Khái ni m, đ c đi m th c hi n pháp lu t v giáo d c và đào t oện pháp luật về giáo ặc điểm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạoểm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạoực hiện p
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN:
QUẢN LÝ XÃ HỘI VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ TÀI: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Trang 2Mở đầu 3
Nội dung 5
Chương I: Cơ sở lý luận về vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 5
1.1: Khái niệm pháp luật về giáo dục và đào tạo 5
1.2: Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 8
1.2.1: Khái niệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 8
1.2.2: Đặc điểm của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 9
1.3: Hình thức và nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 11
1.3.1: Hình thức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 11
1.3.2: Nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 12
1.4: Chủ thể và yêu cầu của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 15
1.4.1: Chủ thể thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 15
1.4.2: Yêu cầu của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 16
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay 18
2.1: Thực trạng thực hiện quy định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay 18
2.2: Nguyên nhân của những kết quả đạt được 22
2.3: Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 24
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay 26
3.1: Nhận thức đúng đắn quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo 26
Trang 33.2: Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay 28Kết luận 29
Trang 4M đ u ở đầu ầu
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển Do vậy, bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát triển bao giờ cũng quan tâm đến giáo dục và đào tạo Đây là hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế trong xã hội đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia Chính vì thế, quản lý xã hội về giáo dục – đào tạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng hình thành nên hệ thống giáo dục của một quốc gia
Quản lý xã hội bằng pháp luật là phương thức quản lý cơ bản của hầu hết các Nhà nước đương đại trên thế giới Để quản lý xã hội, đòi hỏi mỗi Nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội Nhưng điều đó vẫn chưa đủ, vấn đề quan trọng hơn là tổ chức thực hiện như thế nào để pháp luật đó đi vào cuộc sống thực tiễn, để
những quy định của Nhà nước được thực thi trong thực tế nhằm ổn định và pháttriển xã hội theo định hướng của giai cấp cầm quyền Ở nước ta trong công cuộcđổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém: Việc triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa tốt; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật, coithường pháp luật, vi phạm pháp luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua Do đó, việc đề cao pháp luật, tôn trọng tính tối cao của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo
Trang 5đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm túc là một yêu cầu cấp thiết trong giaiđoạn hiện nay.
Giáo dục và đào tạo là nền tảng phát triển của mọi quốc gia Trong thời kỳđổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đã có những mặt tiến
bộ, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và Luật Giáo dục (năm 1998) đã thực sự coi phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, cho nên hệ thống giáo dục quốc dân đã được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh, góp phần vàoviệc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bên cạnh những thành tựu đó, giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều mặt yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi to lớn ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Tuy nhiên, vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở nước ta cũng còn những khiếm khuyết và yếu kém, dẫn đến tình trạng chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp; những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáodục chưa ngăn chặn kịp thời; công tác quản lý đối với giáo dục và đào tạo còn
có những biểu hiện tùy tiện chưa tuân thủ pháp luật nên có ảnh hưởng đến yêu cầu ổn định, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà Với những lý
do trên, em chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay” để làm bài tiểu luận
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định tronggiai đoạn hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 6Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là vấn đề rộng và được thông qua các hình thức: tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và
áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo Nhưng chủ yếu vẫn là hình thức thi hành (chấp hành) pháp luật và áp dụng pháp luật, do đó thi hành pháp luật và ápdụng pháp luật được xác định là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn Phạm vi vấn đề nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo về các nội dung: Tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; bám sát đường lối, chủ trươngcủa Đảng về thực hiện pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa gắn với việc quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận là phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin theo quan điểm phát triển, toàn diện, lịch sử, cụ thể Ngoài ra luận văn còn kết hợp các phương pháp như: lôgíc, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát
5 Kết cấu tiểu luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo.Chương 2: Thực trạng việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở nước tahiện nay
Trang 7Chương 3: Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay
Ch ương I: Cơ sở lý luận về vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ng I: C s lý lu n v v n đ th c hi n pháp lu t v giáo ơng I: Cơ sở lý luận về vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ở đầu ận về vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ề vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ấn đề thực hiện pháp luật về giáo ề vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ực hiện pháp luật về giáo ện pháp luật về giáo ận về vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ề vấn đề thực hiện pháp luật về giáo
1.1: Khái ni m pháp lu t v giáo d c và đào t o ện pháp luật về giáo ận về vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ề vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ục và đào tạo ạo
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo “Giáo dục là tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, để họ dần dần có được những phẩm chất
và năng lực như yêu cầu đề ra”; “Đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở lên người
có hiểu biết, có nghề nghiệp” Năm 1866, trong "Chỉ thị về các vấn đề gửi tới các đại biểu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời", Các Mác đã viết: Chúng tôi hiểu giáo dục là gồm ba việc sau đây: Một là: trí dục Hai là: thể dục - giống như những điều người ta dạy ở các trường thể dục và trong luyện tập quân sự
Ba là: dạy kỹ thuật bách khoa, việc dạy kỹ thuật bách khoa này làm cho các em biết những nguyên tắc cơ bản của tất cả mọi quá trình sản xuất, đồng thời làm cho trẻ em và thiếu niên có được những kỹ năng sử dụng những công cụ đơn giản nhất của tất cả các ngành sản xuất
Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời là người rất quan tâm về giáo dục, Bác chỉ ra rằng: “Muốn giữ vững nền độc lập , muốn cho dân mạnh nước giàu mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước
Trang 8nhà mà trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ ” Bác cũng chỉ cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh yếu hèn đó là con đường phát triển giáo dục: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (tháng 9/1945), Bác đã viết:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thể hiện qua câu nói bất hủ của Người: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ” Tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về công tác giáo dục luôn toả sáng tính cách mạng, tính nhân dân
và tính dân tộc sâu sắc Cả cuộc đời cách mạng, Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là: “Làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành ” Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp phát triển nền giáo dục của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Hệ thống mạng lưới trường lớp đã được phủ kín khắp các bản làng, thôn xóm trong cả nước, để thực hiện mục tiêu xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, rồi phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tiến tới phổ cập trung học cơ sở, phổ cập trung học phổ
thông Vấn đề phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã và đang được toàn xãhội quan tâm Đảng và Nhà nước ta đang tập trung và ưu tiên hơn trong việc đầu tư đối với các vùng khó khăn và thu được một số kết quả, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta trong giáo dục Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội 2001-2010 là đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao
rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
“con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những
Trang 9bước nhảy vọt ” Để đạt được các mục tiêu nói trên, giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ có vai trò quyết định, là nhu cầu bức thiết của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 xác định mục tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, xây dựng một nền giáo dục có tính chất thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 Quan điểm nhất quán của Đảng
và Nhà nước ta là phát triển kinh tế đi đôi với thúc đẩy tiến bộ xã hội Ngay từ đầu thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã kịp thời đổi mới tư duy và cách làm giáo dục, đề ra những chủ trương chuyển đổi hệ thống giáo dục quốc dân từmục tiêu phục vụ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước,theo định hướng xã hội chủ nghĩa Từ quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục và đào tạo, Nhà nước ta đã thể chế hóa thành các văn bản pháp luật để tổ chức thực hiện trong thực tế, như Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua vào tháng 12/1998; Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở của Quốc hội khóa X thông qua ngày 09/12/2000 Trước tình hình đó, Nhà nước có tráchnhiệm tổ chức và quản lý nền giáo dục nước nhà, bảo đảm những điều kiện cần thiết cho các hoạt động giáo dục và đào tạo, đáp ứng cho yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ mục tiêu phát triển lâu dài của xã hội và một phần phúc lợi của nhân dân Muốn làm được điều đó, Nhà nước phải quan tâm hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật để bảo đảm sự nghiệp giáo dục-đào tạo
Trang 10phát triển một cách vững chắc, có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho đất nước, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục-đào tạo, xây dựng một nền giáo dục quốc dân lành mạnh, hiện đại Có thể khái quát rằng: Pháp luật về giáo dục và đào tạo là
hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hànhnhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội về giáo dục và đào tạo, bảo đảm phát triển vững chắc sự nghiệp giáo dục và đào tạo, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc
1.2: Khái ni m, đ c đi m th c hi n pháp lu t v giáo d c và đào t o ện pháp luật về giáo ặc điểm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ểm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ực hiện pháp luật về giáo ện pháp luật về giáo ận về vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ề vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ục và đào tạo ạo
1.2.1: Khái ni m th c hi n pháp lu t v giáo d c và đào t o ệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ật về giáo dục và đào tạo ề giáo dục và đào tạo ục và đào tạo ạo
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là thực hiện pháp luật về một lĩnh vực trong xã hội mà cụ thể, đó là giáo dục và đào tạo Giáo dục và đào tạo
có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện, những người lao động có đạo đức, có tri thức, có khả năng thích ứng nhanh chóng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, có đủ sức mạnh để cạnh tranh trong quá trình phân công lao động quốc tế Phát triển giáo dục và đào tạo là biện pháp tốt nhất để phát huy và làm trường tồn những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc và làm phong phú thêm những tinh hoa văn hoá của nhân loại Giáo dục và đào tạo là một trong ba lĩnh vực then chốt cần đột phá đểlàm chuyển biến tình hình kinh tế-xã hội, tạo bước chuyển mạnh để phát triển nguồn nhân lực Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: Phát triển giáo dục và đàotạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người-yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Trên cơ sở đó, Đại hội
IX chủ trương giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc trong giáo dục-đào tạo, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục-đào tạo; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, tiếp tục nâng cao chất lưọng giáo dục
Trang 11toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, công tác quản lý giáo dục và đào tạo; chăm lo phát triển giáo dục mần non; củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy nhanh tiến độ phổ cập trung học cơ sở; coi trọng và đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và phân luồng sau trung học cơ sở, tăng nhanh tỉ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội; mở rộng hợp lý qui mô và làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học; đẩy mạnh xã hội hoá, thực hiện công bằng
xã hội trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng một xã hội học tập Những quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục và đào tạo nêu trên đãđược thể chế hóa trong pháp luật về giáo dục-đào tạo và để đi vào cuộc sống, được thực hiện trên thực tế phải làm tốt công tác thực hiện pháp luật Vì thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là thực hiện pháp luật trong một lĩnh vực
cụ thể-lĩnh vực giáo dục và đào tạo cho nên khái niệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo cũng có đầy đủ các nội dung cơ bản của khái niệm thực hiệnpháp luật nói chung; đồng thời phải nêu được những phương hướng, mục tiêu
cụ thể của giáo dục và đào tạo theo đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục-đào tạo Trên cơ sở đó, có thể nêu khái niệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo như sau:
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các qui phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật để phát triển vững chắc sự nghiệp giáo dục
và đào tạo, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 121.2.2: Đ c đi m c a th c hi n pháp lu t v giáo d c và đào t o ặc điểm của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ểm của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ủa thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ật về giáo dục và đào tạo ề giáo dục và đào tạo ục và đào tạo ạo
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo có những đặc điểm chung củavấn đề thực hiện pháp luật nói chung, ngoài ra nó còn có những đặc điểm mang tính chất đặc thù Những đặc điểm đặc thù của thực hiện pháp luật về giáo dục
và đào tạo được qui định bởi vị trí, vai trò của nó trong đời sống xã hội
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo vừa mang tính quyền lực Nhà nước vừa mang tính xã hội rộng lớn Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui phạm pháp luật
về giáo dục và đào tạo đi vào cuộc sống Các qui phạm pháp luật về giáo dục vàđào tạo là những qui tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ về giáo dục và đào tạo phát triển theo định hướng nhất định Các qui phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo là những qui tắc xử sự của mọi công dân, của các nhà chức trách có thẩm quyền, là những qui định về nội dung chương trình, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động, về
bộ máy quản lý nhà nước, là những qui định về địa vị pháp lý của các chủ thể khác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Do đó nó có tính bắt buộc thực hiện đối với mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, bảo đảm tính quyền lực của Nhà nứơc được thực thi trong đời sống thực tiễn Lĩnh vực giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội Pháp luật về giáo dục và đào tạo có tác dụng điều chỉnh mọi hành vi của các chủ thể và bắt buộc các chủ thể có trách nhiệm thực hiện nó Do đó,pháp luật về giáo dục và đào tạo còn mang tính
xã hội rộng lớn
Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc xuyên suốt của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị-xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên của các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt
để và chính xác Vì lẽ đó nên việc tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà
Trang 13nước về giáo dục và đào tạo, tổ chức và hoạt động của các đơn vị, cơ sở giáo dục phải tuân theo những qui định của pháp luật Mọi công dân xử sự với nhau theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, phải tôn trọng pháp luật một cách triệt để, phải xử sự đúng theo yêu cầu của pháp luật nói chung và pháp luật về giáo dục và đào tạo nói riêng Nguyên tắc này còn đòi hỏi mọi công dân có trách nhiệm tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước bằng các hình thức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý về giáo dục và đào tạo, cũng như các cơ sở giáo dục và đào tạo khác Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo có phạm vi rộng lớn và chủ thể thực hiện rất đa dạng và phong phú Mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều quan tâm đến giáo dục và đào tạo và chịu sự tác động của pháp luật về giáo dục và đào tạo Mặt khác những qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo đều nhằm phục vụ lợi ích thiết thân của công dân, vì thế, nói chung, pháp luật về giáo dục và đào tạo được các chủ thể pháp luật tự giác thực hiện Bên cạnh đó,
nó cũng được các cấp, các ngành, mọi tổ chức tích cực, chủ động tham gia chỉ đạo, quản lý, điều hành làm cho giáo dục và đào tạo phát triển theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá Có thể nói phạm vi tác động của pháp luật về giáo dục và đào tạo rất rộng lớn, tác động đến mọi thành viên trong xã hội từ cá nhân đến các tổ chức, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong cả nước
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là hoạt động tích cực để thực hiện mục tiêu của giáo dục và đào tạo Để phát triển xã hội, các quốc gia đều có các chiến lược phát triển giáo dục của mình và để thực hiện được chiến lược ấy,mỗi Nhà nước đều đặt ra những qui định của pháp luật Trong những yêu cầu đặt ra trong xây dựng pháp luật về giáo dục và đào tạo, vấn đề trọng tâm là đề racác biện pháp nhằm thực hiện yêu cầu đó Vì vậy, việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là nhằm thực hiện các mục tiêu mà giáo dục và đào tạo đặt
ra, đó là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
Trang 14sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó các cơ quan quản lý nhà nước, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt trong thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng, làm nòng cốt để nâng cao chất lượng giáo dục Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đông đảo, phần lớn có đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tránh được những hạn chế và bất cập, vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành, thực sự làm nòng cốt trong việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo
1.3: Hình th c và n i dung th c hi n pháp lu t v giáo d c và đào t oức và nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ội dung ực hiện pháp luật về giáo ện pháp luật về giáo ận về vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ề vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ục và đào tạo ạo
1.3.1: Hình th c th c hi n pháp lu t v giáo d c và đào t o ức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ật về giáo dục và đào tạo ề giáo dục và đào tạo ục và đào tạo ạo
Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực của đời sống xã hội Hình thức của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo cũng có những nét chung của các hình thức thực hiện pháp luật, đó là:
Tuân theo (tuân thủ) pháp luật về giáo dục và đào tạo là hình thức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm Ví dụ: Điều 63a Luật Giáo dục năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) qui định: “Nhà giáo không được có hành vi ảnh hưởng xấu đến phẩm chất và nghề nghiệp của nhà giáo; xúc phạm danh dự, phẩm chất, xâm phạm đến thân thể của người học; gian lận
Trang 15trong tuyển sinh, thi cử và cố ý đánh giá sai kết quả học tập và rèn luyện của người học ” Như vậy đối với nhà giáo phải có trách nhiệm tuân thủ những qui định trên là đã tuân thủ pháp luật về giáo dục và đào tạo.
Thi hành (chấp hành) pháp luật về giáo dục và đào tạo là một hình thức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực Ví dụ: Điều 74 Luật Giáo dục năm 1998 qui định:
Người học có các nhiệm vụ sau đây:
1 Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
2 Kính trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, công nhân, nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, tuân thủ pháp luật của nhà nước; thực hiện nội qui,điều lệ nhà trường;
3 Tham gia lao động và hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực;
4 Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
5 Góp phần xây dựng, bảo vệ phát huy truyền thống của nhà trường,
cơ sở giáo dục khác
Người học có trách nhiệm thi hành những qui định này một cách tích cực
là đã chấp hành pháp luật về giáo dục và đào tạo
Sử dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo là một hình thức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyềnchủ thể của mình Ví dụ: Khoản 3 Điều 64 Luật Giáo dục năm 1998 qui định về quyền của nhà giáo: “Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục và nghiên cứu khác với điều kiện đảm thực hiện đầy
Trang 16đủ chương trình, kế hoạch do nhà trường giao cho”.Các nhà giáo khi đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch do nhà trường giao cho có thể tham giahoặc không tham gia hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục và nghiên cứu khác Áp dụng pháp luật về giáo dục và đào tạo là một hình thức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những qui định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể Trong trường hợp này các chủ thể pháp luật thực hiện các qui định của pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước.
Ví dụ: Điều 104 Luật Giáo dục năm 1998 qui định việc phong tặng nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú: “Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn theo qui định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú”.Khi nhà giáo có đủ tiêu chuẩn trên, Nhà nước có trách nhiệm áp dụng pháp luật theo những nội dung qui định này để phong tặng các danh hiệu cho nhà giáo
1.3.2: N i dung th c hi n pháp lu t v giáo d c và đào t o ội dung thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ật về giáo dục và đào tạo ề giáo dục và đào tạo ục và đào tạo ạo
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là hoạt động có mục đíchnhằm thực hiện các qui định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, đưa các qui phạm pháp luật này vào thực tiễn cuộc sống, biến nó thành những hành vi xử sựthực tế góp phần phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo Pháp luât về giáo dục và đào tạo được thực hiện trong đời sống xã hội thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Các qui phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật (Hiếnpháp 1992, Luật, Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, Quyết định ) của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với nội dung rất rộng, liên quan đến tất cả các mặt của lĩnh vực giáo dục và đào tạo Tuy vậy có thể khái quát nội
Trang 17dung của pháp luật về giáo dục và đào tạo bao gồm ba vấn đề chủ yếu : Các tổ chức giáo dục và đào tạo; hoạt động giáo dục và đào tạo; quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo Như vậy, nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo cũng bao gồm 3 nội dung cơ bản là: Thực hiện qui định của pháp luật về các
tổ chức giáo dục và đào tạo; thực hiện các qui định của pháp luật về hoạt động giáo dục và đào tạo; thực hiện các qui định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo
a) Thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức giáo dục và đào tạo Thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức giáo dục và đào tạo là thực hiện các qui định của pháp luật về tổ chức hệ thống giáo dục- đào tạo, phát triển các cấp học, bậc học trong toàn quốc Hệ thống giáo dục quốc dân nước ta cho đến nay đã bao gồm đủ các cấp học, bậc học, ngành học và phương thức giáo dục, đó là:
1 Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
2 Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học; bậc trung học có hai cấp học là cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông;
3 Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
4 Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học; giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ
Ngoài hệ thống các trường công lập còn có hệ thống các trường ngoài công lập bao gồm các trường bán công, dân lập và tư thục từ mầm non đến đại học Phương thức giáo dục gồm giáo dục chính qui và giáo dục không chính qui Bêncạnh hệ thống các trường lớp chính qui, ở các địa phương đều phát triển hệ thống các trung tâm, cơ sở giáo dục không chính qui thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên cho mọi người, đáp ứng nhu cầu được học, được đào tạo một
Trang 18cách đa dạng từ xoá mù chữ, nâng cao trình độ kiến thức cho đến học nghề, học tin học và ngoại ngữ
b) Thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo Thực hiện các qui định của pháp luật về hoạt động giáo dục và đào tạo là quá trình vận động của các chủ thể pháp luật giáo dục và đào tạo trong việc thựchiện các qui định, các yêu cầu của pháp luật về tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình của các cấp học, các hệđào tạo; quản lý người dạy người học; tuyển sinh, cấp bằng tốt nghiệp; quản lý các nguồn lực, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục và đào tạo v.v Nội dung hoạtđộng giáo dục và đào tạo đã được xác định trong Luật Giáo dục Nội dung này bao gồm những qui định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của các nhà trường thể hiện ở Điều 53 Luật Giáo dục năm 1998
c) Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là quá trình hoạt động của các chủ thể trong việc thực hiện các qui định của pháp luật bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục; ban hành Điều lệ nhà trường; ban hành qui định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác; qui định mục tiêu, chương trình nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình;qui chế thi cử và cấp bằng; tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; huy động,quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; tổ chức, quản
lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành giáo dục; tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục; qui định việc tặng các danh hiệu
Trang 19vinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại tố cáo và
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục Những nội dung về quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nói trên được qui định tại Điều 86 Luật Giáo dục năm1998 Để thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Luật Giáo dục xác định các chủ thể quản lý và những nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể đó tại Điều 87 Luật Giáo dục năm 1998:
1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền
và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của cả một bậc học, cấp học; hàng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và thực hiện ngân sách giáo dục;
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản
lý nhà nước về giáo dục;
3 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản
lý nhà nước về giáo dục theo qui định của Chính phủ Chính phủ qui định cụ thểtrách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việcphối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục;
4 Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo qui định của Chính phủ
1.4: Ch th và yêu c u c a th c hi n pháp lu t v giáo d c và đào t oủ thể và yêu cầu của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ểm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ầu ủ thể và yêu cầu của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ực hiện pháp luật về giáo ện pháp luật về giáo ận về vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ề vấn đề thực hiện pháp luật về giáo ục và đào tạo ạo
1.4.1: Ch th th c hi n pháp lu t v giáo d c và đào t o ủa thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ểm của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ệm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ật về giáo dục và đào tạo ề giáo dục và đào tạo ục và đào tạo ạo
Căn cứ vào các hình thức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, chúng ta xác định được các chủ thể thực hiện pháp luật là các cá nhân hoặc tổ chức Tại Điều 1 Luật Giáo dục qui định phạm vi điều chỉnh như sau: "Luật