Định hướng chungPhương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, trong đó nhấn mạnh những yêu cầu sau: a Tích hợp,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -ĐHĐN KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC
Mã học phần: 32231477
Học kỳ: I năm học 2022-2023
Họ và tên: Trần Thị Mỹ Nhung Lớp: 20STH2
Mã nhóm:32231477
Mã số lớp: 20-0102
GV: ThS Trầm Thị Trạch Oanh
Đà Nẵng, 12/2022
Trang 2MỤC LỤC
Câu 1: (2 điểm) Định hướng chung về phương pháp giáo dục trong chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học được thể hiện như thế nào? 3 Câu 2: (3 điểm) Trình bày về cách tiến hành, ưu điểm và hạn chế của các kĩ thuật dạy học sau đây: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật sơ đồ tư duy Mỗi kỹ thuật dạy học hãy cho ví dụ minh họa cụ thể trong việc tổ chức một hoạt động dạy học của một chủ đề/ bài học trong môn Mĩ thuật 5 Câu 3: (5 điểm) Anh chị hãy tích hợp nội dung đồ họa (tranh in) để thiết kế một kế hoạch bài dạy cho chủ đề “Phong cảnh thiên nhiên” (2 tiết), phù hợp cho học sinh lớp 5, theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực Tham khảo công văn 2345/BGDĐT – GDTH của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 07 tháng 06 năm 2020 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục trường Tiểu học; Thông tưu 32/2018/TT – BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 13
Trang 3Câu 1: (2 điểm) Định hướng chung về phương pháp giáo dục trong chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học được thể hiện như thế nào?
1 Định hướng chung
Phương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, trong đó nhấn mạnh những yêu cầu sau:
a) Tích hợp, lồng ghép nội dung lí thuyết trong thực hành, thảo luận; kết hợp liên
hệ kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ 67thuật với kiến thức, kĩ năng của các môn học, hoạt động giáo dục khác một cách phù hợp, thiết thực
b) Chú trọng dạy học trải nghiệm; vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm, kích thích trí tưởng tượng, tư duy hình ảnh thẩm mĩ của học sinh, tạo
cơ hội để học sinh được vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, thể nghiệm ý tưởng sáng tạo và đưa các sản phẩm sáng tạo vào đời sống
c) Khai thác, sử dụng hợp lí thiết bị dạy học, mạng Internet; tận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương
2 Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu: Thông qua việc tổ chức các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, giáo viên giúp học sinh nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ về bản thân và thế giới xung quanh, tình yêu nghệ thuật và cuộc sống; góp phần nâng cao nhận thức về tình yêu gia đình, quê hương, tình thân ái giữa con người với con người, ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và không gian văn hóa, thẩm mĩ; trân trọng các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và sự sáng tạo của nghệ sĩ; bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc, ý thức tôn trọng sự đa dạng vềvăn hóa của các dân tộc Đồng thời, rèn luyện cho học sinh đức chuyên cần, tính trung thực, tình yêu lao động và ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập, làm việc và sử dụng, bảo quản các đồ dùng, côngcụ, thiết bị dạy học; kích thích hứng thú, khích lệ sự tự tin ở học sinh trong học tập và tham gia các hoạt động nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển đời sống thẩm mĩ của cá nhân, cộng đồng
b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
- Trong dạy học môn Mĩ thuật, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo đa dạngvới sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh Đặc biệt, cần khích lệ học sinh sẵn sàng cho việc thực hành, sáng tạo và thảo luận nghệ thuật thông qua
Trang 4việc chuẩn bị, xác lập mục tiêu học tập, thiết kế nội dung, kế hoạch, dự án học tập, và thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ học tập của cá nhân, của nhóm, góp phần nâng cao năng lực
tự chủ và tự học ở học sinh
- Dạy học Mĩ thuật có nhiều ưu thế hình thành và phát triển ởhọc sinh năng lực giao tiếp
và hợp tác Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học kết hợp lồng ghép thảo luận và thực hành nghệ thuật, học sinh được thường xuyên tham gia trao đổi, chia sẻ
về tác giả, nghệ sĩ, về tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật; giới thiệu kết quả học tập, thực hành của cá nhân, bạn bè; bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm về thẩm mĩ, tạo nên kết quả học tập của nhóm dựa trên những cách thức hợp tác khác nhau
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo là đặc trưng trong học tập mĩ thuật Trong tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp, giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân để tìm hiểu, khám phá và thực hành, trải nghiệm, phát hiện yếu tố thẩm mĩ trong nghệ thuật và đời sống; khích lệ học sinh đề xuất vấn đề, ý tưởng thẩm mĩ và lựa chọn giải pháp thể hiện; khuyến khích học sinh tiếp tục đổi mới trong tiến trình học tập trên cơ sở nhận thức
và tư duy phản biện thẩm mĩ, góp phần hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo ở học sinh
3 Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật
a) Để hình thành, phát triển hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên khuyến khích vàtạo cơ hội để học sinh được quan sát, nhận thức về đối tượng thẩm mĩ từ bao quát, tổng thể đến chi tiết, bộ phận và đối chiếu,
so sánh để tìm ra đặc điểm, vẻ đẹp của đối tượng, phát hiện các giá trị thẩm mĩ của đối tượng Tùy theo nội dung, mục đích dạy học và tâm lí lứa tuổi, khả năng nhận thức của học sinh, giáo viên đặt ra yêu cầu quan sát một cách phù hợp, nhằm thúc đẩy, phát triển ở học sinh ý thức tìm tòi, khám phá cuộc sống, môi trường xung quanh và thưởng thức nghệthuật Quan sát, nhận thức thẩm mĩ cần được kết hợp, lồng ghép tronghoạt động thực hành sáng tạo, thảo luận, phân tích, đánh giá thẩm mĩ của tiến trình dạy học và liên hệ, ứng dụng thực tiễn
b) Để hình thành, phát triển hoạt động sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên vận dụng các yếu tố kích thích khả năng thực hành, sáng tạo của học sinh bằng những cách thức khác nhau; khuyến khích học sinh thử nghiệm và đổi mới, kích thích tư duy, khả năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và liên hệ, ứng dụng thực tiễn Đồng thời, cần có những hướng dẫn cụ thể để học sinh chủ động chuẩn bị, sẵn sàng học tập, sáng tạo nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm, thúc đẩy sự hứng khởi ở học sinh Khi sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo viên cần tích hợp, lồng
Trang 5ghép hoạt động thực hành, sáng tạo, ứng dụng thẩm mĩ với thảo luận, cũng như kết hợp quan sát, nhận thức và phân tích, đánh giá thẩm mĩ trong tiến trình dạy học
c) Để hình thành, phát triển hoạt động phân tích và đánh giá thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên khích lệ học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập; vận dụng đa dạng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tạo điều kiện để học sinh được tiếp cận và khám phá nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau; kết hợp liên hệ truyền thống văn hóa, bối cảnh xã hội và khai thác thiết bị công nghệ, nguồn Internet; quan tâm đến sự khác biệt về giới tính, đa dạng sắc tộc, đặc điểm văn hoá vùng miền và tính thời đại Các yếu tố này cần được cân nhắc, phù hợp với đặc điểm tâm -sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học thực tế; đồng thời, cần chú ý đến mối liên hệ và tương tác giữa các thành phần năng lực khác của năng lực mĩ thuật trong tiến trình dạy học
Câu 2: (3 điểm) Trình bày về cách tiến hành, ưu điểm và hạn chế của các kĩ thuật dạy học sau đây: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật sơ đồ tư duy Mỗi kỹ thuật dạy học hãy cho ví dụ minh họa cụ thể trong việc tổ chức một hoạt động dạy học của một chủ đề/ bài học trong môn Mĩ thuật
2.1 Kĩ thuật khăn trải bàn
*Cách tiến hành
Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm (4 người/ nhóm), giao nhiệm vụ thảo luận
và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0
Bước 2: Chia giấy A0 thành các phần, gồm phần chính ở giữa và các phần xung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm Mỗi thành viên sẽ ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh
(Mô hình kĩ thuật khăn trải bàn)
Trang 6Cá nhân nhận nhiệm vụ, làm việt độc lập (từ 3-5 phút) viết ý kiến của mình vào giấy tương ứng với vị trí ngồi của mình
Hết thời gian làm việc cá nhân, cá nhân trong nhóm cùng nhau thảo luận, thống nhất ý kiến chung viết vào ô trung tâm của giấy
Bước 3: Báo cáo kết quả trước lớp
Bước 4: Giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét, bổ sung Giáo viên nhận xét, hệ thống hóa kiến thức
*Ưu điểm/ hạn chế
- Về ưu điểm:
+ Thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh trong quá trình học tập theo nhóm
+ Huy động được trí tuệ tập thể của nhóm trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ + Có công cụ để ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân và thảo luận nhóm
- Về hạn chế:
+ Đòi hỏi về không gian lớp học và đồ dùng dạy học phù hợp (giấy khổ lớn, bút lông, ) khi tổ chức hoạt động
+ Đòi hỏi thời gian phù hợp để học sinh làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến trong nhóm
*Ví dụ minh họa
Chủ đề 7: Cảnh vật quanh em (Mĩ thuật 3 – Sách kết nối tri thức với cuộc sống)
*Cách thực hiện:
-Thực hiện trong nội dung khám phá: Cảnh vật trong cuộc sống
- Chia học sinh thành các nhóm (4 người/ nhóm), giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 (đã kẻ sẵn mô hình kĩ thuật khăn trải bàn)
-Nhiệm vụ học tập như sau: Quan sát ba bức tranh trong sách giáo khoa trang 40 cho biết:
+ Hình ảnh, màu sắc nào nổi bật trong mỗi bức tranh trên?
Trang 7+ Cho biết những cảnh đẹp khác? Miêu tả sơ lược về cảnh đẹp đó
-Tổ chức cho các nhóm, mỗi cá nhân làm việc độc lập trong thời gian 5 phút viết ý kiến vào ô tương ứng với vị trí tương ứng chỗ ngồi của mình
-Hết thời gian 5 phút các nhóm, mỗi thành viên cùng nhau thảo luận, thống nhất đưa ra ý kiến chung viết vào ô trung tâm cảu giấy trong vòng (6 phút)
-Giáo viên tổ chức báo cáo, nhận xét, bổ sung
-Giáo viên chốt, hệ thống hóa kiến thức
*Dự kiến sản phẩm của học sinh
Hình ảnh, màu sắc nào nổi bật trong mỗi
bức tranh trên?
-Tranh 1: hình ảnh những con thuyền ở chợ nổi Cái Răng (thành phố Cần Thơ) Màu sắc nổi bật là màu xanh lá nhạt
-Tranh 2: hình ảnh Tháp Rùa (thành phố
Hà Nội) Màu sắc nổi bật là màu xanh dương, xanh lá
-Tranh 3: hình ảnh Vịnh Hạ Long (Quảng ninh) Màu sắ c nổi bật là màu xanh lục, xanh lá
Cho biết những cảnh đẹp khác? Miêu tả sơ
lược về cảnh đẹp đó
-Ruộng bậc thang với màu sắc chủ đạo là vàng của màu lúa chín Thửa ruộng từng tầng, từng lớp xếp lên nhau Mùi hương của lúa chín thật thơm ngát, cảnh đẹp nơi đây khiến chúng ta phải xao xuyến trước nó -v v
2.2 Kĩ thuật phòng tranh
*Cách tiến hành
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
-Lớp chia thành các nhóm chuyên gia
-Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ học tập: Thiết kế nhiệm vụ học tập bằng tranh vẽ, làm
mô hình,…
-Trưng bày sản phẩm (phác họa ý tưởng trên giấy bìa và dán xung quanh lớp học)
Trang 8Vòng 2: Nhóm ghép đi xem tranh
-Sau khi các nhóm chuyên gia hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm ghép sẽ được hình thành -Mỗi nhóm ghép sẽ bao gồm mỗi thành viên đến từ các nhóm chuyên gia
-Các nhóm ghép sẽ đi xem “triển lãm tranh”
-Đến “bức tranh” của nhóm nào thì chuyên gia nhóm đó sẽ thuyết trình
-Các nhóm sẽ lần lượt di chuyển cho đến hết tranh
-Kết thúc thời gian xem triển lãm tranh, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thu được tại mỗi bức tranh
(Mô hình kĩ thuật phòng tranh)
-Lưu ý:
+ Khi thành lập nhóm ghép cần đảm bảo số lượng các thành viên trong mỗi nhóm chuyên gia tương đương nhau
+ Khi các nhóm ghép xem triển lãm thì yêu cầu các nhóm di chuyển theo sơ đồ, tránh lộn xộn
+ Thời gian xem và nghe chuyên gia thuyết trình tại mỗi bức tranh nên giới hạn để đảm bảo thời gian tiết học
+ Giáo viên phát phiếu học tập cho từng học sinh, định hướng nội dung kiến thức cần đạt được khi xem tranh
*Ưu điểm/ hạn chế:
Trang 9-Về ưu điểm:
+ Giúp học sinh học hỏi lẫn nhau và ghi nhớ sâu kiến thức bài học
+ Giúp học sinh năng động, sáng tạo, tránh những giờ học nhàm chán, hiệu quả thấp + Tạo kĩ năng quan sát, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, phân tích
+ Tạo hứng thú tron học tập
-Về hạn chế:
+ Không phải bài học nào cũng có thể áp dụng được
+ Mất nhiều thời gian
+ Lớp học dễ lộn xộn, mất trật tự
*Ví dụ minh họa
Chủ đề 6: Biết ơn thầy cô (Mĩ thuật 3 – Sách kết nối tri thức với cuộc sống)
*Cách tiến hành
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
-Giáo viên chia lớp thành các nhóm chuyên gia (mỗi nhóm 4 người)
-Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ học tập cụ thể: Sử dụng hình thức yêu thích để thể hiện hình ảnh về thầy cô trong giấy A3 (thực hiện trong hoạt động thực hành – luyện tập
ở tiết trước)
-Trưng bày sản phẩm, dán xung quanh lớp học
Vòng 2: Nhóm ghép đi xem tranh
-Sau khi các nhóm chuyên gia hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm ghép sẽ được hình thành -Mỗi nhóm ghép sẽ bao gồm mỗi thành viên đến từ các nhóm chuyên gia
-Các nhóm ghép sẽ đi xem “triển lãm tranh”
-Đến “bức tranh” của nhóm nào thì chuyên gia nhóm đó sẽ thuyết trình về sản phẩm trong thời gian là 2 phút
-Các nhóm sẽ lần lượt di chuyển cho đến hết tranh, đảm bảo trật tự, không gây lộn xộn
Trang 10-Kết thúc thời gian xem triển lãm tranh, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thu được tại mỗi bức tranh
-Để báo cáo kết quả, giáo viên cần thiết kế phiếu học tập để định hướng cho học sinh những nội dung chủ yếu để đưa ra bổ sung, nhận xét cho nhóm chuyên gia
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên:
Lớp:
Nội dung cần nhận xét
1 Sản phẩm mĩ thuật được làm bằng vật liệu gì?
-Nhóm 1: ………
-Nhóm 2: ………
-Nhóm 3; ………
-Nhóm 4: ………
-Nhóm 5: ………
-Nhóm 6: ………
-Nhóm 7: ………
-Nhóm 8: ………
2 Hình ảnh nào là chính trên sản phẩm? Hình ảnh nào hỗ trợ cho hình ảnh chính? -Nhóm 1: ………
-Nhóm 2: ………
-Nhóm 3; ………
-Nhóm 4: ………
-Nhóm 5: ………
-Nhóm 6: ………
-Nhóm 7: ………
-Nhóm 8: ………
3.Màu sắc nào là chủ đạo ở mỗi sản phẩm? -Nhóm 1: ………
-Nhóm 2: ………
-Nhóm 3: ………
-Nhóm 4: ………
-Nhóm 5: ………
-Nhóm 6: ………
-Nhóm 7: ………
-Nhóm 8: ………
4.Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Vì sao? ………
Trang 112.3 Kĩ thuật sơ đồ tư duy
*Cách tiến hành
Bước chuẩn bị
-Học sinh tóm tắt nội dung của một nội dung/ bài học, chủ đề bằng cách ghi chép khi nghe giảng Thu thập sắp xếp các ý tưởng để trình bày sơ đồ tư duy
-Giáo viên hướng dẫn học sinh thu thập, lên ý tưởng những nội dung chính cần có trong
sơ đồ tư duy Chuẩn bị dụng cụ học tập để tiến hành thực hiện
Bước thực hiện
-Viết tên chủ đề ở trung tâm hoặc vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề
-Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa Nhánh và chữ trên đó được
vẽ và viết cùng một màu Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh
-Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường
-Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo
*Ưu điểm/ nhược điểm:
-Về ưu điểm:
+ Phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh
+ Học sinh được luyện tập, sắp xếp ý tưởng
+ Dễ truyền tải thông tin đến học sinh
-Về nhược điểm:
+ Tốn nhiều thời gian
+ Học sinh gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ khóa, cách trình bày
*Ví dụ minh họa