Định giá dựa trên cơ sở khách hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm định giá (Trang 81 - 82)

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ

4. Định giá dựa trên cơ sở khách hàng

Với phương pháp này, các doanh nghiệp định giá bán của mình căn cứ vào cảm nhận của khách hàng về giá trị chứ không phải chi phí mà họ bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Khi định giá dựa trên cơ sở khách hàng, doanh nghiệp phải xây dựng được những căn cứ tạo nên giá trị cảm nhận của người mua, giá bán dự kiến được ấn định theo giá trị cảm nhận này. Những căn cứ đó là:

- Quan điểm của khách hàng về mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng sản phẩm.

- Uy tín của sản phẩm đối với khách hàng. - Mức giá sản phẩm dự kiến bán.

Hiện nay, trên thị trường các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp định giá dựa trên cơ sở khách hàng sau:

+ Định giá để thu hút khách hàng. Định giá xúc tiến, dùng giá thấp hơn để thu hút nhiều khách hàng hoặc bằng các hình thức quảng cáo như mua 3 sản phẩm được thêm 1, hoặc giảm 30% ÷ 40% giá ghi trên bảng niêm yết, hoặc mua sản phẩm thì có phần thường… để tạo ra sự chú ý và thu hút khách hàng mua sản phẩm.

+ Định giá để tăng số lượng bán. Doanh nghiệp áp dụng các mức giá khác nhau theo số lượng sản phẩm khách hàng mua, nhằm khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Ví dụ; mua một thùng mỳ tôm (100 gói) giá chỉ có 120.000đ/thùng, nhưng nếu mua lẻ thì 2.000 đ/gói.

+ Định giá gộp. Tính gộp hai hay nhiều sản phẩm trong một mức giá. Định giá gộp dựa trên cơ sở người tiêu dùng đánh giá cả gói hàng hơn là từng sản phẩm. Đó là do lợi ích nhận được từ việc mua cả gói sản phẩm và tăng độ thoả mãn từ một sản phẩm với điều kiện có sản phẩm kia. Định giá gộp thường

đem lại chi phí thấp hơn cho người mua, nhưng người bán lại bán được nhiều hàng, đôi bên cùng có lợi.

Ngoài ra, với phương pháp này, các doanh nghiệp còn dùng nhiều cách định giá khác như: Định một dãy giá để hấp dẫn nhiều khách hàng. Dùng giá cả để hỗ trợ hình ảnh của sản phẩm… nhằm mục tiêu bán được nhiều hàng, với giá cao nhất để thu lợi nhuận cao nhất.

Đây là những phương pháp cơ bản, thường gặp trong định giá của các doanh nghiệp, những phương pháp này được sử dụng tuỳ theo từng doanh nghiệp, từng loại sản phẩm và ở mỗi thời kỳ nhất định. Ngay trong một sản phẩm cũng không chỉ áp dụng một phương pháp duy nhất mà có thể trong từng thời điểm khác nhau, mà áp dụng các phương pháp khác nhau. Ngoài những phương pháp trên, còn một số phương pháp định giá mà các doanh nghiệp, người bán cũng có thể sử dụng như: Định giá dựa trên nhu cầu của thị trường (định giá dựa vào uy tín, định giá dựa vào độ co giãn của cầu theo giá, định giá theo nhu cầu tính lùi), định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, một số phương pháp này đã được nêu ở những phương pháp trên, nhưng cách lập luận và thể hiện có khác nhau. Việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào doanh nghiệp, người bán, sản phẩm tiêu thụ và cách tính giá của Nhà nước.

CHƯƠNG V

CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH GIÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAYI. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm định giá (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w