MỤC LỤC
Nguyên nhân khiến M2 tăng thấp hơn so với năm 2020 chủ yếu là do: (1) Lượng ngoại tệ NHNN mua ròng bổ sung DTNHNN trong năm 2021 thấp hơn đáng kể so với năm 2020 (2) Chính phủ giảm đi vay tại hệ thống ngân hàng và tăng mạnh gửi tiền tại NHNN trong điều kiện thu NSNN tốt (3) Tăng trưởng tín dụng - yếu tố chính hỗ trợ vào mức tăng của M2 trong nửa đầu năm, đã chậm lại trong quý III/2021 do ảnh hưởng của làn sóng dịch bệnh thứ 4 (4) Thu nhập của dân cư và doanh nghiệp bị sụt giảm bởi dịch bệnh, cùng với việc hệ thống ngân hàng duy trì mặt bằng lãi suất ở mức thấp nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Công tác quản lý giao dịch vãng lai tiếp tục được thực hiện theo hướng tự do hóa phù hợp với các cam kết quốc tế, đồng thời NHNN tiếp tục triển khai các chính sách hạn chế sử dụng ngoại tệ trong nước nhằm thực hiện chủ trương hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng đô-la hóa, tăng niềm tin của người dân vào VND.Chính sách thu hút kiều hối tiếp tục thông thoáng, phù hợp với xu thế hội nhập, nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho dòng kiều hối, góp phần phát triển kinh tế trong nước, cải thiện cán cân thanh toán của Việt Nam, tăng DTNHNN. Công tác quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện theo hướng tạo thuận lợi thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; quản lý dòng vốn đầu tư trực tiếp/gián tiếp ra nước ngoài chặt chẽ, thận trọng, vừa hỗ trợ nhà đầu tư trong nước tranh thủ cơ hội đầu tư ra nước ngoài, song vẫn đảm bảo giám sát chặt chẽ dòng vốn ra, ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển kinh tế trong nước.
Hoạt động thông tin tín dụng tiếp tục được duy trì ổn định, hỗ trợ tích cực cho công tác chỉ đạo điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng; góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số của ngành Ngân hàng; khẳng định vị thế, vai trò, tầm quan trọng của thông tin tín dụng đối với cơ sở hạ tầng tài chính Việt Nam, tạo đà hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế sau đại dịch, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Mặc dù chịu tác động do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, NHNN tiếp tục đẩy mạnh hợp tác song phương với các đối tác ở nhiều khu vực trên thế giới, triển khai nhiều sáng kiến và hoạt động mới trong khuôn khổ các nhóm/tổ công tác, nâng cao hiệu quả và phát triển theo chiều sâu quan hệ với các đối tác truyền thống và các đối tác chiến lược (Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nga), trong đó nổi bật là hoạt động của Nhóm công tác chung giữa NHNN và NHTW Thái Lan về hợp tác kết nối thanh toán song phương trong lĩnh vực bán lẻ sử dụng công nghệ mã phản ứng nhanh (QR code).
- Điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng thời kì của nền kinh tế - Trong gần 9 tháng đầu năm 2022, mặc dù lãi suất thế giới tăng nhanh, Ngân hàng Nhà nước vẫn nỗ lực giữ nguyên các mức lãi suất điều hành + Hỗ trợ thanh khoản hệ thống, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận vốn với chi phí hợp lý, điều hành ổn định tỷ giá, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hợp lý với nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. - Nhưng từ cuối tháng 9, thị trường có những diễn biến khó lường theo chiều hướng tiêu cực buộc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp: Thị trường ngoại hối chịu áp lực lớn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết liệt tăng lãi suất điều hành, tỷ giá có xu hướng tăng kịch trần, thanh khoản thị trường giảm sút, tâm lý giữ ngoại tệ gia tăng. Tác động mặt trái của việc tăng lãi suất điều hành: làm doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, hạn chế đầu tư và tiêu dùng xã hội, thu hẹp sản xuất, tăng phá sản doanh nghiệp, đình trệ nền kinh tế và thất nghiệp, giảm thu nhập của doanh nghiệp, người lao động và giảm thu ngân sách nhà nước trong khi làm tăng gánh nặng nợ xấu, khó đòi cho ngân hàng và lãi huy động trái phiếu cho ngân sách nhà nước, làm tăng chi phí cơ hội đầu vào và tăng áp lực lạm phát chi phí đẩy.
Trong nội bộ NHNN, để đáp ứng tình hình thực tế và triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong Nghị định số 156/2013/NĐ-CP (nay là Nghị định số 16/2017/NĐ-CP), NHNN đã thành lập Vụ Ổn định tiền tệ tài chính với chức năng tham mưu, giúp Thống đốc trong hoạt động, phân tích, đánh giá, thực thi chính sách an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính và biện pháp phòng ngừa rủi ro có tính hệ thống của hệ thống tài chính; trong việc xây dựng cơ chế, điều hành và thực thi chính sách an toàn vĩ mô của hệ thống tài chính. ● Về định hướng hợp tác trong thời gian tới, hai Thống đốc nhất trí sẽ tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ của NHNN Việt Nam cho NHCHDCND Lào trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực cũng như các hoạt động trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai bên, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, từ đó tăng cường chất lượng tư vấn chính sách của các cán bộ của hai NHTW.
● Đánh giá kết quả hợp tác trong thời gian qua, hai Thống đốc có chung nhận định bên cạnh các kết quả tích cực đạt được thông qua các hoạt động hợp tác song phương, hai bên cũng thường xuyên có tiếng nói thống nhất, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn hợp tác đa phương cũng như trong các khuôn khổ hợp tác liên quan khác. 2022 Trước áp lực lạm phát và tăng lãi suất của thế giới trong năm 2022, NHNN đã có 2 lần tăng các mức lãi suất điều hành sau 9 tháng giữ nguyên mức lãi suất, với tổng mức tăng 2% và 2 lần tăng lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng tại tổ chức tín dụng (23/9 và 25/10)Việc tăng lãi suất được sử dụng phổ biến như một công cụ mạnh trong kiểm soát lạm phát và để bảo vệ đồng bản tệ trước sự biến động nhanh chóng của các luồng vốn trên thị trường quốc tế và trước những thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế;. Diễn biến lạm phát thế giới và điều hành chính sách tiền tệ của Fed dẫn đến xu hướng đảo chiều của dòng vốn đối với các quốc gia, tạo sức ép lên nguồn cung ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, dẫn đến sự chênh lệch giữa tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức và thị trường tự do.
+ Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng để tăng cường cho vay không có bảo đảm bằng tài sản;. + Ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng; trong đó bổ sung nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân và doanh nghiệp như bổ sung quy định cho vay bằng phương tiện điện tử; cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống để trả nợ trước hạn khoản vay tại TCTD khác; vay để trả khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm,. Đồng thời, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 23/5/2023 về tăng cường công tác tín dụng và triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT- NHNN.