III. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO 1 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất, sản lượng và mức giá dự kiến
Doanh nghiệp là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất; những của cải được cung ứng cho sản xuất được gọi là các “yếu tố” còn những của cải được tạo ra gọi là “sản phẩm”. Các yếu tố sản xuất còn được gọi là các đầu vào, sản phẩm tạo ra còn được gọi là đầu ra.
Để sản xuất được sản phẩm, người ta phải chi phí nhiều loại yếu tố: Nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc- thiết bị, nhà xưởng đất đai, lao động… Các yếu tố này kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm. Ví dụ: Nhà máy dệt sản xuất ra vải, công ty khai thác than, tạo ra sản phẩm than… Vì vậy, để tạo ra nhiều sản phẩm (sản lượng tăng lên) thì cũng phải bỏ ra nhiều chi phí hơn, có những chi phí thì tăng ít hoặc không tăng (chi phí cố định), có chi phí tăng theo sản lượng (chi phí biến đổi). Mối quan hệ giữa tổng chi phí sản xuất và tổng sản lượng thường là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Nhưng chi phí sản xuất tính cho một đon vị sản phẩm thì giảm đi khi tăng được sản lượng sản phẩm sản xuất ra.
Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm = Tổng chi phí Tổng sản lượng
- Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm: Chi phí sản xuất thường là xuất phát điểm để các nhà sản xuất dự kiến mức giá bán sản phẩm và nó là mức tối thiểu để nhà sản xuất có thể bán sản phẩm bằng với chi phí sản xuất (trong nhiều trường hợp phải bán hoà vốn ở một thời điểm nhất định). Vì vậy, các doanh nghiệp thường phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất cá biệt của mình để thu được lợi nhuận cao nhất. Nhà kinh tế học phương Tây J.M. Clark đã phát biểu: “Một lớp học khoa kinh tế sẽ là một thành công thật sự nếu qua đó các sinh viên thật sự hiểu được ý nghĩa của chi phí sản xuất về mọi phương diện”. Nếu chỉ dừng lại ở quan niệm kế toán, giá thành được coi là bộ phận tất yếu của giá cả.
Giá bán dự kiến = Giá thành (chi phí sản xuất) + Lãi dự kiến
- Giữa giá bán sản phẩm và sản lượng tiêu thụ cũng có mỗi quan hệ rất mật thiết. Thường khi người mua, mua một số lượng sản phẩm lớn thì nhà sản xuất sẽ bán theo mức giá thấp hơn (giá bán buôn, hay giá bán sỉ) so với giá bán lẻ. Đồng thời khi sản lượng tăng thì chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm giảm, sẽ tạo cơ hội cho giá cả hàng hoá giảm xuống.
Phân tích mối tương quan giữa chi phí, sản lượng và giá bán dự kiến cho chúng ta thấy ý nghĩa to lớn, vô cùng quan trọng của giá thành. Việc định giá đem lại lợi nhuận cao, nếu như Ban lãnh đạo và những người làm giá biết được chính xác giá thành sản phẩm sẽ thay đổi như thế nào khi sản lượng sản phẩm gia tăng. Quy luật về sự giảm dần của giá thành khi sản lượng tăng, có ý nghĩa quan trọng trong việc định giá để xâm nhập và mở rộng thị trường, khai thác cơ hội bán hàng ở từng thương vụ để mang lại lợi nhuận cao nhất.