Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát t
NỘI DUNG BÀI VIẾT
VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
● Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
● Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Hà Nội.
● Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
● Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng nhà nước, có nhiệm vụ đại diện theo sự uỷ quyền của Thống đốc Khác với chi nhánh Ngân hàng nhà nước, văn phòng đại diện không được tiến hành hoạt động nghiệp vụ ngân hàng
NHIỆM VỤ, CƠ CẤU VÀ QUYỀN HẠN
1 Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2 Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3 Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4 Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
5 Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
6 Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ.
7 Tổ chức hệ thống thống kê, dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
8 Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại.
9 Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
10.Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; được sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
11.Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
12.Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.
13.Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền.
14.Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
15.Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế.
16.Tổ chức, quản lý, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.
17.Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
18.Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
19.Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật
20.Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ
21.Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về tiền tệ và ngân hàng.
22.Đại diện cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế.
23.Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.
24.Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước
25.Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh
26.Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng
27.Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
KHÁT QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1 Hệ thống tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Các đơn vị quy định từ (1) đến (20) nêu trên là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ (21) đến (25) nêu trên là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Quản lý ngoại hối, Sở Giao dịch tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định hiện hành cho đến khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Quản lý ngoại hối và Sở giao dịch.
Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng được hoàn thành các nhiệm vụ đang thực hiện cho đến khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện xong việc sắp xếp tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của Trường Bồi dường cán bộ ngân hàng.
2 Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. a Xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia
Do Vụ chính sách tiền tệ tham mưu, giúp thống đốc xây dựng chính sách tiền tệ quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật. Điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát.
Kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro Triển khai với nỗ lực cao nhất các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”; đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh nhằm bảo đảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 3%; tập trung triển khai chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về việc cơ cấu lại, xử lý các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các TCTD này từng bước phục hồi.
Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các TCTD; trong đó tập trung chỉ đạo TCTD tăng cường minh bạch trong hoạt động, khắc phục tình trạng sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, rà soát, xử lý và ngăn ngừa tình trạng sở hữu chéo tại các TCTD Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát đối với các TCTD.
Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng gắn với đảm bảo an ninh, an toàn; tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc cung ứng các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm, dịch vụ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng Ngân hàng nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình thức sau đây:
Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
Chiết khấu giấy tờ có giá;
Các hình thức tái cấp vốn khác.
Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
Tỉ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Ngân hàng nhà nước công bố tỉ giá hối đoái, quyết định chế độ tỉ giá, cơ chế điều hành tỉ giá.
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng nhà nước quy định tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ Ngân hàng nhà nước thực hiện thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. b Phát hành tiền và an toàn kho quỹ.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2021
a Tổng quan kinh tế Việt Nam
Trong nước, năm 2021, làn sóng dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4 làm tăng trưởng kinh tế quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP theo quý đến nay Bên cạnh đó, đại dịch đã gây tắc nghẽn chuỗi giá trị toàn cầu làm tăng giá nguyên liệu sản xuất là thách thức không nhỏ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn giữ được mức tăng trưởng, tuy không đạt được mục tiêu đề ra nhưng an sinh xã hội được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp
Lạm phát năm 2021 chịu nhiều áp lực từ diễn biến phức tạp của thị trường quốc tế và trong nước, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm soát lạm phát thành công.
Thu NSNN6 tăng 16,8% so với dự toán, đạt khoảng 18,5% GDP (Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1,803,6 nghìn tỷ đồng) Chi NSNN vượt dự toán 3%
(tổng số chi đạt 1,784,600 tỉ đồng ở năm 2022) Bội chi NSNN thấp hơn dự toán cả về giá trị tuyệt đối và tương đối, đạt 286.487 tỷ đồng, tương đương 3,41% GDP.
Cán cân thanh toán tổng thể thặng dư 14,3 tỷ USD, là năm thứ 6 liên tiếp thặng dư, tạo nguồn cung ngoại tệ dồi dào trên thị trường ngoại tệ, nhờ đó NHNN mua được ngoại tệ từ các TCTD để tăng DTNHNN.
Cán cân vãng lai chuyển sang thâm hụt 3,8 tỷ USD sau 3 năm liên tiếp thặng dư ở mức cao Cán cân vốn và tài chính thặng dư kỷ lục 30,9 tỷ USD, gấp 3,6 lần mức thặng dư 8,49 tỷ USD của năm 2020 chủ yếu do các doanh nghiệp và TCTD tăng cường vay nợ nước ngoài trong bối cảnh lãi suất trên thị trường quốc tế ở mức thấp kỷ lục.
Diễn biến tài chính tiền tệ Diễn biến tiền tệ
Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 kéo dài sang năm thứ hai liên tiếp, NHNN tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt Theo đó, M2 tăng 10,66% so với cuối năm 2020, thấp hơn của năm 2020 Nguyên nhân khiến M2 tăng thấp hơn so với năm 2020 chủ yếu là do: (1) Lượng ngoại tệ NHNN mua ròng bổ sung DTNHNN trong năm 2021 thấp hơn đáng kể so với năm 2020 (2) Chính phủ giảm đi vay tại hệ thống ngân hàng và tăng mạnh gửi tiền tại NHNN trong điều kiện thu NSNN tốt (3) Tăng trưởng tín dụng - yếu tố chính hỗ trợ vào mức tăng của M2 trong nửa đầu năm, đã chậm lại trong quý III/2021 do ảnh hưởng của làn sóng dịch bệnh thứ 4 (4) Thu nhập của dân cư và doanh nghiệp bị sụt giảm bởi dịch bệnh, cùng với việc hệ thống ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế
Diễn biến lãi suất Đến cuối năm 2021, lãi suất tiền gửi VND bình quân ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,3-3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; 4,2-5,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ6 đến 12 tháng; 5,3-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,1-6,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng Theo đó, so với cuối năm 2020, lãi suất tiền gửi bình quân VND giảm khoảng 0,58%/năm; lãi suất cho vay bình quân VND giảm khoảng 0,82%/năm.
Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong năm 2021, giá trị giao dịch bình quân/phiên giao dịch trên sàn HOSE và HNX lần lượt đạt 19.539 và 2.798 tỷ đồng, tăng tương ứng 204,1% và 288,1% so với năm 202012 Trong năm 2021, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng cổ phiếu hơn 62.431 tỷ đồng (năm 2020: bán ròng hơn 19.721 tỷ đồng) b Kết quả điều hành của Ngân hàng Trung ương
● Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến nguy hiểm và phức tạp, khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
● Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF (10/2021) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 đạt 5,9%, được dẫn dắt bởi các nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu
● Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu là lực cản, đẩy giá hàng hóa cơ bản (lương thực, thực phẩm, năng lượng) và chi phí sản xuất tăng cao khiến lạm phát tăng cao kỷ lục tại nhiều nước trong nhiều thập kỷ trở lại đây, trong khi phục hồi kinh tế còn chưa vững chắc.
● Xu hướng thu hẹp nới lỏng CSTT, tăng lãi suất trở thành chủ đạo để ứng phó với nguy cơ lạm phát và rủi ro bất ổn tài chính Tính đến cuối tháng 12/2021, đã có tổng cộng 113 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu.
● Đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để TCTD tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD đẩy mạnh tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế.
● NHNN mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền đồng ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào.
● NHNN chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ.
Nhờ đó, lãi suất liên ngân hàng giảm xuống và duy trì ở mức rất thấp trong lịch sử, giảm chi phí vốn đầu vào cho TCTD, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để TCTD giảm lãi suất cho vay.
● Giữ ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND và ngoại tệ - Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi VND được duy trì ở mức 3% đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, 1% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
- Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ, tỷ lệ DTBB được duy trì ở mức 8% đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, 6% đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và 1% đối với tiền gửi của các TCTD ở nước ngoài.
● Duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm.
- Ngay khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 1,5 - 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương (NHTW) giảm lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2022
a Tổng quan kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra; xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đã tăng hơn 13,4%, cán cân hàng hóa xuất siêu 10,6 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái
Năm 2022, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách hỗ trợ, củng cố năng lực phục hồi cho doanh nghiệp tuy nhiên tổng thu ngân sách đến hết tháng 11/2022 đã vượt 16,1% dự toán và tăng
Năm 2022, lạm phát Việt Nam tăng 3,15% so với bình quân năm 2021, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội đề ra, nhưng vẫn cao hơn mức lạm phát bình quân 5 năm giai đoạn 2017 - 2021 (2,98%) Trong đó, một số nhóm hàng có mức tăng rất cao so với mức tăng bình quân 5 năm như giao thông, đồ uống, thiết bị đồ dùng gia đình, văn hóa giải trí; một số nhóm hàng giảm giá mạnh, chủ yếu là nhóm hàng thuộc quản lí của Nhà nước như y tế, giáo dục (Biểu đồ 1, 2).
Biểu đồ 1: Lạm phát năm 2022 và bình quân 5 năm giai đoạn 2017 - 2021 Đơn vị: Bình quân so với cùng kì năm trước, %
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ 2: Tỉ trọng đóng góp của các nhóm hàng trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2022, Đơn vị: %
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Thu - chi ngân sách nhà nước: Bội thu ngân sách
Thu NSNN: dự toán thu NSNN là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, báo cáo Quốc hội ước đạt 1.614,1 nghìn tỷ đồng; thực hiện thu NSNN năm 2022 đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng, tăng 403,8 nghìn tỷ đồng (+28,6%) so dự toán, tăng 201,4 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội Tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 19,1%GDP, riêng từ thuế và phí đạt 15,4%GDP.
Chi NSNN: tổng chi NSNN Quốc hội quyết định là 1.816 nghìn tỷ đồng, ước thực hiện chi năm 2022 đạt 2.158,1 nghìn tỷ đồng, tăng 342,1 nghìn tỷ đồng (+18,8%) so với dự toán.
Bội chi NSNN: bội chi NSNN năm 2022 Quốc hội quyết định là 404,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,3%GDP, bao gồm: 372,9 nghìn tỷ đồng (4%GDP) bội chi theo dự toán đầu năm và 31,392 nghìn tỷ đồng (0,3%GDP) bội chi NSTW tăng thêm để đầu tư 05 dự án đường bộ cao tốc của VEC và VIDIFI.
Trong quý III/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,5% so với quý II/2022 Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 9 tháng năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%, tăng17,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý III/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,7 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,1% so với quý II/2022 Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 9 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,9%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 86,3 tỷ USD.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 91,6 tỷ USD
Về tổng thể, thị trường tài chính - tiền tệ tại Việt Nam tương đối ổn định trong nửa đầu năm 2022 Tuy nhiên, kể từ cuối quý III/2022, các biến số như lãi suất, tỷ giá tại Việt Nam đã có những dao động tương đối mạnh Trong những tháng cuối năm 2022, lãi suất có xu hướng tăng và neo ở mức cao hơn hẳn so với giai đoạn đầu năm.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
+ Đối với các giao dịch bằng VND: So với tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần tăng ở các kỳ hạn Cụ thể, lãi suất bình quân một số kỳ hạn chủ chốt như qua đêm, 01 tuần và 01 tháng lần lượt là:
+ Đối với các giao dịch USD: So với tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần tăng nhẹ ở các kỳ hạn Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm; 01 tuần; 01 tháng là: 0,88%/năm; 0,94%/năm và 1,2%/năm.
Diễn biến thị trường ngoại tệ:
Từ ngày 09/05- 13/05/2022, diễn biến thị trường ngoại tệ, tỷ giá nhìn chung ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt Ngày 09/05, tỷ giá mua, bán USD/VND niêm yết cuối ngày trên website của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ở mức 22.815/23.095 VND/USD, tăng 5 VND/USD so với tỷ giá cuối ngày làm việc cuối tuần trước đó (06/05) Cuối ngày 13/05, tỷ giá niêm yết ở mức 22.950/23.230 VND/USD (tăng 135 VND/USD so với tỷ giá cuối ngày 09/05).
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 diễn biến phức tạp và chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế trước xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ từ các nước lớn nhằm kiềm chế lạm phát và nguy cơ suy giảm kinh tế toàn cầu b.Kết quả điều hành của Ngân hàng Trung ương 1 Chính sách tiền tệ 2022
- Năm 2022 là một năm đặc biệt khi tình hình chính trị thế giới phức tạp, đỉnh điểm là cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng nổ và leo thang.
- Kinh tế – xã hội nước ta năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao; lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ.
- Tuy vậy, nền kinh tế nước ta trong năm qua đã có sự phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
1.2 Chính sách tiền tệ - Điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng thời kì của nền kinh tế
- Trong gần 9 tháng đầu năm 2022, mặc dù lãi suất thế giới tăng nhanh, Ngân hàng Nhà nước vẫn nỗ lực giữ nguyên các mức lãi suất điều hành
NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG HAI NĂM VỪA QUA
2021 Do ảnh hưởng của dịch covid Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2021 đã giảm lãi suất, tạo các điều kiện thuận lợi để các TCTD giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp có nguồn vốn đầu vào, thúc đẩy kinh tế phát triển
Xuyên suốt gần 11 tháng đầu năm năm 2021, VND ghi nhận xu hướng tăng giá so với USD hay nói cách khác tỷ giá USD/VND đã suy yếu.
VND chạm mức mạnh nhất kể từ tháng 2/2017 vào ngày 12/11/2021 khi tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng giảm về mức 22.655 đồng/USD so với mức 23.085 đồng/USD ghi nhận vào đầu năm. Đồng nghĩa, đến giữa tháng 11, VND đã tăng giá gần 1,9% so với USD.
→ Xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thay đổi chính sách điều hành tỷ giá củaNgân hàng Nhà nước (NHNN), nhất là sau khi Việt Nam đạt được thỏa thuận với Bộ Tài chính Hoa Kỳ vào tháng 7 với trọng tâm Việt Nam sẽ không cố tình làm suy yếu VND nhằm đạt được lợi thế thương mại.
NHNN mua lượng lớn ngoại tệ từ TCTD bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền đồng ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào.
2022 Trước áp lực lạm phát và tăng lãi suất của thế giới trong năm 2022, NHNN đã có 2 lần tăng các mức lãi suất điều hành sau 9 tháng giữ nguyên mức lãi suất, với tổng mức tăng 2% và 2 lần tăng lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng (23/9 và 25/10)Việc tăng lãi suất được sử dụng phổ biến như một công cụ mạnh trong kiểm soát lạm phát và để bảo vệ đồng bản tệ trước sự biến động nhanh chóng của các luồng vốn trên thị trường quốc tế và trước những thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế; đồng thời, kích thích hạn chế tiêu dùng, tăng tích trữ hàng hóa và vàng, làm tăng tiền gửi và sử dụng tiết kiệm các khoản vay, làm giảm cầu tín dụng, thu hẹp nhập khẩu.
Diễn biến lạm phát thế giới và điều hành chính sách tiền tệ của Fed dẫn đến xu hướng đảo chiều của dòng vốn đối với các quốc gia, tạo sức ép lên nguồn cung ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến sự chênh lệch giữa tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức và thị trường tự do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phải sử dụng ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối nhà nước để bán can thiệp, ổn định thị trường, dẫn đến quy mô dự trữ ngoại hối giảm.
HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NĂM 2023 (TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM)
+ Năm 2022, trước tác động FED tăng lãi suất, NHNN thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ Tuy nhiên, kể từ tháng 3/2023, NHNN đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ Trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã thực hiện tổng cộng 4 lần giảm lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5 – 2%/năm.
Mục tiêu: Hỗ trợ phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kết quả: Đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các ngân hàng thương mại (NHTM) giảm khoảng 1,0%/năm so với cuối năm 2022; các NHTM đã chủ động điều chỉnh và triển khai các chương trình/gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay với mức giảm khoảng 0,5-3,0%/năm tùy đối tượng khách hàng đối với các khoản vay mới.
+ Trong 6 tháng đầu năm 2023, chính sách tỷ giá của Việt Nam được điều hành linh hoạt và hiệu quả trước tác động từ chính sách của FED và biến động thị trường tài chính toàn cầu Trong đó, cán cân thương mại xuất siêu góp phần giảm áp lực lên tỷ giá.
* Kết quả : Thị trường ngoại tệ trong nước và tỉ giá diễn biến tương đối ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ NHNN mua được ngoại tệ từ tổ chức tín dụng (TCTD) bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước.
- Kiểm soát lạm phát + Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,29% bình quân 6 tháng đầu năm, và có xu hướng giảm dần Đáng chú ý là lạm phát của Việt Nam vẫn ở mức thấp và ổn định so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới
+ Trong 6 tháng cuối năm, lạm phát được dự báo kiểm soát tốt, và điều này chủ yếu nhờ vào hai yếu tố quan trọng từ nhóm hàng hóa dịch vụ giao thông và lương thực.
+ NHNN phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD và chỉ đạo cácTCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ,
+ Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng để tăng cường cho vay không có bảo đảm bằng tài sản;
- Ban hành các thông tư mới
+ Ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng; trong đó bổ sung nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân và doanh nghiệp như bổ sung quy định cho vay bằng phương tiện điện tử; cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống để trả nợ trước hạn khoản vay tại TCTD khác; vay để trả khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm,
+ Ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023 quy định về việcTCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 50/NQ-CP và Nghị quyết 59/NQ-CP Đồng thời, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 23/5/2023 về tăng cường công tác tín dụng và triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN
LỜI KẾT
Có thể nói rằng với lĩnh vực ngân hàng-tài chính, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động vận hành tiền tệ của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung Bài viết nghiên cứu trên đã đưa ra những thông tin cụ thể về lịch sử ra đời, hoàn cảnh và cách hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong nhiều khía cạnh khác nhau Bên cạnh đó, còn cung cấp thêm dữ liệu về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, so sánh và đưa ra các kết luận cụ thể về mặt tích cực và hạn chế của chính sách.
Trong hai năm vừa trải qua những khó khăn thử thách về dịch bệnh, Ngân hàng Nhà nước đã vươn lên và tiếp tục phát huy vai trò của mình Tạo ra những