PHÂN LOẠI VÀ CƠ CẤU GIÁ 1 Các chỉ tiêu giá cả

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm định giá (Trang 69 - 71)

1. Các chỉ tiêu giá cả

a. Mức giá

- Mức giá cá thể là giá của một loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, ví dụ: Giá một chiếc ô tô…

- Mức giá tổng hợp là mức trung bình của tất cả giá cả của hàng hoá, dịch vụ trong một nước ở một thời điểm nhất định.

Mức giá tổng hợp thường được một số cơ quan quản lý Nhà nước (Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) tính toán, xác định để biết được tình hình kinh tế chung của cả nước, giúp cho công tác quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

b. Chênh lệch giá:

Chênh lệch giá là khoảng cách giữa 2 mức giá của cùng một loại hàng hoá.

Có nhiều loại chênh lệch giá: - Chênh lệch giá theo khu vực.

Ví dụ: Giá một chiếc xe máy DREAM ở Hà Nội là 23 triệu đồng, ở Lai Châu là 25 triệu đồng. Chênh lệch giá là 2 triệu đồng/chiếc. Chênh lệch giá này chủ yếu phản ánh về chi phi vận chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.

- Chênh lệch giá theo phẩm chất.

Ví dụ: Giá 1 kg xi măng Hoàng Thạch là 750đ/kg, xi măng Hải Phòng 600 đ/ kg. Chênh lệch giá là 150đ/ kg. Đây là chênh lệch giá do chất lượng sản phẩm khác nhau.

- Chênh lệch giá theo dịch vụ.

Ví dụ: Giá thuê các phòng nghỉ khách sạn 1 sao, 2 sao, 3 sao là khác nhau vì chất lượng phục vụ (phương tiện, ăn, đi lại, giao dịch) khác nhau.

Ví dụ: Giá 1 kg sắt φ6 của nhà máy gang thép Thái Nguyên là 7.500đ/ kg, trong khi đó 1 kg sắt φ8 cùng phẩm chất ở cùng nhà máy là 6.800đ/ kg. Chênh lệch giá này là do doanh nghiệp tốn thêm chi phí để tạo ra những quy cách khác nhau.

- Chênh lệch giá theo khối lượng mua.

Ví dụ: Khi mua 10 tấn xi măng Hoàng Thạch giá sẽ thấp hơn khi mua 1 tấn. Vì khi mua khối lượng lớn thì nhà sản xuất có thể sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, đặc biệt là bán được nhiều hàng nên tổng lợi nhuận sẽ đạt cao hơn. Đây cũng là phương pháp cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Chênh lệch giá theo thời vụ. Chủ yếu áp dụng cho giá mua hàng nông sản.

Ví dụ: Giá 1 kg rau cải chính vụ khác với giá 1 kg rau cải trái vụ. Giá mua 1 kg thóc chính vụ thường thấp hơn giá 1 kg thóc (lúa) trái vụ.

c. Tỷ giá:

Tỷ giá là tỷ lệ so sánh giữa giá của một hàng hoá này so với giá của 1 hàng hoá khác trong cùng một thời gian nhất định (tháng, quý, năm) và không gian (thị trường, vùng, địa phương…) nhất định.

Có hai loại tỷ giá:

- Tỷ giá cá thể. Ví dụ: Tỷ giá giữa giá than và giá dầu, tỷ giá giữa giá dầu và giá gas.

- Tỷ giá tổng hợp: Ví dụ, tỷ giá trao đổi hàng công, nông nghiệp.

d. Giá chuẩn:

Giá chuẩn là giá do nhà nước quy định cho một số mặt hàng, thường là mặt hàng quan trọng có liên quan đến quốc kế dân sinh.

đ. Khung giá:

Khung giá là sự quy định cả giá trần lẫn giá sàn của một loại hàng hoá nào đó.

- Giá trần: Nhà nước quy định mức giá tối đa của một loại hàng hoá nào đó.

- Giá sàn: Nhà nước quy định mức giá tối thiểu của một loài hàng hoá nào đó.

e. Giá giới hạn:

Nhà nước quy định mức giá giới hạn (giá trần hoặc giá sàn) đối với một số mặt hàng.

2. Phân loại giá

a. Phân loại giá theo các giai đoạn vận động của hàng hoá

Trong sản xuất và tiêu dùng, một loại sản phẩm khi đưa vào lưu thông trên thị trường, người bán và người mua sẽ trao đổi với nhau để hình thành nên mức giá (giá thị trường); mức giá này cao hay thấp sẽ tuỳ thuộc vào số lượng sản phẩm, người mua sẽ mua. Nếu người mua, mua với số lượng lớn thì người bán sẽ bán theo giá bán buôn, người mua lại tiếp tục bán sản phẩm cho người tiêu dùng theo mức giá bán lẻ.

- Giá bán buôn: Là mức giá được hình thành và thực hiện do sự thoả thuận giữ người bán và người mua với khối lượng lớn để người mua đưa vào sản xuất hoặc đem đi bán lại.

Giá bán buôn = Giá xuất xưởng + Phí lưu thông bán buôn - Giá bán lẻ: Là giá bán hàng hoá và dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng, hình thành cuối cùng ở khâu lưu thông khi hàng hoá kết thúc quá trình lưu thông và đi vào tiêu dùng cá nhân.

Giá bán lẻ = Giá bán buôn + Phí lưu thông bán lẻ Phí lưu thông bán buôn (hay bán lẻ) bao gồm chi phí lưu thông và lãi của tổ chức (hoặc cá nhân) làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá.

b. Phân loại giá theo đối tượng tính giá

Tuỳ theo từng loại hàng hoá, dịch vụ mà người ta chia các nhóm hàng hoá: Hàng công nghiệp, hàng nông, lâm, hải sản, hàng tiêu dùng, dịch vụ… Nhưng với mỗi nhóm hàng hoá sẽ có tên gọi khác nhau.

- Hàng công nghiệp: Giá hàng công nghiệp. - Hàng tiêu dùng: Giá hàng tiêu dùng. - Hàng nông nghiệp: Giá mua thóc, gạo…

- Dịch vụ: Giá cước vận chuyển hành khách, giá dịch vụ trong các nhà hàng, khách sạn…

- Hàng đặc thù, dự trữ quốc gia: Giá của súng, đạn, xe tăng…

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm định giá (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w