Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm định giá (Trang 54 - 57)

III. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO 1 Đặc điểm của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

2. Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền

2.1 Đặc điểm

- Thị trường có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, dịch vụ nhưng các doanh nghiệp đều có năng lực sản xuất nhỏ.

- Sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau được di biệt hoá như : Sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau về nhãn hiệu, thiết kế, chế tạo, bao bì, cung cấp dịch vụ, phương thức thanh toán, thời gian bảo hành... Chính vì vậy, các doanh nghiệp cố gắng thông qua những cái khác nhau này mà tạo ra những sự hấp dẫn, lôi kéo riêng cho mình.

- Số lượng khách hàng cũng rất lớn

Do sự khác nhau về sản phẩm và dịch vụ cung cấp, phương thức thanh toán, bảo hành... Do vậy, khách hàng không thể dửng dưng với việc mua của doanh nghiệp nào cũng được mà đòi hỏi phải có sự lựa chọn nhất định trước những sự khác nhau về các mặt của các doanh nghiệp này.

2.2 Phương thức định giá

- Chúng ta đều thấy một loại hàng hoá giống nhau được nhiều doanh nghiệp, công ty chào bán: Về mặt lý thuyết thì nó phải là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và được bán với một giá thống nhất. Nhưng thực tế thì tùy tình thế thị trường mà chúng đã được bán với mức giá khác nhau. Người mua thiếu một cái nhìn tổng quát đầy đủ về thị trường. Có nghĩa là, họ không biết được với một hàng hoá hay một dịch vụ giống nhau như thế thì doanh nghiệp, công ty, cửa

hàng khác nhau bán với giá như thế nào. Do đó, một sự định giá khác nhau cho một loại hàng hoá là có thể xuất hiện.

- Phương thức định giá trong thị trường này có nhiều quan điểm khác nhau.

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng, trong thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền mỗi doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm khác nhau, do đó đường cầu đến với từng doanh nghiệp là đường nghiên xuống dưới về bên phải, nghĩa là nếu doanh nghiệp này giá lên đôi chút doanh nghiệp sẽ mất đi một ít khách hàng chứ không phải toàn bộ và ngược lại nếu doanh nghiệp giảm giá đi một ít, doanh nghiệp sẽ tăng thêm một ít khách hàng, chứ không phải toàn bộ khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Vì trong cạnh tranh mang tính độc quyền, các sản phẩm tương đối giống nhau, có khả năng thay thế lẫn nhau nên độ co dãn đường cầu của các doanh nghiệp là khá cao.

Vậy giá và sản lượng của các doanh nghiệp trong thị trường này được xác định như thế nào? Câu trả lời vẫn là theo qui tắc tối đa hoá lợi nhuận. Một doanh nghiệp cạnh tranh mang tính độc quyền sẽ sản xuất ở mức sản lượng tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên (MC = MR).

Giá MC ATC D Po C Co d D MR O Qo Sản lượng

Hình 3.6 Đường cầu và sản lượng của doanh nghiệp cạnh tranh mang tính độc quyền.

Nhìn vào hình bên ta thấy, sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp là Qo, được xác định bằng giao điểm của đường chi phí cận biên và doanh thu cận biên. Mức giá được xác định là OPo và lợi nhuận 1 đơn vị sản phẩm là Po Co. Còn lợi nhuận của doanh nghiệp là hình chữ nhật CD Po Co

(trong ngắn hạn). Tuy nhiên, trong thời gian dài lợi nhuận sẽ tiến đến không vì nhiều doanh nghiệp thấy có lợi nhuận sẽ tham gia vào thị trường làm cho giá bán thấp xuống.

+ Quan điểm thứ hai cho rằng, giữa khách hàng và doanh nghiệp thông qua mối quan hệ cá nhân mà tạo nên “Khách quen truyền thống”. Bởi vì khách hàng thường đến với doanh nghiệp trước những sự hấp dẫn riêng của doanh nghiệp như: Mẫu mã hấp dẫn, bao gói đẹp, cách thức phục vụ khách hàng (hướng dẫn sử dụng, thời gian bảo hành...) về cung cách bán hàng (mua bán ở cửa hàng tự chọn) hoặc địa điểm gần nơi ở, gần nơi làm việc hoặc do những ưu điểm khác của các điều kiện cung cấp, thanh toán (Cung cấp tại nhà, trả dần ...). Ở những trường hợp trên, doanh nghiệp có thể thay đổi giá chút ít trong một giới hạn nhất định mà không bị mất khách (khi tăng giá) cũng như thu thêm được khách quen của đối thủ cạnh tranh (khi hạ giá).

Trong việc hạ giá, ở một giới hạn nhất định như vậy, thì doanh nghiệp chỉ có thể thu thêm được những khách hàng mà khi giá cao thì họ chưa mua hay thấy giá hấp dẫn hơn thì họ mới mua.Trong thương nghiệp bán lẻ, thủ công nghiệp, nhà hàng, khách sạn kiểu thị trường này là rất đặc trưng. Do những tiềm năng thu hút hay là những sự hấp dẫn riêng của mình mà mỗi doanh nghiệp luôn luôn có một vùng hoạt động độc quyền (thường là hẹp). Ở khu vực độc quyền này, doanh nghiệp nâng giá chút ít cũng không sợ mất khách sang đối thủ cạnh tranh và ngược lại, hạ giá cũng không hy vọng thu thêm được khách của đối thủ.

Ví dụ: Một cửa hàng bánh mỳ ở một góc phố, từ cửa hàng này đến cửa hàng tiếp theo phải đi bộ hết 10 phút. Khi cửa hàng bán đắt hơn một vài chục đồng cũng không lo mất khách. Vì rằng, những loại hàng hoá tiêu dùng hàng ngày như thế này thường được mua ở nơi gần nhà ở. Do đó, cửa hàng này có một vị trí gần như độc quyền ở một khoảng giá nhất định.

2.3 So sánh thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền với thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền. cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền.

Do có một chút ít độc quyền, do vậy, doanh nghiệp ở thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền có thể định giá cao hơn so với cạnh tranh hoàn hảo và thấp hơn so với thị trường độc quyền.

- So với nhà độc quyền, doanh nghiệp cạnh tranh mang tính độc quyền sẽ thu khoản lợi nhuận nhỏ hơn, sản lượng, sản phẩm cao hơn và giá bán thấp hơn so với thị trường độc quyền.

- Các doanh nghiệp cạnh tranh mang tính độc quyền đưa ra thị trường nhiều loại kiểu cách, nhãn hiệu và cách thức phục vụ hơn so với cạnh tranh hoàn hảo. Hơn nữa họ lại sử dụng nhiều chi phí hơn cho quảng cáo.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm định giá (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w