1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn pháp chế trong quản lý xã hội đánh giá thực tiễn hoạt động thanh tra về giáo dục đào tạo ở tỉnh vĩnh phúc hiện nay

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Tiễn Hoạt Động Thanh Tra Về Giáo Dục - Đào Tạo Ở Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Vĩnh Phúc
Chuyên ngành Pháp Chế Trong Quản Lý Xã Hội
Thể loại tiểu luận
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 42,14 KB

Nội dung

Thực tiễn hoạt động thanh tra về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Vĩnh Phúchiện nay...14 Trang 3 MỞ ĐẦUCùng với sự phát triển của xã hội, với vị trí vai trò to lớn của công tácthanh tra ngày

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: PHÁP CHẾ TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI

Đề tài:

ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THANH TRA

VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.2 Mục đích thanh tra 6

1.3 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra 7

1.4 Hoạt động thanh tra chuyên ngành 9

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA VỀ LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY 11

2.1 Giới thiệu về tỉnh Vĩnh Phúc 11

2.2 Giới thiệu về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc 12

2.3 Thực tiễn hoạt động thanh tra về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay 14

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 22

3.1 Giải pháp về nhận thức 22

3.2 Giải pháp về tổ chức và hoạt động 22

3.3 Giải pháp về nhân sự, chính sách 23

3.4 Giải pháp về thực hiện nội dung nghiệp vụ thanh tra 24

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của xã hội, với vị trí vai trò to lớn của công tácthanh tra ngày càng được củng cố, nâng cao trong việc thực hiện nhiệm vụchung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, điều đó đã và đangđặt công tác thanh tra đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới phức tạp,nặng nề hơn Phát triển giáo dục và đào tạo cũng được Đảng và Nhà nước taxác định là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã đạtđược những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế, xã hội với đặc trưng là tốc

độ tăng trưởng kinh tế cao Trên cơ sở đó, với sự quan tâm của Đảng và chínhquyền các cấp, được sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, cácdoanh nghiệp và các tổ chức trong tỉnh, giáo dục và đào tạo của tỉnh VĩnhPhúc đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và nhu cầu nâng cao trình độ dân trí, đào tạonhân lực và nuôi dưỡng, khuyến khích nhân tài trong tỉnh

Tuy nhiên, những điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập của nhiều cơ

sở giáo dục, đào tạo trong tỉnh còn hạn chế về cơ sở vật chất trường, lớp học,chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập chưa đápứng được nhu cầu học tập của nhân dân, yêu cầu đào tạo nhân lực và bồidưỡng nhân tài phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh

Nhằm khắc phục những tồn tại hiện có, tận dụng những cơ hội và vượtqua thách thức đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và củađất nước trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, để tạo tiền đề phát triểnngành giáo dục, đào tỉnh Vĩnh Phúc cần được phát triển toàn diện về công tácthanh tra, kiểm tra, tìm ra sơ hở hạn chế trong giáo dục và khắc phục hạn chế

đó Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá thực tiễn hoạt động

Trang 4

thanh tra về giáo dục - đào tạo ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay” làm đề tài viết

tiểu luận môn Pháp chế trong quản lý xã hội” để làm rõ hơn về cơ sở lý luậncủa thanh tra giáo dục và thực tiễn hoạt động công tác thanh tra trong lĩnh vựcgiáo dục và đào tạo, đồng thời đưa ra một số giải pháp về tổ chức hoạt động,nhận thức, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA

TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm thanh tra

Thanh tra là công cụ quan trọng của quản lý, thanh tra và quản lý đều

có một mục đích là hiệu quả của quản lý nhà nước; muốn quản lý tốt khôngthể không thực hiện chức năng thanh tra Như vậy, “thanh tra” trước hết làmột loại hoạt động quản lý cơ bản, trong đó có quản lý nhà nước Theo Khoản

1 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 thì “Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét,đánh giá và xử lý theo trình tự, thủ tục do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạncủa cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hànhchính và thanh tra chuyên ngành”

Quy định trên đã chỉ rõ những đặc điểm quan trọng của hoạt độngthanh tra nhà nước để phân biệt với các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giámsát khác của Nhà nước và của nhân dân Chủ thể thực hiện thanh tra nhà nước

là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hoạt động đó có thể do Thủ trưởng

cơ quan quản lý hoặc một loại cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan quản lýnhà nước tiến hành, cụ thể là cơ quan thanh tra nhà nước Đối tượng củathanh tra nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân Nội dung của hoạt độngthanh tra nhà nước là xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện chính sách,pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Như vậy, nộidung thanh tra theo quy định của pháp luật hiện hành khá toàn diện, bao gồmviệc xem xét, làm rõ hoạt động hay hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân;đánh giá những hoạt động và hành vi vi phạm đó xem đúng hay không đúng,phù hợp hay không phù hợp để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo hiệu lực,hiệu quả của công tác quản lý Toàn bộ việc xem xét, đánh giá và xử lý đều

Trang 6

căn cứ vào chuẩn mực đó là chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ,quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân.

1.1.2 Khái niệm giáo dục và đào tạo

Giáo dục theo cách hiểu hiện nay: Là một bộ phận của quá trình xã hội,

là một hệ thống mở, đáp ứng nhu cầu học tập và tự hoàn thiện của mọi người,

ở mọi lứa tuổi, được thực hiện trong thời gian, không gian khác nhau; Giáodục còn được thực hiện với những điều kiện, phương tiện, thiết bị khác nhau(phương tiện kỹ thuật số, hệ thống tài liệu; truyền thông đại chúng ) vớicách dạy và kiểu học đa dạng, mềm dẻo và linh hoạt khác nhau

Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp haykiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắmvững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bịcho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một côngviệc nhất định Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáodục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một

độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định

Giáo dục và đào tạo là quá trình phát triển có hệ thống các tri thức, kĩnăng, kĩ xảo và thái độ, tư cách… đòi hỏi ở một con người được giáo dục vàđào tạo thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn nhất định Đào tạo được hiểu làmột nội dung của giáo dục trong nhà trường hướng về giáo dục chuyên mônnghiệp vụ

1.1.3 Thanh tra giáo dục

Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục, thực hiệnquyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảmviệc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý viphạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân trong lĩnh vực giáo dục

1.2 Mục đích thanh tra

Đây là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho hoạt động thanhtra Theo quy định tại Điều 2 Luật Thanh tra 2010: hoạt động thanh tra nhằm

Trang 7

phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa,phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật giúp cơ quan, tổ chức, cá nhânthực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy các yếu tố tích cực; góp phầnnâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

1.3 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra là một nội dung của hoạt động quản lý nhà nước,hoạt động này tác động khá rộng và liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và

cá nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Luật thanh tra đãquy định khá đầy đủ những chủ thể cơ bản liên quan đến hoạt động thanh tra,bao gồm: Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng các cơ quanthanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc có liênquan đến hoạt động thanh tra và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác

Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tácthanh tra thể hiện qua hai nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra bảo đảm chương trình,

kế hoạch thanh tra đi đúng hướng, phục vụ đắc lực cho việc nâng cao hiệulực, hiệu lực công tác quản lý nhà nước

Thứ hai, xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra.Đây là vấn đề quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanhtra Về cơ bản, thanh tra là hoạt động nhằm xem xét, làm rõ những vi phạmtrong việc thực hiện chính sách, pháp luật cũng như làm rõ trách nhiệm củacác đối tượng bị thanh tra Việc xử lý các kết luận, kiến nghị thanh tra chủyếu thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, trên cơ sởkết quả thanh tra, yêu cầu và thực tiễn của công tác quản lý nhà nước

Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và chịu sự tác độngtrực tiếp của cuộc thanh tra Về mặt pháp lý, đối tượng thanh tra được xác

Trang 8

định trong quyết định thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đốitượng thanh tra, một mặt phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy địnhcủa pháp luật, đồng thời có một số quyền nhất định chứng minh hoặc giảitrình hành vi của mình với cơ quan thanh tra Luật thanh tra quy định: Cơquan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện yêucầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra, có quyền giải trình nội dung thanh tra,các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định kháccủa pháp luật (khoản 1 Điều 10).

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không phải là đối tượng thanhtra, nhưng trong hoạt động của mình liên quan đến những nội dung hay nhiệm

vụ của công tác thanh tra cần có sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức,

cá nhân có liên quan trong quá trình thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ.Tuy nhiên, việc hợp tác, giúp đỡ này không phải do ý muốn của họ mà đượcpháp luật quy định là nghĩa vụ phải thực hiện Luật Thanh tra quy định: Cơquan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh traphải cung cấp đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra,Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụthanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, các thành viên khác củaĐoàn thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thôngtin, tài liệu đã cung cấp (khoản 2 Điều 10)

Ngoài ra, với tính chất là một cơ chế phòng ngừa, phát hiện và xử lý viphạm pháp luật, hoạt động thanh tra cùng với hoạt động của các cơ quan bảo

vệ pháp luật khác cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện chứcnăng và nhiệm vụ của mình Việc phối hợp này nhằm nhanh chóng phát hiện

và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và tội phạm nói riêng, bảođảm sự lành mạnh của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân Luật Thanh tracũng quy định: Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Viện

Trang 9

kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lýhành vi vi phạm pháp luật (Khoản 1, điều 11).

1.4 Hoạt động thanh tra chuyên ngành

Hoạt động thanh tra chuyên ngành được thực hiện dưới các hình thứcthanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất

Về cơ bản, nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra chuyênngành và thanh tra viên chuyên ngành giống như quy định đối với thanh trahành chính Tuy nhiên, do thẩm quyền đặc trưng của thanh tra chuyên ngành

là xử phạt vi phạm hành chính nên Luật Thanh tra 2010 quy định một sốquyền hạn để thực hiện thẩm quyền này Trong quá trình thanh tra chuyênngành, Trưởng đoàn thanh tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Một là, Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúngnội dung, quyết định thanh tra;

Hai là, Kiến nghị người ra quyết định thanh tra áp dụng các biện phápthuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra quy định tạiĐiều 55 Luật Thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;

Ba là, Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinhdoanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng vănbản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;

Bốn là, Lập biên bản vi phạm của đối tượng thanh tra;

Năm là, Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượngthanh tra;

Sáu là, Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liênquan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;

Bảy là, Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sửdụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm pháp luậthoặc xác minh tình tiết làm chứng cứ để kết luận, xử lý;

Tám là, Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi cócăn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;

Trang 10

Chín là, Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉcông việc khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Mười là, Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ thi hành quyếtđịnh kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộngtác với cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan được giao thực hiện chứcnăng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấyviệc thi hành quyết định cản trở việc thanh tra

Trang 11

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA VỀ LĨNH VỰC GIÁO

DỤC ĐÀO TẠO Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY

2.1 Giới thiệu về tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1 Lịch sử hình thành

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnhVĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh VĩnhPhú, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập Thực hiệnchủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô HàNội, ngày 01 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển

về thành phố Hà Nội Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.235,87 km2(theo niên giám thống kê năm 2018), phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và TháiNguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phíaĐông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội, dân số 1.151.154 người(theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019), có 41 dân tộc anh, em sinhsống trên địa bàn tỉnh trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng,Dao, Cao Lan, Mường Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố (Vĩnh Yên,Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường, LậpThạch, Sông Lô, Bình Xuyên); 136 xã, phường, thị trấn

Là tỉnh có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống đóđược phát huy cao độ trong sản xuất, chiến đấu Từ khi có sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam, nhiều địa danh và con người ở Vĩnh Phúc đã inđậm những chiến công được cả nước biết đến, tiêu biểu như chiến thắngKhoan Bộ, Xuân Trạch, Núi Đinh, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân vớicâu nói bất hủ “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn"; Vĩnh Phúc còn được cácđịa phương biết tới là nơi khởi nguồn của đổi mới tư duy quản lý nông nghiệp

- nông thôn, với phương thức “khoán hộ” táo bạo vào cuối những năm 60, 70của thế kỷ XX, đó là bước đi mang tính đột phá, tạo cơ sở thực tiễn cho đổi

Trang 12

mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Đảng tasau này.

2.1.2 Văn hóa xã hội

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; các chínhsách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản (giáodục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông) được quan tâm Tỉnh đã

hỗ trợ bảo hiểm y tế cho 1,31 triệu lượt đối tượng, nâng tỷ lệ người dân thamgia BHYT từ 71,19% năm 2015 lên 93% năm 2020 Giáo dục và đào tạo liêntục phát triển, luôn xếp trong tốp đầu cả nước Tính đến năm 2019, 100% cáctrường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia; năm học 2019 - 2020, VĩnhPhúc đứng thứ 5 toàn quốc về điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT,đứng thứ 4 toàn quốc về tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏiquốc gia Học sinh Vĩnh Phúc đạt nhiều huy chương trong các kỳ thi quốc gia,Olympic khu vực và quốc tế Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76%, tỷ lệ hộnghèo đến năm 2020 còn 0,98% Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhândân được quan tâm thường xuyên, đến năm 2019: 100% trạm y tế xã đạtchuẩn quốc gia, số giường bệnh/vạn dân năm 2020 ước đạt 39 giường bệnh,đạt 13,8 bác sĩ/vạn dân

2.2 Giới thiệu về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1.Vị trí

Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cóchức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về giáodục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đàotạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ

sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp vănbằng, chứng chỉ; đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoảnriêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND

Trang 13

tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2.2.Nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra sở

Cơ cấu tổ chức của thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc gồm Chánhthanh tra, 2 Phó chánh thanh tra và 1 chuyên viên

Nhiệm vụ quyền hạn:

- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt; tổ chứcthực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Sở; hướng dẫn,theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quanđược giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở;

- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyềnhạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Sở;

- Thanh tra việc chấp hành các pháp luật chuyên ngành, quy định vềchuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức,

cá nhân thuộc lĩnh vực quản lý do Sở phụ trách;

- Thanh tra các vụ việc khác do Giám đốc Sở giao;

- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở thực hiện các quyđịnh của pháp luật về thanh tra;

- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành thuộc Sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kếtquả thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Sở;

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị,quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở;

- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra, quyết định

xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năngthanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản

lý nhà nước của sở khi cần thiết;

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định củapháp luật về khiếu nại, tố cáo;

Ngày đăng: 16/02/2024, 14:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w