh viên mới ra trường vào làm việc, hầu hết các công ty, cơ quan, doanh nghiệp đều phải tốn chi phí đào tạo lại từ đầu để họ biết công việc của mình vì trước đây những gì họ được thấy chỉ là qua sách vở. Số đông sinh viên tốt nghiệp nhưng vẫn chưa có khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng trong ngành nghề và công nghệ. Chương trình, giáo trình và phương pháp giáo dục chưa thực sự phát huy được năng lực tư duy sáng tạo của người học, năng lực thực hành và hướng nghiệp, chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hơn nữa, một vấn đề đáng lo ngại đối với giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay là tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm:

Sinh viên tốt nghiệp ra trường không có đủ việc làm, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Việc giảm thiểu tình trạng thất nghiệp vẫn là một bài toán. Ở nước ta, số lượng sinh viên sau khi ra trường không có việc làm chiếm tới gần 40%, tổng số cử nhân thạc sỹ thất nghiệp lên tới 72.000 nghìn người, đó thật sự là một con số rất đáng lo ngại [25].

Theo giáo sư Hoàng Tụy, giáo dục đang đi lạc hướng, nếu không có bài thuốc nào chữa thì có hết cải cách tiến rồi lại lùi, đổi mới liên tục nhưng vụn vặt, chắp vá, đổi đi đổi lại chỉ thêm tốn kém tiền của, công sức của nhân dân mà rốt cuộc lại quay lại điểm xuất phát.

Cũng theo giáo sư Hoàng Tụy, nguyên nhân sâu xa của “bước thụt lùi” trong giáo dục là do “khuyết tật cấu trúc”, lỗi thiết kế hệ thống của giáo dục, sự lạc hướng, lạc điệu không giống ai, sự “không giống ai” này đôi khi chúng

47

ta lại tự coi là bản sắc độc đáo để tự hào và cố gìn giữ. Sự lạc hướng, lạc điệu này nhìn từ gốc vấn đề tức là triết lý giáo dục, từ tư duy, quan niệm cơ bản về mục tiêu, đường lối, cung cách làm giáo dục. Nói cách khác, nhà trường không thể chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy làm người.

Nhận định về yếu tố cơ bản gây nên “lạc hướng” cho giáo dục, GS Hoàng Tụy cho rằng, tàn dư ở chế độ bao cấp vẫn còn. Với chế độ đó, chúng ta thường ưa thích những mẫu người chỉ biết ngoan ngoãn chấp hành, quen được dẫn dắt, bao cấp cả về tư duy và hành động, làm gì, nghĩ gì cũng chỉ dựa dẫm vào trên, không dám nghĩ khác, làm khác… Niềm tin mù quáng đó là "chân lý" bất di bất dịch bấy lâu nay, khiến cho cả hệ thống giáo dục dẫm chân tại chỗ.

Thứ ba, về hệ thống giáo dục và đào tạo:

Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo, trong đó giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề đào tạo chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho đất nước. Phần lớn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đều cho rằng: hướng đi tốt đẹp cho tương lai của mình chỉ có thể là thi đỗ vào các trường đại học mà họ quên rằng họ hoàn toàn có thể đăng ký học ở các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp để mai này có thể trở thành những người thợ giỏi để góp phần vào sự phát triển của đất nước. Chính thực tế đó đã dẫn tới thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” ở nước ta ngày càng trầm trọng.

Thứ tư, về công tác quản lý giáo dục và đào tạo:

Một hạn chế nữa trong giáo dục và đào tạo nước ta đó là đội ngũ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Còn thiếu tính quy hoạch tổng thể đào tạo đội ngũ nhà giáo từ mầm non đến đại học dẫn đến tình trạng đội ngũ nhà giáo vừa thiếu, vừa thừa, vừa không đồng bộ về cơ

48

cấu. Ở các trường cao đẳng, đại học, số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ vẫn còn ít. Phương thức đào tạo trong các trường sư phạm chậm đổi mới, chất lượng đào tạo còn thấp dẫn đến tình trạng chuyên môn và nghiệp vụ của một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng, đào tạo nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh sư nỗ lực của đại đa số bộ phận thì vẫn còn tồn tại một số nhà giáo có biểu hiện vi phạm đạo đức, lối sống, làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của người thầy giáo trong xã hội. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu quả. Các cơ chế, chính sách đối với nhà giáo chưa được thỏa đáng, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong bản thân mỗi người thầy.

Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển. Do vậy, nước ta tiếp cận với sự phát triển vượt bật của các quốc gia phát triển trên thế giới về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa,… Việc tiếp cận này luôn thể hiện tính hai mặt. Nếu chúng ta tiếp thu và vận dụng đúng đắn những thành quả mà nhân loại đạt được vào thực tiễn đất nước thì sẽ mang lại những thuận lợi rất lớn, giúp cho đất nước phát triển. Ngược lại, nếu chúng ta tiếp thu không chọn lọc và vận dụng những thành tựu ấy không phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta sẽ mang lại những hậu quả khôn lường.

Trong những năm gần đây, nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa phương Tây, tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động đến đạo đức, tư duy và lối sống của nhân dân. Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam, nhất là các em học sinh. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp. Học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em

49

mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; … Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Hơn nữa, cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, hải đảo xa xôi. Mặc dù tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiện rõ rệt nhưng hiện nay vẫn còn nhiều lớp học vẫn ở tình trạng tạm bợ, phòng học cấp bốn rất cũ nát, nhất là vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học còn thiếu, lạc hậu, nhất là ở các trường đại học…

Khi nói về những hạn chế trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay, nhiều nhà quản lý giáo dục đã phải thốt lên “đó là căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục!”. Vậy nguyên nhân của những hạn chế tồn tại trong giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay là gì?

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới giáo dục và đào tạo ở việt nam hiện nay (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)