1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Định hướng chung về phương pháp giáo dục trong chương trình môn mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học được thể hiện như thế nào

18 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định hướng chung về phương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học
Tác giả Huỳnh Thùy Tâm
Người hướng dẫn ThS. Trầm Thị Trạch Oanh
Trường học Trường Đại học Đông Á
Chuyên ngành Mĩ thuật và Phương pháp dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 20,8 MB

Nội dung

Phương pháp giáo dục trong môn này thường tạo ra không gian cho việc tự do sáng tạo, khám phá các phương pháp và kỹ thuật mới, và thách thức học sinh để tạo ra những tác phẩm độc đáo.. Đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

KHOA SƯ PHẠM ♣♣♣ -

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC

Học kỳ: II năm học 2023-2024

Họ và tên: HUỲNH THÙY TÂM

Lớp: PE22A

Số thứ tự Ds: 36 GV: ThS TRẦM THỊ TRẠCH OANH

Đà Nẵng, 03/2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô ThS Trầm Thị Trạch Oanh Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức mà cô truyền đạt, em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu và gửi đến cô.

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật của em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong cô xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Kính chúc cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” Kính chúc cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Câu 1: Định hướng chung về phương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học được thể hiện như thế nào?

Bài làm

1 Định hướng chung Phương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, trong đó nhấn mạnh những yêu cầu sau:

- Tạo điều kiện cho người học tự tìm hiểu và khám phá Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một cách trực tiếp, người hướng dẫn có thể cung cấp tài liệu, tài

nguyên và hướng dẫn để học sinh tự tìm hiểu và khám phá Hướng dẫn học sinh từng bước để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật.

- Thúc đẩy sáng tạo khuyến khích người học sử dụng trí tưởng tượng và ý tưởng

cá nhân để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật Phương pháp giáo dục trong môn này thường tạo ra không gian cho việc tự do sáng tạo, khám phá các phương pháp và

kỹ thuật mới, và thách thức học sinh để tạo ra những tác phẩm độc đáo.

- Tập trung vào việc phát triển kỹ năng thực hành Người học được khuyến khích thực hành và rèn luyện kỹ thuật, sử dụng các công cụ và vật liệu nghệ thuật khác nhau Qua việc trải nghiệm thực tế, học sinh có thể tự tin và tự giác hơn trong việc thể hiện ý tưởng và cảm xúc qua tác phẩm nghệ thuật của mình.

- Tập trung vào sự phát triển cá nhân của học sinh Học sinh được khuyến khích

để tự tin thể hiện bản thân thông qua tác phẩm nghệ thuật, và cảm nhận được sự tiến bộ và phát triển trong khả năng nghệ thuật của mình.

- Tạo cơ hội cho học sinh hợp tác với nhau và học hỏi từ nhau Học sinh có thể tham gia vào các hoạt động nhóm, thảo luận và chia sẻ ý kiến về các tác phẩm nghệ thuật của mình Đồng thời, các em cũng được khuyến khích đưa ra phê bình xây dựng và nhận phê bình từ người khác để cải thiện tác phẩm của mình.

- Tạo ra một môi trường học tập cởi mở và thoải mái Người học được khuyến khích thể hiện ý tưởng và cảm xúc cá nhân một cách tự do, không bị kiềm chế Điều này giúp tăng tính tự giác và tích cực trong việc học tập và sáng tạo

*Định hướng chung Phương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, trong đó nhấn mạnh những yêu cầu sau:

a) Tích hợp, lồng ghép nội dung lí thuyết trong thực hành, thảo luận; kết hợp liên hệ kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật với kiến thức, kĩ năng của các môn học, hoạt động giáo dục khác một cách phù hợp, thiết thực

b) Chú trọng dạy học trải nghiệm; vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm, kích thích trí tưởng tượng, tư duy hình ảnh thẩm mĩ của

Trang 4

học sinh, tạo cơ hội để học sinh được vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, thể nghiệm ý tưởng sáng tạo và đưa các sản phẩm sáng tạo vào đời sống c) Khai thác, sử dụng hợp lí thiết bị dạy học, mạng Internet; tận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương

2 Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu

- Thông qua việc tổ chức các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, giáo viên giúp học sinh nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ về bản thân và thế giới xung quanh, tình yêu nghệ thuật và cuộc sống; góp phần nâng cao nhận thức về tình yêu gia đình, quê hương, tình thân ái giữa con người với con người,

ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và không gian văn hóa, thẩm mĩ; trân trọng các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và sự sáng tạo của nghệ sĩ; bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc, ý thức tôn trọng

sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc Đồng thời, rèn luyện cho học sinh đức chuyên cần, tính trung thực, tình yêu lao động và ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập, làm việc và sử dụng, bảo quản các đồ dùng, công cụ, thiết bị dạy học; kích thích hứng thú, khích lệ sự tự tin ở học sinh trong học tập và tham gia các hoạt động nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển đời sống thẩm mĩ của cá nhân, cộng đồng

b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung

– Trong dạy học môn Mĩ thuật, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo đa dạng với sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh Đặc biệt, cần khích lệ học sinh sẵn sàng cho việc thực hành, sáng tạo và thảo luận nghệ thuật thông qua việc chuẩn bị, xác lập mục tiêu học tập, thiết kế nội dung, kế hoạch, dự án học tập,…và thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ học tập của cá nhân, của nhóm, góp phần nâng cao năng lực tự chủ và tự học ở học sinh – Dạy học Mĩ thuật có nhiều ưu thế hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giao tiếp và hợp tác Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học kết hợp lồng ghép thảo luận và thực hành nghệ thuật, học sinh được thường xuyên tham gia trao đổi, chia sẻ về tác giả, nghệ sĩ, về tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật; giới thiệu kết quả học tập, thực hành của cá nhân, bạn bè; bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm về thẩm mĩ,…tạo nên kết quả học tập của nhóm dựa trên những cách thức hợp tác khác nhau

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo là đặc trưng trong học tập mĩ thuật Trong tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp, giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân để tìm hiểu, khám phá và thực hành, trải nghiệm, phát hiện yếu tố thẩm mĩ trong nghệ thuật và đời sống; khích lệ học sinh đề xuất vấn đề, ý

Trang 5

tưởng thẩm mĩ và lựa chọn giải pháp thể hiện; khuyến khích học sinh tiếp tục đổi mới trong tiến trình học tập trên cơ sở nhận thức và tư duy phản biện thẩm

mĩ, góp phần hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở học sinh.

3 Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật

a) Để hình thành, phát triển hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên khuyến khích và tạo cơ hội để học sinh được quan sát, nhận thức về đối tượng thẩm mĩ từ bao quát, tổng thể đến chi tiết, bộ phận và đối chiếu, so sánh để tìm ra đặc điểm, vẻ đẹp của đối tượng, phát hiện các giá trị thẩm mĩ của đối tượng Tùy theo nội dung, mục đích dạy học và tâm

lí lứa tuổi, khả năng nhận thức của học sinh, giáo viên đặt ra yêu cầu quan sát một cách phù hợp, nhằm thúc đẩy, phát triển ở học sinh ý thức tìm tòi, khám phá cuộc sống, môi trường xung quanh và thưởng thức nghệ thuật Quan sát, nhận thức thẩm mĩ cần được kết hợp, lồng ghép trong hoạt động thực hành sáng tạo, thảo luận, phân tích, đánh giá thẩm mĩ của tiến trình dạy học và liên hệ, ứng dụng thực tiễn

b) Để hình thành, phát triển hoạt động sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên vận dụng các yếu tố kích thích khả năng thực hành, sáng tạo của học sinh bằng những cách thức khác nhau; khuyến khích học sinh thử nghiệm và đổi mới, kích thích tư duy, khả năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và liên hệ, ứng dụng thực tiễn Đồng thời, cần có những hướng dẫn

cụ thể để học sinh chủ động chuẩn bị, sẵn sàng học tập, sáng tạo nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm, thúc đẩy sự hứng khởi ở học sinh Khi sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo viên cần tích hợp, lồng ghép hoạt động thực hành, sáng tạo, ứng dụng thẩm mĩ với thảo luận, cũng như kết hợp quan sát, nhận thức và phân tích, đánh giá thẩm mĩ trong tiến trình dạy học.

c) Để hình thành, phát triển hoạt động phân tích và đánh giá thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên khích lệ học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập; vận dụng đa dạng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tạo điều kiện để học sinh được tiếp cận và khám phá nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau; kết hợp liên hệ truyền thống văn hóa, bối cảnh xã hội và khai thác thiết bị công nghệ, nguồn Internet; quan tâm đến sự khác biệt về giới tính, đa dạng sắc tộc, đặc điểm văn hoá vùng miền và tính thời đại Các yếu tố này cần được cân nhắc, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học thực tế; đồng thời, cần chú ý đến mối liên hệ và tương tác giữa các thành phần năng lực khác của năng lực mĩ thuật trong tiến trình dạy học.

=>Với những định hướng chung về phương pháp giáo dục này, môn Mĩ thuật sẽ giúp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học thông qua:

Trang 6

- Khuyến khích học sinh khám phá, trải nghiệm: Học sinh được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế như: tham quan bảo tàng, triển lãm Mĩ thuật,

vẽ tranh ngoài trời,…

- Tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo: Học sinh được tự do thể hiện ý tưởng, quan điểm của mình thông qua các hoạt động sáng tạo như: vẽ tranh, nặn tượng, thiết kế thời trang,

- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh: Học sinh được đánh giá dựa trên quá trình học tập, sự tiến bộ của bản thân chứ không chỉ dựa vào kết quả học tập.

Câu 2: Anh chị hãy tích hợp nội dung một trong các chủ đề của gia đình, người thân của em, cảnh đẹp quê hương, môi trường xanh sạch đẹp, hoa quả để thiết kế một bài dạy phù hợp với học sinh lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Tham khảo công văn 2345/BGDDT-GDTH của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 07 tháng 06 năm 2020 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục Trường Tiểu học; Thông tư 32/2018/TT -BGDDT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: MĨ THUẬT (Sách: Kết nối tri thức với cuộc sống) Lớp: 4 Chủ đề 3: CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG

Số tiết: 4

Người thực hiện: HUỲNH THÙY TÂM

Ngày thực hiện: Ngày 29/02/2024.

I Yêu cầu cần đạt:

1 Năng lực đặc thù:

-Tìm hiểu được về vẻ đẹp quê hương qua hình ảnh và qua các tác phẩm mĩ thuật để thực hành, sáng tạo

-Nhận biết và thực hành cách thể hiện không gian qua mặt phẳng hai chiều (chấm, nét, hình, màu sắc, tỉ lệ,…)

-Bước đầu nhận biết về màu nóng – lạnh và lựa chọn chất liệu yêu thích để thực hành sáng tạo

2 Năng lực chung:

-Khai thác được ý tưởng, màu sắc, thông qua những trải nghiệm và quan sát từ ảnh chụp thực tế đến các tác phẩm mĩ thuật

- Sử dụng được linh hoạt các yếu tố tạo hình đã học (chấm, nét, hình, khối, màu

sắc,…), vận dụng màu nóng, màu lạnh để tạo sản phẩm mĩ thuật theo chủ đề Cảnh đẹp quê hương

- Lựa chọn được các chất liệu yêu thích để thể hiện sản phẩm mĩ thuật

3 Phẩm chất:

-Có ý thức yêu quý, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam

Trang 7

-Có sự yêu thích với môn học và trong thực hành sáng tạo SPMT.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1 Đối với giáo viên:

- Giáo án

- Một số hình ảnh, clip giới thiệu về vẻ đẹp của thiên nhiên ở các thời điểm khác nhau trong ngày hoặc trong từng điều kiện thời tiết khác nhau Giáo viên có thể trình chiếu Powerpoint ảnh phong cảnh hay tác phẩm mĩ thuật về cảnh đẹp quê hương cho học sinh quan sát

- Hình ảnh TPMT thể hiện không gian, màu sắc nóng lạnh; các SPMT ở chất liệu, hình thức thể hiện khác nhau, làm minh họa trực quan cho HS quan sát

*Hình minh họa:

Hình 1: Nguồn Internet

Hình 2: Nguồn Internet

Hình 3: Nguồn Internet

*Hình quy trình:

Trang 8

Hình 1: Vẽ phác hình lên

giấy.

Hình 2: Vẽ phác khung

cảnh chung để xác định bố

cục của bức tranh Sau đó

dùng màu tạo nét đậm.

Hình 3: Tô màu vào tranh,

nhớ phối màu hợp lý, tạo sự

phong phú và độc đáo.

Hình 4: Diễn đạt không

gian , hình thể và hoàn

thành bức tranh.

2 Đối với học sinh:

- Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 4.

- Vở bài tập Mĩ thuật lớp 4.

- Đồ dùng học tập: bút chì, bút lông, màu sáp, đất nặn, keo dán, giấy màu, vật

liệu tái sử dụng/ sắn có,…

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Trang 9

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A Hoạt động khởi động (3p)

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh, từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

-Giáo viên cho học sinh nghe bài hát:

“Quê hương tươi đẹp”

https://www.youtube.com/watch?

v=8FtqLC9aFh4

-Giáo viên hỏi:

+ Bài hát nói về điều gì?

+Thông qua bài hát em có thể kể một số cảnh

đẹp quê hương mình không?

-Giáo viên nhận xét và tuyên dương

-Dẫn dắt học sinh vào bài mới

Chủ đề 3: Cảnh đẹp quê hương

-Học sinh lắng nghe

-Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi

+ Bài hát nói về vẻ đẹp của quê hương Việt Nam

+Cánh động ruộng, rừng ngàn cây, lũy tre làng, cây đa, giếng nước, sân đình,…

B Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Quan sát (5p)

Mục tiêu:

-Nhận biết được các gam màu, địa điểm trong các bức ảnh chụp và trong tác phẩm

mĩ thuật

-Nhận biết và liên tưởng được mối liên hệ giữa không gian và gam màu nóng, màu lạnh khi quan sát các tác phẩm của một số họa sĩ Việt Nam

-Nhận biết cách thức sử dụng màu nóng - lạnh trong tác phẩm mĩ thuật để gợi lên

sự liên tưởng đến những trạng thái cảm xúc của con người (vui vẻ, ấm áp, nhẹ nhàng,…)

Cách tiến hành:

*Tìm hiểu màu sắc, không gian trong các

bức ảnh:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về ảnh chụp phong

cảnh:

-Giáo viên cho học sinh quan sát một số bức

ảnh của quê hương đất nước:

Hình 1: Nguồn Internet

Hình 2: Nguồn Internet

Hình 3: Nguồn Internet

- Giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi và

trả lời câu hỏi:

+ Gam màu nào là gam màu chính ở trong

-Học sinh quan sát

-Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi

Trang 10

các bức tranh trên?

+Những bức ảnh này thể hiện không gian ở

đâu?

-Giáo viên mời học sinh phát biểu và tuyên

dương

-Giáo viên nhận xét và chốt đáp án:

+Ở bức tranh 1 và 2 thì có ga màu chính là

màu lạnh, còn ở bức tranh 3 có ga màu

chính là màu nóng.

+Chủ đề của 3 bức tranh đều diễn tả cảnh

đẹp của quê hương đất nước.

Nhiệm vụ 2: Hình ảnh tác phẩm trong tranh

phong cảnh:

-Giáo viên trình chiếu một số bức tranh của

các tác giả và hướng dẫn học sinh quan sát:

-Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm

và trả lời các câu hỏi sau:

+ Gam màu lạnh trong bức tranh được kết hợp

từ những màu nào?

+Gam màu nóng trong bức tranh được kết hợp

từ những màu nào?

-GV có thể gợi ý cho học sinh thêm một số

câu hỏi:

+Chủ đề của bức tranh diễn tả nội dung gì?

+ HS trả lời

+HS trả lời

-Học sinh lắng nghe

-Học sinh lắng nghe và quan sát

-Học sinh thảo luận nhóm và trả lời

+Gam màu lạnh trong bức tranh được kết hợp từ màu xanh, xanh lam,…

+Gam màu nóng trong bức tranh được kết hợp từ màu đỏ, đỏ cam,

Ngày đăng: 03/04/2024, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w