1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Định hướng của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát và phục hồi nền kinh tế việt nam giai đoạn 2021 2022

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

-

BÁO CÁO TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

Định hướng của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát

lạm phát và phục hồi nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 - 2022

Môn học: Kinh tế vĩ mô

K224081044 Ngô Bảo Trâm

K224111402 Lê Ngô Hồng Loan K224131531 Hồ Nguyễn Quốc Huy K224131533 Vương Gia Huy K224131534 Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 2

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

Thuyết trình 4 Hồ Nguyễn Quốc Huy K224131531 100% Nội dung 9 Trần Thị Như Quỳnh K224131557 100% Nội dung

Trang 3

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2 KẾT QU NGHIÊN CỨU 3

Trang 4

3

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 Tên đề tài

Định hướng của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm

phát và phục hồi nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021- 2022 1.2 Lý do lựa chọn đề tài

Lạm phát là một vấn đề cơ bản và lớn trong kinh tế vĩ mô Như chúng ta biết, lạm phát đã không còn xa lạ đối với nền kinh tế và tùy vào mỗi thời kỳ kinh tế với mức độ tăng trưởng kinh tế khác nhau sẽ có các mức lạm phát phù hợp Tuy lạm phát là một trong số các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển nền kinh tế nhưng nó cũng chính là công cụ gây trở ngại trong công cuộc ổn định nền kinh tế, xây dựng và phát triển đất nước Hơn thế nữa, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai nhân tố sâu xa dẫn đến tình trạng lạm phát hiện nay

1.3 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nhóm chúng em thực hiện đề tài này để hiểu rõ hơn về tình trạng lạm phát cũng như giai đoạn phục hồi kinh tế của Việt Nam từ năm 2021 - 2022

1.3.2 Phương phá nghiên cứu:p

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, nhóm chúng em chia bài tiểu luận thành các phần cụ thể sau:

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và lạm phát - Thực trạng lạm phát của thế giới và Việt Nam từ năm 2021 - 2022

- Đưa ra các biện pháp phù hợp thông qua 02 công cụ: chính sách tài khóa và

Trang 5

- Lạm phát phi mã (galloping inflation): là loại lạm phát hai hay ba con số - Siêu lạm phát (hyper inflation): là loại lạm phát từ bốn con số trở lên

c Nguyên nhân

- Lạm phát do cầu kéo (demand pull inflation): xảy ra khi tổng cầu tăng vượt - quá khả năng sản xuất của nền kinh tế mức sản lượng tiềm năng -

- Lạm phát do chi phí đẩy (cost – push inflation): tình trạng lạm phát xảy ra do chi phí sản xuất tăng lên hoặc năng lực sản xuất sụt giảm

2.1.2 Chính sách tài khóa a Định nghĩa:

- Chính sách tài khóa là chính sách mà chính phủ thay đổi thuế khóa và chi tiêu công nhằm làm giảm sự giao động của chu kỳ kinh doanh, ổn định giá cả và duy trì nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng

Như vậy công cụ mà chính phủ sử dụng trong chính sách tài khóa là: T và G

b Phân loại

- CSTK mở rộng: Tăng G hoặc/và giảm T - CSTK thu hẹp: Giảm G hoặc/và tăng T

2.1.3 Chính sách tiền tệ a Định nghĩa

- Ch nh s ch ti n t qu c gia l m t b ph n c a ch nh s ch kinh t - t i ch nh cí á ề ệ ố à ộ ộ ậ ủ í á ế à í ủa Nhà nước nh m ằ ổn định á trị đồgi ng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát tri n kinh t - x h i, bể ế ã ộ ảo đảm qu c ph ng, an ninh v nố ò à âng cao đời s ng c a ố ủ nhân dân (Điều 2 Lu– ật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997)

- Ch nh s ch ti n t qu c gia l c c quyí á ề ệ ố à á ết định về ề ệ ở ầ ti n t t m qu c gia cố ủa cơ quan nh n c c th m quyà ướ ó ẩ ền, bao g m quyồ ết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền bi u hi n bể ệ ằng ch tiêu l m ph t, quyỉ ạ á ết định sử d ng c c c ng c v bi n ph p ụ á ô ụ à ệ á để th c hi n mự ệ ục tiêu đề ra (Điều 3 – Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010)

Năm 2021 có thể nói là một năm đầy khủng hoảng đối với nền kinh tế thế giới dưới những hậu quả to lớn của đại dịch Covid 19 Theo như số liệu được IMF- -Quỹ tiền tệ thế giới công bố, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 5,9% trong năm

Trang 6

2021 và dự báo đạt mức 4,9% trong năm tiếp theo đồng thời nền kinh tế toàn cầu sẽ về trạng thái ổn định, vượt qua những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra Năm 2021,tỷ lệ lạm phát tăng cao do sự kết hợp của yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy, cụ thể như sau:

+ Đầu tiên, do sự phục hồi của các hoạt động sản xuất, đầu tư thương mại trên quy mô toàn cầu

+ Thứ 2, do giá cả hàng hóa đầu vào tăng nhanh trên phạm vi toàn cầu

+ Thứ 3 do tình trạng thiếu hụt đầu vào, gián đoạn chuỗi cung ứng làm thu hẹp sản xuất hoặc khó mở rộng sản xuất trở lại

Sau đây là tình hình lạm phát cụ thể ở một số nước trên thế giới: Tên quốc gia/khu

+ Liên minh Châu Âu: lạm phát ở mức cao do giá khí đốt và giá điện tăng cao, làm trầm trọng hóa tình hình lạm phát của khu vực này

+ Trung Quốc: tỷ lệ lạm phát chỉ xấp xỉ 1,1% có xu hướng giảm so với năm 2020 với 2,4%

+ Nhật Bản: tỷ lệ lạm phát thấp tại mức 0,16% Có thể thấy xu hướng lạm phát -giảm diễn ra tại Trung Quốc, Nhật Bản trái ngược hoàn toàn với xu hướng lạm phát của thế giới cũng như của EU và Hoa Kỳ.

+ Đông Nam Á có mức lạm phát xấp xỉ 2%, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới và Hoa Kỳ

Năm 2022

Trang 7

Ngoài việc khắc phục hậu quả nghiêm trọng do đại dịch Covid 19 gây ra, năm -2022 còn diễn ra một sự kiện vô cùng quan trọng có tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu, đó là Nga phát động cuộc tấn công quân sự tại Ukraine, khiến cho: - Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu diễn ra ngày càng nghiêm trọng - Ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu do Hoa Kỳ, EU, và các nền kinh tế khác đã đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga

Hầu hết tỷ lệ lạm phát của các quốc gia trên thế giới có biến động đều do gia tăng mức giá trong nhóm hàng năng lượng

2.2.2 Tình hình Việt Nam a Năm 2021

Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid 19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP là 2,58% Con số đó đã chứng tỏ sự thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh Tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức tăng - 2,91% năm 2020, cũng so với mục tiêu đặt ra là 6,5% Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây

- Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước Bình quân năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm 2020 Tính chung quý IV/2021, CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quý IV/2020 Lý giải cho việc chỉ số CPI tháng 12 tăng và gây áp lực lên mức giá chung, theo Tổng cục Thống kê thì giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm tăng là những yếu tố làm cho chỉ số CPI tăng 0,1%.

- Lạm phát cơ bản bình quân của năm 2021 tăng 2,31% so với bình quân năm 2020, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%

- Các nguyên nhân chủ yếu khiến CPI bình quân năm 2021 tăng:

+ Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,17%), trong đó giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng

+ Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung chưa được

Trang 8

đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%, mỡ lợn tăng 58,99%

+ Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid 19 vẫn diễn biến phức tạp -ở nhiều nước trên thế giới nên nhu cầu về mặt hàng này vẫn -ở mức cao + Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2021 tăng 4,32% so với năm 2020 - Mặc khác có một số yếu tố đã góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2021: + Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 23,03% so với năm trước (làm CPI chung giảm 0.83%); giá dầu hỏa giảm 31,21%; giá gas trong nước giảm 0,95% do ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới

+ Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước; giá cước vận tải của các loại phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm

+ Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19

+ Các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, bảo đảm cân đối cung cầu -và ổn định thị trường

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng CPI của các mặt hàng thiết yếu năm 2021

b Năm 2022

Trang 9

- Theo Tổng cục Thống kê, GDP Việt Nam trong năm 2022 đạt 409 tỷ USD, ước tính tăng 8.02% so với năm 2021 và vượt qua mục tiêu đề ra (6 6.5%) Nền kinh - tế tiếp tục tăng trưởng chạm đến mức tăng cao nhất trong 12 năm qua, lần đầu tiên GDP Việt Nam vượt qua 400 tỷ USD

+ Trong đó, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng 3.36%, đóng góp 5.11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế

+ Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng trưởng là 8.1%, đóng góp 38.24% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế

+ Lĩnh vực dịch vụ đã được phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch khi tốc độ tăng năm 2022 đạt 9.99% (Đây cũng là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022), đóng góp 56.65% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng nền của nền kinh tế

- Vào năm 2022, mặc cho tình hình dịch bệnh đã được bước sang một trang mới khi đang được kiểm soát chặt chẽ tuy nhiên thì dịch bệnh vẫn có thể diễn ra rất phức tạp Tiếp đó, xung đột giữa Nga và Ukraine kết hợp cùng với các yếu tố mới đã làm tăng thêm thách thứ như các vấn đề liên quan đến năng lượng, giá xăng dầu và hàng hóa trên thế giới đang tăng cao, chuỗi cung ứng sản xuất - tiêu dùng đang bị đứt gãy cho vấn đề xăng dầu tác động vận chuyển và đại dịch Covid - Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12/2022 giảm 0.01% so với tháng 11/2022 nhưng lại tăng 4.55% so với tháng 12/2021, CPI bình quân quý IV tăng 4.41% so với cùng kỳ năm trước Tính chung lại, CPI năm 2022 tăng 3.15% so với năm

Trang 10

2021 và đã đạt được mục tiêu do Quốc hội đề ra Với số liệu thống kê ở trên, Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung

- Nguyên nhân khiến CPI năm 2022 tăng:

+ Năm 2022, nước ta đã trải qua 34 đợt điều chỉnh xăng dầu So với năm 2021, giá xăng dầu trong nước bình quân năm 2022 tăng 28.01%, làm CPI chung tăng 1.01 điểm phần trăm

+ Giá gas trong nước sẽ bị ảnh hưởng và biến động theo giá gas của thế giới Trong năm 2022 đã có 5 đợt tăng và 7 đợt giảm giá gas bán lẻ, bình quân năm 2022 gas tăng 11,49% so với năm 2021, làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm + Giá gạo xuất khẩu cũng sẽ làm ảnh hưởng lên giá gạo trong nước, nhu cầu sử dụng gạo nếp và gạo tẻ đều tăng đặc biệt trong các dịp lễ Tết, làm cho giá gạo năm 2022 tăng 1,22% so với năm ngoái, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm + Giá các mặt hàng thực phẩm năm 2022 tăng 1,62% so với năm 2021, làm CPI tăng 0,35 điểm phần trăm

+ Giá nhà ở và vật liệu xây dựng năm 2022 tăng 3,11% so với năm trước, bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng kéo theo giá vật liệu xây dựng như xi măng, sắt, thép, cát tăng theo, làm CPI chung tăng 0,59 điểm phần trăm

+ Giá dịch vụ giáo dục năm 2022 tăng 1,44% so với năm 2021 (làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm) do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí năm học 2022-2023

Trang 11

+ Ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu, theo đó giá vé máy bay năm 2022 tăng 27,58% so với năm trước

- Nguyên nhân khiến CPI năm 2021 giảm:

+ Giá thịt lợn giảm 10,68% so với năm trước, làm CPI chung giảm 0,36 điểm phần trăm, phần lớn là do nguồn cung lợn đã được đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu cùng kết hợp với dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát chặt chẽ

+ Giá nhà ở thuê giảm 1,83% so với năm trước, làm CPI chung giảm 0,01 điểm phần trăm, việc giảm giá chủ yếu rơi vào các tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid

+ Giá bưu chính viễn thông giảm 0,37% so với năm trước do giá điện thoại di động giảm xuống

+ Để luôn nắm thế chủ động trong công cuộc ứng phó với những thách thức do lạm phát gia tăng thì trong suốt thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo đến các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn giá, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội.-

- Lạm phát được kiểm soát dưới mức mục tiêu khi CPI bình quân 11 tháng đầu năm 2022 tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tháng 12 tăng 0,33% so với tháng 11 và tăng 4,99% so với tháng 12/2021 Mức tăng này đã cao hơn mức tăng CPI bình quân chung là 4,55% Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu (là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong tháng 12 năm nay) Ngoài ra, lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu tăng

Trang 12

- Điểm sang trong nền kinh tế trong nước rằng IMF đã dự báo Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất tăng trưởng kinh tế năm 2022 nhờ các nỗ lực dần bỏ đi các hạn chế Covid 19, nỗ lực bao phủ vắc xin cho toàn dân và các chính sách, biện - -pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội IMF (tháng 10/2022) đã nâng dự báo quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhóm 5 nền kinh tế mới nổi khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam

- Mặc dù trong năm 2022 thì mặt bằng giá đã cơ bản được kiểm soát ổn định nhưng áp lực lạm phát vào năm 2023 cũng rất lớn Sự biến động giá cả vật liệu, hàng hóa trên thế giới đang có xu đi xuống nhưng rủi ro vẫn còn rất lớn khi xung đột của Nga và Ukraine vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp Tiếp đó, Trung Quốc cũng đang bước vào giai đoạn gỡ bỏ chính sách “Zero Covid” làm cho nhu cầu về năng lượng gia tăng cho quốc gia tỷ dân này Kinh tế Việt Nam qua bao nỗ lực từ đưa ra các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ sẽ đẩy giá cả hai ngành này lên cao Chính vì đó, các công tác quản lý, điều chỉnh giá cả trong tương lai cần được tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động, linh hoạt nhằm đảm bảo được việc kiểm soát tốc độ gia tăng tiêu dùng năm 2023

2.3 Chính sách tiền tệ 2.3.1 Năm 2021

a) Đảm bảo thanh khoản thông suốt trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ TCTD đẩy

mạnh tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế

Trang 13

- NHNN mua lượng lớn ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước, đưa tiền đồng ra thị trường, qua đó thanh khoản hệ thống TCTD dồi dào, đồng thời, hàng ngày NHNN chào mua giấy tờ có giá trên thị trường mở nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ

Nhờ đó, lãi suất liên ngân hàng giảm xuống và duy trì ở mức rất thấp trong lịch sử, giảm chi phí vốn đầu vào cho TCTD, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để TCTD giảm lãi suất cho vay

b) Duy trì lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện và định hướng để mặt

bằng lãi suất cho vay của TCTD giảm

Ngay khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2020, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm 1,5 2%/năm, là một trong những ngân hàng trung ương - (NHTW) giảm lãi suất điều hành mạnh nhất khu vực Trong năm 2021, NHNN duy trì các mức lãi suất thấp này, kết hợp điều hành thanh khoản dồi dào trên thị trường tiền tệ

Kết quả là, đến cuối tháng 11/2021, lãi suất huy động và cho vay VND bình quân của TCTD giảm tương ứng khoảng 0,51%/năm và 0,81%/năm so với cuối năm 2020 sau khi đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 Lãi suất cho vay bình quân đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ là 4,3%/năm (thấp hơn mức trần quy định là 4,5%/năm)

c) Đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ và kịp thời cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, linh hoạt điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng

tín dụng đối với các TCTD, hướng tăng trưởng tín dụng gắn với chất lượng

NHNN điều hành tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chỉ tiêu định hướng từ đầu năm, và linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19 Theo đó, NHNN điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho TCTD có năng lực tài chính, quản trị điều hành, có khả năng mở rộng tín dụng an toàn, lành mạnh, để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế Đồng thời, NHNN chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tăng cường quản lý rủi ro đối với tín dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen

Trang 14

Trên cơ sở đó, tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cao hơn năm 2020, kịp thời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Đến ngày 30/12/2021, tín dụng tăng 13,47% so với cuối năm 2020, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 11,85% so với cuối năm 2019 và tăng 11,93% so với cùng kỳ năm 2019) Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2020, hỗ trợ tích cực quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển thủy sản, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tăng trưởng tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán trong tầm kiểm soát của NHNN

d) Ổn định thị trường ngoại tệ

NHNN điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu thị trường, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu CSTT Trong khi xu hướng rút vốn khỏi các nước mới nổi và đang phát triển khiến đồng tiền của nhiều nước trong khu vực mất giá khá lớn so với USD (Baht Thái giảm 9,7%, Ringgit Malaysia giảm 2,5%, Đô-la Singapore giảm 1%) thì tỷ giá USD/VND tiếp tục được duy trì ổn định Đến cuối tháng 12/2021, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 0,06% so với cuối năm 2020 Thanh khoản ngoại tệ trên thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của người dân, doanh nghiệp đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời

NHNN chỉ đạo TCTD đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân, triển khai hàng loạt các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; liên tục rà soát, chỉnh sửa để các biện pháp, chính sách hỗ trợ ngày càng thiết thực hơn, dễ tiếp cận và đi vào đời sống hơn, cụ thể:

- Kịp thời sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 cho phép TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 (Thông tư số -03/2021/TT-NHNN ngày 02/4/2021 và Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 07/9/2021) qua đó mở rộng quy mô, phạm vi đối tượng áp dụng các biện pháp hỗ trợ, kéo dài thời gian hỗ trợ đến tháng 6/2022 Đến ngày 20/12/2021, hệ thống TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 775.000 khách hàng, lũy kế giá trị nợ được cơ cấu từ ngày 23/01/2020 khoảng 607.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 2 triệu khách hàng với dư nợ 3,87 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước đại dịch Covid 19 với doanh số lũy kế từ ngày -23/01/2020 đạt trên 7,4 triệu tỷ đồng cho hơn 1,3 triệu khách hàng

Ngày đăng: 09/04/2024, 09:14

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN