MỞ ĐẦU Pháp luật là một tất yếu không thể thiếu trong cuộc sống này, nhờ có pháp luật mà đất nước mới có thể yên bình, ổn định, để tạo nền móng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, dù nhà nước ta đã ban hành bao nhiêu loại pháp luật với mức phạt tương ứng nếu như không thực hiện đúng pháp luật đã ban hành, thế nhưng như chúng ta thấy các tội phạm, kẻ xấu, vi phạm pháp luật làm nguy hại cho người dân và đất nước vẫn đang diễn ra và ngày càng tinh vi hơn. Do vậy, hiểu và biết về pháp luật, thấy được tầm quan trọng của pháp luật là một điều hết sức cần thiết, để mỗi chúng ta những thế hệ trẻ nhận thức đúng đắn sự nguy hiểm khi không tuân thủ pháp luật, từ đó có những hành động đúng đắn, sống tích cực có ích cho xã hội. Chính vì những lí do trên em xin chọn đề tài: “Vai trò của pháp luật trong quản lý đời sống xã hội.” làm bài thi kết thúc môn Pháp luật đại cương.
Trang 1TIỂU LUẬNMÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề tài:
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Trang 2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I Một số vấn đề chung về pháp luật 2
1.1 Nguồn gốc của pháp luật 2
1.2 Bản chất của pháp luật 3
1.3 Thuộc tính cơ bản của pháp luật 6
II Vai trò của pháp luật trong quản lý đời sống xã hội 7
2.1 Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa 7
2.2 Hình thức pháp luật xã hội chủ nghĩa 10
2.3 Vai trò của pháp luật trong quản lý đời sống xã hội 13
III Phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong những năm tới 20
3.1 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân 20
3.2 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân 22
3.3 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 23
3.4 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá - thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội 24
3.5 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế 26
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 3MỞ ĐẦU
Pháp luật là một tất yếu không thể thiếu trong cuộc sống này, nhờ cópháp luật mà đất nước mới có thể yên bình, ổn định, để tạo nền móng cho sựphát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, dù nhà nước ta đã ban hành bao nhiêuloại pháp luật với mức phạt tương ứng nếu như không thực hiện đúng phápluật đã ban hành, thế nhưng như chúng ta thấy các tội phạm, kẻ xấu, vi phạmpháp luật làm nguy hại cho người dân và đất nước vẫn đang diễn ra và ngàycàng tinh vi hơn Do vậy, hiểu và biết về pháp luật, thấy được tầm quan trọngcủa pháp luật là một điều hết sức cần thiết, để mỗi chúng ta những thế hệ trẻnhận thức đúng đắn sự nguy hiểm khi không tuân thủ pháp luật, từ đó cónhững hành động đúng đắn, sống tích cực có ích cho xã hội Chính vì những
lí do trên em xin chọn đề tài: “Vai trò của pháp luật trong quản lý đời sống
xã hội.” làm bài thi kết thúc môn Pháp luật đại cương.
Trang 4NỘI DUNG
I Một số vấn đề chung về pháp luật
1.1 Nguồn gốc của pháp luật
Từ khi con người xuất hiện, để tồn tại và phát triển con người phải sốngchung với nhau, để sống chung với nhau phải có những quy định, nguyên tắcriêng để có được một tập thể chung sống Trong xã hội Cộng sản nguyênthuỷ, quy tắc xử sự là những tập quán và tín điều tôn giáo Các tập quán xuấthiện một cách tự phát, dần dần được cộng đồng thị tộc, bộ lạc chấp nhận Từxưa, con người đã coi trọng cõi tâm linh, các vị thần được coi là những đấngtối cao tạo ra con người Trong điều kiện bất lực của con người, các vị thần đãtạo cho họ sức mạnh chống lại thiên nhiên và kẻ thù cũng như sự bình yên vềtinh thần Trong điều kiện này, các tín điều tôn giáo đã hình thành nhữngchuẩn mực thiêng liêng làm quy tắc xử sự cho mọi người Các tín điều tôngiáo, các tập quán hình thành dần dần trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ thểhiện ý chí của toàn thể thị tộc, bộ lạc, chúng được thực hiện một cách tựnguyện thành thói quen của các thành viên trong thị tộc, bộ lạc
Khi chế độ tư hữu xuất hiện những ý chí chủ quan đó không còn nữa,bởi lẽ xã hội phân chia thành nhiều giai cấp khác nhau tầng lớp có của luôn cốgắng hướng mọi hành vi của mọi người phù hợp với lợi ích của riêng họ Lợidụng địa vị xã hội của mình, họ tìm cách giữ lại những tập quán có lợi, vậndụng và biến đổi nội dung các tập quán sao cho chúng phù hợp với ý chí củamình, bảo vệ những trật tự mà họ mong muốn Bằng sự thừa nhận của nhànước, các quy tắc tập quán đã bị biến đổi ấy trở thành những quy tắc xử sựchung Đây là phương thức đầu tiên hình thành nên quy tắc xử sự cơ bản giữangười với người mà sau này được gọi là pháp luật
Những quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp mới phát sinh đã đặt ra yêucầu phải có những quy tắc mới để điều chỉnh (quan hệ giữa chủ nô và nô lệ,quan hệ trao đổi, mua bán…) Vì vậy, tổ chức quyền lực mới ra đời (nhànước) đã 35 tiến hành hoạt động xây dựng các quy tắc xử sự mới trong nhiều
Trang 5lĩnh vực Hoạt động này lúc đầu còn đơn giản, nhiều quy định của các cơquan nhà nước như Toà án, và cơ quan hành chính được coi như những quytắc xử sự chung có tính bắt buộc Hệ thống pháp luật được hình thành dần dầncùng với sự thiết lập và hoàn thiện bộ máy nhà nước Các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhằm củng cố,bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
Có thể thấy rằng những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước, cũngchính là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật Pháp luật ra đờicùng với nhà nước, pháp luật là công cụ mà nhà nước sử dụng để thực hiệnquyền lực của mình
1.2 Bản chất của pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành,thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xãhội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
Có thể giải thích về bản chất của pháp luật như sau:
Theo học thuyết Mác - Lênin, pháp luật chỉ phát sinh tồn tại và pháttriển trong xã hội có giai cấp Bản chất của pháp luật được thể hiện thông quatính giai cấp của minh, không có “pháp luật tự nhiên” hoặc pháp luật khôngmang tính giai cấp
Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện ở khía cạnh thứ nhất là, phápluật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị C.Mác và Ph.Ăngghenkhi nghiên cứu về pháp luật tư sản khẳng định: Pháp luật tư sản chẳng qua là
ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung của nó
là điều kiện sinh hoạt và vật chất của giai cấp tư sản quyết định Giai cấpthống trị bằng con đường nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình mộtcách tập trung, thống nhất và hợp pháp hoá thành ý chí nhà nước, ý chí đóđược cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện trong đời sống xãhội Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp không phải chỉ có pháp luật là
Trang 6phương tiện duy nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội mà còn tồn tại nhiều loạiquy phạm xã hội khác nhau, thể hiện ý chí và nguyện vọng của các giai cấp,giai tầng khác nhau nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật chung cho toàn xãhội Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan
hệ xã hội Pháp luật là nhân tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hộinhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự” phù hợp với ýchí, lợi ích của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thốngtrị, do vậy pháp luật là phương tiện để thực hiện sự thống trị giai cấp
Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào cũng đều thể hiện tính giai cấpnhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những khía cạnh biểu hiện cụ thể riêng trongtừng giai đoạn nhất định Ví dụ: Ở giai đoạn đầu của xã hội tư sản, sau khicách mạng tư sản thắng lợi, pháp luật tư sản một mặt thể hiện ý chí của giaicấp tư sản; mặt khác nó còn thể hiện nguyện vọng dân chủ và lợi ích của cáctầng lớp khác trong xã hội Đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, bên cạnh việcpháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sựlãnh đạo của Đảng, trong mỗi giai đoạn cụ thể của quá trình xây dựng và pháttriển đất nước cũng cần tính đến ý chí và lợi ích của các tầng lớp khác
Như vậy, pháp luật là hiện tượng vừa mang tính giai cấp vừa thể hiệntính xã hội Hai thuộc tính này có mối quan hệ mật thiết với nhau Nói cáchkhác không thể có một hệ thống pháp luật chỉ thể hiện tính giai cấp mà khôngmang tính xã hội và ngược lại
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của pháp luật, cần xem xét mối quan hệcủa pháp luật với một số hiện tượng sau
- Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối.Một mặt, pháp luật do điều kiện kinh tế quyết định; mặt khác, pháp luật lại có
sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế Chế độ kinh tế là cơ sởcủa pháp luật, sự thay đổi của chế độ kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi về phápluật Pháp luật phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, nó không thể cao hơnhoặc thấp hơn trình độ của kinh tế Nhưng pháp luật có sự tác động trở lại đối
Trang 7với kinh tế, khi pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thìpháp luật có nội dung tiến bộ và có tác dụng tích cực Ngược lại, khi pháp luậtthể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời, dùng pháp luật để duy trì cácquan hệ kinh tế lạc hậu thì lúc đó pháp luật tác động vào kinh tế theo chiềuhướng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của kinh tế.
- Trong mối quan hệ với chính trị, pháp luật là một trong những hìnhthức biểu hiện cụ thể của chính trị Đường lối, chính sách của giai cấp thốngtrị luôn giữ vai trò chủ đạo đối với pháp luật; đường lối chính trị thể hiệntrước hết ở các chính sách kinh tế Các chính sách đó được cụ thể hoá trongpháp luật thành những quy định chung, thống nhất trong toàn xã hội Mặtkhác, chính trị còn thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp và các lực lượngkhác nhau trong xã hội trên tất cả các lĩnh vực Vì vậy, pháp luật không chỉphản ánh các chính sách kinh tế mà còn thể hiện các quan hệ giai cấp và mức
độ của cuộc đấu tranh giai cấp Ví dụ: Cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dânvới giai cấp phong kiến địa chủ, giữa tư sản và vô sản
- Pháp luật còn có mối quan hệ với đạo đức Đạo đức là những quanđiểm, quan niệm của con người (một cộng đồng người, một giai cấp), về cáithiện, cái ác, về sự công bằng… Những quan điểm, quan niệm này rất khácnhau, do những điều kiện của đời sống vật chất xã hội quyết định Từ nhữngquan điểm, quan niệm đó, một hệ thống quy tắc ứng xử của con người đượchình thành Đạo đức một khi trở thành niềm tin nội tâm thì chúng sẽ là cơ sởcho hành vi của con người Nhưng các quy phạm đạo đức tồn tại trong xã hộicũng rất khác nhau Chúng luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫnnhau Giai cấp thống trị xã hội có điều kiện thể hiện quan điểm, quan niệmcủa mình thành pháp luật Do vậy, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giaicấp cầm quyền Tuy nhiên, do có nhiều quan niệm khác nhau trong xã hội,cho nên khi xây dựng và thực hiện pháp luật, giai cấp cầm quyền cũng phảitính đến yếu tố đạo đức để tạo cho pháp luật có một khả năng “thích ứng”,làm cho nó “tựa hồ” như thể hiện ý chí của mọi tầng lớp trong xã hội
Trang 8- Pháp luật với nhà nước, là hai hiện tượng thuộc thượng tầng chính trị-pháp lý, luôn có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau Nhà nước và phápluật cùng có chung nguồn gốc hình thành và phát triển Nhà nước là một tổchức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực chính trị đó chỉ có thểđược thực hiện và có hiệu lực trên cơ sở pháp luật Còn pháp luật do nhà nướcban hành và bảo đảm thực hiện Pháp luật có khả năng triển khai đường lốichính trị của giai cấp cầm quyền trên quy mộ toàn xã hội một cách nhanhnhất, tức là nhà nước không thể phát huy được quyền lực của mình nếu thiếupháp luật… và ngược lại pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựatrên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước.
1.3 Thuộc tính cơ bản của pháp luật
1.3.1 Tính quy phạm phổ biến
Pháp luật là những những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, là thước
đo hành vi xử sự của con người trong những trường hợp cụ thể Trong xã hộikhông phải chỉ pháp luật mới có tính quy phạm Các quan hệ xã hội còn đượcđiều chỉnh bởi các quy phạm xã hội khác như đạo đức, tôn giáo, tập quán…Song, những quy tắc này không mang tính phổ biến Trong khi đó, pháp luậtlại điều chỉnh hành vi của mọi người cũng như của mọi cơ quan nhà nước, các
tổ chức Đây là những ưu thế của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác
1.3.2 Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, rõ ràng về nội dung
Tính xác định về mặt hình thức là sự thể hiện nội dung của pháp luậttrong những hình thức nhất định Đặc tính nổi bật của pháp luật thể hiện ởviệc xác định một cách rõ ràng và chặt chẽ những nội dung của quy phạmpháp luật, của văn bản pháp luật và của cả hệ thống pháp luật Nếu như phápluật không đủ, không rõ, không chính xác và đặc biệt khi bản thân nó chứađựng mâu thuẫn thì pháp luật sẽ tạo ra những kẽ hở cho sự lạm quyền, viphạm pháp luật Để thực hiện được yêu cầu này, cần phải diễn đạt nội dungcủa pháp luật bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác dưới hình thức nhấtđịnh của pháp luật
Trang 91.3.3 Tính quyền lực nhà nước
Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nên được bảo đảmthực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của quyền lực nhà nước Có như vậypháp luật mới trở thành quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và pháp luậtmới thực sự là công cụ hữu hiệu có trong tay nhà nước để quản lý xã hội Tuỳtheo các mức độ khác nhau mà nhà nước áp dụng các biện pháp bảo đảm về
tư tưởng, tổ chức, khuyến khích, thuyết phục… và cao hơn là biện phápcưỡng chế cần thiết để cho pháp luật được thực hiện đúng và nghiêm chỉnh
II Vai trò của pháp luật trong quản lý đời sống xã hội
2.1 Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa
2.1.1 Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy tắc xử sự có tính thông nhất nội tại cao
Tính hệ thống của pháp luật một mặt nói lên sự đa dạng của các quyphạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trongnhững thời điểm khác nhau dựa vào những tình hình thực tế khác nhau đểđiều chỉnh các mối quan hệ đời sống xã hội Mặt khác, dù hệ thống quy phạmpháp luật gồm nhiều loại khác nhau nhưng vẫn thống nhất với nhau
Là một hệ thống các quy phạm đồng bộ, bởi vì chúng đều có chung mộtbản chất của giai cấp công nhân, pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựngtrên cơ sở của quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa Trong thời kỳ quá độ, mặc dùnền kinh tế thị trường nhiều thành phần nhưng có sự điều tiết của nhà nướcđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, nên nền kinh tế vẫn phát triển theo xu hướngthống nhất ngày càng cao Điều đó quyết định tính thống nhất và xu hướngphát triển của pháp luật xã hội chủ nghĩa
2.1.2 Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động
Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân vànhân dân lao động, là số đông, chiếm tuyệt đại đa số trong dân cư Như Chủtịch Hồ Chí Minh nói: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là pháp luật thật sự dân chủ
Trang 10vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động Đây là nétkhác nhau căn bản so với các kiểu pháp luật khác, các kiểu pháp luật trướcpháp luật xã hội chủ nghĩa đều có chung bản chất là thể hiện ý chí của thiểu
số giai cấp bóc lột, là công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp đó
Vì vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa được đông đảo quần chúng tôn trọng
và thực hiện đầy đủ, tự giác Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ có sự thống nhất
và chưa thống nhất về lợi ích của các tầng lớp xã hội khác nhau, nên việc thểhiện ý chí đó cũng có những mức độ khác nhau
2.1.3 Pháp luật xã hội chủ nghĩa do nhà nước ban hành và đảm bảo được thực hiện
Đây là đặc điểm thể hiện đặc thù của pháp luật nói chung đều do nhànước ban hành, pháp luật bao giờ cũng thể hiện ý chí nhà nước, hình thànhbằng con đường nhà nước Pháp luật do nhà nước ban hành cho nên nó cóphạm vi tác động rộng lớn, tới tất cả mọi chủ thể trong xã hội Pháp luật đượcnhà nước bảo đảm thực hiện, cho nên đối với hành vi vi phạm pháp luật, tuỳtheo mức độ khác nhau, nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế cầnthiết để cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh Ở nhà nước xã hội chủnghĩa các biện pháp cưỡng chế thường được áp dụng kết hợp và dựa trên cơ
sở các biện pháp giáo dục và thuyết phục
2.1.4 Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa
Chế độ kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật; pháp luật luônphản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa Mọi sự thayđổi của chế độ kinh tế sẽ dẫn đến những thay đổi tương ứng của pháp luật.Ngược lại pháp luật sẽ có tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với sự pháttriển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa Theo nguyên lý chung, pháp luậtkhông thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội
Vì vậy, nếu pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế – xã hội, nó sẽ
có vai trò tích cực và ngược lại nếu 44 pháp luật không phản ánh đúng điều
Trang 11đó thì nó sẽ có tác dụng tiêu cực Vì vậy, khi xây dựng pháp luật, cũng nhưkhi tổ chức thực hiện pháp luật phải có quan điểm lý luận gắn liền với thựctiễn, phải căn cứ vào tình hình cụ thể trong mỗi giai đoạn của đất nước để xâydựng pháp luật cho phù hợp.
2.1.5 Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản
Đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trò chỉ đạo, là phương hướngxây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thựchiện, áp dụng pháp luật Pháp luật luôn phản ánh đường lối của Đảng, là sựthể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định chung thốngnhất trên quy mô toàn xã hội Cho nên khi xây dựng và tổ chức thực hiệnpháp luật phải thấm nhuần đường lối, chính sách của Đảng để thể chế hoáthành hệ thống các quy phạm pháp luật cho phù hợp
Cần tránh khuynh hướng pháp luật thuần tuý, tức là khi xây dựng phápluật không dựa trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng Đồng thời, cũngphải tránh khuynh hướng muốn dùng đường lối, chính sách của Đảng để thaythế cho pháp luật, hạ thấp vai trò của pháp luật
2.1.6 Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ qua lại với các quy phạm pháp luật xã hội khác
Pháp luật xã hội chủ nghĩa luôn có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm
xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội vàđoàn thể quần chúng… Đạo đức là những quan niệm, quan điểm của conngười (của một con người, một tầng lớp hoặc một giai cấp) về cái thiện, cái
ác, về sự công bằng, danh dự, nghĩa vụ Do điều kiện vật chất và tinh thần còn
có sự khác nhau, nên những quan điểm, quan niệm này cũng khác nhau
Như vậy trong thời kỳ quá độ của chủ nghĩa xã hội, xã hội còn tồn tạinhiều loại đạo đức khác nhau, chúng luôn tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân
Trang 12lao động, vì vậy pháp luật vừa tác động mạnh mẽ tới đạo đức, mặt khác phápluật cũng chịu ảnh hưởng nhất định của đạo đức.
Bên cạnh quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức, còn tồn tại các quyphạm do tổ chức xã hội đề ra nhằm điều chỉnh trong nội bộ của các tổ chức đónhư: quy định kết nạp hội viên, quy định mục đích, nguyên tắc hoạt động, quyđịnh quyền và nghĩa vụ của hội viên Các loại quy phạm này chịu sự tác độngmạnh mẽ của pháp luật, mặt khác nó có ảnh hưởng đối với pháp luật
Để pháp luật thể hiện đúng bản chất của mình, đồng thời phù hợp vớiđiều kiện kinh tế – xã hội trong mỗi giai đoạn cần phải xem xét và giải quyếttốt mối quan hệ của pháp luật với hiện tượng nêu trên Từ những phân tíchtrên có thể đi đến một định nghĩa về pháp luật xã hội chủ nghĩa: Pháp luật xãhội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước xã hộichủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng nhà nước trên cơ sở giáo dục
và thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện
2.2 Hình thức pháp luật xã hội chủ nghĩa
2.2.1 Khái niệm hình thức pháp luật xã hội chủ nghĩa
Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị (lực lượng cầmquyền) sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình thành pháp luật Để thựchiện được điều đó, giai cấp thống trị phải tìm cách hợp pháp hoá ý chí củagiai cấp mình thành ý chí của nhà nước Thông qua nhà nước (các cơ quannhà nước có thẩm quyền) ý chí đó được cụ thể hoá thành pháp luật- hệ thốngquy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung đối với mọi người trên quy mô toànquốc
Trong lịch sử đã có ba hình thức được giai cấp thống trị sử dụng đểnâng ý chí của giai cấp mình thành pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp vàvăn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức phápluật tiến bộ nhất, hình thức cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa
Trang 13Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật – hình thức cơ bản của phápluật xã hội chủ nghĩa, đã được quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp 46 luật: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quyphạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự quyđịnh trong luật này”.
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, hình thức của pháp luật xã hộichủ nghĩa được sử dụng đa dạng hơn Bên cạnh văn bản quy phạm pháp luật,nhà nước xã hội chủ nghĩa đã chú ý nhiều hơn đến tiền lệ pháp, tập quánpháp, đặc biệt là trong những trường hợp mà các văn bản quy phạm pháp luậtkhông quy định
2.2.2 Các loại văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, hệ thống văn bản quyphạm pháp luật ở Việt Nam theo Hiến pháp 2013 và Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật đã được Quốc hội thông qua năm 2015, có hiệu lực từngày 01 tháng 7 năm 2016, các văn bản quy phạm pháp luật được chia thànhhai loại
Các văn bản luật Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốchội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành Trình tự, thủ tục banhành và hình thức của văn bản luật được quy định trong Luật Ban hành vănbản quy phạm pháp luật Các văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất, mọi vănbản khác (văn bản dưới luật) khi ban hành đều phải dựa trên cơ sở của vănbản luật và không được trái với các quy định trong các văn bản đó
Văn bản luật có các hình thức là Hiến pháp, luật (hoặc bộ luật) và Nghịquyết của Quốc hội - Các văn bản dưới luật (văn bản quy phạm pháp luậtdưới luật) Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quannhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quyđịnh Văn bản dưới luật có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật, giá trị pháp
lý của từng loại văn bản dưới luật cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào thẩm quyềncủa cơ quan ban hành văn bản Vì vậy, khi ban hành các văn bản dưới luật
Trang 14phải chú ý sao cho những quy định trong văn bản phải phù hợp với những quyđịnh của Hiến pháp và luật.
Theo quy định trong Hiến pháp năm 2013, hiện nay ở nước ta có nhữngloại văn bản dưới luật sau:
+ Pháp lệnh của Uỷ bản thường vụ Quốc hội
+ Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
+ Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước
+ Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước
+ Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ+ Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
+ Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
+ Thông tư của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh ánToà án nhân dân tối cao
+ Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch: gồm 2 loại Thông tư liên tịch
và Nghị quyết liên tịch
Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ;Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dântối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Toà án nhân dântối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các bộ, cơ quan ngang bộ, đượcban hành, để hướng dẫn việc áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động tốtụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơquan đó
Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩmquyền với tổ chức chính trị xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hànhnhững vấn đề khi pháp luật quy định về tổ chức chính trị – xã hội đó tham giaquản lý nhà nước
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp;
+ Quyết định Uỷ ban nhân dân các cấp
Trang 152.3.3 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Các quy phạm pháp luật tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật
có hiệu lực điều chỉnh trong những giới hạn xác định Điều đó có nghĩa làhiệu lực điều chỉnh các quan hệ xã hội bị giới hạn trong phạm vi không gian,thời gian và nhóm người
- Hiệu lực về thời gian
Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định từthời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó Vệc xácđịnh thời điểm một văn bản quy phạm pháp luật bắt đầu có hiệu lực hoặckhông còn hiệu lực nữa là một yếu tố rất quan trọng Bởi vì tính từ thời điểm
đó tất cả mọi người bắt buộc phải tuân theo nó hay không còn tuân theo nónữa
- Hiệu lực về không gian
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo không gian là giới hạnphạm vi lãnh thổ mà văn bản đó có hiệu lực Một văn bản có hiệu lực trênmột phạm vi rộng hay hẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thẩm quyền của cơquan ban hành ra văn bản, tính chất, mục đích và nội dung được thể hiện cụthể trong văn bản đó
- Hiệu lực về đối tượng tác động
Đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm cá nhân,
tổ chức và những mối quan hệ mà văn bản đó cần phát huy hiệu lực
2.3 Vai trò của pháp luật trong quản lý đời sống xã hội
Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý xã hội cần thiết, mà còn rấtquan trọng và hiệu quả Trong xã hội Việt Nam hiện nay, pháp luật là vũ khíchính trị để nhân dân Việt Nam chống lại các lực lượng thù địch, giữ vững anninh, trật tự an toàn xã hội; là phương tiện mà thông qua đó Đảng Cộng sảnViệt Nam lãnh đạo xã hội; là cơ sở pháp lý để bộ máy nhà nước Việt Nam tổchức và hoạt động; là công cụ để Nhà nước quản lý hiệu quả các lĩnh vựckhác nhau của đời sống xã hội; là công cụ để thiết lập, bảo đảm công bằng xã