III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ
a. Định giá theo cách “cộng lãi vào giá thành”
Theo phương pháp này, mức giá bán dựa trên chi phí sản xuất tính cho một đơn vị sản phẩm và mức lãi dự kiến.
Công thức tổng quát: Giá dự
kiến
= Giá thành sản phẩm + Lãi dự kiến
Giá thành đơn vị được xác định dựa trên chi phí biến đổi và chi phí cố định.
Lãi dự kiến có thể tính theo tỷ lệ % trên giá thành hoặc giá bán.
Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp A có chi phí và dự kiến mức tiêu thụ sản phẩm như sau:
- Chi phí biến đổi: 8.000 đồng.
- Chi phí cố định: 250.000.000 đồng.
- Sản lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ: 40.000 sản phẩm. Hãy xác định mức giá bán dự kiến theo các trườg hợp sau:
+ Người sản xuất dự kiến mức lợi nhuận là 20% trên chi phí trung bình. + Người sản xuất dự kiến mức lợi nhuận là 17% trên giá bán.
Trước hết, chúng ta xác định chi phí đơn vị sản phẩm. Chi phí đơn vị = Chi phí biến đổi + Chi phí cố định
Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ
= 8.000 + 250.000.000 = 14.250 đồng 40.000
Trong trường hợp thứ nhất, thì mức giá bán dự kiến là:
Giá dự kiến = Chi phí đơn vị + 20 % x Chi phí đơn vị = 14.250 + 20 % x 14.25 0 = 17.000 đồng
Trong trường hợp thứ hai, thì mức giá bán dự kiến sẽ là:
Giá dự kiến = Chi phí đơn vị + 17 %
x Giá dự kiến
Giá dự kiến = Chi phí đơn vị = 14.250 = 17.168 đồng 1 – 0,17 0,83
* Ưu, nhược điểm của phương pháp này: - Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ tính toán, chi phí sản xuất là đại lượng mà người bán hoàn toàn biết trước và kiểm soát được.
+ Khi tất cả các doanh nghiệp trong một ngành đều sử dụng phương pháp định giá này, thì giá của họ sẽ có xu hướng tương tự nhau. Vì thế, có khả năng giảm thiểu sự cạnh tranh về giá.
+ Cách định giá này nhiều người cảm nhận rằng nó đảm bảo được sự công bằng cho cả người mua và người bán. Người bán sẽ không ép giá khi
cầu hàng hoá trở nên căng thẳng vì vẫn tìm kiến được phần lợi nhuận công bằng trên đồng vốn bỏ ra.
- Nhược điểm:
+ Phương pháp này đã bỏ qua sự ảnh hưởng của cầu và sự nhận thức về giá của khách hàng.
+ Phương pháp này khó có thể dung hoà được sự cạnh tranh trên thị trường về giá.
Phương pháp định giá dựa trên chi phí chỉ thích hợp khi mức giá dự kiến trên thực tế đảm bảo được mức tiêu thụ dự kiến, kinh doanh trong ngành ở trạng thái ổn định.
* Hiện nay, việc xác định giá bán tài sản, hàng hoá, dịch vụ ở Việt Nam theo phương pháp chi phí được thực hiện theo Quyết dịnh số 06/2005/QĐ- BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cách xác định như sau:
- Giá bán hàng hoá sản xuất trong nước:
Giá bán = Chi phí sản xuất + Chi phí bán hàng + Lợi nhuận dự kiến + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế GTGT (nếu có)
- Giá bán hàng hoá nhập khẩu:
Giá bán = Giá vốn nhập khẩu + Chi phí bán hàng + Lợi nhuận dự kiến + Thuế GTGT (nếu có) Trong đó: Giá vốn nhập khẩu = Giá mua tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Các khoản chi bằng tiền khác theo quy
định
- Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam là giá mua theo nguyên tệ nhân (x) với tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nhập hàng.
- Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có); theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.
- Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định.
+ Chi phí vật tư:
Chi phí vật tư = Giá vật tư x Mức tiêu hao vật tư
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định để tính giá.
+ Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp tiền ăn giữa ca. + Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. + Các khoản chi phí chung.
+ Chi phí bán hàng: Bao gồm chi phí tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của bộ phận bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm trong khâu bán hàng theo chế độ quy định.
Chi phí khấu hao tài sản cố định, chi hoa hồng cho các đại lý bán hàng. Tiền thuê đóng gói, bốc xếp, vận chuyển. Chi phí vật tư , dụng cụ dùng cho quá trình bán hàng, chi phí bao bì, nhãn mác.
Tất cả những chi phí trên được xác định theo mức hợp lý, phù hợp với các quy định của Nhà nước và được thị trường chấp nhận. Những khoản chi phí không đúng với quy định, không liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thì không được tính vào. Những khoản chi phí chung và chi phí liên quan đến nhiều đối tượng như; khấu hao tài sản cố định, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn... được tập hợp và phân bổ theo tiêu thức thích hợp cho đối tượng tài sản hàng hoá.
Lợi nhuận dự kiến để tính giá: Các doanh nghiệp dự kiến mức lợi nhuận hợp lý, đảm bảo giá bán được xác định không vượt quá giá bán trên thị trường.