Định giá theo lợi nhuận mục tiêu và phương pháp hoà vốn:

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm định giá (Trang 76 - 79)

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ

b. Định giá theo lợi nhuận mục tiêu và phương pháp hoà vốn:

Định giá theo lợi nhuận mục tiêu là doanh nghiệp xác định mức giá trên cơ sở đảm bảo tỷ suất lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư.

Giá (đảm bảo lợi nhuận mục tiêu) =

Chi phí đơn vị +

Lợi nhuận mong muốn tính trên vốn đầu

Số lượng sản phẩm tiêu thụ

Với cách xác định giá trên, sẽ đảm bảo cho người sản xuất thực hiện tỷ suất lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư mà họ mong muốn, nếu đảm bảo được mức giá thành và mức tiêu thụ ước tính là chính xác.

Phương pháp hoà vốn: Để có thể linh hoạt hơn trong việc đưa ra các mức giá bán, tương ứng với các khối lượng bán có thể có và để đạt tổng lợi nhuận

mục tiêu mong muốn, người ta có thể định giá dựa trên “phương pháp hoà vốn” hay “đồ thị hoà vốn”.

Điểm hoà vốn là điểm có khối lượng sản phẩm (Q) khi bán toàn bộ, có tổng doanh thu vừa đủ bù đắp toàn bộ chi phí sản xuất bỏ ra của doanh nghiệp. Tại điểm hoà vốn không có lợi nhuận, khối lượng sản phẩm (Q) hoà vốn được xác định như sau:

Q = FC

P – AVC

Trong đó: Q là khối lượng sản phẩm hoà vốn. FC là tổng chi phí cố định.

P là giá bán đơn vị sản phẩm .

AVC là chi phí biến đổi bình quân cho đơn vị sản phẩm. Khối lượng lợi nhuận mục tiêu được xác định bằng khoảng cách giữa đường tổng doanh thu và đường tổng chi phí. Nó được quyết định bởi khối lượng tiêu thụ đảm bảo lợi nhuận mục tiêu và mức giá dự kiến tương ứng. Khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu được xác định theo công tác sau:

Q’ = FC + ROI P – AVC

Trong đó: Q’ là khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu. FC là tổng chi phí cố định.

ROI là tổng lợi nhuận mục tiêu. P là giá bán đơn vị sản phẩm.

AVC là chi phí biến đổi bình quân cho đơn vị sản phẩm. Đồ thị hoà vốn được xây dựng bởi đường tổng doanh thu (TR) và đường tổng chi phí (TC). Đường tổng doanh thu và đường tổng chi phí sẽ giao nhau ở mức tiêu thụ được gọi là điểm hoà vốn.

Ví dụ: Giả sử chúng ta có số liệu của doanh nghiệp A, sản xuất sản phẩm X như sau:

- Chi phí biến đổi: 10.000 đồng. - Chi phí cố định: 200.000.000 đồng.

- Vốn đầu tư: 800.000.000 đồng. - Giá dự kiến: 15.000 đồng. Hãy xác định:

- Khối lượng hoà vốn.

- Khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu. - Vẽ đồ thị hoà vốn.

Xác định khối lượng hoà vốn:

Q = FC = 200.000.000 = 40.000 sản phẩm

P – AVC 15.000 - 10.000

Xác định khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu:

Q’ = FC + ROI = 200.000.000 + 15% x 800.000.000 = 64.000 sản phẩm

P - AVC 15.000 – 10.000

Vẽ đồ thị hoà vốn:

Qua ví dụ trên cho thấy, phương pháp hoà vốn được sử dụng rất có hiệu quả khi doanh nghiệp dự đoán chính xác khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp có thể dự báo được khoảng thời gian để có thể đạt được “điểm hoá vốn” và sau đó kinh doanh có lãi. Đồng thời cho phép

TR và TC (1.000 đ) 960 600 200 40 64 TR TC

Lợi nhuận mục tiêu

Chi phí cố định

Q (1.000 sản phẩm)

người làm giá có thể xem xét tới các mức giá khác nhau và ước tính được những ảnh hưởng có thể có của chúng đến khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận.

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn xem nhẹ ảnh hưởng của giá sản phẩm cạnh tranh và chưa tính đến độ co giãn của cầu đối với giá.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm định giá (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w