Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa thực sự được quán triệt đúng mức ở các cấp quản lý và chỉ đạo giáo dục.
Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước ta chưa được nhận thức đầy đủ, sự nghiệp giáo dục vẫn chỉ được xem như “việc riêng” của ngành giáo dục chứ không có sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các cấp,các ngành trong toàn xã hội. Như chúng ta đã biết thì đối tượng của giáo dục không chỉ cho một hay một nhóm người mà là vô cùng rộng lớn, đó là con người, là lớp lớp những thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, giáo dục có liên quan chặt chẽ đối với nhiều bộ ngành như: Bộ văn hóa thông tin, Bộ tài chính… vì vậy, nếu không có sự đồng thuận, không có sự ủng hộ nhiệt tình của toàn xã hội thì nền giáo dục Việt Nam không thể phát triển, khó có thể khắc phục được những hạn chế, khó có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu được.
50
Tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa thích ứng kịp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Có thể khẳng định rằng, giáo dục một phần chính là kết quả của sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Sự lạc hậu về kinh tế hiện nay có ảnh hưởng quyết định đến đầu tư cho giáo dục. Thêm vào đó, những nguyên nhân xã hội cũng rất quan trọng, sự chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, sang xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh kéo theo hàng loạt những chuyển đổi phức tạp về tư tưởng, đạo đức, tâm lý, sự đảo lộn về giá trị. Tất cả những hiện tượng đó đều được phản ánh trong giáo dục, tác động vào nhà trường, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động giáo dục. Nhà trường không chỉ dạy những cái có lợi mà phải chú trọng dạy cái đẹp trong kho tàng văn hóa dân tộc và thế giới. Cái đẹp bên trong mỗi kiến thức khoa học. Người thầy phải là một hìh ảnh văn hóa. Nếu người thầy chỉ sa đà vào việc đi bán kiến thức thì chất lượng của tiết học sẽ không cao. Ngoài ra, tâm lý, quan niệm của xã hội, trước hết là của phụ huynh, học sinh về bằng cấp, hư danh, về ngành nghề…cũng tạo ra những áp lực nhất định đối với nhà trường.
Trong tình hình kinh tế xã hội trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc và trên thế giới đang diễn ra nhiều xu thế đổi mới giáo dục mạnh mẽ thì nhiều tư tưởng chỉ đạo giáo dục ở nước ta vẫn còn xơ cứng, trì trệ. Chưa nhận thức đúng mức sự cần thiết phải tập trung quản lý của nhà nước đối với toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Nhận thức về sự tác động của kinh tế thị trường chưa đầy đủ nên chưa tạo được sự phù hợp của cơ chế quản lý giáo dục với cơ chế thị trường. Tư tưởng trọng bằng cấp dẫn đến bệnh thành tích trong giáo dục. Ở đại học, các nhà trường thường chỉ dạy những cái mình có mà chưa quan tâm đến nhu cầu của xã hội. Ở phổ thông, quan niệm đề cao kiến thức, coi nhẹ việc thực hành, năng lực hoạt động của học sinh dẫn đến tình trạng
51
còn tổ chức nhiều môn học trong chương trình giáo dục, phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều.
Những hạn chế của giáo dục và đào tạo còn nằm trong chính sự phát triển tự nhiên của giáo dục, đặc biệt là mở rộng về diện và cả số lượng. Những năm vừa qua sự phát triển theo chiều rộng đã vượt quá khả năng kiểm soát, quản lý của ngành, vượt quá khả năng đảm bảo tài chính của Nhà nước và do đó cũng vượt quá khả năng đảm bảo chất lượng của hoạt động giáo dục và đào tạo. Số lượng học sinh, sinh viên, trường lớp thuộc đủ các hệ đào tạo, các loại trường tăng nhanh trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật của trường còn thiếu nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trong giáo dục vầ đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
Mặt khác, công tác quản lý còn nhiều bất cập. Quản lý Nhà nước của Bộ Giao dục và Đào tạo còn mang nặng tính quan liêu, bao cấp, vẫn còn mang nặng tính ôm đồm, làm hạn chế quyền chủ động, sáng tạo và ý thức trách nhiệm của các đơn vị cơ sở. Hệ thống pháp luật và các chính sách về giáo dục chưa được hoàn chỉnh. Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với bộ ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán và thiếu tính thống nhất. Năng lực quản lý giáo dục của các cơ quan quản lý chưa cao, chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình nước ta đang có những biến đổi mới.
Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa thực sự hợp lý, chưa quan tâm đúng mức đến các địa phương khó khăn, đặc biệt là các khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục và đào tạo còn thiếu hiểu quả, chưa có tính tập trung cao cho những mục tiêu ưu. Cơ cấu chi ngân sách giáo dục chưa hợp lý, trong đó phần chi cho hoạt động chuyên môn là không đáng kể.
52
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang tới những cơ hội cũng như thách thức lớn đối với nền giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tình trạng ham danh vọng vẫn còn nặng nề; tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối nặng nề đến việc dạy và việc học và thi cử. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giáo dục và đào tạo nước ta. Nhu cầu học tập của người dân ngày càng cao trong khi đó khả năng đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn nhiều hạn chế.
Tóm lại, công cuộc đổi mới giáo dục nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà đã thu được nhiều thành tựu quan trọng đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây cản trở đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Việt Nam là rất quan trọng, làm sao để khắc phục những hạn chế của nền giáo dục và đào tạo nước ta và phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nhân loại, trên cơ sở tiếp thu đó xây dựng một nền giáo dục Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, có thể bước lên đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
53
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG