1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý xã hội về giáo dục đào tạo thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở việt nam hiện nay”

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Pháp Luật Về Giáo Dục Và Đào Tạo Ở Việt Nam Hiện Nay
Chuyên ngành Quản Lý Xã Hội
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 51,93 KB

Nội dung

Các quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạođược ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật Hiến pháp 2013, Luật, Nghịquyết, Chỉ thị, Thông tư, Quyết định,… của các cơ quan nhà nước có thẩm

Trang 1

TIỂU LUẬNMÔN : QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Đề tài :

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC VÀ

ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 3

1 Một số khái niệm 3

2 Nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 4

3 Vai trò của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 6

Chương 2THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN 7

1 Những thành tựu đạt được và hạn chế 7

2 Nguyên nhân của những thành tựu đạt được và hạn chế 15

Chương 3GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN 19

1 Nâng cao nhận thức về thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 19

2 Hoàn thiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 20

3 Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam 21

4 Kiện toàn tổ chức và hoạt động về giáo dục và đào tạo 22

5 Đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 24

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Quản lý xã hội bằng pháp luật là phương thức quản lý cơ bản của hầuhết các nhà nước đương đại trên thế giới Để quản lý xã hội một cách có hiệuquả, đòi hỏi mỗi Nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đápứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, đồng thời tổ chức thực hiện đưapháp luật đi vào đời sống thực tiễn, để những quy định của Nhà nước đượcthực thi trong thực tế nhằm phát triển đất nước

Cũng như đa phần các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng coi giáodục và đào tạo là nền tảng phát triển của đất nước Quan điểm “Giáo dục vàđào tạo là quốc sách hàng đầu” được đưa ra lần đầu tiên trong Nghị quyết số04-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII)

về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ngày 14/01/1993 Xuyênsuốt nhiều kỳ Đại hội Đảng cũng như nhiều Hội nghị Trung ương, quan điểmgiáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu không thay đổi

Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển, do đó hệthống giáo dục quốc dân đã được xây dựng ngày càng hoàn thiện, góp phầnnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu chocông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lĩnh vực giáo dục, đào tạo đã cónhiều bước tiến vượt bậc: quy mô trường lớp tiếp tục tăng, mạng lưới trườnglớp phát triển rộng khắp đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu học tập của nhân dân,trình độ dân trí được nâng cao, chất lượng và hiệu quả giáo dục chuyển biếntích cực Công tác thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo đạt được thànhtựu trên cả ba phương diện tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về giáodục và đào tạo

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo

ở nước ta còn tồn tại một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng kịp thời nhữngđòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế Từ đó, dẫn đến

Trang 4

tình trạng hiệu quả giáo dục chưa thực sự được phát huy; những biểu hiệnthiếu kỷ cương, tiêu cực trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời, côngtác quản lý còn lỏng lẻo, chưa thống nhất;…ảnh hưởng đến phát triển sựnghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Với những lý do đó, em lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về giáodục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu làm rõ những vấn đề trên,đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa việc thực hiệnpháp luật về giáo dục và đào tạo trong thời gian tới

Trang 5

NỘI DUNG

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1 Một số khái niệm

1.1 Khái niệm pháp luật về giáo dục và đào tạo

Giáo dục và đào tạo là hoạt động có mục đích, có chương trình nhằmtrang bị cho con người những tri thức, kinh nghiệm lịch sử - xã hội cần thiết

và những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp nhất định để chuẩn bị tham gia đờisống xã hội, tham gia lao động sản xuất

Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cùng với khoahọc và công nghệ, giáo dục và đào tạo có vai trò quyết định, là nhu cầu bứcthiết của nước ta trong giai đoạn hiện nay Trong tình hình đó, Nhà nước cótrách nhiệm tổ chức, quản lý nền giáo dục nước nhà, bảo đảm những điềukiện cần thiết cho các hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài của xã hội vàmột phần phúc lợi của nhân dân Muốn đạt được điều đó, Nhà nước phải quantâm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để đảm bảo cho sự nghiệp giáodục, đào tạo phát triển vững chắc, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêucực, xây dựng nền giáo dục quốc dân hiện đại, lành mạnh

Có thể hiểu một cách khái quát: Pháp luật về giáo dục và đào tạo là hệthống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hànhnhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về giáo dục và đào tạo, bảo đảm pháttriển vững chắc sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện mục tiêu nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đáp ứng yêu cầu

Trang 6

1.2 Khái niệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo

Những quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục và đào tạo đượcthể chế hóa trong pháp luật về giáo dục và đào tạo và để đi vào cuộc sống,được thực hiện trên thực tế phải làm tốt công tác thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là quá trình hoạt động cómục đích làm cho các quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo đi vào cuộcsống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luậtnhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật, phòng ngừa

và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật để phát triển vững chắc sựnghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổquốc

2 Nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo

Pháp luật về giáo dục và đào tạo được thực hiện trong đời sống xã hộithông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luạt, sử dụng phápluật và áp dụng pháp luật Các quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạođược ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật (Hiến pháp 2013, Luật, Nghịquyết, Chỉ thị, Thông tư, Quyết định,…) của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền trên tất cả các mặt của lĩnh vực giáo dục

Nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo gồm 3 nội dung:Thực hiện quy định pháp luật về các tổ chức giáo dục và đào tạo; thực hiệncác quy định của pháp luật về hoạt động giáo dục và đào tạo; thực hiện cácquy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo

Thứ nhất, thực hiện quy định pháp luật về các tổ chức giáo dục và đào

tạo

Trang 7

Thực hiện quy định pháp luật về các tổ chức giáo dục và đào tạo là thựchiện các quy định của pháp luật về tổ chức hệ thống giáo dục – đào tạo, pháttriển các cấp học, bậc học trong toàn quốc.

Hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta bao gồm giáo dục chính quy vàgiáo dục thường xuyên Theo khoản 2, Điều 6, Luật Giáo dục 2019 quy địnhcấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở

và giáo dục trung học phổ thông;

c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp,trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độtiến sĩ

Thứ hai, thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động giáo dục và

đào tạo

Thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động giáo dục và đào tạo

là quá trình vận động của các chủ thể pháp luật giáo dục và đào tạo trong việcthực hiện các quy định, các yêu cầu của pháp luật về tổ chức giảng dạy, họctập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình các cấp học,các hệ đào tạo; quản lý người dạy, người học; tuyển sinh, cấp bằng tốt nghiệp;quản lý các nguồn lực, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục và đào tạo;…

Nội dung hoạt động giáo dục và đào tạo được quy định tại Điều 60,Luật Giáo dục 2019 bao gồm những quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạncủa nhà trường

Thứ ba, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối

với giáo dục và đào tạo

Trang 8

Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với giáodục và đào tạo là quá trình hoạt động của các chủ thể trong việc thực hiện cácquy định của pháp luật, quy định tại Điều 104, Luật Giáo dục 2019.

Để thực hiện các nội dung đó, Luật Giáo dục 2019 xác định chủ thểquản lý và những nhiệm vụ quyền hạn của chủ thể đó tại Điều 105:

“1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnquản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học,trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên

3 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chínhphủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sưphạm, cao đẳng sư phạm

4 Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục

5 Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dụctheo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”

3 Vai trò của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo góp phần tích cực

đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạophát triển đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, của Nhà nước

Thứ hai, thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo góp phần ngăn

ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giải quyết kịp thời những vi phạmpháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giáo dục vàđào tạo

Trang 9

Thứ ba, thông qua việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo góp

phần phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng thói quen, ý thức của công dânsống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN

Sau 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi(2010 - 2020), số trường mầm non tăng hơn 2.600 trường Mỗi xã phườngđều có ít nhất 1 trường mầm non công lập Số trẻ đến trường tăng hơn 1,5triệu em so với năm học 2010 - 2011 Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trìnhgiáo dục mầm non đạt 99,9% Về cấp tiểu học, 63/63 tỉnh thành đều đạt chấtlượng phổ cập mức độ 2, trong đó 4 địa phương đạt mức độ 3 Cả 63/63 tỉnhthành đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở cấp độ 1, một số địaphương đạt mức độ 2 và 3[2]( Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáođược quy định tại Điều 16 Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổcập giáo dục, xóa mù chữ)

Năm học 2020 - 2021, cả nước có hơn 5 triệu trẻ mầm non, hơn 8,8triệu học sinh tiểu học, hơn 5,9 triệu học sinh trung học cơ sở; hơn 2,7 triệuhọc sinh trung học phổ phông; tổng số phòng học là 593.808 phòng (tăng

Trang 10

3.504 phòng so với năm học trước), trong đó phòng học kiên cố chiếm 70,5%.Riêng bậc trung học phổ thông, cả nước có có 2.543 trường (tăng 144trường), 59.686 lớp; trong số này có 45,33% số trường đạt chuẩn quốc gia và40,22% số trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến quý II/2019, cả nước có 1.940 cơ sởgiáo dục nghề nghiệp(bằng 1,576 lần so với năm 2010), trong đó: có 397trường cao đẳng; 512 trường Trung cấp và 1031 trung tâm giáo dục nghềnghiệp (1263 công lập, 670 tư thục và 7 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài) Cảnước hiện có 172 trường đại học công lập, 65 trường ngoài công lập, với gần1,7 triệu sinh viên

Các năm 2020 và 2021 đánh dấu bước chuyển đổi linh hoạt của hệthống giáo dục Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh Với chủ trương “tạmdừng đến trường, không ngừng việc học”, các cấp bậc học (trừ mầm non) đãchuyển sang hình thức dạy học trực tuyến qua internet và truyền hình, đây làlần đầu tiên việc dạy học trực tuyến được triển khai trên quy mô cả nước ViệtNam có gần 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến, cao hơn mức trung bình67,15% của các nước OECD, xếp thứ 17/200 quốc gia và vùng lãnh thổ trênthế giới

Nhìn chung việc thực hiện quy định của pháp luật về các tổ chức giáodục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tựu tolớn Đó là hệ thống giáo dục được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh, thốngnhất, đa dạng được hình thành với đầy đủ cấp bậc, trình độ đào tạo và phươngthức giáo dục; quy mô trường lớp rộng khắp, tạo điều kiện học tập cho nhândân, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xãhội của nước nhà

Tuy nhiên, việc thực hiện quy định của pháp luật về các tổ chức giáodục, đào tạo vẫn còn những hạn chế nhất định quy hoạch mạng lưới cơ sởgiáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình

Trang 11

trạng thiếu trường, lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp; thiếu đất choxây dựng trường học, đặc biệt là ở các thành phố lớn; quy hoạch mạng lướicác cơ sở giáo dục đại học và sư phạm còn chậm Ngành học phổ thông pháttriển đều khắp nhưng quy mô có sự chênh lệch giữa các vùng miền; ở miềnnúi, hải đảo cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầuchuẩn hóa, hiện đại hóa Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp và dạynghề có phát triển nhưng chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn nhân lựccho sự phát triển đất nước trong thời gian tới.

1.2 Về thực hiện quy định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

Thực hiện quy định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo

là những nội dung mà các đơn vị trường học, cơ sở đào tạo trong hệ thốnggiáo dục quốc dân phải thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ những nộidung cơ bản sau: Công tác tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáodục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục là hoạt động cơ bản trong nhàtrường và các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân luôn được tậptrung chỉ đạo thực hiện Vì vậy, những quy định về chương trình, kế hoạchgiảng dạy, học tập của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các hoạt động khác trongnhà trường luôn được các địa phương tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc,hiệu quả

Ngành mầm non đã tổ chức thực hiện chu đáo chương trình nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trẻ và mẫu giáo Hầu hết chất lượng củacác cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước giữ vững và có tiến bộ thông quaviệc thực hiện có hiệu quả các chuyên đề và đôie mới nội dung, phương phápgiáo dục trẻ Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ đượcduy trì tốt với nội dung trọng tâm là chất lượng bữa ăn, tăng cường vệ sinh,tiêm chủng mở rộng, khám và theo dõi sức khỏe định kỳ Theo kết quả củacuộc Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc (2018- 2020) đã được Bộ Y tế công

Trang 12

bố, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là19,6%.

Ngành học phổ thông thực hiện quy định của pháp luật về hoạt dộnggiáo dục và đào tạo một cách nghiêm túc như chương trình giáo dục, kế hoạchdạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Các hoạt động trên lớp đượctiến hành thông qua việc dạy và học các môn bắt buộc và tự chọn do Bộ quyđịnh Bên cạnh đó, thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhàtrường tổ chức gồm hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn nghệ nghệ thuật,thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡngnăng khiếu cho học sinh; các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao lưuvăn hóa; các hoạt động môi trường; các hoạt động lao động công ích; các hoạtđộng xã hội;… phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh

Vấn đề giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đã được các cấp quản lý cónhiều cố gắng thực hiện Công tác giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức, phápluật, thể chất, quốc phòng cho học sinh được nhà trường, gia đình và xã hộiđặc biệt quan tâm và tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú Ngànhgiáo dục đã chủ trương phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể khácnhư Tư pháp, Công an,… triển khai các chương trình lồng ghép về giáo dụcdân số, giáo dục giới tính, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống ma túy,AIDS và các tệ nạn xã hội khác,…góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, xâydựng đời sống văn hóa, hình thành nhân cách cho học sinh, đáp ứng yêu cầugiáo dục toàn diện cho học sinh

Công tác giáo dục hướng nghiệp được quan tâm hơn trước, Bộ Giáodục và Đào tạo đã xây dựng chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệpcho 3 năm trung học phổ thông và đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 10 kể từnăm 2006

Riêng việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa,Quốc hội ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sáchgiáo khoa giáo dục phổ thông Báo cáo kết quả sau một năm thực hiện đổi

Trang 13

mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong bối cảnh đại dịchCOVID-19 bùng phát, ngành giáo dục vừa tích cực thực hiện các giải phápphòng, chống dịch vừa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấptiểu học đối với lớp 1 Trước khi vào lớp 1, lứa trẻ sinh năm 2014 chủ yếu ởnhà nên các em hầu như không được trực tiếp học chương trình mầm non chotrẻ 5 tuổi ở trên lớp; việc hướng dẫn các hoạt động làm quen học tập và chuẩn

bị tâm lý, tinh thần cho các em trước khi vào lớp 1 rất khó khăn và hầu nhưkhông thực hiện được Trong việc tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáokhoa, chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã bước đầu có kết quảtích cực Năm nhà xuất bản với đội ngũ các nhà khoa học, giáo viên, cán bộquản lý đã tham gia biên soạn và trình thẩm định 5 bộ sách giáo khoa lớp 1; 3

bộ sách giáo khoa lớp 2; 3 bộ sách giáo khoa lớp 6 đầy đủ các môn học, hoạtđộng giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm chấtlượng

Giáo dục thường xuyên, công tác bổ túc văn hóa được tăng cường quản

lý và chỉ đạo về mọi mặt Năm học 2020-2021 quy mô và mạng lưới cơ sởgiáo dục thường xuyên tại các địa phương về cơ bản được duy trì ổn định Cảnước hiện có 18.239 cơ sở giáo dục thường xuyên, tăng 782 cơ sở so với nămhọc trước Trong đó, số lượng trung tâm ngoại ngữ - tin học, trung tâm giáodục kỹ năng sống tăng cao 99,53% xã/phường/thị trấn có trung tâm học tậpcộng đồng

Việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục

và đào tạo trong giáo dục chuyên nghiệp ở nước ta đã có nhiều thành tựu đáng

kể Các trường đã điều chỉnh chương trình từng bộ môn cho phù hợp vớinhững chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng giảm giờ

lý thuyết, tăng giờ thực hành, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạycho phù hợp với thực tiễn và tình hình của từng địa phương, chú trọng tớiviệc rèn luyện năng lực thực hành cho học sinh Ngoài loại hình đào tạo chínhquy, các trường, trung tâm còn liên kết với các trường đại học, cao đẳng,

Trang 14

đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước.

Nhận thấy rằng lực lượng nhà giáo, cán bộ, nhân viên là lực lượngnòng cốt, chủ lực mang tính quyết định trong thực hiện nhiệm vụ và nâng caochất lượng đào tạo trong nhà trường, do đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền

đã quan tâm xây dựng và quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Theo số liệu của Bộ Giáodục và Ðào tạo năm học 2018 - 2019, cả nước có hơn 1,16 triệu giáo viênmầm non, phổ thông; hơn 72 nghìn giảng viên đại học Về cơ bản đội ngũ nhàgiáo đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo (tỷ lệ chuẩn và trên chuẩn đốivới mầm non 96,6%; tiểu học 99,7%; THCS 99%’ THPT 99,6%, đại học82,7%) Về thực trạng chất lượng của accs nhà giáo tại các cơ sở giáo dụcnghệ nghiệp, số liệu thống kê cho thấy, tính đến năm 2018, khoảng 19% nhàgiáo dạy trình độ cao đẳng, 30% nhà giáo dạy trung cấp và 73% nhà giáo dạy

sơ cấp đạt chuẩn về kỹ năng nghề, số nhà giáo này giảng dạy được tích hợp

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm lớn cho sựnghiệp giáo dục và đào tạo, đặc biệt là các chính sách đầu tư, đảm bảo tỷ lệchi cho giáo dục từ 20% trở lên trong tổng ngân sách nhà nước Cùng với sựtăng trưởng không ngừng của kinh tế xã hội, đầu tư cho giáo dục từ nguồnngân sách nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước Trong vòng 5 năm củagiai đoạn 2016-2020, ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho giáo dục đãtăng trên 32,2% Trong năm 2016, ngân sách nhà nước được phân bổ chi chogiáo dục đào tạo và dạy nghề là 195,6 nghìn tỷ đồng (trong đó 34,6 nghìn tỷlấy từ nguồn ngân sách Trung ương và 161 nghìn tỷ từ nguồn ngân sách địaphương) Đến năm 2020, con số dự toán chi cho giáo dục đào tạo và dạy nghề

là 258,7 nghìn tỷ đồng (trong đó 30,2 nghìn tỷ lấy từ nguồn ngân sách Trungương và 228,5 nghìn tỷ từ nguồn ngân sách địa phương)

Bên cạnh nhiều thành tựu, việc thực hiện các quy định của pháp luậtđối với hoạt động giáo dục và đào tạo cồn tồn tại một số hạn chế có thể kể

Ngày đăng: 16/02/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w