1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận về công bằng xã hội và việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay

75 1,1K 9
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 12,48 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC CHINH TRI

===***—==—

NGUYEN THI HANG

LÝ LUẬN VE CONG BANG XA HOI VA VIEC THUC HIEN CONG BANG XA HOI

TRONG GIAO DUC VA DAO TAO O

VIET NAM HIEN NAY

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Người hướng dẫn khoa học ThS Hoàng Thanh Sơn

Trang 2

LOI CAM ON

Em xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Hoàng Thanh Sơn người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Em xin được gửi lời cảm ơn tới các thây, cô trong Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2; đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục chính trị đã tạo điều

kiện thuận lợi, giúp đỡ em suối thời gian qua

Em cũng xin được cảm ơn sự động viên, cổ vũ của gia đình, bạn bè đã khích

lệ, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này

Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên dù đã có những có gắng nhất định, song,

khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót Do vậy, em kính mong nhận được sự

đóng góp ý kiến của thay cô và các bạn để em có thể hoàn thiện khóa luận của mình và có những kinh nghiệm quý báu trong việc nghiên cứu khoa học

Em xin chân thành cảm ơm!

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

TÁC GIÁ KHÓA LUẬN

Trang 3

LOI CAM DOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ Hoàng Thanh Sơn Tôi xin cam đoan rằng:

Đây là kết quả nghiên cứu riêng của tơi Nêu sai tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Sinh viên

Trang 5

MUC LUC

08771000 .ÚỒÚỒ 1 Chuong 1: LY LUAN VE CONG BANG XA HOI VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 6

1.1 Lý luận về công bằng xã hội và việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục — đàO (ẠO án HH ng TH TH HH HH HH TH TH kh 6 1.2 CBXH trong giáo dục và những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CBXH trong giáo dục đảo tạO - TT nh HT Hàn TH TT nh HH ng Hư 16 Tiểu kết chương l . 222¿2£+22EEE22222222E21111111222711111122071111112121701111 11 re 21

Chương 2: VIỆC THỰC HIỆN CONG BANG XA HOI TRONG GIAO

DỤC VÀ ĐÀO TẠO O NUOC TA HIEN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHUNG VAN DE DAT RA

2.1 Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với việc thực hiện CBXH trong giáo dỤC .- (tt vn TH TH nh HH Hàng rry 24 2.2 Thực trạng của việc thực hiện CBXH trong giáo dục — đảo tạo 28

2.3 Những vấn để đặt ra_ ©2 2t 2t 2 1E 0211211011121 erre 34 Tiểu kết chương 2 - s- 5c SE 212 E2 19212112115 11101112112111211 T11 11011 11x creg 43

Chuwong 3: QUAN DIEM VA GIAI PHAP DE DAM BAO VIEC THUC

HIEN CONG BANG XA HOI TRONG GIAO DUC - DAO TAO O VIET

NAM HIEN NAY 2 .cccccccscscssssesesssesesesssseseseeesesescseseseueseseeeseeusacseseeceaeaesesnenenees 45

3.1 Nhiing quan diém Chi da0 cccccccccesscssessessessessessessessssscssesscsssssesesssesesseseeses 45 3.2 Những giải pháp nhằm thực hiện CBXH trong gido duc — đào tạo ở Việt Nam hiện nay

Tiểu kết chương 3

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

Từ khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp thì CBXH luôn là khát vọng và mục tiêu tranh đấu của con người Ngày nay, giá trị thời đại của vấn đề này càng gia tăng cùng với tốc độ của TTKT, với sự phát triển của khoa học — công nghệ, với nhu cầu về quyền con người, nhất là quyền được đối xử công bằng trong giáo đục và đào tạo Công bằng thật sự trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi con người, mỗi dân tộc và nó mang tính tồn cầu Khơng phải ngẫu nhiên mà trong

những thập kỷ gần đây, CBXH trở thành một tiêu chí, điều kiện khi tiếp cận các

khái niệm “phát triển bền vững” và “tiến bộ xã hội” Với ý nghĩa đó, CBXH đang và sẽ là một thách thức lớn trên con đường phát triển của mỗi quốc gia trong thiên niên kỷ thứ ba

Ở Việt Nam hiện nay, đảm bảo CBXH trở thành một nhu cầu bức thiết, là điều kiện cho sự thành công của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước Sự lựa chọn con đường đi lên CNXH của dân tộc Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò

to lớn của CBXH không chỉ với tư cách là động lực mà còn là mục tiêu của sự phát

triển xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” Quan điểm kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và CBXH được Đảng Cộng sản Việt Nam khăng định tại Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), lần thứ XI (2010) chính là cách đặt vấn đề xuất phát từ nhu cầu cấp bách nói trên

Đảm bảo CBXH là một chính sách lớn, đòi hỏi phải có chiến lược và những bước đi phù hợp, có sự tham gia của nhiều lực lượng trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, giáo dục - đảo tạo, pháp luật với những phương thức và hiệu qua

đảm bảo khác nhau Trong đó đảm bảo việc thực hiện CBXH trong giáo dục và đào

Trang 7

gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng còn nhiều khó khăn

Giảm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư, vé cơ sở vat chat, đội

ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục giữa các vùng miễn” [3,tr.102] Đề xây dựng thành công một nền giáo dục ở nước ta vừa đảm bảo công bằng, vừa phát triển được quy mô và chất lượng, đảm bảo việc thực hiện ba mục tiêu cơ bản

của nền giáo dục là: Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài

là một vấn đề lớn không chỉ của ngành giáo dục và đào tạo, mà còn là nhiệm vụ chung của Đảng, của Nhà nước và toàn dân Song vai trò đảm bảo CBXH trong giáo dục dao tao cua Dang, Nhà nước là quan trong va mang tinh chu dao

Tuy nhiên, đây là lĩnh vực khá mới mẻ và chưa được quan tâm nhiều trong hoạt động nghiên cứu về vai trò của Nhà nước cũng như trong hoạt động xây dựng và thực hiện sự nghiệp giáo dục và đào tạo Rất nhiều vấn để cơ bản từ nó, cần được nhận thức và giải quyết thấu đáo trên cả phương diện lý luận và thực tiễn Chang hạn, lý luận về CBXH, CBXH trong giáo dục — đào tạo và những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện CBXH trong giáo dục — đào tạo, thực trạng của việc thực hiện CBXH trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay, quan điểm chỉ đạo của Đảng ta và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện CBXH trong giáo dục — đào tạo là những vấn đề cần được tiếp tục làm rõ Vì vậy, tôi chọn đề tài “Lý luận về công bằng xã hội và việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay” làm khỏa luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu

CBXH và đảm bảo CBXH ở Việt Nam là vấn đề được nhiều nhà khoa học xã

hội hết sức quan tâm trong thời kỳ đổi mới Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu

về vấn đề này từ nhiều góc độ tiếp cận: Triết học, kinh tế học, xã hội học, chính trị

Trang 8

bài viết, công trình nghiên cứu của nước ngoài, giới nghiên cứu Việt Nam cũng đã

có những đóng góp không nhỏ vào việc nhận thức và kiến giải một số vấn đề liên

quan tới vấn đề CBXH Với những công trình tiêu biểu:

- GS.TS Nguyễn Duy Quý (chủ biên) “Những vấn đề lý luận về CNXH và

con đường đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam” (Ñxb CTQG, Hà Nội, 1998) — Các tác giả đều đề cập đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu xã hội, trong đó có mục tiêu thực hiện công bằng xã hội Tuy nhiên, mục tiêu của các công

trình này chỉ đừng lại ở tính lý luận về CBXH nói chung chưa đề cập tới CBXH

trong những lĩnh vực cụ thể

- Công trình “77K7 và công bằng xã hội ở một số nước châu Á và Việt

Nam ” do PGS Lê Bộ Lĩnh (chủ biên) đã khăng định TTKT là điều kiện giảm bất

bình đăng, CBXH không phái chủ nghĩa bình quân mà là mọi người dân đều có khả năng và cơ hội tham gia nền sản xuất xã hội, được hưởng những thành quả tương xứng với sự đóng góp của mình (Nxb CTQG, H, 1998)

Ngoài ra còn có các đề tài khoa học, luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đề công bằng xã hội, như PGS.PTS Lê Văn Sang, PTS Kim Ngọc “TTKT và công bằng xã

hội ở Nhật Bản giai đoạn thân kỳ và Viét Nam thoi ky doi moi” (Nxb CTQG, H,

1999), Bùi Văn Nhơn với bài “Công bằng xã hội — mục tiêu cốt lỗi trong chính

sách xã hội của Đảng ta”, Nghiên cứu và trao đổi, số 10 (130), 2007; Phạm Thị

Ngọc Trầm (2009): Những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong điều kiện nước ta hiện nay, Nxb Khoa học xã hội; cuốn sách của TS Nguyễn Minh Hồn

(2009): “Cơng bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”, Nxb CTQG cũng đề cập đến vấn

dé nay

Đó là những công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu và rat đáng trân trọng Kết quá nghiên cứu trong lĩnh vực này đã góp phần tích cực vào việc hoạch định chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới nhằm bảo đảm thực hiện công bằng xã hội Tuy nhiên, nhìn chung vấn đề thực hiện CBXH

trong giao duc dao tạo chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực diện và

có hệ thống Cuốn Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa xuất bản

Trang 9

Đức đồng chủ biên; TS Nguyễn Ngọc Sơn (2007), “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở Việt Nam — mục tiêu hưởng đến sự phát triển bền vững” của TS Nguyễn Thị Bích Loan trong Kỷ yếu Hội thảo quốc gia của Bộ Giáo dục — đào tạo (2011), Nxb Hải Phòng đã đề cập trực tiếp đến CBXH trong giáo dục — đào tạo song với dung lượng chưa lớn Vì vậy, vẫn còn rất nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn

cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện thêm

3 Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận 3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về CBXH trong lịch sử tư tưởng nhân loại và trong triết học Mác — Lênin cũng như việc thực hiện CBXH trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam từ 1945 đến nay, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm dam bao CBXH trong giáo dục đào tạo ở Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng XHCN

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận

- Làm rõ lý luận về CBXH và những nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện

CBXH trong giáo dục — đào tạo

- Đánh giá thực trạng việc thực hiện CBXH trong giáo dục — đào tạo ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trong vấn đề này

- Nêu những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện CBXH trong

giáo dục và đào tạo trong thời kỳ phát triển đất nước theo định hướng XHCN

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khóa luận để cập, nghiên cứu, xem xét việc thực hiện CBXH trong giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay Từ đó đề xuất những giải pháp chung nhất để thực hiện có hiệu quả CBXH trong giáo dục — đảo tạo

% Phương pháp nghiên cứu

Trang 10

6 Đóng góp của khóa luận

- Góp phần làm rõ những lý luận về CBXH

- Làm rõ việc thực hiện CBXH ở nước ta trong thời kỳ đổi mới

- Khóa luận còn là tài liệu tham khảo đối với các hoạt động tìm hiểu, nghiên

cứu, giảng dạy về vấn đề liên quan đến CBXH, nhất là CBXH trong giáo dục — đào tạo ở nước ta hiện nay

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3

Trang 11

Chuong 1

LY LUAN VE CONG BANG XA HOI VA VIEC THUC HIEN CONG BANG XA HOI TRONG GIAO DUC - BAO TAO

1.1 Lý luận về CBXH của các nhà tư tướng trước Mác và ngoài Mác xít

1.1.1 Lý luận về CBXH

Thông thường khi nói đến công bằng người ta nói đến sự bằng nhau chính đáng trong một lĩnh vực, phạm vi nào đó Trong các ngôn ngữ nước ngồi “cơng

bằng” có nghĩa là đúng đắn, chính đáng, công lý, chính nghĩa, lẽ phải Từ điển bách

khoa triết học mới của Nga xem công bằng là phương thức quan hệ của con người với người khác được gián tiếp hóa bằng quan hệ với lợi ích mà họ đều đang mong muốn Công bằng đòi hỏi sự tương hợp giữa vai trò thực tiễn của các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau trong đời sống xã hội và địa vị xã hội của họ, giữa quyền và nghĩa vụ, việc làm và hướng thụ, giữa lao động và sự trả công, giữa tội ác và trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội Sự không phù hợp trong những quan hệ đó được xem là bất công

Nói đến CBXH là nói đến sự ngang bằng nhau giữa người với người không

phải về một phương diện nào đó bất kỳ mà là về một phương diện nhất định —

phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thu theo nguyên tắc: Cống hiến lao động ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau Theo A A Guxâynov, có hai hình thức, hay còn có thể gọi là hai dạng công bằng được Arixtốt nêu lên và đã đi vào cầu trúc của các lý luận về công bằng sau này Đó là công bằng phân phối và công bằng cào bằng Công bằng phân phối thê hiện qua việc phân phối của cải tương xứng với trách nhiệm có tính đến những phẩm chất cá nhân; tức phụ thuộc vào sự đóng góp cho công việc chung Công bằng cào bằng là sự phân phối của cải được thực hiện không tính đến các phẩm chất cá nhân Trong thực tế có ba nguyên tắc cơ bản của sự công bằng phân phối Đó là “mỗi người đều như nhau” (mọi người đều bằng nhau - bình quân); “mỗi người - theo công lao” và “mỗi người

— theo nhu cầu” hay nói cách khác là phân phối bình quân, phân phối theo lao động

Trang 12

CBXH không đơn thuần thẻ hiện quan hệ cá nhân — xã hội mà còn thể hiện

quan hệ giữa các nhóm cộng đồng, giai cấp và các cá nhân với nhau, về bản chất của nó là sự phù hợp giữa cái mà nhóm, cộng đồng, cá nhân đã đóng góp và cái mà họ được hưởng Dĩ nhiên, hình thức đóng góp của họ là khác nhau và đa dạng: Thời gian, lao động, vốn, chất xám, xương máu, kinh nghiệm, , và các hình thức mà họ

nhận lại cũng đa dạng không kém: tiền công, phần thưởng, danh vị, chức vụ,

Chính sự đa dạng trong hình thức đóng góp và nhận lại như vậy khiến cho sự CBXH thường không được bộc lộ rõ ràng nên có những trường hợp là công bằng nhưng chủ thê lại đánh giá là chưa công bằng và ngược lại Vì vậy, CBXH luôn là vấn đề được các giai cấp, các tầng lớp dân cư trong xã hội quan tâm

Lý luận CBXH là một trong những nội dung của các lý luận về vấn đề xã hội Cơ sở của lý luận về CBXH là lý luận về nguồn gốc con người, quyền con

người và về vị trí của con người trong thế giới khách quan Lý luận về CBXH thực

chất là các quan điểm hay các quan niệm chung nhất về việc thực hiện CBXH và về tính tất yếu của việc thực hiện CBXH

Tuy nhiên, CBXH là một phạm trù chính trị - xã hội Nó được quy định bởi cơ sở kinh tế - xã hội và nó phụ thuộc vào sự phát triển của kinh tế - xã hội Vì vậy, trong các giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau thì quan niệm về CBXH cũng khác nhau

Trong lịch sử có rất nhiều quan niệm khác nhau về CBXH được bàn đến dưới nhiều dạng khác nhau và nhiều góc độ khác nhau Tuy vậy, khái nệm CBXH dù được quan niệm đa dạng đến đâu thì bao giờ nó cũng được gắn với khái niệm

bình dang xã hội, sự bình đẳng ở đây thường được coi là tiền đề của việc được thực

hiện CBXH Vì vậy, việc phân biệt hai khái niệm này là rất cần thiết để thấy được

nội dung phố quát của khái niệm CBXH, đồng thời thông qua đó còn thấy những

nội dung cụ thể của khái niệm CBXH trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể được

xem xét

Trang 13

về thể lực, trí lực hay những điều kiện bẩm sinh khác nhau thì người ta không gọi đó là sự bình đẳng mà thường coi đó là sự ngang bằng nhau

Chính vì xã hội bao giờ cũng là sự tác động lẫn nhau giữa các con người, nên

khi xét sự bình đăng giữa người với người trong một lĩnh vực kinh tế - xã hội nhất định bao giờ cũng là sự bình đẳng thể hiện ở mối quan hệ xác định Thứ nhất, sự

bình đăng trong việc thực hiện nghĩa vụ; thứ hai, sự bình đẳng trong việc hưởng, quyền lợi và thứ ba là bản thân mối quan hệ tương ứng hoặc không tương ứng giữa sự ngang nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ với sự ngang nhau trong việc hưởng thụ quyền lợi ở việc thực hiện cùng một nghĩa vụ ấy Do đó trong trường hợp này thì CBXH được hiểu không phải hoặc chỉ riêng là sự bình đẳng về nghĩa vụ, hoặc chỉ riêng là sự bình đẳng về hưởng thụ, mà so với hai trường hợp trên thì CBXH chỉ có trong trường hợp thứ ba, do đó sự tương ứng giữa thực hiện nghĩa vụ như nhau

thì hưởng quyền lợi như nhau, hay do có sự ngang bằng ở việc có sự tương ứng

giữa việc cùng thực hiện nghĩa vụ ngang nhau va cùng hưởng thụ ngang nhau thì đó

mới thể hiện được đầy đủ nội dung của khái niệm CBXH

Chính vì có sự nhắn mạnh rằng CBXH chỉ là bình dang ở thực hiện nghĩa vụ, hoặc chỉ là bình đăng về quyền lợi, hoặc trong trường hợp thứ ba như đã nói ở trên đã tạo nên những quan niệm rất khac nhau trong lịch sử cả về bình đẳng, bắt bình xã hội, và cả về công bằng, bắt công xã hội

Đáng chú ý trong những quan niệm của học giả phương Tây hiện đại về những

nguyên tắc bình đẳng — thước đo của CBXH - thì đó là thước đo được nhân mạnh là

thước đo được thẻ hiện ở: bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về cơ hội công bằng, bình

đăng về kết quả hay bình đăng ở vị trí khởi thủy; thậm chí ở cả nguyên tắc bình quân chủ nghĩa Với những cách quan niệm như vậy thì trong lịch sử nhân loại, tư trởng về CBXH đã được bàn như thế nào kể từ thời cổ đại cho đến nay?

1.1.2 Lý luận về CBXH của các nhà tư tướng thời kỳ trước Mác

Lý luận về CBXH được thể hiện một cách rõ nhất trong các tư tưởng triết

học về CBXH Cùng với quá trình phát triển của lịch sử, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, của cải có sự dư thừa nhất định đây chính là nguyên nhân làm xuất

hiện chế độ tư hữu và xã hội bị phân hóa thành các giai cấp có lợi ích đối lập, mâu

Trang 14

đẳng trong xã hội xuất hiện và trở thành vấn đề được nhiều nhà tư tưởng quan tâm

Trong lich sử nhân loại, lý luận về CBXH đã được bàn đến ngay từ thời cô đại Ở phương Đông, Khổng Tử (551 — 479 TCN), nha tư tưởng nỗi tiếng của

Trung Quốc thời cỗ đại đã rất quan tâm đến việc làm thế nào đề xây dựng một xã hội no đủ Theo ông điều quan trọng để dân no đủ là phải thực hiện phân phối quân bình, hợp tình, hợp lý nhằm làm sao rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và kẻ nghèo trong xã hội Không có tranh giành, bóc lột trong dân; xã hội không có người giàu quá, kẻ nghèo quá và như vậy, dân sẽ vui vẻ sông, nước thịnh trị Mặc Tử (480 - 420 TCN) thì lại mơ ước xây dựng xã hội tốt đẹp mà ở đó mọi người cùng thương yêu nhau không phân biệt trên đưới, thân sơ, quý tiện trên tỉnh thần chung là “kiêm ái” Tư tưởng của ông đã thẻ hiện ý tưởng về một thế giới đại đồng và công lý được thi hành triệt đề Quan niệm của Không Tử và Mặc Tử về CBXH còn rất

đơn giản, nó chỉ có ý nghĩa là mọi người đều có nhu cầu sống như nhau thì phải

được phân bổ điều kiện sống như nhau Điều đó không thể được thực hiện trong xã hội có sự phân chia giai cấp, đăng cấp rõ rệt như lúc bấy giờ nhưng ý nghĩa nhân văn trong tư tưởng của các ông về mong ước một xã hội tốt đẹp, mọi người được

bình đẳng là điều đáng ghi nhận và luôn có giá trị

Ngược với các quan niệm trên, các nhà tư tưởng phương Tây lại cho rằng

CBXH chính là sự phản ánh cái trật tự xã hội bất bình đắng về đắng cấp khắc nghiệt

của chế độ chiếm hữu nô lệ

Platon (427 — 347 TCN), nhà triết học nổi tiếng ở phương Tây thời cô đại đã

có những quan niệm cụ thể về CBXH và bình đẳng xã hội Trong hai tác phẩm Nhà nước và Luật lệ, Platon đã khẳng định rằng không thể có sự bình đẳng giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội Xã hội được chia thành những tầng lớp khau nhau, đẳng

cấp khác nhau là lẽ tự nhiên bởi vì theo ông, bản thân nhà nước xuất hiện chính từ

sự đa dạng của nhu cầu con người Do sự đa dạng ấy về nhu cầu nên xã hội cần phải

Trang 15

CBXH cái được nhấn mạnh không phải là sự ngang bằng giữa người với người trong mối quan hệ cống hiến và hưởng thụ, mà là sự phân định về đẳng cấp Những tư tưởng về công bằng và bình đẳng đã có ảnh hưởng nhất định đến những quan

điểm về CBXH và bình đẳng xã hội sau này

Cũng như Platon, Arixtốt (384 — 322 TCN), nhà triết học vĩ đại của Hy Lạp

thời cổ đại, đã có những tư tưởng sâu sắc về CBXH Nhưng so với Platon, Arixtốt

đã phân biệt rõ mối quan hệ giữa công bằng và bình đăng xã hội Arixtốt cho rằng việc phân chia giai cấp và địa vị giai cấp trong xã hội là lẽ tự nhiên và công bằng chính là sự đối xử ngang nhau, là sự bình đẳng giữa những người có cùng địa vị xã hội và cùng một giai cấp Công bằng và bình đẳng chỉ áp dụng cho những người cùng giai cấp cùng đăng cấp còn các giai cấp khác nhau thì công bằng và bình đăng khác nhau; không thể có công bằng cho tất cả các giai cấp Tuy nhiên, công hiến

thực sự của Arixtốt trong quan niệm về CBXH là ở chỗ, ông là người đầu tiên phát

hiện ra thước đo của sự công bằng nằm trong cơ sở kinh tế Ông cho rằng cơ sở của sự CBXH là sự công bằng trong trao đổi vật phẩm Ông nói: “sự ứrao đổi không thể có được nếu không có sự bằng nhau, nhưng sự bằng nhau lại không thể có được

nếu như không thể đo chung được” [24,tr.97] Mà thước do trong trao đối hàng hóa,

theo ông chính là sự biểu hiện của giá trị Nhưng ở đây, Arixtốt cũng chỉ nêu lên

biểu hiện giá trị của hàng hóa bằng hình thái tiền của nó mà không thấy được chính

lao động là thước đo chung trong mối quan hệ trao đổi hàng hóa Đây chính là sự

hạn chế do hoàn cảnh xã hội Hy Lạp hồi đó đưa lại

Mặc dù vậy, những đóng góp của Arixtốt đã được đánh giá rất cao: “Thiên tài của Arixtiốt chính là ở chỗ, trong biểu hiện giá trị của hàng hóa ông đã tìm ra được một quan hệ bình đẳng Chỉ có những giới hạn về lịch sử của xã hội mà ông đang sống mới ngăn cản không thay duoc “trong thực tê”, mối quan hệ bình đẳng đó là

cái gi” [24,tr.98] Việc Arixtốt tìm được mồi quan hệ bình đẳng, thấy đó là thước do

của công bằng trong trao đổi hàng hóa là đóng góp rất lớn của ông và phát hiện đó ngày càng được khăng định cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa

Bắt đầu từ thế kỷ XV, khi chế độ phong kiến được báo hộ bằng các đạo luật hà khắc thì thời trung cô bắt đầu bước vào thời kỳ tan dã, cũng là lúc kinh tế tự

Trang 16

hàng hóa ngày càng phát triển hơn với mức độ trao đổi hàng hóa ngày càng rộng rãi

hơn ở trình độ cao hơn Đây chính là cơ sở kinh tẾ - xã hội đã khiến cho nội dung

của những tư tưởng về CBXH không còn bị bó hẹp trong phạm vi của những đòi hỏi về quyền bình đẳng ở địa vị xã hội để được đối xử công bằng, mà quyền bình đăng ấy đã được mở rộng sang những đòi hỏi phải có sự ngang bằng trong quan hệ trao đổi và phân phối Đặc biệt, khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước khẳng định được địa vị thống trị của mình trong nền sản xuất xã hội thì những quan điểm về phân phối và trao đôi dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá của nền sản xuất hàng hóa đã ngày càng được sử dụng như là thước đo cua CBXH

Trên thực tế, cuộc sóng ấy diễn ra khác xa so với tư tưởng của các nhà khai sáng, những tư tưởng đã được xem như phần nào phản ánh lợi ích của những người lao động Bởi vì, sau khi chủ nghĩa tư bản giành được địa vị thống trị của mình, thì

khẩu hiệu tự do, bình đẳng trước đây bây giờ trên thực tế không còn nữa và thay

vào đó là những hình thức áp bức mới

Để chống lại sự công bằng và bình đẳng mang tính hình thức ấy, thiết lập công bằng và bat bình đăng thực sự, những nhà cộng sản không tưởng thế ký XVIII — XIX mong muốn thay đổi tận gốc các quan hệ xã hội, trước hết là quan hệ sở hữu và kêu gọi làm cách mạng xã hội Như Ăngghen đã đánh giá, tư tưởng của những nhà không tưởng vĩ đại thời kỳ này đã “không tự coi mình là đại biểu cho lợi ích của giai cấp vô sản mà lịch sử đã sản sinh trong thời kỳ đó Cũng như những nhà triết học khai sáng, họ muốn lập tức giải phóng ngay toàn nhân loại chứ không phải trước hết giải phóng một giai cấp nhất định” [24.tr.27§]

Để bảo vệ cho đông đảo người lao động trước sự bóc lột thậm tệ của chế độ

sở hữu tư bản chủ nghĩa, những người cộng sản không tưởng đã xây dựng lý tưởng CBXH của mình không phải bằng nguyên tắc trao đổi ngang giá dựa trên chế độ sở hữu tư sản, mà bằng nguyên tắc phân phối “đồng đều những sản phẩm của lao động” cho toàn mọi cá nhân trong xã hội dựa trên chế độ sở hữu công cộng

Tư tưởng CBXH vừa thể hiện tỉnh thần đấu tranh chống lại trật tự phong kiến dựa trên quan hệ đăng cấp, vừa thể hiện tinh thần đấu tranh chống lại trật tự tư sản dựa trên quan hệ trao đổi ngang giá đã được một số nhà cộng sản không tưởng

Trang 17

1785), Xanh Ximông (1760 - 1825), Phuriê (1772 - 1837), Ôoen (1771 — 1858)

Ôoen cùng với Xanh Ximông và Phuriê đã thực sự trở thành ba đại biểu xuất sắc

của chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ XIX với những tư tưởng nhân đạo sâu sắc Các ông không chỉ mơ ước, mà còn thực hiện những biện pháp cụ thể mong muốn

xóa bỏ chế độ tư hữu nhằm thực hiện sự CBXH và bình đẳng xã hội cho mọi người

trong xã hội

1.1.3 Tư tưởng triết học mác xít về CBXH

1.1.3.1 Quan điểm của triết học Mác - Lênin về CBXH

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tư tưởng của nhà tư tưởng đi trước, với phương pháp nhận thức khoa học của chủ nghĩa duy vật lịch sử và sự trải nghiệm thực tiễn sâu rộng, Chủ nghĩa Mác khang định, CBXH là một phạm trù mang tinh lịch sử và tính giai cấp sâu sắc Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi hình thái kinh tế - xã

hội có những quan niệm khác nhau về CBXH Mỗi giai cấp, tầng lớp, bộ phận dân

cư lại có sự nhận thức, quy định, đánh giá về CBXH khác nhau Theo Ph Ăngghen, “Công bằng xã hội của những người Hy Lạp và La Mã là sự công bằng của chế độ nô lệ Công bằng của giai cấp tư sản năm 1789 là những đòi hỏi phải xóa bỏ chế độ phong kiến mà nó coi là bất công” Vì vậy, sẽ là sai lầm khi cho rằng có một quan niệm chung, thống nhất về CBXH cho mọi thời đại, mọi giai cấp, mọi đân tộc

Đứng trên lập trường bảo vệ lợi ích giai cấp vô sản, C Mác đã đi đến xây dựng quan điểm về CBXH mà nội dung chủ yếu của nó chính là nguyên tắc phân

phối theo lao động

Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Góia”, C Mác đã phân tích rõ về nguyên tắc phân phối trong lao động Dưới chế độ chủ nghĩa xã hội người lao động

làm việc theo năng lực của bản thân và được nhận lại một phần sản phẩm anh ta làm

ra vừa đúng với cái anh ta đóng góp cho xã hội sau khi đã khẩu trừ các khoản cần

thiết để duy trì sản xuất và tái sản xuất mở rộng, để phòng chống thiên tai, địch họa

Trang 18

bảo công bằng cho mọi người Với nguyên tắc phân phối này, tất cả những người sản xuất đều có quyền ngang nhau trong việc tham gia quỹ tiêu dùng của xã hội khi làm một công việc ngang nhau, họ được hưởng thụ ngang nhau khi công hiến ngang nhau Cái mà người lao động đã cóng hiến cho xã hội là lượng lao động của cá nhân anh ta và cùng một lượng lao động mà anh ta cung cấp cho xã hội dưới hình thức này thì anh ta lại được nhận trở lại của xã hội hình thức kia Tuy nhiên, C Mác cũng chỉ rõ rằng, trong điều kiện của chỉ nghĩa xã hội, sự phân phối công bằng đó

chẳng những chưa loại trừ được, mà vẫn hàm chứa trong nó sự chấp nhận một tình

trang bat bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội Bởi lẽ trong xã hội, giữa những người lao động có sự khác nhau về thê chất và tinh thần, khác nhau về năng lực lao động và trình độ tay nghề, khác nhau về năng khiếu cá nhân và hoàn cảnh gia đình

Do vậy, “với một công việc ngang nhau và do đó, với một phan tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng trong xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia Muốn tránh tất cả những thiếu sót ấy thì quyền phải là không bình đẳng, chứ không phải là bình đẳng” [23,tr.35] Hạn chế, thiếu sót này của nguyên tắc phân phối theo lao động, theo C Mác, là không tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa Đến xã hội cộng sản chủ nghĩa, con người không còn phụ thuộc vào sự phân công lao động nữa, lúc đó, khoảng cách giữa lao động trí óc và lao động chân tay được rút ngắn tối đa; lao động không còn là phương tiện để sinh sống nữa mà là một nhu cầu của hoạt động và phát triển Cùng với sự phát triển toàn diện của cá nhân, sức sản xuất của xã hội cũng có sự tiến bộ vượt bậc chưa

từng có trong lịch sử, của cải trong xã hội trở nên dư thừa và “chỉ khi đó người ta

mới có thể vượt hẳn ra khỏi giới hạn trật hẹp của pháp quyên tư sản và xã hội mới có thể ghỉ trên lá cờ của mình: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cẩu” [23,tr.36] Như vậy, CBXH mà C Mác phác họa trong chủ nghĩa cộng sản rõ ràng là một trạng thái công bằng khác về chất so với tất cả những trình độ của sự công bằng đã tồn tại trong lịch sử

Trang 19

phạm trù đạo đức, pháp quyền, giữ vai trò chi phối quan hệ giữa người với người

trong các lĩnh vực xã hội nói chung đảm bảo có sự tương xứng giữa vai trò thực sự

của các cá nhân hay các nhóm xã hội với địa vị mà họ nắm giữ Theo nghĩa ấy có thé hiểu van tat CBXH là sự bình đẳng giữa người với người trong mối quan hệ giữa công hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc công hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau, trong đó khái niệm cổng hiến và hưởng thụ tích cực (như công trạng và sự tôn vinh) cũng như tiêu cực (như tội ác và sự trừng phạt)

Quan điểm của C Mác - Ph Ăngghen về CBXH và bình đăng xã hội được

V.ILLênin kế thừa và tiếp tục làm rõ thêm Theo V.I.Lênin, “Phái hiểu bình đẳng cho đúng, hiểu theo nghĩa xóa bỏ giai cấp” [21.tr.122] Một xã hội công bằng và bình đẳng thực sự là một xã hội không còn chế độ tư hữu Vì vậy thực chất của bình

đăng xã hội đưới chủ nghĩa tư bản là giả tạo, hình thức, bởi sự bình đăng đó được

xây dựng trên quan hệ áp bức, bóc lột giai cấp và được che đậy bởi biểu hiện bề

ngoài “bình đẳng”, “thuận mua vừa bán” của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Dưới hình thức quyền bình đăng của các cá nhân nói chung, quyền bình đẳng thực sự chỉ thuộc về giai cấp tư sản Các giai cấp bị áp bức, bóc lột, giai cấp lao động

không có quyền bình đẳng đó hoặc bình đẳng chỉ là hình thức Do đó, theo

V.L.Lênin, “ý nghĩa thật sự của việc đòi hỏi quyền bình đẳng chung quy chỉ là đòi

thủ tiêu giai cấp” [22.tr.198] Đánh giá về quan điểm phân phối công bằng của C

Mác, V.I.Lênin đã khẳng định, phân phối theo lao động là quy luật điều tiết sự phân

phối quỹ tiêu đủng dưới chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, phân phối theo lao động không có nghĩa là làm được bao nhiêu sẽ được hưởng bấy nhiêu mà phải hiểu dựa trên hai nguyên tắc: người có sức lao động mà không làm thì không hưởng và số lượng lao động ngang nhau thì hưởng số sản phẩm ngang nhau V.I.Lênin còn nhân mạnh, trong xã hội, ai không làm thì đừng ăn — bất kỳ người lao động nào cũng phải

hiểu điều đó

1.1.3.2.Tư tưởng triết học của Hồ Chỉ Minh về CBXH

Tư tưởng về công bằng và bình đẳng xã hội được Hồ Chí Minh thê hiện một cách sinh động, linh hoạt trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau của quá

trình xây dựng đất nước Song điểm đáng lưu ý là, khi nói đến CBXH, Hồ Chí Minh

Trang 20

nghia vu va quyén lợi, đó là cần kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động

Như vậy, trong quan điểm của Bác, CBXH và bình đẳng xã hội luôn là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước, một biện pháp căn bản để hiện thực hóa những giá trị, lý tưởng cao cả của

chủ nghĩa xã hội Người khăng định: “Cư nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hướng” [16.tr.175]

“Ai làm nhiều ăn nhiễu, ai làm ít thì hưởng ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên

là trừ những người già cá đau yếu, trẻ con”[15,tr.226] Sự bình đẳng của những người lao động phải đặt trong mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, mà cụ thể là sự ngang bằng về địa vị làm chủ nước nhà, làm chủ tư liệu sản xuất là những điều kiện cơ bản hàng đầu mà chế độ xã hội mới tạo ra, đảm bảo cho mỗi người đều phát huy được mọi khả năng của mình để cùng vươn tới mục tiêu: mọi người đều có cơm ăn, áo mặc, được học hành, có công ăn việc làm; mọi người đều sống no đủ và hạnh phúc; dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Bởi vậy, trong quan điểm của Bác việc thực hiện CBXH là một yêu cầu bức thiết và yêu cầu đó lại càng bức thiết hơn khi đất nước còn nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn Bác căn đặn: “?rong công tác lưu thông phân phối có hai điều kiện quan trọng phải luôn luôn nhớ: Không sợ thiểu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”[L7,tr.185] Mặt khác, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, thực hiện CBXH với nguyên tắc ngang bằng giữa người với người trong mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ trong hoàn cảnh nước nhà còn nhiều khó khăn về kinh tế cũng không có nghĩa là làm cho đời sống

nhân dân có ngay sự no đủ Do đó, không được coi việc thực hiện CBXH như một

sự cào bằng trong nghèo khổ Người khăng định: “không phải chúng ta ham chuộng khổ hạnh và bằn cùng Trái lại, chúng ta phân đấu hy sinh, vì chúng ta muốn xây dựng một xã hội ai cũng được am no, sung sướng”[14.tr.568] Để vượt qua hoàn

cảnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân phát huy tỉnh

Trang 21

điều rất hay, rất tốt, nhất là trong hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề, song Hồ Chí Minh vẫn giữ quan điểm nhất quán về công bằng và bình đẳng xã hội, kiên quyết chống lại sự đồng nhất công bằng đồng cam cộng khổ với chủ nghĩa bình quân Người nói: “Đẳng cam cộng khổ là một tỉnh thần cần phải có, nhưng nếu bình quân chủ nghĩa thì lại không đúng Bình quân chủ nghĩa là gì? Là ai cũng như ai, bằng hết Bình quân chủ nghĩa là trải với chủ nghĩa xã hội, thế là không đúng” [15,tr.386]

Như vậy, tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh về CBXH là sự bồ sung và phát triển tiếp tục quan điểm của C Mác và Ăngghen về nguyên tắc phân phối theo lao động, một nguyên tác đảm bảo CBXH trong chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò của CBXH trong việc làm yên lòng dân và “nhờ yên lòng dân” mà xã hội được ồn định và có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Những

đóng góp quý báu đó của Hồ Chí Minh vào tư tưởng CBXH và bình đẳng xã hội

của C Mác và Ăngghen đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, có tác dụng chỉ đạo đối với

chúng ta không chỉ trong quan hệ lợi ích kinh tế, mà cả trong nhiều quan hệ xã hội khác của con người

1.2 CBXH trong giáo dục và những nhân tố ảnh hướng đến việc thực hiện CBXH trong giáo dục đào tạo

1.2.1 CBXH trong giáo dục — đào tạo

Bước sang thế kỷ XXI, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, loài người đã và đang chuyên sang một giai đoạn phát triển mới từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh tin học với những đột phá trong tư duy, trong quản lý, trong kinh tế, trong khoa học công nghệ và đặc biệt là trong giáo dục Giáo dục trở thành một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi công dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển của mọi quốc gia Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho

giáo dục là đầu tư cho phát triển, giáo dục phải đi trước một bước; CBXH trong

giáo đục đã và đang trở thành nhân tô quyết định góp phần nâng cao trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của các quốc gia nói chung và của từng tổ chức, từng thành viên trong xã hội hiện nay nói riêng

Trang 22

hội học ngày càng tốt hơn ở mọi cấp học và trình độ đào tạo cho mọi tầng lớp nhân

dân, đặc biệt là tạo cơ hội học tập ở đại học, cao đẳng cho con em nông dân, các

gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng còn nhiều khó khăn

Giảm sự cách biệt vé co hội học tập giữa các tang lop dan cu về cơ sở vật chất, đội

ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục giữa các vùng miễn” [10,tr.102]

CBXH trong giáo dục là sự bình đăng trong cơ hội tiếp cận, tham gia vào quá trình giáo dục, là đối xử như nhau với mọi học sinh khi học tại các cơ sở đào tạo khác nhau Mục tiêu của CBXH trong giáo dục — đào tạo là đảm bảo quyền hưởng thụ theo chuân tối thiểu về giáo dục phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo cho mọi người đều được học tập đạt trình độ phổ cập theo quy định của mỗi quốc gia CBXH trong giáo dục ở cấp độ nhà trường được hiểu là mọi học sinh không phân biệt giới tính, khả năng (bình thường hay khuyết tật, học

giỏi hay học yếu) hoàn cảnh xuất thân và thu nhập của gia đình, dân tộc (người kinh

hay người dân tộc ít người), tôn giáo đều được đảm bảo quyền học tập, không bị nhà trường từ chối, đều được tạo cơ hội như nhau trong việc tiếp cận với các điều kiện giáo dục mà nhà trường có Chang hạn, mọi học sinh đều được hưởng dịch vụ y té hoc đường của nhà trường, được chăm sóc sức khỏe; mọi học sinh đều được tham gia các hoạt động và các môn tự chọn, kể cả những em có hoàn cảnh khó khăn không thể đóng góp; mọi học sinh đều được tạo cơ hội phát triển năng khiếu và vận dụng tri thức; mọi học sinh đều có quyền mượn sách, tài liệu có trong thư viện Học

sinh không bị định kiến, phân biệt đối xử Mọi học sinh đều được giáo viên chú ý

khuyến khích phát triển Những em nào có hoàn cảnh khó khăn phải được nhà

trường, giáo viên, bạn bè, cộng đồng quan tâm giúp đỡ

Việc thực hiện CBXH trong giáo dục — dao tao bao gồm cả vIỆc giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ giữa giáo dục đại trà và giáo dục trọng điểm, giữa sự

quan tâm đến quyền lợi được giáo đục của số đông và giành ưu tiên cho những

người có năng lực học tập đặc biệt, những người có hoàn cảnh khó khăn, những

Trang 23

Biểu hiện quan trọng nhất của sự công bằng trong giáo dục là đảm bảo sự tiếp cận bình đăng về cơ hội học tập cho moi người đân phủ hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện ở việc đảm bảo khả năng tiếp cận chuẩn tối thiểu về giáo dục cho tất cả mọi người không phân biệt nhóm xã hội hay địa bàn sinh sống, đồng thời khuyến khích việc thực hiện các hoạt động giáo đục ở mức cao hơn chuẩn cho các nhóm có điều kiện trong khuôn khổ pháp luật là việc tạo ra những cơ hội như nhau cho những người có khả năng ngang nhau để có sự thành đạt trong giáo dục

chỉ phụ thuộc vào năng lực phan đấu của cá nhân

Như vậy, việc phấn đấu xây dựng một nền giáo dục theo hướng công bằng đám bảo phát triển quy mô và chất lượng chính là nhằm tạo được nhiều cơ hội khác nhau phù hợp cho mọi người dân đều được học tập, phát huy năng lực, sở trường của mình, góp phần phát triển nguồn lực con người phục vụ cho xã hội

1.2.2 Những nhân tô ảnh hưởng đến việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo

dục — đào tạo

¢ Nhân tố kinh tế:

Lý luận CBXH xuất phát từ quyền con người, từ những điều kiện vật chất để có thể đảm bảo việc học tập cho các tầng lớp dân cư trong xã hội, từ sự phân công lao động trí óc và lao động chân tay Công tác giáo dục — đào tạo đã đòi hỏi phải có một bộ phận dân cư tách ra khỏi lao động chân tay dé làm công việc giảng dạy và học tập Sự phân công lao động xã hội này diễn ra không ngừng gắn liền với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của lực lượng sản xuất; đồng thời mỗi bước tiến của sự phân công lao động xã hội trong ngành giáo dục — dao tạo nói riêng lại có tác dụng thúc đây lực lượng sản xuất phát triển tạo ra phương thức lao động mới gắn

với năng suất lao động xã hội cao Bởi vậy, năng suất lao động xã hội cao vừa là kết

quả của sự phân công lao động vừa là cơ sở cho việc thực hiện CBXH trong giáo dục — dao tao

Mặt khác, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, quyền không thé cao hơn trình độ phát triển kinh tế Quyền của con người nói chung và quyền được hưởng công bằng trong xã hội cũng như trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo tạo ra sản

Trang 24

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, không thể nói đến CBXH trong giáo dục đối

với mọi thành viên của xã hội Do trình độ phát triển kinh tế thấp nên những người

tách khỏi công việc kiếm sống hàng ngày để đầu tư cho học tập chí chiếm một bộ

phận nhỏ trong dân cư

Trường học trong chiếm hữu nô lệ chỉ là trường học giành cho con cái của

chủ nô và một phần là dân tự do Người nô lệ không có điều kiện học tập

Trong chế độ phong kiến, các trường học chỉ giành cho quý tộc, tăng lữ, các

tầng lớp đân cư khác, đặc biệt là người dân rất ít có cơ hội, điều kiện để học tập

Đến chủ nghĩa tư bản, do sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp, của kinh tế thị trường, nền giáo dục được mở rộng đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân Song do bản chất của chủ nghĩa tư bản, CBXH trong giáo dục vẫn có những giới hạn của nó

Như vậy, sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở vật chất vững chắc đảm bảo cho CBXH nói chung và CBXH trong giáo dục nói riêng Khả năng đầu tư càng lớn thì giáo dục càng có điều kiện phát triển thuận lợi Ngược lại, giáo dục cần được phát trién để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Do đó, CBXH trong kinh tế là cơ sở để thực hiện CBXH trong giáo dục, quy định hiệu quả thực hiện công bằng trong giáo dục

e Nhân tố chính trị - xã hội:

Chính trị chính là biểu hiện tập trung của kinh tế, là cơ sở pháp lý để thực hiện CBXH trong tất cả các lĩnh vực của xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục — đào tạo

Tác động của yếu tố chính trị cơ bản nhất là Nhà nước Mức độ thực hiện

CBXH, quy mô và phạm vi thực hiện CBXH trong giáo dục phụ thuộc vào ban chất

của nhà nước, của giai cấp cầm quyền

Trong các xã hội có sự phân chia giai cấp, nhất là trong chế độ chiếm hữu nô

lệ, bản chất Nhà nước đều quy định rõ những giai cấp hoặc tầng lớp xã hội không

Trang 25

Nhưng các tiêu chí đánh giá, các tiêu chuẩn sử dụng đều phải theo quy định pháp lý hoặc theo lợi ích của giai cấp cầm quyền

e Sw phan héa xã hội:

Sự phân hóa xã hội ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện CBXH trong giáo

dục Trong xã hội có sự phân chia giai cấp đối kháng, CBXH không thể thực hiện

được đối với mọi tầng lớp dân cư Ở các nước tư bản phát triển, nhất là ở Mỹ, khi nền

kinh tế phát triển cao, nền dân chủ tư sản đã phát triển; hệ thống giáo dục ưu việt của

Hoa Kỳ bao gồm ba hệ thống: Giáo dục công lập, giáo dục dân lập và giáo dục gia

đình; tạo ra các hình thức học tập rất phong phú, đa dạng Hoa Kỳ chi tiêu cho giáo

dục công lớn hơn bắt kỳ quốc gia nào khác trên thế giới Song ngay sắc lệnh “Không để trẻ em nào không được tiếp cận với giáo đục” được ban hành gần đây cũng không

cải thiện được chất lượng giáo dục là bao Mặc dù người dân Mỹ dốc một lượng thuế

không lồ cho ngân sách địa phương và bang để đầu tư cho hệ thống trường công lập,

nhưng thực tế chính các trường tư mới có chất lượng giáo dục tốt hơn Do vậy, mặc dù mục tiêu của các trường công lập là đảm bảo tiếp cận giáo dục công bang cho tat cả mọi người, song sự chi tiêu của người dân cho giáo dục không hiệu quả đã tạo ra những sản phẩm chất lượng khá thấp Những bắt cập này càng trở nên rõ ràng hơn nữa ở bậc học sau trung học Giáo dục dân lập vẫn là rất đất đỏ và thường chỉ có những người có điều kiện (con nhà giàu) mới có thê theo học

Việc cạnh tranh để tìm kiếm được việc làm ở Hoa Kỳ ngày càng phụ thuộc vào trình độ học vấn của ứng viên (người có bằng đại học đễ tìm việc hơn so với những người không bằng cấp) Kết quả là giới trẻ của Hoa Kỳ hiện nay đang phải dành nhiều thời gian để theo học tại trường hơn bao giờ hết Xu hướng này càng làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa những người tốt nghiệp đại học và tốt

nghiệp phổ thông Tỷ lệ thất nghiệp đặc biệt cao ở nhóm thiểu số và nhóm các bạn

trẻ chịu nhiều thiệt thòi, đặc biệt là ở thành phó nơi có chất lượng giáo dục công lập

thấp Do vậy, họ tất yếu trở thành lao động dư thừa vì thiếu kỹ năng làm việc và không có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp Nếu hệ thống trường trung học vẫn

không thể chuẩn bị cho học sinh nền tảng tốt thì cơ hội việc làm cho các bạn trẻ như

Trang 26

Những van dé nay càng trở nên trầm trọng hơn khi ngày nay, càng có nhiều người nhập cư vào Mỹ Nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đang ngày càng phát triển, cạnh tranh tại thị trường lao động của Mỹ trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là những thị trường phô thông Theo một báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu

Nhập cư, dòng người nhập cư (hợp pháp và bất hợp pháp) đã khiến cho tỷ lệ thất

nghiệp của người dân bản địa cao hơn Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những người dân mới nhập cư chiếm đến 86% số việc làm mới tại Mỹ trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 Bởi vì những người đân nhập cư có xu hướng chấp nhận việc làm với đồng lương rẻ mạt, nên những công nhân trẻ bản địa khi không có trong tay bang cap nao ca thường phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn trong thị trường lao động phô thông Điều này càng làm cho vấn đề giáo dục công bằng trở nên phức tạp và làm giảm hiệu quá của hệ thống giáo dục Mỹ

Tóm lại, thực hiện CBXH trong giáo dục là một nhiệm vụ liên quan đến tắt

cả các nhân tô kinh tế, chính trị - xã hội, phân hóa xã hội Bởi vì, có thể đảm bảo

công bằng về phương diện kinh tế nhưng chưa chắc đã đạt được công bằng về các phương diện khác (chẳng hạn, khi người ta có mức thu nhập ngang nhau nhưng sống, học tập trong các điều kiện khác nhau thì mức độ bất bình đẳng thực sự sẽ khác nhau) Thực hiện CBXH nói chung và CBXH trong giáo dục — đào tạo nói

riêng luôn phải gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng

Trang 27

Tiểu két chwong 1

CBXH là một khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử Ở mỗi thời đại khác nhau, con người nhận thức, đánh giá, đưa ra những tiêu chí, chuẩn mực, cách thức giải quyết vấn đề CBXH khác nhau Sự khác nhau trong các quan niệm về CBXH phụ thuộc vào hoàn cánh cụ thể của xã hội trong từng giai

đoạn lịch sử, cũng như phụ thuộc vào trình độ nhận thức, lợi ích của các giai cấp,

các nhóm chủ thẻ xã hội

Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, thước đo của CBXH đều dựa trên sự

ngang bằng về địa vị xã hội, do đó, CBXH được quan niệm là sự bình đăng giữa

những người có cùng địa vị xã hội, ngược lại sự bình đẳng của những người không

cùng địa vị xã hội được xem là tất yếu

Đối với Chủ nghĩa Mác — Lênin, CBXH chỉ thực sự có được trong chủ nghĩa

xã hội, bởi vì chỉ khi đó chế độ tư hữu mới bị thủ tiêu, chế độ công hữu mới được

thiết lập Chính nhờ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhờ có quan hệ bình đăng

của tất cả các thành viên trong xã hội xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất, việc phân phối sản phẩm lao động mới có thể tiễn hành chỉ theo lao động Vì thế, nguyên tắc phân phối theo lao động được thực hiện trong chủ nghĩa xã hội mới là nguyên tắc phân phối công bằng thực sự trong kinh tế

Tuy nhiên, ngoài nội đung cốt lõi ấy, CBXH còn được thể hiện trên các lĩnh

vực chính trị - văn hóa, pháp quyền Vì vậy, có thể hiểu vắn tắt CBXH là sự bình đẳng giữa người với người trong mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau, trong đó khái niệm cống hiến và hướng thụ tích cực (như công trạng và sự tôn vinh) cũng như tiêu cực (như tội ác và sự trừng phạt)

Việc thực hiện CBXH nói chung và trong lĩnh vực giáo dục — đào tạo nói

riêng luôn bị chỉ phối bởi các nhân tố kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa Chính vì

vậy, thực hiện CBXH trong giao duc — dao tao là một phan nội dung thực hiện

CBXH ở nước ta trong điều kiện phát trién nén kinh tế thị trường định hướng xã hội

Trang 28

hội học tập phù hợp với mọi nhu cầu và nguyện vọng riêng cũng như khả năng của mỗi người dân trong xã hội, để ai cũng có điều kiện học hành, phát triển nghề nghiệp, tài năng, hiểu biết đáp ứng cho sự phát triển đất nước theo định hướng

Trang 29

Chuong 2

VIEC THUC HIEN CONG BANG XA HOI TRONG GIAO DUC VA DAO TAO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VÁN ĐÈ ĐẶT RA

2.1 Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với việc thực hiện CBXH trong giáo dục

Thực tiễn lịch sử đất nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện là một nước nông nghiệp kinh tế nghèo nàn lạc hậu, dân số đông và chủ yếu sống ở nông thôn, chuyên về làm nông nghiệp; do đó cơ sở vật chất cho Nhà nước đám bảo các quyền của con người nói chung, quyền được đảm bảo công bằng trong giáo dục — đào tạo còn nhiều hạn chế

2.1.1 Những chú trương cúa Đảng và chính sách cúa Nhà nước về thực hiện CBXH trong giáo dục thời kỳ trước đối mới

Thực hiện CBXH trong giáo dục — đào tạo là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm xây dựng và phát triển giáo dục theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa và đa dạng hóa; xây dựng nên giáo dục mới, một nên giáo đục của dân, do dân và vì dân Nền giáo dục mà mọi người dân không phân biệt giàu, nghẻo, nam nữ, già trẻ, tôn giáo, dân tộc ít người và dù ở bất cư đâu, miền núi, đồng bằng, hải đảo và các vùng xa xôi héo lánh ai muốn học như thế nào, học bằng cách nào đều được tạo điều kiện tốt nhất có thể để được học Nền giáo dục hướng tới xây dựng một xã hội học tập và người dân được học suốt đời

Ở chặng đường đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặc dù vấn đề CBXH nói chung và CBXH trong giáo dục - đào tạo nói riêng không được trực tiếp bàn đến trong những chủ trương của Đảng nhưng xuất phát từ quan điểm cho rằng chế độ tư hữu là nguồn gốc của sự bóc lột, của bất công, bất bình đẳng xã hội, nên trong thực tiễn việc xóa bỏ chế độ tư hữu trở thành một nội dung chủ yếu trong hoạt động

của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện CBXH, trong đó có CBXH trong lĩnh vực

giáo dục

Trang 30

thuộc sau hơn 80 năm với hơn 95% dân số mù chữ Để khắc phục tình trạng này

Đảng và Chính phủ đã đưa ra quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục xuyên suốt giai đoạn kháng chiến chống Pháp là trên cơ sở nên giáo dục Pháp để lại xây dựng nên giáo dục dân tộc, dân chủ, phục vụ kháng chiến và kiến quốc Một nên giáo dục mới

của dân, do dan và vì dân, phục vụ việc giáo dục, đào tạo những thế hệ người Việt

Nam trên quy mô lớn và được thiết kế trên 3 nguyên tắc căn bản “Dân tộc, khoa học, đại chúng” Quan điểm này thể hiện chủ trương thực hiện CBXH trong giáo dục của của Đảng ta: Mọi người dân đều được tham gia học tập, không phân biệt

đối xử, thế hệ trẻ được giáo dục thành những công dân trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, nghị lực, phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân

Quan điểm giáo dục này từng bước được hình thành và khẳng định theo đà thắng lợi của đân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi Miền Bắc được

Trang 31

Bước vào thời thời kỳ thống nhất đất nước (1975), trước những yêu cầu mới,

mặc dù đạt được một số thành tựu quan trọng nhưng nền giáo dục của chúng ta

chưa theo kịp sự phát triển kinh tế của đất nước Vì vậy, ngày 11/9/1979, Bộ chính

trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết số 14 — NQTƯ về cải cách giáo dục Đây là cuộc cải cách lần thứ ba của giáo đục — đào tạo

dưới chế độ mới; với mục tiêu và nội dung cơ bản: coi giáo dục là bộ phận quan

trọng của cách mạng tư tưởng văn hóa, là nhân tố quan trọng thúc đây sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật Thực hiện nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội

Như vậy, trong thời kỳ trước đổi mới, nền giáo dục nước ta tuy đã đạt được một số thành tựu cơ bản; mặc đù chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn này vẫn chưa trực tiếp đề cập tới việc thực hiện CBXH trong giáo dục,

song xuất phát từ quan điểm xây dựng nền giáo dục nhân dân thống nhất trong toàn

quốc nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài và bồi dưỡng một đội ngũ lao động mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn này Điều đó đã bao hàm chủ trương của Đảng ta về thực hiện CBXH nói chung và trong giáo dục nói riêng

2.1.2 Những chú trương cúa Đảng và chính sách của Nhà nước về thực hiện

CBXH trong giáo dục từ khi đỗi mới đến nay

Sau 10 năm đất nước hoàn toàn thống nhất, vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu Trước tình tình này, năm 1986 Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới và đưa nền kinh tế - xã hội nước ta vào giai đoạn phát triển mới với những nhận thức và yêu cầu mới — chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa Nền kinh tế này đòi hỏi phải có một nền giáo dục phù hợp Bán chát

của đổi mới giáo dục là đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ và cách làm giáo dục; phải dũng cảm bỏ ẩi những cách nghĩ, cách làm đang là vật cản trên đường di của giáo dục và không phù hợp với quá trình phát triển kinh tế — xã hội Trong các đại

hội Đảng tiếp theo là Đại hội Đảng VIII, IX và X, XI Đáng ta đã bổ sung và ngày

Trang 32

nghệ là quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Huy động nguồn lực xã hội góp phần xây dựng, phát triển giáo đục Giáo đục phải nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Trong giai đoạn này, chính sách thực hiện CBXH trong giáo đục — đào tạo được Đảng ta khẳng định ngày càng rõ ràng hơn trong các Văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng, trong luật và trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ

Luật giáo dục 2005 là cơ sở pháp lý và định hướng chính sách giáo dục của đất nước Trong Luật giáo dục 2005 nêu rõ: “Nông cao tính công bằng xã hội trong giáo dục và tăng thêm cơ hội học tập cho nhân dân, đặc biệt là các đối tượng hưởng chính sách xã hội, con em gia đình nghèo” Đó là động lực thúc đây và là một điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước Thực hiện một nên giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân Đa dạng hóa các hình thức đào tạo Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục Người di học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chỉ phí đào tạo Nhà nước có chỉnh sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đêu được đi học

Dai hoi Dang VIII khang định một lần nữa vai trò quan trọng của việc thực hiện CBXH trong giáo dục và đưa ra chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội Ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số

Nhận thức rõ vai trò của thực hiện CBXH trong giáo dục, trong các kỳ Đại

hội sau đó và đặc biệt là Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định vai trò của

giáo đục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc day công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực

hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo đục Việt Nam

Trang 33

Như vậy, trong quan điểm chỉ đạo cúa Đảng và Nhà nước ta luôn nhắn mạnh đến việc nâng cao CBXH trong giáo dục và tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Giáo dục — đào tạo là sự nghiệp

của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện

cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được đi học, học thường xuyên, học

suốt đời Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp giáo dục Day mạnh xã hội

hóa; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào phát triển giáo dục

2.2 Thực trạng của việc thực hiện CBXH trong giáo dục - đào tạo 2.2.1 Những thành tựu của việc thực hiện CBXH trong giáo dục

Trong Chiến lược phát triển giáo đục Việt Nam 2009 - 2020, khi đánh giá về

thành tựu giáo dục - đào tạo trong những năm đầu của thế kỷ XXI, Đảng ta đã khẳng định: “CBXH trong giáo dục — đào tạo đã được cải thiện và ngày càng được thực hiện tốt hơn Đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người đân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật Việc miễn giảm học phí, cáp học bổng và

các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình

nghèo, diện chính sách được học tập” [2.tr.4] Đây là kết quả đáng mừng, là sự nỗ lực rất lớn của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục và của toàn dân:

Quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập cúa các tầng lóp nhân dân:

Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển Theo số liệu

của Bộ giáo dục, đến năm học 2007 — 2008, cả nước có gần 23 triệu học sinh, sinh

Trang 34

Mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp trong toàn quốc Về cơ bản đã xóa

được xã trắng về giáo dục mầm non, trường tiểu học đã có ở tất cả các xã, trường

trung học cơ sở có ở xã hoặc liên xã, trường trung học phổ thông có ở tất cả các huyện Các cơ sở đào tạo nghề, cao đẳng và đại học được thành lập hầu hết ở các địa bàn dân cư lớn, các vùng, các địa phương, đặc biệt là ở vùng chậm phát triển như Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long Các tỉnh và nhiều huyện miền núi đã có trường nội trú và bán trú cho các em dân tộc thiểu số Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học Tính đến

tháng 12/2008 đã có 42/46 tỉnh, thành phó (67%) đạt chuẩn phổ cập giáo duc tiểu

học đúng độ tuổi; 47/63 tỉnh, thành phố đạt phố cập trung học cơ sở; dự tính đến 2013, hầu hết các tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở Tỷ lệ dân số từ

15 tuổi trở lên biết chữ của cả nước là 94% Số năm học trung bình của dân số từ 15

tuổi trở lên là 9,6% Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nam và nữ ngày cảng được thu hẹp Về cơ bản nước ta đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục cơ bản [2,tr.3]

Hệ thống giáo dục quốc dân đã và đang được tiếp tục hoàn thiện bao gồm đủ các cấp, bậc học (từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học); đa dạng về loại hình trường lớp (công lập, bán công, dân lập, tư thục) và về phương thức giáo dục (chính quy, không chính quy, giáo dục thường xuyên) Trong năm học 2007 — 2008, có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên học tập trung trong 9.100 trung tâm học tập cộng đồng, gần 700 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, 1.360 trung tâm tin học, nhiều trường đại học đào tạo từ xa Ngoài ra, còn có nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ có yếu tơ

nước ngồi đang hoạt động tại Việt Nam Một xã hội học tập đang hình thành rõ nét

ở Việt Nam, tạo cơ hội cho mọi người có điều kiện khác nhau đều được học tập Sự phát triễn giáo dục ở vùng sâu, vùng xa:

Trang 35

Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục, năm học 2007 — 2008 có 275 trường dân tộc

nội trú trung ương, huyện, cụm xã, với khoảng 85.000 học sinh, trong năm 2010 hệ

thống các trường phổ thông đân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú tiếp tục

phát triển Toàn quốc có gần 300 trường trung học phỏ thông nội trú với khoảng 70.000 học sinh được hưởng học bồng chính sách Em nào hồng kiến thức sẽ được thầy cô ở quanh trường phụ đạo thêm sau giờ lên lớp Đây chính là lý đo tại sao tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp ở các tính miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số tăng

dần qua các năm Tiêu biểu như năm học 2009 — 2010, có 5.500/5.920 học sinh các

trường dân tộc nội trú thi đỗ tốt nghiệp THPT, đạt 92,9% Nhiều trường chuyên các

tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng thuộc diện cao của cả nước, kể các so với các trường chuyên trên địa bàn các thành phó lớn Công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số ngày càng tốt hơn, cả nước đã có hơn 4000

lớp tăng cường tiếng Việt Nhiều địa phương làm khá tốt Ở Gia Lai có tới 86,4%

trẻ mẫu giáo 5 tuổi được chuẩn bị tiếng Việt, Lào Cai đã tổ chức thành công cuộc thi giao lưu tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số [11,tr.16]

Nhà nước và ngành giáo dục ưu tiên đầu tư kinh phí để thực hiện chương trình “Hỗ trợ giáo viên miền núi”, xây dựng và chỉ đạo thực hiện đề án “Xây dựng nhà công vụ cho giáo viên” Vì thế, đã triển khai xây dựng được hơn 8.000 phòng học và nhà công cụ cho giáo viên với tổng chỉ phí trên 1.000 tỷ đồng [11,tr.17] Tăng cơ hội học tập cho trẻ em người dân tộc, con em các gia đình nghèo xa trường Đây là kết quả rất đáng mừng, kết quả của sự nỗ lực rất lớn của ngành giáo dục nói chung và của Sở Giáo dục — dao tao miền núi nói riêng Điều đó thể hiện quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, rút ngắn sự cách biệt giữa miền núi với các vùng miền trên cả nước

Giúp đỡ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được học tập được đẩy mạnh:

Trong những năm qua, các chính sách đảm bảo CBXH trong giáo dục, đặc

Trang 36

hoc sinh nghéo, khuyét tật, đối tượng chính sách; những học sinh giỏi, tài năng có

hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, giúp đỡ, khắc phục những khó khăn đề học tập

và được tạo nhiều cơ hội cho việc học lên cao

Để tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính

sách, khuyết tật được học tập, được học lên cao, Đảng và Nhà nước ta đã thông qua

các chính sách về miễn, giảm học phí, cấp học bổng và một số chính sách hỗ trợ

khác như học sinh — sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay tiền để chỉ trả cho việc học hành

Năm học 2007 — 2008 có 752.000 học sinh học nghề, sinh viên cao đẳng, đại học có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn mức tối đa 800.000 đồng/tháng Năm 2009, trên 1,3 triệu sinh viên nghèo được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi để theo học [18,tr.8]

Bắt đầu từ năm 2011, các thí sinh khuyết tật được ưu tiên xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chính quy trên cả nước Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta còn xây dựng mới các trường, lớp hòa nhập và chuyên biệt; năm học 2007 — 2008 đã thu hút 250.000 trẻ khuyết tật đi học [2,tr.4] Hầu hết các địa phương trong cả nước đã huy động được trẻ khuyết tật đi học hòa nhập (hệ thống quản lý trẻ khuyết

tật được hình thành ở 63 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động)

Tất cả những con số trên đây cho thấy Việt Nam đã tạo được sự công bằng trong tiếp cận học tập cho tất cả trẻ em gái, trai của các dân tộc, ở các vùng miễn và

đặc biệt quan tâm tới những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, khắc phục những khó khăn về tài chính hiện

nay nhằm tạo cơ hội cho mọi người có nhu cầu học tập được học tập; một trong những thành tựu của việc thực hiện CBXH trong giáo dục — đào tạo trong những

Trang 37

các cơ sở giáo dục ngoài công lập ngay càng tăng Tính từ năm 2000 đến năm hoc

2007 - 2008, tỷ lệ học sinh, sinh viên ngồi cơng lập tăng gần 4% [28,tr.4]

Trong những năm vừa qua và đặc biệt 3 năm trở lại đây, sự hỗ trợ của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục đã phát triển ở bình điện rộng hơn, với hình thức phong phú và hiệu quả thiết thực hơn Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích

cực vào việc huy động trẻ em đến trường, giám sát, đánh giá và hiến kế giáo dục,

xây dựng cơ sở vật chat trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục mặc dù tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn rất hạn hẹp, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của giáo dục nói chung và của việc thực hiện CBXH trong giáo dục nói riêng

Như vậy, thành tựu thực hiện CBXH trong giáo dục — đào tạo được thể hiện trong việc Đảng và Nhà nước ta đã giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ giữa

giáo dục đại trà và giáo dục trọng điểm, giữa sự quan tâm đến quyền lợi của giáo

dục của số đông và dành quyền ưu tiên cho những người có năng lực học tập đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn, thuộc đối tượng chính sách; ưu tiên phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số Các chính sách nhằm thực hiện CBXH trong giáo dục được ban hành và thực hiện có hiệu quả khá tốt để hướng tới xây dựng một xã hội học tập và người dân được học suốt đời

2.2.2 Những hạn chế của việc thực hiện CBXH trong giáo dục

Trong điều kiện kinh tế thị trường song song với hệ thống giáo dục công lập

phải từng bước hoàn thiện hệ thống giáo đục ngồi cơng lập đề thu hút được nhiều

nguồn lực đầu tư cho giáo dục nhằm tạo nhiều cơ hội học tập cho nhân dân Nhưng một mâu thuẫn đặt ra là mô hình giáo dục ngồi cơng lập có đám bảo chất lượng giáo dục — đào tạo không, nhất là đối với những hình thức đào tạo từ xa chỉ thực hiện đầu vào xét theo nguyện vọng của học sinh? Chỉ quan tâm chủ yếu đến việc tăng số lượng hay tăng chất lượng? và nếu thực hiện hình thức học mất tiền thì

những người nghèo có cơ hội được tiếp cận với giáo dục không? Bên cạnh đó, còn

Trang 38

Bộ Giáo dục và Dao tao đã nhận định: “Công tac quan lý giáo dục còn nhiễu bát cập Quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nặng tinh quan liêu,

chưa thoát khỏi tình trạng ôm dom, sự vụ, làm hạn chế quyên chủ động, sảng tạo và

ÿý thức trách nhiệm của các đơn vị cơ sở Hệ thống pháp luật và các chính sách về giáo dục chưa hoàn chỉnh Năng lực của các cơ quan quản ly giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý trong tình hình mới” [2.tr.7] Công tắc xây dựng quy hoạch, kế hoạch còn nhiều bắt cập; chưa quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo

của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo duc; chưa cụ thể hóa kịp thời và đầy đủ

trong việc hoạch định một số chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục; Chưa nhận thức đầy đủ để có giải pháp đối với các vấn đề mới nảy sinh giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả, giữa nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân và khả năng hạn hẹp của nền kinh tế, giữa đầu tư của nhà nước và

đóng góp của nhân dân; tình trạng phân hóa giàu nghèo và yêu cầu đảm bảo CBXH

trong giáo dục

Chính sách nguồn tài chính cho giáo dục chưa hợp lý, nhất là các địa phương còn khó khăn Chính sách tuyến dụng, sử dụng cán bộ thiên về bằng cấp, chưa chú ý đúng mức đến năng lực thực tế dẫn đến tình trạng “học giả bằng thật” và một số hiện tượng tiêu cực khác Việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài

còn thiếu đồng bộ và còn nhiều thiếu sót thực tẾ, nhiều nơi đua nhau “trải thảm

đỏ” thu hút nhân tài, song rất ít thảm đỏ giữ được nhân tài

Bên cạnh các nguyên nhân chủ yếu đã nêu ở trên cần kế đến những tác động khách quan làm tăng thêm các yếu kém, bất cập giáo dục: nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn hạn chế Mức đầu tư cho giáo dục tính trung bình cho một người dân còn thấp so với yêu cầu bảo đảm chất lượng và so với các nước khác

trên thế giới: ở Trung Quốc là 105 USD, ở Thái Lan là 350 USD, ở Malaixia là 720

USD trong khi đó ở Việt Nam là 53 USD Tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chỉ phối

Trang 39

Nhu vay, CBXH trong giáo dục — dao tao thực sự là một thách thức chúng ta phải vượt qua, trong những năm tới phải thực hiện bằng được

2.3 Những vấn đề đặt ra

Như đã phân tích ở trên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc thực hiện CBXH trong giáo dục — đào tạo ở nước ta vẫn còn tồn tại, bộc lộ rõ nét những hạn chế cần được khắc phục

2.3.1 Mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện CBXH trong giáo dục với tình trạng phân hóa xã hội ngày càng tăng

Việt Nam bước vào phát triển nền kinh tế thị trường, CNH - HĐH và hội

nhập đã tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, qua đó sàng lọc và tuyên chọn những người có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để trở thành những thành

viên của nhóm vượt trội, động lực cho sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực

hay một địa phương

Song bên cạnh đó, những tác động tiêu cực của phân hóa xã hội trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra sự bất ôn định xã hội: khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn rộng Những khác biệt như vậy diễn ra trước hết trong lĩnh vực kinh tế sau đó sẽ lan sang các lĩnh vực khác Do vậy, không phải tất cả các nhóm xã hội đều được hưởng thụ ở mức độ tương xứng với sự đóng góp của họ Rõ ràng đó là những hệ quả không mong muốn khi chúng ta đang theo đuôi những nguyên tắc CBXH

Tổng cục thống kê (GSO) nhận xét: Sau hơn hai thập kỷ đổi mới, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, đã đưa đời sống xã hội cải thiện một bước lớn Song, khoảng cách giàu — nghèo của Việt Nam có sự giãn rộng ra Sự

chênh lệch về thu nhập đang diễn ra khá phổ biến ở nước ta So sánh 20% số hộ có

Trang 40

Bang 1: Thu nhập của các nhóm dân từ 1995 — 2004 (đơn vị: nghìn VNĐ) 1995 | 1996 | 1999 | 2002 2004 | 04/95 lần Nhóm 1 743 76,8 97,0 107,7 148,1 1,91 Nhóm 2 1247 | 1349 | 1814 | 1783 | 240,7 1,93 Nhom 3 166,7 | 1844 | 2540 | 2510 | 3470 2,08 Nhom4 | 2276 | 2502 | 346,7 | 370,5 514,2 2,26 Nhom5 | 519,6 | 574,7 | 741,6 | 872,9 | 118243 2,28 N5/NIlần | 6,99 7,31 7,38 8,10 8,34

Ghi chú: Mỗi nhóm 20% dân số thu nhập từ thấp nhất đến cao nhất (Nguồn: Tài liệu tham khảo 3)

Dựa vào số liệu ở bảng trên, ta thấy, trong khi nhóm giàu nhất (nhóm 5) tăng

thu nhập 2,28 lần trong 10 năm thì nhóm nghèo nhất (nhóm 1) tang 1,91 lần Đáng

chú ý đây là thu nhập tuyệt đối (tính bằng nghìn đồng) nếu con số này được tính bằng phần trăm GDP thì mức chênh lệch giữa các nhóm còn lớn hơn nhiều

Khoảng cách chênh lệch về mức chỉ tiêu những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ngoài ăn uống của nhóm hộ giàu nhất gấp 7,1 lần so với nhóm hộ nghẻo nhất, trong

đó chỉ tiết về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 8,8 lần; chỉ thiết bị và đồ dùng gia đình

gấp 7,2 lần; chỉ y tế, chăm sóc sức khỏe gấp 3,9 lần; chỉ đi lại và bưu điện gấp 12,1 lần; chỉ giáo dục gấp 5,2 lần; chi cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí gấp

69,8 lần Những hộ thuộc nhóm giàu nhất có điều kiện nhà ở, phương tiện đi lại, cơ

hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội chất lượng cao và có mức hưởng thụ văn hóa tinh thần, mức sống cao hơn so với nhóm hộ nghèo Điều đó cho thấy, sự chênh lệch về mức chỉ tiêu giữa các nhóm đang có xu hướng tăng lên Sự tăng mạnh của nó sẽ làm cho khoảng cách phát triển không đồng đều giữa các vùng, giữa khu vực thành thị và nơng thơn dỗng ra, chênh lệch về mức sóng ngày càng tăng

Ngày đăng: 08/10/2014, 01:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w