Công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là một trong những chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân được quy định bởi Hiến pháp và Pháp luật. Việc thực hiện công tác này nhằm đảm bảo sự đúng đắn, khách quan trong hoạt động tư pháp; đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ.Giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp là một hoạt đọng nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân. Vậy để tiến hành thực hiện công tác đó Kiểm sát viên được phân công cần phải làm những gì? Để trả lời cho câu hỏi trên, nhóm 3 lớp K4L thông qua việc xây dựng và giải quyết tình huống về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp sẽ làm rõ câu trả lời cho câu hỏi trên.
Trang 1MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 1
I Khái quát chung về công tác giải quyết, kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát 1
1 Khái niệm 1
2 Đối tượng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp 2
3 Phạm vi của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp 3
II Tình huống 5
1 Các hoạt động của Kiểm sát viên để kiểm sát việc giải quyết khiếu nại của CQĐT 6
2 Những hoạt động để giải quyết khiếu nại của Kiểm sát viên 7 III Một số khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp 13
1 Một số khó khăn 13
2 Một số giải pháp khắc phục khó khăn 15
C KẾT LUẬN 16
Tài liệu tham khảo: 17
Trang 2A MỞ ĐẦU
Công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáotrong hoạt động tư pháp là một trong những chức năng kiểm sáthoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân được quy địnhbởi Hiến pháp và Pháp luật Việc thực hiện công tác này nhằmđảm bảo sự đúng đắn, khách quan trong hoạt động tư pháp;đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân được bảo vệ
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyếtkhiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp là một hoạt đọngnghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân Vậy để tiến hành thựchiện công tác đó Kiểm sát viên được phân công cần phải làmnhững gì? Để trả lời cho câu hỏi trên, nhóm 3 lớp K4L thông quaviệc xây dựng và giải quyết tình huống về việc giải quyết khiếunại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo tronghoạt động tư pháp sẽ làm rõ câu trả lời cho câu hỏi trên
cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạmquyền, lợi ích hợp pháp của mình Tố cáo là việc công dân theothủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
Trang 3có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơquan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệthại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
cơ quan, tổ chức Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ làviệc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnbiết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viênchức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ Tố cáo hành vi viphạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việccông dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết
về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cánhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lýnhà nước trong các lĩnh vực
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của VKSND là việc Viện kiểmsát tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung khiếu nại, tốcáo và áp dụng các biện pháp pháp lý theo quy định của phápluật để khôi phục tính hợp pháp của việc làm bị khiếu nại, tốcáo
Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc Viện kiểmsát xem xét việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếunại, tố cáo trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hànhchính, thi hành án của Cơ quan điều tra, Tòa án, Cơ quan thihành án và cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điềutra
Như vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là một trongnhững chức năng của VKSND - chức năng kiểm sát hoạt động tưpháp được Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức VKSND năm 2014quy định Theo đó, VKSND thực hiện các trình tự, thủ tục luậtđịnh để giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của
Trang 4cấp mình và thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật củacác cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan thi hành án và một số cơquan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, nhằm đảmbảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực tố tụnghình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án vàkhiếu nại trong trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụngcác biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đúng quyđịnh của pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích của các chủ thểkhi tham gia vào các quan hệ tư pháp.
2 Đối tượng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
Thứ nhất, về đối tượng của công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân Theo quyđịnh của Luật tổ chức VKSND, Viện kiểm sát có thẩm quyền giảiquyết các khiếu nại, tố cáo sau: Khiếu nại hành vi, quyết định tốtụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dântrong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp; Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng
Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng
Cơ quan điều tra đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điềutra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Khiếu nại hành vi,quyết định tố tụng của người có thẩm quyền thuộc cơ quanđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Khiếunại trong hoạt động tạm giữ, tạm giam; Khiếu nại hành vi, quyếtđịnh quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý,giáo dục phạm nhân và các khiếu nại khác theo quy định củapháp luật
Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tốcáo sau đây: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có
Trang 5thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thựchành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; Tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong hoạt động của người có thẩm quyềntiến hành một số hoạt động điều tra; Tố cáo hành vi vi phạmpháp luật của người có thẩm quyền trong việc bắt, tạm giữ, tạmgiam; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giaoquản lý, giáo dục phạm nhân và các tố cáo khác theo quy địnhcủa pháp luật
Thứ hai, về đối tượng của công tác kiểm sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp Công tác kiểmsát giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động của VKS kiểm sátviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan điều tra, cơ quanTòa án, cơ quan thi hành án, đảm bảo việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo của các cơ quan này nhanh chóng, kịp thời và đúng căn
cứ pháp luật
Như vậy, đối tượng của công tác kiểm sát giải quyết khiếunại, tố cáo trong hoạt động tư pháp là việc tuân theo pháp luậtcủa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong hoạtđộng tư pháp, đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đúngquy định của pháp luật
3 Phạm vi của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
VKSND là một cơ quan trong bộ máy nhà nước, vì vậytrong hoạt động của VKSND có hoạt động quản lý hành chínhnhà nước Hoạt động này do những người có thẩm quyền trong
cơ quan VKSND sử dụng quyền quản lý hành chính tác động tớicác đối tượng thuộc quyền là cán bộ, công chức ngành kiểm sátthông qua việc ban hành các quyết định hành chính hoặc thựchiện hành vi hành chính nhất định Trong trường hợp chủ thể bị
Trang 6tác động bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính chorằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đếnquyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ sẽ có quyền khiếunại, tố cáo và cơ quan VKSND có thẩm quyền giải quyết khiếunại, tố cáo đó Các khiếu nại, tố cáo hành chính bao gồm: khiếunại, tố cáo về quyết định, hành vi hành chính của người cóthẩm quyền trong Viện kiểm sát về tuyển dụng; phong thăng,
bổ nhiệm; điều động, thuyên chuyển; nâng lương, điều chỉnhlương; hợp đồng lao động; khiếu nại quyết định kỷ luật củangười có thẩm quyền trong Viện kiểm sát ban hành Ngoài ra,VKSND còn có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối vớiquyết định, hành vi trong hoạt động tư pháp, bao gồm: khiếunại, tố cáo trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tốtụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thihành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam và khiếu nạitrong trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biệnpháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân
Đối với hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáotrong hoạt động tư pháp, VKSND thực hiện hoạt động kiểm sátviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền
từ khi thụ lý đơn cho đến khi có quyết định giải quyết khiếu nại,kết luận giải quyết tố cáo có hiệu lực pháp luật
Như vậy, khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết củaVKSND được chia thành hai loại: khiếu nại trong quản lý hànhchính và khiếu nại trong hoạt động tư pháp Tuy nhiên, củacông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyếtkhiếu nại, tố cáo chỉ giới hạn trong hoạt động tư pháp Theo đó,công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát giải quyếtkhiếu nại, tố cáo thực hiện các hoạt động tiếp công dân, tiếpnhận, xử lý và quản lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
Trang 7hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của VKS; kiểm sát việcgiải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơquan có thẩm quyền
II Tình huống
Nhận được đơn tố giác của người dân đối với công ty Cổphần Hoàng Long, Cơ quan CSĐT Công an huyện Y tỉnh X đãtiến hành kiểm tra, xác minh Ngày 15/5/2019, phó thủ trưởng
Cơ quan CSĐT CA huyện Y đã ra quyết định không khởi tố vụ ánhình sự, đồng thời gửi thông báo kết quả giải quyết tố giác choVKSND huyện Y và các công dân Ngày 18/5/2019 những người
đã làm đơn tố giác nhận được thông báo giải quyết tố giác.Không đồng ý với kết quả giải quyết tố giác của CQĐT huyện Yngày 19/5/2019, ông Trần Trọng Khoa (45 tuổi) đại diện làm đơnkhiếu nại gửi lên Cơ quan CSĐT huyện Y, cùng ngày cơ quanCSĐT huyện Y nhận được đơn khiếu nại Trên cơ sở kiểm tra,xác minh, ngày 28/5/2019 Thủ trưởng cơ quan CSĐT huyện Y raquyết định giải quyết khiếu nại với nội dung bác đơn khiếu nạicủa ông Trần Trọng Khoa Không đồng ý với kết quả giải quyếtkhiếu của thủ trưởng cơ quan CSĐT, ngày 30/5/2019, ông TrầnTrọng Khoa làm đơn khiếu nại lần hai gửi đến Viện kiểm sátnhân dân huyện Y
Hỏi:
1 Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại của CQĐT, Kiểm sát
viên được phân công cần thực hiện những hoạt động nào?
2 Kiểm sát viên được phân công cần phải thực hiện những
hoạt động gì để giải quyết khiếu nại trên?
Hoạt động thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
và kiểm sát giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát nhân dân
được thực hiện theo các quy định và hướng dẫn tại “quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải
Trang 8quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp” (Ban hành
kèm theo Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02 tháng 02năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) và
“quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 546 ngày 03 tháng 12 năm
2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
1 Các hoạt động của Kiểm sát viên để kiểm sát việc giải quyết khiếu nại của CQĐT
Khi tiến hành công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nạitrên của CQĐT huyện Y, kiểm sát viên được phân công cần tiếnhành các hoạt động sau:
Thứ nhất, kiểm sát điều kiện thụ lý giải quyết khiếu nại
của Cơ quan CSĐT huyện Kiểm sát viên cần kiểm tra xem ngườikhiếu nại có quyền khiếu nại hay không, thời hiệu khiếu nại cócòn hay không và nếu như thời hiệu khiếu nại đã hết thì cóthuộc trường hợp trở ngại khách quan, vì lý do bất khả khánghay không? Người khiếu nại có năng lực hành vi dân sự đầy đủtheo quy định của pháp luật hay không Theo quy định tạikhoản 2 Điều 158 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì: “Cơ quan, tổchức, cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm có quyềnkhiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự ” Trong tìnhhuống trên, ông Trần Trọng Khoa là người đã tố cáo hành vi viphạm pháp luật của công ty cổ phần Hoàng Long vì vậy Ông cóquyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Phóthủ trưởng cơ quan CSĐT huyện Y Về thời hiệu khiếu nại, Điều
471 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Thời hiệu khiếu nại
là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm
Trang 9pháp luật” Theo đó, ngày 18/5/2019 những người đã làm đơn
tố giác nhận được thông báo giải quyết tố giác Không đồng ývới kết quả giải quyết tố giác của CQĐT huyện Y ngày19/5/2019, ông Trần Trọng Khoa đại diện làm đơn khiếu nại gửilên Cơ quan CSĐT huyện Y Như vậy thời hiệu khiếu nại trongtrường hợp này vẫn còn
Thứ hai, kiểm sát về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối
với đơn khiếu nại trên Theo quy định tại khoản 1 Điều 475 Bộ
luật tố tụng hình sự thì: “Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại” Trong vụ việc này, quyết địnhkhông khởi tố vụ
án hình sự là quyết định của Phó thủ trưởng cơ quan CSĐThuyện Y vì vậy thẩm quyền giải quyết thuộc về Thủ trưởng cơquan CSĐT huyện Y
Thứ ba, kiểm sát thời hạn giải quyết khiếu nại Theo quy
định tại khoản 1 Điều 475 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thờihạn giải quyết khiếu nại trong trường hợp này là 7 kể từ ngàynhận được khiếu nại Khi kiểm sát thời hạn giải quyết khiếu nạiKiểm sát viên cần phải kiểm tra xem thời điểm mà Cơ quanCSĐT huyện Y nhận được khiếu nại và kiểm tra ngày mà raquyết định giải quyết khiếu nại để xem việc giải quyết khiếu nại
có đúng thời hạn hay không Trong vụ việc trên, cơ quan CSĐThuyện Y nhận được đơn khiếu nại ngày 19/5/2019, tuy nhiênđến ngày 28/5/2019, Thủ trưởng cơ quan CSĐT huyện Y mới raquyết định giải quyết khiếu nại, như vậy đã có vi phạm về thờihạn giải quyết khiếu nại, cụ thể là quá 2 ngày
Trang 10Thứ tư, kiểm sát quyết định giải quyết khiếu nại Kiểm sát
viên cần phải kiểm tra thẩm quyền ra quyết định, căn cứ raquyết định, nội dung của quyết định về việc giải quyết khiếunại
Thứ năm, yêu cầu CQĐT huyện Y cung cấp hồ sơ, tài liệu
liên quan đến việc giải quyết khiếu nại Nếu xét thấy cần thiếtthì Kiểm sát viên có thể ra văn bản yêu cầu CQĐT chuyển hồ sơ
để nghiên cứu
Thứ sáu, tập hợp vi phạm, báo cáo lãnh đạo viện và đề
xuất Khi phát hiện các vi phạm thì Kiểm sát viên sẽ tập hợp các
vi phạm để báo cáo lãnh đạo, với nhũng sai phạm ít nghiêmtrọng thì đề xuất ban hành kiến nghị khắc phục vi phạm, việckiến nghị có thể ra văn bản độc lập hoặc để kiến nghị định kì.Nếu như vi phạm nghiêm trọng thì đề xuất lãnh đạo kháng nghị.Trong tình huống trên có thể thấy trong quá trình giải quyếtkhiếu nại của thủ trưởng CQĐT huyện Y có vi phạm về thời hạngiải quyết, đây là vi phạm ít nghiêm trọng, vì vậy Kiểm sát viên
đề xuất lãnh đạo viện ra văn bản kiến nghị khắc phục vi phạm
Thứ bảy, lập hồ sơ kiểm sát Hồ sơ kiểm sát gồm các tài
liệu về việc giải quyết khiếu nại, tài liệu liên quan đến công táckiểm sát của Viện kiểm sát
2 Những hoạt động để giải quyết khiếu nại của Kiểm sát viên
Theo quy định tại Điều 12 “quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp” (Ban hành kèm theo Quyết định
số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì thẩm quyền giảiquyết khiếu nại trong tố tụng hình sự được thực hiện theo quyđịnh tại Chương 33 Luật tố tụng hình sự 2015 Theo quy định tại
Trang 11Điều 475 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì: “Khiếu nại đối vớiquyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều tra,Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ ngườitrong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủtrưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại Nếu không đồng ý vớiquyết định giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì trongthời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyếtkhiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởngViện kiểm sát cùng cấp Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngàynhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phảixem xét, giải quyết Quyết định giải quyết của Viện trưởng Việnkiểm sát cùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.
Trong vụ việc trên do không đồng ý với kết quả giải quyếtkhiếu của thủ trưởng cơ quan CSĐT huyện Y đối với khiếu nạiquyết định không khởi tố vụ án của Phó thủ trưởng CQĐT huyện
Y, ông Trần Trọng Khoa đã làm đơn khiếu nại lên Viện trưởngVKSND huyện Y, như vậy khiếu nại này thuộc thẩm quyền giảiquyết của VKSND huyện Y
Khi được Viện trưởng phân công giải quyết khiếu nại trên,Kiểm sát viên cần thực hiện các hoạt động sau:
Bước 1 Kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại.
Trước khi thụ lý, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải kiểmtra điều kiện thụ lý khiếu nại, chi thụ lý giải quyết khiếu nại khiđảm bảo các điều kiện sau:
Thứ nhất, khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại
hoặc khiếu nại trực tiếp Tron vụ việc trên thì người khiếu nại
đã có đơn khiếu nại gửi đến VKSND huyện Y
Thứ hai, khiếu nại trong thời hiệu quy định của pháp luật.
Trong vụ việc trên ngày 28/5/2019 Thủ trưởng cơ quan CSĐT