1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận xã hội học đại cương nêu đối tượng nghiên cứu xã hội học mối quan hệ giữa xã hội học với các ngành khoa học khác

18 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Xã Hội Học Đại Cương Nêu Đối Tượng Nghiên Cứu Xã Hội Học Mối Quan Hệ Giữa Xã Hội Học Với Các Ngành Khoa Học Khác
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Xã Hội Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 196,64 KB

Nội dung

Xãhội học là một khoa học thuộc các khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tácxã hội, đặc biệt đi sâu một cách hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tươngquan xã hội và hành vi hoạt động

Trang 1

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN: XÃ HỘI HỌC

Trang 2

Mục lục

Câu 1 3 Câu 2 7 Tài liệu tham khảo 19

Trang 3

Câu 1: Nêu đối tượng nghiên cứu Xã hội học? Mối quan hệ giữa Xã hội học với các ngành khoa học khác?

1.Xã hội học là gì

Về mặt thuật ngữ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Xã hội học là học thuyết về xã hội, nghiên cứu xã hội

Về mặt lịch sử, Auguste Comte đã nhận thấy các khoa học xã hội đương thời có nhiều hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội, không trả lời được những vấn đề bức thiết do xã hội đặt ra Ông xây dựng khoa học mới-xã hội học, vào năm 1839, một khoa học nghiên cứu các quá trình xã hội vừa trên cơ sở định tính vừa trên cơ sở định lượng

Theo đó xã hội được mô tả như một hệ thống hoàn chỉnh có cấu trúc xác định (các tập hợp, nhóm, tầng lớp ) được tổ chức, vận hành theo các thiết chế, luôn vận động, biến đổi theo tính quy luật

Về sau các nhà nghiên cứu xã hội khác như C.Mac đã phát triển, nghiên cứu các vấn đề mới trong đời sống xã hội làm cho xã hội học phát triển, phong phú hơn

Hiện nay có nhiều trường phái xã hội học, với các quan điểm khác nhau nhưng các định nghĩa về xã hội học mà họ đưa ra có nhiều tương đồng Xã hội học là một khoa học thuộc các khoa học xã hội, nghiên cứu các tương tác

xã hội, đặc biệt đi sâu một cách hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối tương quan xã hội và hành vi hoạt động của con người trong các tổ chức, nhóm xã hội

2.Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học

Cũng như các khoa học xã hội khác, xã hội học cũng có đối tượng nghiên cứu độc lập của nó Nhấn mạnh tính tương đối vì những gì xã hội học nghiên cứu cũng liên quan đến các môn khoa học khác Trong lịch sử phát triển của xã hội học đã diễn ra các cuộc tranh luận về đối tượng nghiên cứu của xã hội học

Trang 4

Xã hội loài người là khách thể nghiên cứu của nhiều khoa học xã hội, trong đó có xã hội Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các quan hệ, tương tác xã hội được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa người và người, trong các nhóm, các hệ thống xã hội

Xét trong tiến trình phát triển của xã hội học, các vấn đề kép “con người-xã hội”, “hành động xã hội-cơ cấu xã hội” và “vĩ mô-vi mô” là chủ

đề trung tâm trong nghiên cứu xã hội học Nói một cách khái quát, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành vi xã hội của con người: mối quan hệ hữu

cơ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người với tư cách là cá nhân, nhóm với một bên là xã hội với tư cách là hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội

Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các cộng đồng xã hội, hình thức xã hội của sự tồn tại và phát triển của con người, đó là tính chất xã hội của hoạt động cua đời sống con người, nó bao gồm các hình thức tổ chức gia đình, dân cư, cộng đồng giai cấp và xã hội, thành phần dân tộc, nghề nghiệp, xã hội, nhân khẩu xã hội như vậy đối tượng nghiên cứu của xã hội học là tất cả các quá trình và hiện tượng xã hội Trong các quá trình ấy, dù ở cấp độ vi mô hay vĩ mô xã hội học cũng cần tập trung nghiên cứu về mức độ biểu hiện, nguyên nhân, động lực và xu hướng phát triển của chúng

Nghiên cứu các vấn đề trên, xã hội học phát hiện ra quy luật, tính quy luật chi phối các quan hệ, các mối liên hệ tạo thành hệ thống tổng thể, hoàn chỉnh của xã hội

3 Mối quan hệ giữa Xã hội học với các ngành khoa học khác

Các khoa học xã hội học cùng nghiên cứu xã hội, tuy có tính độc lập tương đối, nhưng nó có mối quan hệ với nhau Do đó đối với các nhà xã hội học, kiến thức tâm lí học rất cần thiết trong tâm lí học xã hội Xã hội học cũng

có liên hệ chặt chẽ với chính trị kinh tế học Với nhà xã hội học, các kiến thức pháp lí, pháp quyền cũng rất quan trọng Thực vậy xã hội học phát triển như

là một khoa học về sự phát sinh tự phát, về các lực lượng tự phát nên trong giới xã hội học luôn có phần nào xem thường khoa học pháp lí và ngược lại,

Trang 5

khoa học pháp lí cũng vững tin ở sức mạnh điều hòa của các hành động chuẩn mực nên cũng có xu hướng coi nghe công tác nghiên cứu của các nhà xã hội học Tuy nhiên hiện nay cả hai lĩnh vực này đã xích lại gần nhau, các nhà xã hội học và nhà pháp lí đều kết luận rằng việc mô tả, giải thích đầy đủ các quá trình xã hội đã diễn ra yêu cầu phải kết hợp chặt chẽ với nhau Ngoài ra, các nhà xã hội học cũng rất quan tâm đến kết quả nghiên cứu của các nhà nhân chủng học, sử học, đặc biệt là lịch sử văn hóa

Quan hệ giữa xã hội học với các khoa học cụ thể khác

- Xã hội học và triết học: Trước khi xã hội học trở thành môn khoa học độc lập thì nó đã tồn tại, gắn liền với triết học Triết học là hệ thống các ý tưởng, giá trị, là hệ thống các tư tưởng suy tư, con người phải kết hợp với nhau và hành động thế nào Xã hội học thì nghiên cứu cách thức con người ứng xử với nhau thế nào, hậu quả của lối ứng xử này ra sao? Triết học cung cấp cho xã hội học phương pháp luận khoa học khi xem xét các sự kiện xã hội, còn xã hội học đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu sự tương tác của con người trong xã hội, đặc biệt là nó chú trọng nghiên cứu sự hình thành và kết cấu trong xã hội, các phong tục, tập quán, giá trị xã hội học đi tìm những điều kiện xã hội, logic đằng sau chi phối các ứng xử của con người Xã hội học cũng tác động trở lại triết học, nó cung cấp cho triết học tư liệu, sự kiện, hiện tượng xã hội để xã hội học xem xét

- Xã hội học và tâm lí học: tâm lí học nghiên cứu sự phát triển tinh thần cảm xúc của con người trong đời sống xã hội, còn xã hội học nghiên cứu về các nhóm người, cộng đồng người Tâm lí học hành vi và tâm lí học ứng dụng cũng đều chú ý đến hành vi, tình cảm, trí nhớ của con người ở đó nó biểu hiện

sự tương tác giữa các cá nhân và nhóm xã hội Xã hội học nghiên cứu mối quan hệ, tâm lí xã hội, nghiên cứu đời sống trong các nhóm xã hội chi phối thế nào đến nhận thức, ứng xử của con người

- Xã hội học và nhân chủng học: xã hội học và nhân chủng học có mối quan hệ gần gũi với nhau và các nhà xã hội học và nhân chủng học đều nhận

Trang 6

ra 2 ngành đều có nhiều điểm chung Cả hai đều là ngành khoa học mói so với những ngành khoa học xã hội khác Cả hai đều muốn tìm hiểu đời sống của con người ở các nền văn hóa khác nhau Hai ngành đều có sự vay mượn lẫn nhau về lí thuyết, phương pháp nghiên cứu, cùng quan tâm đến nghiên cứu các vấn đề xã hội đặc biệt là gia tăng dân số, suy thoái môi trường, đói nghèo,

ô nhiễm môi trường

Có một sự khác nhau nhỏ về phương pháp nghiên cứu Việc sử dụng mẫu và khảo sát mẫu là thông dụng với nhà xã hội học Nhà nhân chủng học lại sử dụng cách tiếp cận chính thể luận, quan sát có sự tham gia

Trong quan hệ với các khoa học cụ thể khác, xã hội học “nhận” nhiều hơn “cho” Điều đó chứng tỏ xã hội học không ngừng tiếp thu các thành tựu của các khoa học khác để tiếp tục hoàn thiện hệ thống khái niệm, phạm trù, nguyên lí, phương pháp nghiên cứu của mình Ngoài ra nghiên cứu xã hội học còn đòi hỏi phải có kiến thức rộng, có kiến thức liên ngành

Trang 7

Câu 2: Bằng kiến thức đã học về Xã hội học gia đình, hãy lập đề cương nghiên cứu với chủ đề: Gia đình Việt Nam trong bối cảnh covid

- Đặt tên đề tài

- Lí do lựa chọn đề tài

- Xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

- Xác định phương pháp nghiên cứu

Dựa trên thông tin thu thập được, hãy đánh giá về thực trạng của vấn đề

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG GIA ĐÌNH VIỆT TRONG BỐI CẢNH COVID (KHẢO SÁT TẠI QUẬN BA ĐÌNH, TÂY

HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, KHẢO SÁT TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG 6/2021)

1.Lí do chọn đề tài

Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới Ở Việt Nam, loại hình tín ngưỡng này theo nhiều người phỏng đoán thì nó xuất hiện từ thời Hùng Vương Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người (đặc biệt là ở khu vực Á đông) Tuy nhiên, sự nhìn nhận đánh giá vai trò và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn nhiều ý kiến khác nhau Trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Đặc biệt là sự xâm nhập của các tôn giáo ngoại sinh, đang là mối lo ngại của nhiều quốc gia trong đó Việt Nam Trước bối cảnh đó, nhiều quốc gia, dân tộc đã có những động thái tích cực bằng cách chấn hưng tín ngưỡng văn hóa dân tộc, khôi phục lại các giá trị truyền thống đã từng bị mai một hoặc có thời kỳ bị thờ ơ, xem nhẹ Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng dân gian trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một việc cấp thiết hiện nay, bởi nó góp phần tăng sức đề kháng cho văn hóa dân tộc

Trang 8

Hiện nay, tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị luôn xác định “chống dịch như chống giặc”; mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi ngôi nhà, thôn bản, xóm làng… khu phố là một pháo đài chống dịch; do vậy gia đình chính là điểm tựa quan trọng trong phòng chống dịch COVID-19 Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng

để xây dựng xã hội hạnh phúc do vậy vào lúc này cần xây dựng gia đình trở thành pháo đài vững chắc, điểm tựa quan trọng trong phòng chống đại dịch COVID-19 Trong đó, sự chia sẻ, thấu hiểu và động viên lẫn nhau của từng thành viên gia đình, đồng thời động viên các chiến sĩ, y, bác sĩ ở tuyến đầu yên tâm, nỗ lực chống dịch bệnh cho cộng đồng là rất quan trọng

Nửa đầu năm 2021 cũng là thời gian có nhiều nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình như: Tết Nguyên đán, Lễ Tảo mộ, Các ngày Rằm, Mùng 1, Tết Hàn thực Trong năm 2021, dịch covid-19 diễn biến vẫn phức tạp, các biện pháp hạn chế đi lại, di chuyển, tụ tập đông người vẫn được thực hiện nghiêm ngặt khiến các nghi lễ, phong tục cổ truyền trong thờ cúng Tổ tiên bị ảnh hưởng

Quận Tây Hồ và Ba Đình là hai quận trung tâm của Thủ đô, hội tụ nhiều gia đình với những hoàn cảnh, ngành nghề khác nhau Đây cũng là hai quận có nhiều di tích lịch sử, nhiều nơi thờ tự, du lịch tâm linh nổi tiếng Nên sinh hoạt văn hóa tâm linh và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của các gia đình ở hai quận này được thực hiện với nhiều nét văn minh, giữ gìn các truyền thống tốt đẹp Từ thực trạng trên và với mong muốn đem lại giải pháp để giữ gìn, phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt thời kì covid tác giả chọn đề tài

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt thời kì Covid (Khảo sát tại quận Ba Đình, Tây Hồ, thành phố Hà Nội, từ tháng 1 đến tháng 6/2021)

2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ

tiên của người Việt trong thời kì Covid nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của thờ cúng tổ tiên trong xã hội hiện nay

Trang 9

Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có những nhiệm vụ sau đây:

Làm rõ khái niệm tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, nguồn gốc bản chất tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Trình bày những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Từ thực trạng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong thời kì Covid,

đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng đúng, hiểu rõ và phát huy những giá trị của thờ cúng tổ tiên

3.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và giá

trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên của người Việt, đánh giá xu hướng biến động của tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên hiện nay

Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình cư trú trong phạm vi hai quận

Ba Đình và Tây Hồ tại thành phố Hà Nội

4.Phương pháp nghiên cứu

Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu: Đây là phương pháp nghiên cứu địa lý truyền thống để khảo sát thực tế, trên cơ sở đó áp dụng việc nghiên cứu

lý luận gắn liền với thực tiễn để bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh Qua khảo sát còn cho phép thu thập được nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho quá trình nghiên cứu Từ đó có những nhận xét, đánh giá ban đầu để đưa ra một số đề xuất nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, nhằm bảo tồn và phát huy bán sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt

Phương pháp thống kê và phân tích

Phương pháp so sánh đối chiếu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, lô gich - lịch sử, so sánh, quy nạp, diễn dịch

Một số thực trạng của vấn đề

Trang 10

Một số kết quả tốt

Các nghi lễ được thực hiện online, giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, đảm bảo an toàn

Vào lễ Thanh minh, nhiều gia đình đã hoãn kế hoạch tảo mộ, sửa sang

mộ phần ông bà tổ tiên, hạn chế tụ tập, thăm hỏi họ hàng nhằm đảm bảo phòng chống dịch covid-19 Đây cũng là hành động chung tay ủng hộ công tác phòng chống dịch của nhà nước Một số gia đình vẫn sắm sửa lễ nhỏ để

“khấn vọng” từ gia đình mình Điều này đã đem lại sự văn minh, hiện đại nhưng vẫn thể hiện được sự hiếu thảo, chu toàn của người dân trong dịp lễ này

Một số dịp lễ được chuyển thành hình thức online Như lễ dâng sao giải hạn, Rằm tháng Giêng tại một số chùa, đền nổi tiếng đã tổ chức hình thức livestream trên các trang mạng xã hội Để người dân tiện theo dõi và vẫn cảm nhận được không khí thiêng liêng, thanh tịnh của nghi lễ Đây là hình thức hiện đại, tiết kiệm giúp hạn chế tập trung đông người, phục vụ nhu cầu tâm linh của các gia đình

Việc trẻ em bị hạn chế các hoạt động vui chơi, đến trường cũng là cơ hội để cha mẹ hướng dẫn, phổ biến đến các em các nghi thức về thờ cúng tổ tiên

Việc hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí, và đóng cửa trường học đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lí, chất lượng học tập, sức khỏe của trẻ em Những dịp lễ như Tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ nhiều gia đình đã hướng dẫn con em mình làm những loại đồ ăn cổ truyền như bánh trôi, bánh chay, rượu nếp Qua

đó, các em cũng sẽ được truyền đạt những hiểu biết về các tín ngưỡng cố truyền, các thức quà cổ truyền Kĩ năng sống, hiểu biết về văn hóa của các em cũng được cải thiện, gia tăng nhiều trong những dịp này

Các dịp lễ như ngày Rằm, Mùng Một hàng tháng, lễ giỗ người thân trong gia đình Đây cũng là dịp để kể về công lao, thành tựu của người đã khuất, tỏ lòng thành kính, biết ơn, phát huy truyền thống “uống nước nhớ

Trang 11

nguồn” trong gia đình và truyền đạt những giá trị tốt đẹp này cho trẻ em Các ngày Rằm, Mùng một hàng tháng, nhiều gia đình cũng tổ chức ăn chay, làm việc thiện như phóng sinh, trồng cây, từ thiện đây là những hành động đẹp, lan tỏa lòng nhân ái, yêu thương muôn loài đến trẻ em

Những ngày lễ lớn được tổ chức online như mùa Vu lan, Xá tội vong nhân đều trong thời gian giãn cách xã hội toàn thành phố Nên các gia đình sẽ

có xu hướng gói gọn, đơn giản hóa trong chuẩn bị, thực hiện các nghi lễ này Việc phụ giúp cha mẹ chuẩn bị, bài trí mâm cỗ, lễ phần các ngày lễ là hoạt động bổ ích, rèn luyện tính tỉ mỉ, sống có tình có nghĩa cho trẻ em

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của các gia đình gắn với đời thường, gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng, được chú trọng nhiều hơn

Xuất phát từ quan niệm “trần sao, âm vậy”, việc thắp hương thờ cúng

tổ tiên đã trở thành quen thuộc, phổ biến trong mỗi gia đình người dân Việt

Thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên ngoài trách nhiệm đạo lý vốn là truyền thống có hình thức giản dị, không mất nhiều thời gian, lại thiết thực trước là thờ cúng tổ tiên, sau là con cháu được thụ lộc, con cháu nhớ tổ tiên thì cúng bái cũng là tỏ lòng hiếu thảo của mình đối với tổ tiên Vì thế truyền thống này dễ đời thường hóa trong mọi gia đình, dù nông dân hay trí thức, dù con trưởng hay con thứ, giàu hay nghèo, trai hay gái…phù hợp với quy luật tình cảm và bản chất tự nhiên của con người Do đó, khi làm bất cứ việc gì người ta cũng thường xuyên thắp hương khấn vái tổ tiên phù hộ như: ốm đau, bệnh tật, sinh nở, buôn bán, học hành, thi cử, gia đình nề nếp, con cái ngoan ngoãn…

Đời thường hóa không chỉ ở mỗi gia đình mà còn gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng Ở nhiều nơi, đã có việc làm thiết thực, nhiều phong trào quần chúng như: phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình, làng, xã văn hóa khu dân cư kiểu mẫu”…

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay vận động theo xu hướng phục hồi lại truyền thống.

Ngày đăng: 02/03/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w