1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn pháp chế trong quản lý xã hội công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh lạng sơn

31 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Tác Thanh Tra Và Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Trên Địa Bàn Tỉnh Lạng Sơn
Trường học Trường Đại Học Lạng Sơn
Chuyên ngành Pháp Chế Trong Quản Lý Xã Hội
Thể loại tiểu luận
Thành phố Lạng Sơn
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 54,65 KB

Cấu trúc

  • A- MỞ ĐẦU (3)
  • B- NỘI DUNG (5)
  • Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI (5)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo (5)
    • 1.2. Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành thanh tra về đất đai (6)
    • 1.3. Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành giải quyết khiếu nại về đất đai (13)
    • 1.4. Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành giải quyết tố cáo về đất đai (19)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN (22)
    • 2.1. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nai, tố cáo về đất đai ở một số địa phương trong cả nước (22)
    • 2.2. Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai tỉnh Lạng Sơn (23)
  • Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI (28)
    • C- KẾT LUẬN (30)
  • Tài liệu tham khảo (31)

Nội dung

Trang 4 nhà nước về đất đai cho chặt chẽ hơn, tuân thủ quy định của pháp luật để từđó tạo điều kiện ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội thì công tác thanhtra, kiểm tra việc quả

NỘI DUNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI 1.1 Cơ sở lý luận về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Từ vài năm trở lại đây, vấn đề tổ chức và hoạt động thanh tra được đặt ra như một yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình tổ chức hệ thống chính trị, cải cách bộ máy nhà nước và cải cách nền hành chính nhà nước Các Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 (khoá VII), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) và Hội nghị Trung ương 7 (khóa VIII) đều có đề cập đến vấn đề này, coi đó là một bộ phận của cải cách hành chính Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động thanh tra như thế nào, theo hướng nào thì cần phải được xác định trên cơ sở các luận cứ khoa học vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn Ở nước ta hiện nay, khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định:

“Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định…” Trên cơ sở đó, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật Đây chính là những cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI

Cơ sở lý luận về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Từ vài năm trở lại đây, vấn đề tổ chức và hoạt động thanh tra được đặt ra như một yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình tổ chức hệ thống chính trị, cải cách bộ máy nhà nước và cải cách nền hành chính nhà nước Các Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 (khoá VII), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) và Hội nghị Trung ương 7 (khóa VIII) đều có đề cập đến vấn đề này, coi đó là một bộ phận của cải cách hành chính Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động thanh tra như thế nào, theo hướng nào thì cần phải được xác định trên cơ sở các luận cứ khoa học vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn Ở nước ta hiện nay, khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định:

“Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định…” Trên cơ sở đó, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật Đây chính là những cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi; được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai.

Như vậy, quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật quy định Công dân và người sử dụng đất có của công dân được pháp luật quy định Công dân và người sử dụng đất có thể thực hiện quyền đó bằng nhiều hình thức: gửi đơn, trực tiếp đến trình bày hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình để đề bạc nguyện vọng, ý kiến trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xét và giải quyết.

Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành thanh tra về đất đai

Thanh tra là một hoạt động của chủ thể mang thẩm quyền nhà nước, thực hiện các công việc như kiểm soát, xem xét tận nơi, tại chỗ các việc làm của một đối tượng nhất định (Nguyễn Thị Lợi, Nguyễn Minh Cảnh, 2011). Thanh tra đất đai là việc điều tra, xem xét để làm rõ việc vi phạm pháp luật đất đai và kiến nghị biện pháp xử lý Kiểm tra đất đai là việc xem xét tình hình thực tế về quản lý, sử dụng đất đai để đánh giá, nhận xét.

Căn cứ theo điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định về thanh tra như sau:

“ Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.”

Trong đó, thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, cụ thể như sau:

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

1.2.2 Hoạt động và nguyên tắc hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra đất đai nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; thấy được và khắc phục, bổ sung, sửa đổi những thiếu sót, hạn chế trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về đất đai; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất (Quốc hội, 2010).

Căn cứ vào Luật thanh tra 2010 quy định về nguyên tắc hoạt động thanh tra như sau:

- Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

Nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra được áp dụng với hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra theo kế hoạch Đối với thanh tra diện rộng, thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có nội dung rộng, tính chất phức tạp thì cần có thời hạn thanh tra dài hơn

- Tiến hành thanh tra phải không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

- Các cơ quan thanh tra Nhà nước được quy định tại Luật Thanh tra như sau:

Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ;

Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ;

Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Các cơ quan thanh tra về đất đai của nước ta gồm có:

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Là tổ chức thanh tra thuộc hệ thống thanh tra Nhà nước và được tổ chức theo quy định của Chính phủ.

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường: Là tổ chức thuộc hệ thống thanh tra Nhà nước, là cơ quan của Sở Tài nguyên và Môi trường được tổ chức theo quy định của thanh tra Sở.Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường bao gồm: chánh thanh tra, phó chánh thanh tra và thanh tra viên. Đối với cấp huyện: Hoạt động của thanh tra đất đai trên địa bàn cấp huyện sẽ do thanh tra huyện chịu trách nhiệm trên cơ sở có sự phối hợp về chuyên môn của phòng TN&MT và thanh tra sở TN&MT. Đối với cấp xã: Hoạt động của thanh tra đất đai trên địa bàn cấp xã sẽ do thanh tra huyện chịu trách nhiệm trên cơ sở có sự phối hợp về chuyên môn của phòng TN&MT và cán bộ địa chính xã.

- Ngoài ra còn có ban thanh tra nhân dân: Thanh tra nhân dân là tổ chức thanh tra được thiết lập ở cấp phường, xã, thị trấn, trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước Thanh tra nhân dân là tổ chức được thành lập ra để thay mặt nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm. (Quốc hội, 2010)

Theo quy định của Luật thanh tra và Quy chế hoạt động của thanh tra Địa chính, thì thẩm quyền ra quyết định thanh tra trong lĩnh vực đất đai bao gồm:

Thủ Tướng Chính phủ, ra quyết định thanh tra đất đai trong phạm vi cả nước.

Chủ tịch UBND các cấp ra quyết định thanh tra về đất đai trong phạm vi của địa phương mình.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra về đất đai đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền quản lý về chuyên môn đã được pháp luật quy định.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra về đất đai đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền quản lý về chuyên môn ở cấp Sở đã được pháp luật quy định.

Tổng thanh tra Nhà nước ra quyết định thanh tra về đất đai trên phạm vi cả nước.

Chánh thanh tra tỉnh ra quyết định thanh tra về đất đai trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh Chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra đất đai của Tổng thanh tra Nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chánh thanh tra huyện ra quyết định thanh tra về đất đai trong phạm vi địa giới hành chính cấp huyện Chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chánh thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.

Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành giải quyết khiếu nại về đất đai

1.3.1 Khái niệm về khiếu nại đất đai

Khiếu nại về đất đai là việc Người sử dụng đất, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất, thực hiện quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Cơ quan Nhà nước, Cán bộ công chức có thẩm quyền trong quá trình quản lý về đất đai khi họ cho rằng, quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Có thể nói rằng, khiếu nại xuất hiện gần như trong mọi lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước Chẳng hạn một Người bị xử phạt hành chính do hành vi gây rối trật tự công cộng, kinh doanh quán ăn không niêm yết giá, lấn chiếm lòng lề đường đều có quyền khiếu nại Và thực tế có rất nhiều Người đã thực hiện quyền khiếu nại của mình, trong đó có trường hợp khiếu nại không thành, nhưng cũng có nhiều trường hợp khiếu nại thành công, dẫn đến việc Cơ quan hoặc Người có thẩm quyền đã thu hồi quyết định hành chính bị khiếu nại

1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong khiếu nại

1.3.2.1 Người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ:

- Người khiếu nại có các quyền sau đây:

Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp;

Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại; Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước; Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại; Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;

Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại; Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;

Rút khiếu nại (Quốc hội, 2011).

- Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;

Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định pháp luật;

Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (Quốc hội, 2011).

1.3.2.2 Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại

- Người bị khiếu nại có các quyền sau đây: Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình để giao cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;

Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (Quốc hội, 2011).

- Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;

Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;

Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;

Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại;

Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (Quốc hội, 2011)

1.3.3 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai

Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; Giải quyết khiếu nại mà chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng vẫn còn khiếu nại.

Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình,của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành giải quyết tố cáo về đất đai

Theo Điều 2 và Điều 4 Luật Tố cáo thì:

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Nguyên tắc giải quyết tố cáo: Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên tố cáo

1.4.2.1 Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo (Quốc hội, 2011)

- Người tố cáo có các quyền sau đây:

Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập; Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

1.4.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

- Người bị tố cáo có các quyền sau đây: Được thông báo về nội dung tố cáo; Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật; Nhận thông báo kết luận nội dung tố cáo;

Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra

- Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

Giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nai, tố cáo về đất đai ở một số địa phương trong cả nước

Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giải quyết của chính quyền địa phương Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp công dân của các địa phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao Nhiều vụ việc công dân tụ tập thành đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ kéo đến các cơ quanchính quyền, Đảng,… nhằm gây áp lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu Số lượng công dân tập trung đông chủ yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Quốc hội, Đại hội đảng, có nơi công dân tập trung huy động thương binh, phụ nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện, tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Thời gian gần đây, có rất nhiều vụ việc khiếu nại liên quan đến đất đai.Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở,nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải quyết việc làm;đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở Ngoài ra, có một số khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách xã hội, kỷ luật của cán bộ, công chức Về nội dung tố cáo, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức làm sai chính sách, tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đất đai, tài chính, đầu tư, xây dựng cơ bản,thực hiện chính sách xã hội, cổ phần hóa doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, bao che người bị tố cáo, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng năm Bộ nhận được gần 10.000 lượt đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường của công dân 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm 98,6% tổng số đơn Các địa phương có nhiều đơn gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường là thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Cần Thơ, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang và Tây Ninh (bình quân mỗi địa phương có gần 500 lượt đơn thư/năm). Tình hình đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của công dân gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2018 đến năm 2020: Tổng số đơn

Bộ nhận được từ năm 2018-2020 là 47.652 lượt (bình quân gần 8.000 lượt/năm và riêng năm 2008 là 7.005), đơn thư Bộ nhận được có ở cả 63 tỉnh, thành phố Trong 6 tháng đầu năm 2019, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được tổng số đơn khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai là: 3.470 lượt đơn.

Năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhận được 161 đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh Lâm Đồng, khiếu nại tố cáo về: bồi thường, hỗ trợ tái định cư (60 trường hợp), thu hồi và cấp GCNQSD đất

(54 trường hợp), tranh chấp đất đai (19 trường hợp), đòi lại đất cũ (1 trường hợp), thu hồi đất và các tranh chấp khác (27 trường hợp) Sở đã đề xuấtUBND tỉnh giải quyết 130 đơn thư, đạt tỷ lệ 80,7% Cũng theo Thanh traChính phủ, từ năm 2018-2020, các cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết trên 162.000 đơn khiếu nại, tố cáo Qua phân tích cho thấy, số vụ khiếu nại, tố cáo đúng chiếm khoảng 46%; chủ yếu là khiếu nại, tố cáo sai Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước trên 300 tỷ đồng, hơn 300ha đất, khôi phục quyền lợi cho cả ngàn người dân.

Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai tỉnh Lạng Sơn

2.2.1 Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

Từ sau khi có Luật Đất đai năm 1987 xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và chủ trương giao đất ổn định, lâu dài cho người sử dụng đất, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và chính sách đất đai; đồng thời vào đầu những năm 1990, khi thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm hộ, gia đình xã viên theo tinh thần nghị quyết 10 của Bộ chính trị, do nhận thức chưa đầy đủ, chỉ đạo thiếu chặt chẽ và sự buông lỏng quản lý của chính quyền một số nơi nên hầu hết nhân dân đã lấy lại đất cha ông trước đây đưa vào Hợp tác xã từ đó diễn ra tranh chấp quyền sử dụng đất giữa người có đất đưa vào Hợp tác xã với người được hợp tác xã giao khoán xảy ra ở một số nơi trên địa bàn tỉnh; có thời điểm tranh chấp đất đai lên đến hàng nghìn vụ. Đối với tỉnh Lạng Sơn phần lớn là việc nông dân đòi quyền sử dụng đất có nguồn gốc của ông cha và tranh chấp quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, tình trạng lấn chiếm, chiếm dụng đất diễn ra rất phức tạp.

Từ năm 1988 đến năm 1997 trên địa bàn tỉnh có khoảng 6000 vụ khiếu nại tố cáo về đất đai chủ yếu do phát sinh do tranh chấp quyền sử dụng đất đai, số liệu tổng hợp cuối năm 1994 là trên 5000 vụ việc trong đó Sở Địa chính tiếp nhận trên 3000 lợt đơn, tiếp hàng nghìn người đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh về quản lý và sử dụng đất đai, hàng trăm trường hợp kiến nghị xem xét, giải quyết việc cơ quan, tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật đất đai như lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng, chia cấp đất sai thẩm quyền, bỏ hoang hoá hoặc cho thuê kinh doanh trái phép, với hơn 500 vụ khiếu nại về đất đai trong đó 311 vụ thuộc thẩm quyền cấp tỉnh Từ năm 1998 đến năm

2002 riêng Thanh tra Sở Địa chính đã tiếp 474 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh về đất đai; tiếp nhận 1193 đơn trong đó có 196 vụ thuộc thẩm quyền Thời gian này phát sinh khá nhiều vụ việc tranh chấp đất lâm nghiệp, đề nghị được giao đất lâm nghiệp để sử dụng kinh doanh lâu dài liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất của các lâm trường; khiếu nại liên quan đến việc đơn giá bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi giao đất sử dụng sang mục đích khác.

Trước tình hình trên Ban quản lý ruộng đất; sở Địa chính đã tham mưu cho Ban thường vụ tỉnh uỷ, thường trực UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành UBND các huyện, Thị xã tập trung mọi nguồn lực giải quyết tranh chấp đất đai UBND tỉnh đã thành lập nhiều đoàn thanh tra liên ngành với các thành phần chính là sở Địa chính, Thanh tra tỉnh, sở Nông nghiệp, Hội nông dân…để kiểm tra đôn đốc UBND các huyện, Thị xã và trực tiếp giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; ở cấp huyện thành lập các Hội đồng xử lý ruộng đất do đồng chí Chủ tịch hoặc phó chủ tịch trực tiếp làm chủ chủ tịch hội đồng; với phương châm giải quyết vụ nào xong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay, đồng thời tập trung kiểm tra cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất những loại đất, diện tích không có tranh chấp để sớm ổn định tình hình; do đó đến năm 1996-1997 Lạng sơn đã cơ bản giải quyết xong các vụ tranh chấp ruộng đất trong nhân dân và đến năm 1999 đã hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất nông nghiệp. Đây là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng để hạn chế các vụ việc tranh chấp ruộng đất trong nhân dân mà trong đó có sự cố gắng rất lớn của ngành địa chính Lạng sơn.

Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đảm bảo đúng pháp luật, hợp lý, kịp thời Ngoài việc phát hiện ngăn chặn và xử lý các vi phạm; qua công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai các cơ quan thanh tra đã có những kiến nghị hợp lý cho việc xây dựng chính sách đất đai trong tỉnh, giúp cho công tác quản lý đất đai ngày càng hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương Mặt khác, công tác chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai đã được UBND các cấp quan tâm; trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều cố gắng thực hiện chức năng tham mưu quản lý và thực hiện quyền thanh tra trong lĩnh vực đất đai.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai còn có một số tồn tại như: Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai triển khai hàng năm còn ít; Việc xử lý và giải quyết đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đai ở một số vụ việc còn chậm là nguyên nhân khiến người dân bức xúc, khiếu nại vượt cấp hoặc chuyển từ khiếu nại sang tố cáo gây mất ổn định chính trị và trật tự xã hội; Công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai và khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là việc tuyên truyền giải thích chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi triển khai các dự án.

2.2.4 Nguyên nhân của những tồn tại trên

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trình trạng khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai là do cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thường xuyên thay đổi, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế; hồ sơ, giấy tờ lưu trữ về đất đai chưa đồng bộ, chưa đủ cơ sở cho việc quản lý Có nơi nhiều hộ lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp; nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về khiếu nại tố cáo của người dân còn hạn chế, nhiều trường hợp lợi dụng quyền dân chủ, việc lưu trữ hồ sơ không đầy đủ của cơ quan nhà nước để cố tình không hợp tác với cơ quan giải quyết, dẫn đến tình trạng một số vụ việc đã được các cấp, các ngành xem xét giải quyết thấu tình đạt lý, tổ chức kiểm tra, rà soát, đối thoại nhiều lần nhưng công dân vẫn không chấp hành, cố tình đưa ra những đòi hỏi không có căn cứ và vượt quá quy định của pháp luật Công tác tuyên truyền về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, một số chính quyền cơ sở chưa làm hết trách nhiệm trong chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo, chậm trễ trong việc tổ chức thực hiện các quyết định, kết luận giải quyết và văn bản chỉ đạo của cấp trên khiến công dân bức xúc, tiếp tục gửi đơn thư khiếu nại tố cáo lên cấp trên…

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

KẾT LUẬN

Tình hình khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhìn chung không phát sinh điểm nóng Trong giai đoạn nghiên cứu UBND tỉnh đã giải quyết xong 180 trường hợp/212 trường hợp khiếu nại về đất đai, đạt 84,91%(có 33 trường hợp công dân đã tự nguyện rút đơn khiếu nại), còn 29/212 trường hợp đang trong quá trình xem xét giải quyết chiếm 13,68% Việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính, cán bộ công chức đã bắt đầu được người dân ghi nhận thể hiện ở việc đánh giá tốt trong công tác tổ chức đối thoại, chấp hành trình tự, thủ tục, thời gian đúng quy định Trong giải quyết đơn khiếu nại đã có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền,đoàn thể chính trị và trách nhiệm của từng cá nhân tham gia giải quyết Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn có một số hạn chế như một bộ phận nhân dân ý thức hợp tác không cao, cố tình khiếu nại dai dẳng, hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế; một số bộ phận cán bộ công chức trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa thực sự có hiệu quả Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Lạng Sơn cần thực hiện các giải pháp như hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại về đất đai; tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai

Ngày đăng: 16/02/2024, 15:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w